1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận công nghệ Sản xuất đồ hộp Đồ hộp măng tây muối chua

53 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 8,1 MB

Nội dung

Hiện nay, măng tây được tiêu thụ nhiều ở các nước Châu Âu và được bán độcquyền cho các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng, các hãng hàng không, trung tâm dịch vụ ăn uống và tại các hộ gia đìn

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM

  

TIỂU LUẬN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐỒ HỘP

Đề tài:

ĐỒ HỘP MĂNG TÂY

Trang 2

Lưu Thị Thu Hiền 10332071

1.1.2 Ngành công nghiệp đồ hộp măng tây trong quá khứ, hiện tại và tương lai 9

PHẦN II: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP MĂNG TÂY – QUY TRÌNH SẢN XUẤT MĂNG TÂY MUỐI CHUA ĐÓNG HỘP 25

2.1 Bảo quản và phân loại nguyên liệu măng tây sau thu hoạch 252.2 Quy trình công nghệ sản xuất măng tây muối đóng hộp 252.2.1 Quy công nghệ 25

2.2.2 Thuyết minh quy trình 25

2.3 Thiết bị máy móc sử dụng trong công nghệ sản xuất đồ hộp măng tây 412.3.1 Thiết bị rửa 41

2.3.2 Thiết bị chần 41

2.3.3 Thiết bị bài khí 42

2.3.4 Thiết bị tiệt trùng 42

KẾT LUẬN 43TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 4

Lời mở đầu

Trong khi rong biển được mệnh danh là vua của các loại rau ở đại đương thìmăng tây lại được xem là vua của các loài rau trên đất Măng tây được con người biếtđến đã từ rất lâu, xuất phát từ Châu Âu và được du nhập vào Việt Nam từ những năm

1960 nhưng gần đây mới được chú trọng và mở rộng phát triển Măng tây nổi tiếng vớihàm lượng dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người nênđược người phương Tây rất ưa dùng Tuy nhiên tại thị trường nội địa thì loại thựcphẩm này chưa được phổ biến vì sản lượng trồng trọt còn rất ít dẫn đến giá thành sảnphẩm ở mức khá cao không thích hợp với mức sống của người dân Nên đa phần sảnlượng măng tây làm ra đều được mang đi xuất khẩu

Nhưng để bảo quản măng tây được lâu trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ thìđòi hỏi phải có biện pháp xử lí để kéo dài thời gian bảo quản mà không làm tổn thấtnhiều hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm Và công nghệ chế biến đồ hộp chính là sựlựa chọn hoàn hảo để giải quyết những vấn đề này Với sự phát triển kinh tế như hiệnnay, công việc đã lấy đi khá nhiều thời gian của con người thì việc đi chợ mua thựcphẩm tươi về nấu nướng để chuẩn bị cho một bữa ăn đầy đủ đã trở thành một vấn đềkhá “xa xỉ” Chính vì thế, nền công nghiệp thực phẩm chế biến sẵn được lên ngôi giúptiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong từng bữa ăn, lại ngonmiệng, đẹp mắt, an toàn và vô cùng tiện lợi Trong đó, các sản phẩm đồ hộp chiếm thịphần khá lớn và được ưa chuộng nhiều nhất bởi sự an toàn gần như tuyệt đối nhờ côngnghệ được tối ưu hóa về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm Các sản phẩm măng tây cũngđược đa dạng về mặt chủng loại như: sản phẩm đồ hộp muối chua, đồ hộp nước giảikhát, đồ hộp ngâm giấm … tạo sự thú vị, hấp dẫn giúp khách hàng có thêm nhiều lựachọn

Để thêm hiểu về giá trị của măng tây nói chung và sản phẩm đồ hộp măng tây nóiriêng nhằm cải biến chất lượng sản phẩm dựa trên những biến đổi trong quá trình sảnxuất, nâng cao chất lượng thương phẩm, phát triển hơn nữa ngành công nghiệp chếbiến đồ hộp măng tây, mở rộng cánh cửa làm giàu cho người nông dân Việt Nam,đồng thời đưa loại thực phẩm đầy lợi ích này đến tay người tiêu dùng trong nước

Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu đề tài: “Đồ hộp măng tây muối chua” để có cái nhìn

sâu hơn về vấn đề này

Trang 5

Lời cảm ơn

Để hoàn thành xong đề tài này, ngoài sự nỗ lực cố gắng hết mình của các thànhviên trong nhóm chúng tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các các tác giả sách,báo, các chủ website, diễn đàn, đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin hữu ích,chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Thị Thanh Bình đã tạo điều kiện và hướng dẫn tậntình giúp chúng tôi hoàn thành bài báo cáo này

Trang 6

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MĂNG TÂY VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP

MĂNG TÂY TRÊN THẾ GIỚI

1.1 Tìm hiểu chung về ngành công nghiệp đồ hộp măng tây

1.1.1 Cây măng tây?

Cây măng tây (Asparagus officinalis), danh pháp khoa học Asparagales thuộc họThiên Môn đông là một bộ trong lớp thực vật một

lá mầm, bao gồm một số họ không thân gỗ Măng

tây là loại sống lâu năm, mọc thành khóm, có rất

nhiều rễ nên có sức chống chịu cao nhất là chịu rét

Thân cây cứng, mọc thẳng và cao khoảng 1 – 1,5m

Cành mảnh như sợi chỉ có màu xanh lục Hoa

măng tây nhỏ đơn tính có màu vàng lục Quả măng

tây mọng hình cầu, đỏ thẫm Cành mảnh đẹp nên

được sử dụng làm cành trang trí cắm xen kẽ vào lọ

hoa hoặc cài trên ve áo càng tô thêm vẻ hài hòa,

duyên dáng Măng tây ở nước ta được trồng nhiều

ở Yên Viên- Hà Nội hay ở huyện Củ Chi thành phố

Hồ Chí Minh làm rau ăn, đặc biệt được sử dụng

để chế biến các món ăn trong các ngày lễ, tết

Là loại cây phát sinh từ rễ, hễ vào xuân là mùa măng tây mọc và cho thu hái khicây cao khoảng từ 10 – 15cm Măng tây được coi như một loại rau cao cấp trong cácloại rau, trên thị trường thế giới rất được ưa chuộng

Hiện nay, măng tây được tiêu thụ nhiều ở các nước Châu Âu và được bán độcquyền cho các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng, các hãng hàng không, trung tâm dịch vụ

ăn uống và tại các hộ gia đình có thu nhập cao ở các thành phố lớn và các đô thị khác.Măng tây có tiềm năng xuất khẩu tốt, được biết đến rộng rãi trên nhiều thị trường làmột mặt hàng xuất khẩu quen thuộc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại một số thị trườngnước ngoài Nhiều dự án lớn phát triển cây măng tây nhằm cung cấp đủ lượng xuấtkhẩu như cầu đã được thực thi Các dự án này được đặt trong tại các khu vực vùng núitại các quốc gia có điều kiện khí hâu thích hợp cho cây măng tây phát triển Sản phẩm

đồ hộp măng tây có nhu cầu khá lớn trên thị trường thế giới vì trong vài năm qua đãchứng kiến như cầu tăng liên tục từ 7- 10% mỗi năm Với sự phát triển của khoa họccông nghệ gần đây tuân thủ theo quy định của FPO và PFA giúp cho việc rút ngắn thờigian trồng măng tây và cho thu hoạch chỉ trong một năm

1.1.1.1 Phân loại khoa học

- Giới (Kingdom): Plantae

- Ngành (Division): Magnoliophyta

Hình 1.1: Cấu tạo của cây măng tây

Trang 7

hiện nay đưa vào trong bộ

Asparagales đã từng được đưa

vào trong bộ Loa kèn (Liliales),

và một số chi trong đó thậm chí

còn được đưa vào trong họ Loa

kèn (Liliaceae) Một số hệ thống

phân loại còn tách một số họ được liệt kê dưới đây thành các bộ khác, bao gồm cả các

bộ Phong lan (Orchidales) và bộ Diên vĩ (Iridales), trong khi các hệ thống khác, đặcbiệt là hệ thống phân loại của APG lại đưa hai bộ Orchidales và Iridales vào trong bộAsparagales Bộ này được đặt tên theo chi Asparagus (măng tây)

1.1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng

Măng tây là loại cây trồng lâu năm,

dạng bụi thân thảo, được trồng trong các

vùng có nhiệt độ trung bình khoảng 25oC

Tuy nhiên, ngày nay, do tiến bộ trong việc

chọn giống nên đã tạo được những dòng

măng tây xanh, sinh trưởng và phát triển tốt

trong những vùng nhiệt đới có nhiệt độ trung

bình trong năm cao Bộ phận thu hoạch của

măng tây là măng Trước khi nhú khỏi mặt

đất, măng có màu trắng, mềm, khi mọc cao

lên chúng biến thành màu xanh và phát sinh cành, cây có thể cao từ 1,5 – 2 m

Măng tây là cây ưa sáng, chúng rất mẫn cảm với đất trồng Đất trồng măng tâyphải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn và độ pH từ 6 – 7 là tốt nhất Để có măng mềm,ngọt, cần phải cung cấp đủ nước và giữ ẩm cho cây, ẩm độ đất tốt nhất là từ 65 – 70%.Măng tây được trồng bằng hạt (chủ yếu là hạt lai F1) Thời gian gieo trồng, chăm sóctrong vườn ươm khoảng 2 – 3 tháng, khi cây cao được 25 – 30 cm đem trồng ở ruộngsản xuất Sau khi trồng, nếu chăm sóc tốt, từ tháng thứ ba cây bắt đầu cho măng Tạicác vùng nhiệt đới không có mùa đông, cây sinh trưởng, phát triển quanh năm nên chonăng suất khá cao Thời gian khai thác kinh tế kéo dài 10 – 15 năm Mật độ trồng trungbình từ 20.000 – 22.000 cây/ha Cây rất ít bị sâu bệnh, thường có 2 loại bệnh phổ biếnnhư sau: bệnh chết cây do nấm Fusarium oxysporum và F moniliforme và bệnh khôcành, sọc thân do nấm Puccinia Asparagi

Hình 1.2: Cây măng tây

Hình 1.3: Mầm non của măng tây

Trang 8

Măng tây được trồng nhiều trên vùng đất cát có chất lượng tốt, đầy đủ nước vàđiều kiện không khí mát mẻ Nó được trồng trong các khu vực đồi núi và được coi làmột loài thực vật lấy lá giàu khoáng chất và vitamin.

Hạt măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 200C, thích hợp nhất để cây phát triểntốt là 24-250C

Măng tây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20-300C, tốt nhất là 23-240C,măng tây chịu được rét, nhưng dưới 100C măng ngừng sinh trưởng

Yêu cầu về đất: Măng tây thích hợp với các loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ tơi

xốp, đặc biệt là đất phù sa ven sông Măng tây có khả năng chịu hạn nhưng kém chịuúng Vì vậy không nên trồng măng tây ở những chân đất thấp, khó thoát nước trongmùa mưa

Măng tây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi Nhưng ở độ cao 900m so với mặt biển, măng cho năng suất cao hơn

600-1.1.1.3 Các loại măng tây

1.1.1.3.1 Măng tây xanh: (Green Asparagus)

Cây Măng tây xanh (Asparagus), tên khoa học là Asparagus Officinalis L., thuộc

họ Măng tây Asparagaceae, là một loại cây trồng với mục đích thu hoạch lấy chồimăng non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, đã được du nhập vào nước ta từnhững năm 1960 Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây Măngtây xanh để lấy Măng như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng(Lâm Đồng),…

nước ngoài, Măng tây xanh là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêudùng sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày; họ còn đóng hộp xuấtkhẩu đi khắp nơi trên thế giới.Thị trường nhập khẩu Măng tây xanh của thế giới hiệnnay đã lên đến hàng trăm ngàn tấn/năm, và vẫn còn tăng cao thêm mỗi năm, chủ yếu làthị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Australia, Đài Loan,Korea, Ở các nước láng giềng, tính đến năm 2007 người Thái Lan đã trồng đượckhoảng 2.000 hecta và ở Trung Quốc (các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Phúc Kiến, GiangTô,…) nông dân đã trồng được khoảng 65.000 hecta cây Măng tây xanh với sản lượngtrên 500.000 tấn măng tươi/năm (tăng 25% so với năm 2006) Để tiếp tục duy trì và

Hình 1.4: Măng tây xanh

Trang 9

phát triển thêm sản lượng đang cung cấp cho thị trường xuất khẩu trên thế giới,hiệnnay các nước có trồng cây Măng tây xanh vẫn còn đang tiếp tục mở rộng thêm diệntích trồng cây trên đất mới mỗi năm để luân phiên trẻ hóa, thay thế dần dần từng phầncác diện tích đất cũ đã trồng cây Măng tây xanh 4-6 năm trước đây nay phải bỏ đi vì

đã kết thúc một vòng đời chu kỳ thu hoạch măng 4-6 năm của cây Bước vào thời kỳhội nhập kinh tế, ở nước ta hiện nay các nhà hàng và khách sạn cũng đã bắt đầu có nhucầu tiêu thụ sản phẩm Măng tây xanh, và ngày càng tăng lên rất nhiều Năm 1988, mộtViệt kiều ở Ðức đã mang 600 gr giống cây Măng tây xanh Mary Washington (F1) củaHoa Kỳ về trồng ở Ðà Lạt Nhưng khi cây Măng tây xanh vừa được 2-3 tháng tuổi,người trồng đã cắt những cành lá kim xinh tươi mơn mởn làm kiểng đem bán kèm vớihoa hồng và các loại hoa cắt cành để lấy tiền, khiến dự án lúc ấy bị thất bại

Hiện nay, năm 2011 sau 23 năm cây Măng Tây Xanh được sự khuyến khích củacác Hợp Tác Xã và của Trung Tâm Khuyến Nông TPHCM nên được trồng thành công

ở nhiều nơi của Việt Nam và giờ đây cây măng tây xanh đã trở về được với giá trị thậtcủa nó đang và sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Việt Nam trong tương lai

1.1.1.3.2 Măng tây trắng: (White Asparagus)

Măng Tây Trắng trên Thế Giới từ lâu đã đuợc xem là một món ăn ngon, đặc biệt

là ở Châu Âu, giá của Măng Tây Trắng gấp đôi Măng Tây Xanh Măng Tây Trắngthực ra là một dạng của Măng Tây Xanh được trồng ở Úc Sự khác nhau là măng tâytrắng được trồng trong bóng tối Khi Măng Tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đầu tiênchúng sẽ chuyển sang hồng và sau đó là màu xanh quen thuộc Lý do chính làm chogiá của măng tây trắng cao hơn nhiều so với giá của măng tây xanh là măng tây trắng

có một nguồn cung hạn chế và các chi phí sản xuất cao

Măng tây trắng có chất lượng cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng Ngoài ra,măng tây trắng cũng cho năng suất thu hoạch cao hơn so với măng tây xanh nên đượccác nhà sản xuất ưu ái đầu tư Tuy nhiên kĩ thuật trồng măng tây trắng vì thế lại khóhơn nhiều so với măng tây xanh, nên ở Việt Nam hiện nay việc trồng măng tây trắngchưa được phổ biến Nhưng trong tương lai với những lợi ích to lớn mà loại cây nàymang lại thì chúng tôi tin rằng việc phát triển nó là một điều dễ dàng

Hình 1.5: Măng tây trắng

Trang 10

1.1.1.3.3 Măng tây tím: (Purple Asparagus)

Măng tây tím là một dạng khác của măng tây

xanh và măng tây trắng Màu tím của nó xuất phát từ

mức độ cao của anthocyanin (chất chống oxy hóa

mạnh) trong các đọt Nó có hàm lượng chất xơ thấp

hơn so với măng tây trắng và măng tây xanh, làm

cho nó mềm hơn và toàn bộ đọt có thể ăn từ gốc cho

đến ngọn Măng tây tím ngọt ngào, đọt dày hơn so

với măng tây xanh và măng tây trắng Măng tây tím

thường có ở Úc vào tháng 10 và giữa tháng 12

1.1.1.4 Hàm lượng dinh dưỡng của măng tây

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của cây măng tây

Hình 1.6: Măng tây tím

Trang 11

Các chất dinh dưỡng Đơn vị Măng tây nấu chín

Trang 12

Măng tây là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83%nước + 17% chất khô; trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 2,3% chất

xơ celluloze, 0,6% tro, 21% các chất khoáng như kali, magnê, canxi, sắt, kẽm,selenium, đồng, phospho, Ngoài ra, Măng tây còn chứa rất nhiều loại vitamin quantrọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và cácchất khác như Triptophan, Folate,

1.1.1.5 Măng tây có lợi ích cho sức khỏe

Măng tây là một loại rau đa lợi ích

Cây Măng tây rất giàu dược tính Từ những năm

500-200 trước công nguyên, người Hy Lạp và người

La Mã cổ đại đã biết sử dụng Măng tây xanh làm

thuốc trị bệnh táo bón và suy gan, thận Từ rễ cây

Măng tây, người Pháp đã bào chế ra Sirop Descinq

Raciness có tác dụng lợi tiểu, là một loại biệt dược đã

được đưa vào dược điển và sử dụng rộng rãi

Măng tây xanh còn chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trịrất tốt các chứng táo bón Măng tây xanh nấu canh ăn hoặc sắc lấy nước uống giúp lợitiểu, phòng ngừa các bệnh đau bàng quang, suy thận hay suy gan mật, tiểu đường, ungthư kết tràng Trong cây Măng tây còn có dược chất Asparagin rất cần thiết cho sự xâydựng và phân chia tế bào, được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạch và bệnh goutte.Ngoài ra, Măng tây xanh còn có khả năng giúp người lao động trí óc giảm stress, tăngcường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, chống lão hóa cơ thể, chống béo phì, đặcbiệt là giảm cholesterol, giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa bệnh đột quỵ timmạch…

Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acidfolic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé Khi bé đã chào đời, măng tâycũng giúp các bà mẹ có nguồn sữa dồi dào Ở phụ nữ đang trong độ tuổi trưởng thành,măng tây giúp kinh nguyệt điều hòa, khí huyết lưu thông

Với lượng khoáng chất: kali, canxi, magne …dồi dào, măng tây là liều thuốc giảiđộc tốt cho cơ thể, đồng thời giúp ngăn ngừa những bệnh liên quan đến tiêu hóa như:đau dạ dày, sỏi thận, ung thư bàng quang, đau ruột kết

Bên cạnh đó, có một dược tính của món ăn này đã được người cổ đại phát hiện

và khám phá: măng tây được coi là liều thuốc thiên nhiên rất hữu hiệu cho đời sốngtình dục Theo nghiên cứu của những nhà khoa học Nhật Bản, đọt măng tây sẽ khiếnsinh lí của nam giới được cải thiện đáng kể Ngoài ra, rễ măng tây đun sôi cùng sữa sẽchữa bệnh loãng tinh trùng ở nam giới, giúp tăng khả năng thụ thai cho các cặp vợchồng

Ngoài những tác dụng to lớn trên thì măng tây còn có một số tác dụng to lớn sau:

Ngăn ngừa suy tĩnh mạch

Hình 1.6: Măng tây rất tốt cho sức khỏe

Trang 13

Do chứa rất nhiều hợp chất flavonoid có tên là rutin, măng tây giúp cơ thể khángviêm, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu Măng tây còn

giúp “gia cố” các mạch máu và mao mạch, vì vậy rất hữu

ích cho những người (đặc biệt phụ nữ) bỗng dưng chân

nổi “dây thừng”

Bảo vệ tim

Măng tây giàu potassium (kali) giúp điều hòa huyết

áp và chứa nhiều folate làm tim khỏe mạnh Măng tây

cũng chứa nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám

cholesterol gây phiền nhiễu trong máu

Bảo vệ thai nhi

Folate cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi nên rất tốt với thaiphụ

Ngoài ra măng tây còn được nghiên cứu và tinh chế ra thành nhiều loại thuốc, mỹphẩm giúp con người phòng, điều trị một số bệnh và làm đẹp

Hình 1.7: Măng tây một thảo dược bảo vệ tim

Trang 14

1.1.2 Ngành công nghiệp đồ hộp măng tây trong quá khứ, hiện tại và tương lai 1.1.2.1 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới

Hình 1.8: Biểu đồ thể hiện diện tích trồng măng tây trên toàn thế giới năm 2008

Hình 1.7: Một số sản phẩm từ măng tây

Trang 15

Hình 1.9: Biểu đồ thể hiện một số quốc gia có diện tích trồng măng tây lớn nhất thế

Trang 16

Hình 1.10: Biểu đồ thể hiện sự phân bố sản lượng các loại măng tây tại một số thị

trường lớn

Hình 1.11: Biểu đồ thể hiện số lượng dạng sản phẩm măng tây được tại một số quốc

gia tiêu thụ nhiều măng tây

Trang 17

1.1.2.2 Tình hình xuất khẩu đồ hộp măng tây ở một số nước trên thế giới

Hình 1.12: Biểu đồ thể hiện sản lượng xuất khẩu măng tây của một số thị trường

chính

Trung Quốc

Trung quốc là thị trường

sản xuất măng tây lớn nhất

trên thế giới Việc sản xuất

măng tây bắt đầu ở phía nam

(Phúc Kiến) là một hệ quả của

việc giảm nhanh chóng các

đồn điền ở Đài Loan để đầu tư

cho cây trồng này

Hình 1.13: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của việc xuất khẩu sản phẩm măng tây ở một số thị trường lớn

Hình 1.14: Biểu đồ thể hiện sản lượng xuất khẩu đồ hộp măng tây tại một số thị trường của Trung Quốc

Trang 18

Việc này có sự đầu tư rất lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Tây BanNha Chính vì thế Trung Quốc là nhà cung cấp măng tây lớn nhất cho Tây Ban Nhangoài ra còn cung cấp cho Đức Trung Quốc có khoảng 50 – 60 nhà máy sản xuất cácsản phẩm măng tây trong cả nước Các gia đình nông dân ở Trung Quốc cũng chủ yếusinh sống bằng việc trồng trọt măng tây Ở đây sản xuất tập trung giữa tháng Tư vàtháng Sáu

Tuy sản lượng rất cao nhưng chất lượng sản phẩm của Trung Quốc không đều

Có những sản phẩm chất lượng, nhưng cũng có nhiều sản phẩm rất kém dường nhưviệc đó xuất phát từ nguyên nhân do chi phí sản xuất thấp

Peru

Peru là nước xuất

khẩu măng tây hàng đầu

trên thế giới Peru không

có nguồn đầu tư từ nước

ngoài cũng không có công

ty ngoại quốc kinh doanh

trong lĩnh vực đồ hộp

măng tây Tuy nhiên Peru

lại là nhà cung cấp lớn cho

Mỹ và Pháp Chỉ với 5

công ty tập trung cho

100% sản xuất Sản xuất trồng trọt chỉ có kích thước trung bình và một vài các công tylớn kinh doanh Nhưng việc sản xuất lại tiến hành quanh năm Và chất lượng đượccông nhận rất cao, tốt hơn nhưng chi phí cao hơn Trung Quốc

Trung Quốc có sự phát triển không đồng đều trong xuất khẩu, có những giai đoạntăng trưởng rất mạnh nhưng sụp giảm cũng rất nhanh đặc biệt là trong thời gian gầnđây từ năm 2005 trở lại Từ lúc sản lượng xuất khẩu cao nhất với sản lượng khoảng

7800 container vào năm 2005 xuống chỉ còn 5606 container ở năm 2008 Trong khi

đó Peru lại có sự tăng trưởng rất đều và dạo gần đây sản lượng xuất khẩu măng tây củađất nước này tăng vọt trong

giai đoạn 2005 – 2008 Từ đó

ta có thể nhận thấy rằng chất

lượng măng tây của Peru rất

được ưa chuộng trên thế giới

và nhu cầu ngày càng nhiều

Trang 19

1.1.2.3 Tình hình nhập khẩu đồ hộp măng tây ở một số nước trên thế giới

Tây Ban Nha

việc nhu cầu vẫn tiếp

tục tăng Peru và Trung

cải thiện được vị trí của

của 2 thị trường lớn này,

Hình 1.17: Tình hình nhập khẩu đồ hộp măng tây tại một số thị trường chính

Hình 1.18: Thị trường nhập khẩu chính của Tây Ban Nha

Hình 1.19: Thị trường tiêu thụ sản phẩm măng tây so với các loại

rau củ khác tại Tây Ban Nha

Trang 20

Thường thì sẽ có những hợp đồng mua tại nơi sản xuất từ các nhà bán lẻ, cửahàng, hộ gia đình.

Vào thời điểm này

thì việc mua hàng tại chỗ

hàng với số lượng ít hoặc

là theo container Vì mua

Tại Tây Ban Nha thì măng tây trắng thống trị thị trường: 90%, măng tây xanh chỉchiếm 10% Các sản phẩm đồ hộp được chia đồng đều 50:50 giữa các lon và lọ Tuynhiên điều này còn nhiều biến tấu về thị phần của các gói sản phẩm này, điều đó đượcnhìn thấy qua nhà khai thác bán lẻ, tùy thuộc vào thị trường khách hàng mục tiêu vàcác loại cửa hàng

Hình 1.20: Thống kê tình hình tiêu thụ măng tây

tại thị trường Tây Ban Nha

Hình 1.21: Biểu đồ thể hiện tình hình tiêu thụ các sản

phẩm đồ hộp tươi qua các năm

Trang 21

Kênh phân phối

- Chiếm 82% bằng hình thức bán lẻ và sản phẩm đồ hộp măng tây chiếm lĩnh 18%dịch vụ thực phẩm trong tổng số thực phẩm có mặt trên thị trường

- Nhiều loại kích cỡ hộp được đáp ứng thích hợp cho nhiều đối tượng khách hàng

và phân khúc thị trường

- Đã có nhiều thay đổi nhỏ trong việc phân phối các loại rau quả chế so với 10năm trước đây và ngày nay nó trở nên rộng rãi hơn

Nước này nhập khẩu đồ hộp mag8 tây theo xuất xứ của sản phẩm

Hình 1.22: Giá cả trung bình tính theo Euro/kg qua các

Hình 1.23: Biểu đồ thể hiện sản lượng nhập khẩu măng tây tại một số thị trường chính của Đức

Trang 22

Giá trị của thị trường rau quả đóng hộp là € 432,38 MM và khối lượng là289.000 tấn trong năm 2007 (Theo ZMP / GfK) Trong đó, măng tây đóng hộp trị giá €

55 MM trong năm 2007 tương đương với một khối lượng 19.300 tấn

Hình 1.25: Biểu đồ thể hiện mức tiêu thụ các loại rau quả tại Đức

Hình 1.24: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sử dụng đồ hộp măng tây với

các loại đồ hộp rau củ khác tại Đức

Trang 23

Hình 1.26: Biểu đồ thể hiện mức dộ tiêu thụ sản phẩm đồ hộp với các

sản phẩm tươi qua các năm tại Đức

 Nhập khẩu:

- Đức nhập khẩu của măng tây đóng hộp giảm 33% về khối lượng giữa năm 2004

và 2008

- Về giá trị, nhập khẩu của măng tây đóng hộp tăng 12% trong cùng thời kỳ

- Trung Quốc chiếm 71%, Peru 19% và Tây Ban Nha 7% tổng lượng nhập khẩu tạiĐức

- Các nhà chuyên gia nhận định trong trong tăng trưởng giá trị có Peru và Tây BanNha, với mức tăng 96% và 98%, tương ứng về khối lượng trong giai đoạn này, mặc dù

từ một số lượng rất nhỏ

- Một số nhà nhập khẩu Đức có đầu tư vào Trung Quốc tập trung chủ yếu vào việcthiết lập mối quan hệ với các các chuyên gia xử lý và làm việc với họ để sản xuất cácsản phẩm chất lượng

 Thị trường:

- Giá măng tây đóng hộp thị trường bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm bán hàng tươisống, phản ánh sản phẩm tươi trong điều kiện giá cả thay đổi

- Măng tây đóng hộp là một thị trường truyền thống

- Măng tây trắng thống trị thị trường ít nhất là 95%

- Nhiều ưu đãi cho bình của người tiêu dùng và thương mại

- Spears là sản phẩm chính được cung cấp, có sẵn trên tất cả các loại cửa hàng

- Một sản phẩm truyền thống, nó được mua và tiêu thụ trên tất cả các lứa tuổi, tất

cả người tiêu dùng, mặc dù có một số xu hướng tiêu dùng của các hộ gia đình cũ

- Người tiêu dùng Đức đang cực kỳ ý thức với việc tăng giá và việc tăng giá trongcho sản phẩm này không còn được chấp thuận

 Phân phối:

Trang 24

- Lĩnh vực bán lẻ đại diện cho ít nhất 90%, 10% còn lại là cho foodservices.

- Trong lĩnh vực bán lẻ, giảm giá và siêu thị là cửa hàng chính

- Bán buôn được các chính khách hàng để nhắm mục tiêu thương mại bán lẻ và dịch

vụ thực phẩm độc lập, nhưng một số cầu thủ bán lẻ cũng có một sự hiện diệnmạnh mẽ tại các thị trường bán buôn

Hình 1.27: Biểu đồ thể hiện tình hình nhập khẩu đồ hộp măng tây tại các thị trường chính ở Pháp

Hình 1.28: Biểu đồ thể hiện mức độ tiêu thụ đồ hộp măng tây so với các sản phẩm đồ hộp khác ở Pháp

Trang 25

 Nhập khẩu:

- Thị trường đã tăng 10% trong tiêu thụ măng tây đóng hộp từ năm 1998 và 2005

- Từ năm 2005, xu hướng doanh số bán hàng măng tây đóng hộp trong lĩnh vực bán

lẻ đã giảm nhẹ đến năm 2008 do tăng giá cao trong suốt chuỗi cung ứng

- Trong năm 2007, nhập khẩu măng tây là 11% tổng lượng nhập khẩu và chỉ 0,32%tổng kim ngạch xuất khẩu

- Peru lại chiếm 50% và Trung Quốc 41% tổng nhập khẩu tại Pháp

- Chênh lệch giá nhập khẩu giữa Trung Quốc và Peru là khoảng 16%

- Tây Ban Nha và Đức cũng xuất khẩu sang Pháp, nhưng khối lượng không nhiều sovới Trung Quốc và Peru

- Các hợp đồng kỳ hạn được các nhà bán lẻ trực tiếp ưa thích hơn từ cho nhà cungcấp

Hình 1.29: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tiêu thị các loại rau củ ở Pháp

Hình 1.26: Biểu đồ thể hiện mức độ tiêu thụ sản phẩm đồ hộp với các

sản phẩm tươi qua các năm tại Pháp

Trang 26

 Thị trường:

- Có một xu hướng hiện đại hóa hình ảnh của các loại rau đóng hộp để thúc đẩybán hàng thông qua:

+ Bao bì đổi mới (e.g.TetraPack)

+ Sáng tạo của các thương hiệu cao cấp (egCassegrain bởi Bonduelle)

+ Công thức chế biến mới để thuận tiện cho các bữa ăn thực vật hỗn hợp đã sẵnsàng

+ Có nhiều ưu đãi đặc biệt cho gói 3 lon / lọ

+ Giới thiệu định dạng mới có tính đến thói quen tiêu dùng gần đây (ăn vặt), thựcphẩm sức khỏe và mối quan tâm đối với thương mại công bằng và các vấn đề môitrường

- Măng tây trắng thống trị thị trường: 70%, so với 30% măng tây xanh

- Thị trường được chia 95 lọ% và 5% trong hộp

- Xu hướng là hướng tới một sự gia tăng doanh số bán hàng của lọ, kích thước nhỏhơn do sự gia tăng về số lượng các đơn vị gia đình nhỏ hơn

- Măng tây đóng hộp thường được thêm vào với số lượng nhỏ xà lách và được coi

là một sản phẩm "khuyến mãi" cho người tiêu dùng Pháp, nó không phải là một sảnphẩm không lên không xuống tại thị trường Pháp

- Đóng hộp măng tây không có một vai trò thay thế, nó chỉ được biết tới nếu cácsản phẩm tươi sống quá đắt hoặc không có sẵn trên thị trường

- Nhu cầu sử dụng đồ hộp măng tây giảm xuống như một hệ quả của cuộc khủnghoảng kinh tế

Ngày đăng: 29/04/2015, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w