Thực trạng việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại Huyện Chiêm Hoá Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang (Trang 34 - 36)

Chiêm Hoá - Tuyên Quang

Chiêm Hóa là một huyện gồm 22 dân tộc anh em cùng sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao... mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng của mình, tất cả đã những bản sắc đó cùng với các di sản văn hóa, các truyền thống của quên hương đã hình thành nên cho Chiêm Hóa một nền văn hóa vừa hiện đại lại vừa cổ điển, tức là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Hiện nay, vấn đề văn hóa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia, ở nước ta khi chúng ta tiến hành đổi mới đất nước (Đại hội Đảng VI) và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa đất nước quá độ lên CNXH, Đảng coi văn hóa là nền tảng cho sự thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, và vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Trong mọi thời đại, mọi xã hội, nếu không dựa vào các di sản văn hóa, các truyền thống văn hóa tiên tiến thì không thể phát triển được, mà nó còn làm cho xã hội đó hỗn độn,khủng hoảng, vì di sản văn hóa có chứa đựng đầy đủ những kinh nghiệm, tinh hoa, tri thức và những truyền thống văn hóa của dân tộc, đó là những thước đo của xã hội, là chuẩn mực xã hội tuy nhiên trong thời kỳ hiện nay dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của nền văn hóa ngoại lai. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đã ảnh hưởng trực tiếp khi nền văn hóa Việt Nam, trong đó có huyện Chiêm Hóa. Hiện nay vấn đề văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc huyện Chiêm Hóa có những điểm mạnh sau:

Chiêm Hóa là địa bản có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, chính điều đó đã làm cho huyện Chiêm Hóa có được cái bản sắc riêng của mình. Bản sắc đó thể hiện sự phản ánh và biểu hiện văn hóa truyền thống dân tộc, những giàn chiêng quý, những quả còn, quả pao xanh đỏ, những đôi kà kheo và những con quay của hội hè xưa đã đi vào làng người: “Đánh chiêng lành

lên dể trai làng ra chào ruộng tung còn lên để trai làng ra chào Mường... trao quả còn nắm tay người ở lại, trai làng mang tiếng chiêng đi...” đã được

Đoàn viên thanh niên phối hợp với nhân dân và dân tộc anh em trong huyện tổ chức vào ngày rằm tháng riêng và rằm tháng bảy hàng năm.

Lễ hội Lồng Tông (hội xuống đồng) là lễ hội cầu phúc cho một năm mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc, người người hạnh phúc và nó được tổ chức ở các thôn bản của người Tày, người Nùng, người Dao vào mùa xuân hàng năm, đây còn được coi là lễ hội cầu mùa với tiết trời ấm áp, bàn thức

tỉnh cuộc sống của muôn loài, cây xanh đâm chồi nảy lộc, thể hiện một sức sống mới, sự hi vọng mới với niềm tin, sự an lành, niềm hạnh phúc sẽ đến với những tâm hồn đang khao khát về một cuộc sống yên bình, tốt đẹp. Tại lễ hội này,các trò chơi dân gian như đánh yến, ném còn, kéo co, đi kà kheo... được tổ chức và được mọi người hưởng ứng tham gia sôi nỗi. Những bài hát then, hát cọi của người Tày, hát Páo Dung của người Dao, hát giao duyên, hát si, hát lượn tứ tình tứ tình đã khởi dậy trong tâm hồn trai gái những tình cảm tốt đẹp trong sáng và lành mạnh về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước, tạo sự giao lưu hòa hợp, đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

Trong những bản sắc của dân tộc, không thể không kể đến lễ hội cấp sắc của dân tộc Dao, vì buổi lễ này có tính giáo dục to lớn, khi đứa trẻ được hơn chục tuổi (thường thường từ 15 tuổi trở lên) nếu chọn được ngày lành tháng tốt thì gia đình sẽ làm lễ cấp sắc, báo hiệu với tổ tiên rằng dòng tộc ta có them một thành viên và nó đã lớn, đã trưởng thành, dù sau này khôn lớn, công thành danh toại hay đi đâu, về đâu, đứa trẻ này sẽ không bao giờ quên được xuất xứ của mình, luôn phải nhớ về cội nguồn dân tộc mình với ý nghĩa tốt đẹp đó, lễ cấp sắc phải được giữ gìn, phát huy vì đó là một hình thức giáo dục, đánh giá chuẩn mực đạo đức của con người.

Để có được những truyền thống, những bản sắc tiên tiến của các dân tộc và để đưa được văn hóa tốt đẹp, lành mạnh mà hiện đại, giúp bỏ đi những cái hủ tục lạc hậu tới người dân thì phải kể tới đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa Huyện với trình độ chuyên môn và sự yêu nghề hăng say nhiệt dtình đã góp phần làm cho nền văn hóa trên địa bàn càng ngày càng phong phú đa dạng. Anh Dương nam Chí; phó giám đốc Trung tâm văn hóa, Thể dục thể thao huyện Chiêm Hóa cho biết “Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa từ huyện xuống các xã, thị trấn đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, phần lớn là trình độ Đại học”.

Họ là những người rất yêu công vệic, hăng say công việc,không ngại khó, ngại khổ để tuyên truyền tới người dân những cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ và xóa bỏ những cái xấu, cái lạc hậu phản tiến bộ.

Tiếp đó Anh Dương Nam Chí cho biết thêm dưới sự chỉ đạo của Đảng Bộ, với triển khai sâu rộng và toàn diện nghị quyết 5 Trung ương khóa VIII, về việc “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” tới nhân dân trên địa bàn và được nhân dân đồng lòng tiếp nhận và thực hiện. anh Dương Nam Chí còn cho biết “Để làm được những việc đó không thể không kể tới sự chỉ đạo của Đảng Bộ, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể và đặc biệt là tinh thần nhiện tình, tình nguyện của Đoàn viên thanh niên với sự chỉ

đạo của BTV huyện Đoàn đã đóng một vai trò hạt nhân để tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước tới đông đảo người dân.

Ngoài những gì có và đạt được, vấn đề văn hóa và bản sắc văn hóa trên địa bàn huyện Chiêm Hóa còn tồn tại một số hạn chế và nguyên nhân của nó: Đặc biệt là chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai tới đại bộ phận người dân, trong đa số chủ yếu, đại bộ phận thanh thiếu niên, bên cạnh đó vẫn nhiều hủ tục lạc hậu, do chưa nhận thức được nên chưa xóa bỏ được,...

Trình độ dân trí còn bấp bênh nên khi tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước còn gặp rất nhiều khó khăn. Sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể, giữa đội ngũ quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, giải pháp:

Đảng Bộ cần chỉ đạo sát sao hơn nữa bằng các chương trình, kết hoạch cụ thể tới đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa. Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa đội ngũ cán bộ văn hóa, giữa các ban ngành đoàn thể. Cần tuyên truyền và đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng hơn nữa tới người dân, để người dân nắm được chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt cần phát triển các làng nghề truyền thống,các trò trơi dân gian tới mọi người dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w