Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang (Trang 36 - 39)

thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang.

Huyện Chiêm Hoá luôn là điểm sáng về công tác Đoàn và phong trao thanh thiếu nhi. Thanh niên là lớp người ôm ấp nhiều hoài bảo ký tưởng, mang trong mình trọng trách của xứ mệnh lịch sử Việt Nam, chính vì thế nên các cấp Bộ Đoàn Huyện Chiêm Hoá tổ chức tuyên truyền triển khai vận động đoàn viên thanh niên thamgia các phong trào hoạt động, từ đó đưa cơ sở đoàn ngày càng vững mạnh, phấn đấu giảm đần cơ sở Đoàn ngày càng yếu ké. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có 32515 đoàn viên thanh niên, có 56 cơ sở đoàn, trong đó có 29 cơ sở đoàn xã - thị trấn, trường THPT và 20 đoàn trực thuộc. Tổng số chi đoàn hoạt động trên địa bàn huyện là 688 chi đoàn, đang cố gắng kiện toàn để cơ sở đoàn không có chi đoàn trắng.

Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện uỷ về. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của Ban phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Huyện đoàn đã triển khai đotự sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống, mãi mãi tuổi 20” và tổ chức diễn đàn: “Tuổi trẻ sống

đẹp, sống có ích”, ở 100% cơ sở đoàn. Kết quả đã có trên 15000 lượt Đoàn viên thanh niên tham gia, tổ chức họctập và nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Đoàn cấp trên, chính sách pháp luật của Nhà nước, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, xem phim “Hồ Chí Minh chân dung một con người” và học tập 6 bài học lý luận chính trị từ năm 2004 cho đến 2007 đã thu hút được đông đảo Đoàn viên thanh niên tham gia.

Tiếp tục triển khai và thực hiện nghị quyết trung ương 5 khoá VIII, Về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc”.

Phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT trong thanh thiếu nhi ngày càng được phát triển mạnh ở cơ sở, cho đến nay 100% cơ sở đoàn, chi đoàn dưới cơ sở có đội văn nghệ, thể thao, tổ chức được 778 buổi văn nghệ, 988 cuộc thi đấu thể thao, thu hút trên 178000 lượt người xem, góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh và từng bước nâng cao hưởng thụ văn hóa tinh thần cho thanh niên và nhân dân toàn huyện.

Hằng năm phối hợp với Trung tâm Văn hóa huyện tổ chức tốt giải Việt dã Tiền Phong cấp huyện, lựa chọn VĐV đi tham gia cấp tỉnh, được BTV tỉnh đoàn đánh giá là đơn vị có phong trào và tổ chức tốt giải Việt dã cấp huyện. Hội thi thanh niên giỏi nghề nông, hội thi tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh, Bí thư chi đoàn giỏi... tích cực vận đồng ĐVTN tham gia thực hiện cuộc vận đồng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện qui ước nếp sống văn hóa ở thôn bản, diễn đàn “tuổi trẻ sống có ích”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Nhìn chung ĐVTN đã có ý thức thực hiện, các hủ tục lạc hậu dần dần được bãi bỏ, tạo ra lối sống lành mạnh, kết quả hàng năm 90% gia đình có ĐVTN đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa công tác phòng chống ma túy được các cơ sở đoàn duy trì và đẩy mạnh làm tốt cong tác tuyên truyền pháp luật và tổ chức cho 47000 lượt ĐVTN đăng ký cam kết không vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội, tố giác tội phạm được 671 phiếu, phối hợp với các đoàn thể quản lý đối tượng cai nghiện giai đoạn ba. Qua các hoạt động trên cho thấy ĐVTN đã nâng cao về hiểu biết về pháp luật và có ý thức trong công tác phòng chống ma túy, tội phạm trên địa bàn, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước.

Đối với tổ chức đoàn xác định vài trò to lớn của tổ chức mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với thanh niên. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát huy tối đa vai trò xung kích của mình, thực hiện tốt vai trò là tổ chức

chính trị - xã hội của thanh niên, cùng thanh niên xây dựng đời sống văn hóa và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra tổ chức Đoàn còn chú trọng tới việc cung cấp thông tin về tình hình thời sự chính trị, đặc biệt là những sự kiện chính trị nổi bật trong nước và quốc tế, tuyên truyền về nguy cơ tiềm ẩn của chiến lược: “Diễn biến hòa

bình” và “Bạo loạn lật đổ”, để nâng cao ý thức cảnh giác trong ĐVTN.

Công tác giáo dục truyền thống ngày càng sâu rộng gắn với ngày kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại của quê hương, đất nước với nhiều loại hình tổ chức hoạt động phong phú như mít tinh, sân khấu hóa, gặp gỡ các thế hệ cán bộ đoàn và các nhân chứng lịch sử, tổ chức tọa đàm trao đổi, lễ hội truyền thống...

Từ những điểm nổi bật trên cho ta thấy, dù chỉ là một tổ chức chính trị, xã hội, hoạt động độc lập so với ngành văn hóa, nhưng trong mối liên hệ chặt chẽ giữa 3 lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa, thì phải khách quan đánh giá rằng: Tổ chức Đoàn Huyện Chiêm Hóa đã và đang có những đóng góp to lớn cho ngành văn hóa trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Bên cạnh những điểm nổi bật, những mặt đã đạt được vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế:

Khi tiến hành đổi mới, phát triển kinh tế bằng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước để khôi phục hậu quả do chiến tranh. Đảng ta chưa lường hết những tiêu cực do biểu hiện mặt trái, từ đó chưa đạt đúng vị trí của văn hóa, chưa coi trọng công tác giáo dục về tư tưởng đạo đức, lối sống, thiếu các biện pháp cần thiết trên cả hai mặt xây và chống trên các lĩnh vực văn hóa, nên vẫn còn nhiều biểu hiện xấu trong lĩnh vực văn hóa, công tác lý luận chưa giải quyết được hết những mâu thuẫn giữa các giá trị mới, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, văn hóa chính trị, văn hóa và kinh tế.

Việc xử lý những phần tử thoái hóa biến chất trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước chưa nghiêm. Tinh thần tự phê và phê bình còn yếu kém ở nhiều cấp Đảng bộ.

Tuy nhiên cần phát huy tối đa và hiệu quả hơn nữa vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình thì tổ chức có sự phối hợp đồng bộ nhuần nhuyễn giữa các ban ngành đoàn thể, các tổ chức khác đóng trên địa bàn.

Văn hóa Việt Nam là nhân tố hợp thành, là nền tảng tinh thần của dân tộc ta nói chung và của nhân dân huyện Chiêm Hóa nói riêng, nó được hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và tiếp

thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đảm bảo cho nhân dân ta tồn tại và phát biểu không ngừng cho tới nay thế hệ thanh niên chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đó, thế hệ trẻ Tuyên Quang phải làm sao cho bền bình ca năm xưa ngày thêm giàu đẹp, dòng sông Lô còn vang mãi những chiến công oanh liệt. Thành nhà Mạc vẫn đứng sừng sững uy nghi, làm cho quê hương Chiêm Hóa thêm tươi đẹp hơn. Tạo cho nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền văn hóa Chiếm Hóa nói riêng ngày một rực rỡ, xứng đáng với nền văn hóa mà Đảng, Bác Hồ và cha ông ta đã xây dựng nên.

Một phần của tài liệu Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w