Nhận xét chung:

Một phần của tài liệu Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang (Trang 39 - 41)

4.1. Điểm mạnh:

Bản sắc văn hóa dân tộc và phong trào văn hóa, văn nghệ - TDTT quần chúng được phát triển như vậy là nhờ có sự đổi mới toàn diện, đúng đắn của Đảng, tạo đà phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, rõ rệt. Có sự chuyển biến lớn về nhận thức đúng đắn vai trò của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phong trào văn hóa, văn nghệ - TDTT của các cấp ủy Đảng và chính quyền, từ đó phong trào luôn được quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện cả về cơ sở vật chất, lẫn tinh thần của các ngành, các cấp, các ban ngành đoàn thể và đặc biệt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với vai trò, vị trí, tính chất và chức năng của mình cộng với sự nhiệt tình, năng động sáng tạo, tổ chức đoàn đã khẳng định được mình là lược lượng xung kích, nòng cốt của phong trào.

Để có thể làm tốt công tác vận động phong trào, cần đi sâu, đi sát vào quần chúng, dựa vào sức mạnh tập thể, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, đề ra mục tiêu, kế hoạch phương hướng cụ thể, trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, chủ động xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch, sát hợp với tình hình thực tế địa phương và cán bộ lãnh đạo là những người gương mẫu, đi đầu thực tiễn.

Về cán bộ luôn được chú ý, coi trọng, coi đây là nhân tố quyết định thành công của phong trào, mặc dù biên chế đội ngũ cán bộ làm công tác quản ý văn hóa huyện Chiêm Hóa còn ít nhưng phải đảm trách cả 2 chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa - thể thao đồng thời là người chỉ đạo và phát động phong trào. Đội ngũ cán bộ chuyên trách văn hóa được đặc biệt quan tâm bởi họ là những thành viên quan trọng giữ vai trò quản lý và phát triển cơ sở.

4.2. Điểm yếu.

Công tác tuyên truyền giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục pháp luật, truyền thống cách mạng, giáo dục lối sống lành mạnh, truyền thống văn

hóa dân tộc cho các tầng lớp thanh niên chưa được mạnh mẽ, chưa thường xuyên và sâu sắc, hiệu quả giáo dục còn thấp, nhận thức của đại bộ phận thanh niên còn mơ hồ, chưa nêu cao được ý thức tự giác, tự nguyện, tham gia đóng góp sức trẻ vào việc xây dựng làng xã giàu đẹp, văn minh.

Nội dung, hình thức tập hợp thanh thiếu nhi ở một số nơi còn sơ sài, thiếu tính sát thực với yêu cầu, đồi hỏi thực tế của thanh niên, vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, chưa trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong các tầng lớp thanh niên tham gia.

Một số cán bộ ở cơ sở còn yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế về năng lực, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, phương tiện với các trang thiết bị về thông tin văn hóa đầu tư cho các làng xã vùng sâu vùng xa còn hạn chế, chưa đảm bảo chất lượng cho hoạt động.

4.3. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.a. Nguyên nhân chủ yếu. a. Nguyên nhân chủ yếu.

* Nguyên nhân khách quan:

Do điều kiện kinh tế ở huyện còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các vùng III kinh tế chủ yếu là tự cung, tự cấp thêm vào đó là địa hình phức tạp, không thuận lợi, chủ yếu là đồi núi cao, nên đường xá đi lại khó khăn, nắng thì khô cằn mưa thì sụt lở, do đó việc đầu tư không được ổn định các mô hình kinh tế của thanh niên có thành công những chưa nhân rộng do mỗi nơi điều kiện kinh tế, địa hình mổi khác.

Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nhất là trong thôn bản với công tác thanh niên chưa được phát huy đầy đủ và đúng mức, một số cán bộ Đảng viên còn thiếu gương mẫu, tha hóa về phẩm chất đạo đức làm ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm giảm sự phấn đấu trong thanh niên việc ban hành về chính sách còn chồng chéo, chưa sâu sát cụ thể, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Do tác động của nền kinh tế thị trường mà mặt trái của nó đã và đang trực tiếp làm ảnh hưởng đến tư tưởng, lối sống, đạo đức của thanh niên.

Mặt khác trình độ học vấn của thanh niên còn thấp, hiện tượng tái mù chữ đã và đang xuất hiện, có những thanh niên mù cả chữ lẫn tiếng, nghĩa là không biết chữ, không biết tiếng phổ thông còn một số thanh niên coi việc xóa mù chữ chỉ là trách nhiệm phải tham gia, mà chưa biết mình sẽ có quyền lợi gì, chưa chú ý đến việc tự trau dồi kiến thức, chưa phát huy năng lực, khả năng và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp toàn dân.

* Nguyên nhân chủ quan:

Một số chủ trương về công tác văn hóa còn triển khai chậm, thiếu kiểm tra, hướng dẫn và tổng kết rút kinh nghiệm thiếu kịp thời, nếu có cũng chung chung. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đôi khi còn thiếu quan tâm, chưa đi sâu, đi sát, dẫn đến chỉ đạo hoạt động còn hạn chế, các cấp, các ngành chưa nhận thức đúng, sâu sắc về công tác bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa, chậm đổi mới hình thức giáo dục, chưa chủ động nâng cao nghiệp vụ của mình dẫn đến việc giáo dục chưa hấp dẫn với thanh niên tham gia.

Công tác tham mưu của cán bộ văn hóa cơ sở với cấp ủy Đảng, Chính quyền còn hạn chế, công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa còn chậm, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chưa thường xuyên.

Việc xử lý những phần tử thoái hóa, biến chất trong đảng trong bộ máy Nhà nước chưa nghiêm. Tinh thần tự phê bình và phê bình còn yếu kém ở nhiều cấp Đảng bộ, nội qui giáo dục tư tưởng chính trị trong sinh hoạt Đảng, Đoàn còn nhiều bất cập.

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ làm công tác quản lý văn hóa còn thiếu hợp lý. Những lệch lạc trong văn hóa thanh niên chưa được phát hiện và sử lý kịp thời. Công tác quản lý văn hóa phẩm và thông tin đại chúng còn nhiều sở hở, lỏng lẻo, nên đã để văn hóa độc hại len lỏi vào trong đời sống văn hóa nhân dân, đặc biệt là đối với thanh niên.

Một bộ phận thanh niên quay lưng lại với văn hóa truyền thống, có thái độ vi thường, chạy theo lối sống thực dụng từ ăn mặt, nói năng còn thiếu văn hóa.

Nhiều trò chơi dân gian bắt đầu bị mai một, rất ít những bạn trẻ còn giữ được, biết được những trò chơi dân gian, bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc... ngày càng tăng trong thanh niên và trở thành những gánh nặng cho xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang (Trang 39 - 41)