Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 45)

2.1. Nâng cao kiến thức cho cán bộ đoàn

Vì cán bộ đoàn là người làm công tác dân vận, thường xuyên gần gũi với dân, với thanh niên. Đồng thời họ còn làm công tác tuyên truyền vận động giáo dục nhận thức cho nhân dân, mà khi cán bộ đoàn có đầy đủ kiến thức thì việc giáo dục tuyên truyền cho quần chúng nhân dân thấy được tầm quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Vì vậy cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn, để cán bộ đoàn tổ chức các hoạt động phong phú và thiết thực hơn, qua đó thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia và hưởng ứng công tác đoàn và đặc biệt là giúp cho cán bộ đoàn không bị lạc hậu trước đoàn viên thanh niên.

2.2. Tăng cường cơ sở vật chất cho đoàn cơ sở

Muốn giáo dục cho nhân dân hiểu và nhận thức rõ việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thì cần có nhiều hoạt động. Tổ chức đoàn là tổ chức thường xuyên phát động các phong trào, hoạt động nhằm giáo dục nhận thức cho quần chúng nhân dân. Để làm tốt công tác này ngoài kiến thức thì cơ sở vật chất là không thể thiếu. Muốn tăng cường cơ sở vật chất thì cần phải:

- Tranh thủ sự ủng hộ đầu tư của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước.

- Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương - Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân

- Đoàn cơ sở cần có những công trình gây quỹ

2.3. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và những nghề truyền thống để ôn lại truyền thống vẻ vang của dân thao và những nghề truyền thống để ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Tổ chức giao lưu văn nghệ hay thể dục thể thao nhằm thu hút tập hợp thanh thiếu niên. Qua những hoạt động này để tuyên truyền truyền thống của dân tộc cho thanh niên, giúp cho thanh niên biết được và hiểu hơn về những giá trị, truyền thống của dân tộc từ đó có cái nhìn đúng đắn đối với truyền thống vẻ vang của dân tộc.

2.4. Đa dạng hoá các mô hình hoạt động

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, đồng thời là con đường để hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Trong bất cứ hoạt động nào con người cũng tham gia vào những mỗi quan hệ nhất định, trong giao lưu con người chọn lọc lẽ phải, tìm ra chân lý rút ra được kinh nghiệm hành động, sự ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên cuộc sống có văn hoá.Chính vì vậy cần thường xuyên tổ chức và đổi mới các mô hình hoạt động, để không gây nhằm chán cho thanh niên, giúp cho thanh niên có điều kiện để vui chơi và khẳng định mình.

2.5. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực văn hoá để động viên kịp thời đoàn viên thanh niên và nhân dân trong huyện. động viên kịp thời đoàn viên thanh niên và nhân dân trong huyện.

Công tác thi đua khen thưởng là công tác rất quan trọng và cần phải thực hiện kịp thời. Vì từ việc khen thưởng kịp thời đó tạo cho đoàn viên thanh niên cũng như nhân dân sự động viên khích lệ, qua đó tạo ra sự hưng phấn, phấn khởi trong công việc. Cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống cũng như kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, từ đó tìm ra được các tổ chức, cá nhân có thành tích suất sắc để khen thưởng và làm mô hình, tấm gương cho mọi đoàn viên thanh niên noi theo.

2.6. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

Tăng cường bồi dưỡng giác ngộ lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thương nòi, hun đúc ước mơ hoài bão lớn cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây

dựng đất nước mà mục tiêu cơ bản là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Học tập giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê Nin tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy đó làm nền tảng tư tưởng làm kim chỉ nam cho mọi hành động, làm mục tiêu xuyên suốt quá trình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Một phần của tài liệu Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 45)