tiểu luận công nghệ thực phẩm XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẤY ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

104 1.1K 0
tiểu luận công nghệ thực phẩm XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẤY ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ SẤY LẠNH 1. KHÁI NIỆM VỀ BƠM NHIỆT 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BƠM NHIỆT Bơm nhiệt có quá trình phát triển lâu dài, bắt đầu từ khi Nicholas Carnot đề xuất những khái niệm chung đầu tiên. Một dòng nhiệt thông thường di chuyển từ một vùng nóng đến một vùng lạnh, Carnot đưa ra lập luận rằng một thiết bị có thể được sử dụng để đảo ngược quá trình tự nhiên và bơm nhiệt sẽ điều chỉnh dòng nhiệt từ một vùng lạnh đến một vùng ấm hơn. Đầu những năm 1850, Lord Kelvin đã phát triển các lý thuyết về bơm nhiệt bằng cách lập luận rằng các thiết bị làm lạnh có thể được sử dụng để gia nhiệt. Các nhà khoa học và các kỹ sư đã cố gắng chế tạo ra một bơm nhiệt nhưng không một mô hình nào thành công cho đến giữa những năm 30 khi những bơm nhiệt sử dụng theo mục đích cá nhân được lắp đặt. Việc lắp đặt các bơm nhiệt gia tăng đáng kể sau thế chiến II, người ta nhận thấy rằng bơm nhiệt có thể được thương mại hóa nếu hoàn tất lý thuyết và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sản phẩm bơm nhiệt đầu tiên được bán vào năm 1952. Từ khi xẩy ra cuộc khủng hoảng năng lượng vào đầu thập kỉ 70, bơm nhiệt lại bước vào một bước tiến nhảy vọt mới. Hàng loạt bơm nhiệt đủ mọi kích cở cho các ứng dụng khác nhau được nghiên cứu chế tạo, hoàn thiện và bán rộng rãi trên thị trường. Ngày nay, bơm nhiệt đã trở nên rất quen thuộc trong các lĩnh vực điều hòa không khí, sấy, hút ẩm, đun nước… Sơ đồ nguyên lý bơm nhiệt: 1 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp Hình 1.1 : Sơ đồ nguyên lý hệ thống bơm nhiệt 1.2 HỆ THỐNG SẤY LẠNH SỬ DỤNG BƠM NHIỆT 1.2.1 Giới thiệu về hệ thống sấy lạnh sử dụng bơm nhiệt Sự thay đổi môi trường trong những năm gần đây, đặc biệt những năm cuối thế kỉ rất đáng lo ngại. Những bước tiến nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật, cùng với sự thay đổi toàn diện về lối sống của xã hội hiện đại, đã gây nên sự tổn hại to lớn đối với các nguồn tài nguyên cũng như đối với sự cân bằng sinh thái. Hiện tại, những yêu cầu đặt ra đối với nền văn minh hiện đại là việc thõa mãn nhu cầu ngày càng cao đối với các nguồn năng lượng đang cạn kiệt trên trái đất. Sự phát triển của kỹ thuật và nghiên cứu khoa học tự nhiên có thể sẽ mang lại câu trả lời thõa đáng nhất. Trọng tâm hiện nay là sự thay đổi dần dần theo hướng đòi hỏi đáp ứng cả vấn đề cân bằng sinh thái và môi trường sống. Sấy là một thiết bị hoạt động chủ yếu trong ngành thực phẩm - nông nghiệp, nó gây nên sự ô nhiễm rất lớn đối với môi trường. Việc khử từng phần hay toàn bộ nước từ vật liệu là rất phức tạp và yêu cầu một nguồn lượng năng lượng lớn. Các yếu tố ảnh 2 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp hưởng đến quá trình này như thời gian chu trình, chất lượng sản phẩm, độ cảm nhiệt, vv Kỹ thuật sấy có thể đáp ứng được cả yêu cầu về kinh tế và bảo vệ môi trường sống phát triển rất chậm bởi nhiều yếu tố. Việc ứng dụng nghiên cứu sử dụng bơm nhiệt trong quá trình sấy được chú ý, từ đó tìm ra các ứng dụng khác nhau của kỹ thuật sấy lạnh sử dụng để thay thế những phương pháp sấy truyền thống từ đó đem đến những lợi ích trong tương lại. Trong một máy sấy đối lưu không khí nóng, không khí được gia nhiệt lên đến nhiệt độ sấy (bằng cách sử dụng bộ gia nhiệt điện hoặc bộ gia nhiệt sử dụng nhiên liệu) để làm tăng tốc độ truyền nhiệt trong quá trình sấy. Điều này làm tăng áp suất hơi nước bên ngoài và tốc độ khuếch tán ẩm trong trong vật liệu theo hướng thoát ra bề mặt vật liệu, từ đó lượng ẩm này sẽ khếch tán vào trong dòng tác nhân sấy. Trong môi trường đối lưu, độ ẩm tuyệt đối của tác nhân sấy phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Việc sử dụng bơm nhiệt để hút ẩm trong quá trình sấy hoàn toàn có thể điều khiển hoàn toàn cả thành phần ẩm và nhiệt độ tác nhân sấy, cũng như lấy lại được nhiệt ẩn bay hơi của nước từ dòng thải. Bơm nhiệt có thể thay đổi nhiệt độ từ thấp đến cao, theo yêu cầu làm việc của thiết bị, từ đó nó có thể cung cấp các chế độ làm việc khác nhau. Loại bơm nhiệt phổ biến nhất hoạt động hoạt động theo một chu trình nén - hơi bao gồm các thiết bị chính: dàn bay hơi, máy nén, dàn ngưng tụ và van giãn nở (hình 1.2) Q h = Q c + W T c < T h Hình 1.1: Nguyên lý truyền nhiệt của bơm nhiệt Van giãn nở 3 Dàn bay hơi Dàn ngưng tụ Máy nén Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp Hình 1.2: Các thành phần cơ bản của một bơm nhiệt Quá trình truyền nhiệt thực hiện được thông qua sự thay đổi pha làm việc của môi chất lạnh. Môi chất lạnh trong giàn bay hơi hấp thụ nhiệt và bay hơi ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp. Khi hơi môi chất lạnh ngưng tụ ở nhiệt độ cao, áp suất cao tại dàn ngưng tụ, nó thải nhiệt ở áp suất cao hơn. Khi sử dụng trong quá trình sấy, hệ thống sấy sử dụng bơm nhiệt làm lạnh không khí của quá trình đến điểm bão hòa, và sau đó ngưng tụ nước (khử ẩm), do đó làm tăng khả năng sấy của không khí. Trong quá trình này chỉ tuần hoàn mức nhiệt thấp (nhiệt hiện và nhiệt ẩn) từ không khí. Cấu trúc của dàn bay hơi và dàn ngưng tụ được bố trí như hình vẽ (hình 1.3). 4 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp Hình 1.3: Hai phương thức trao đổi nhiệt thông qua buồng sấy. Mũi tên lớn chỉ dòng tác nhân qua buồng sấy Trong trường hợp thứ nhất (hình 1.3a), máy sấy lạnh hoạt động vừa như một máy khử ẩm và một bộ gia nhiệt không khí. Trong cách bố trí thứ hai, dàn bay hơi được xen vào dòng không khí ẩm trong khi không khí sạch lại được đưa vào toàn bộ dàn ngưng tụ. Việc sắp xếp theo kiểu này, nhiệt ẩn (cùng với một lượng lớn nhiệt hiện) được hồi lưu bằng cách khử ẩm của khí thải và truyền cho không khí của quá trình thông qua dàn ngưng tụ. Mô hình này thích hợp khi không khí môi trường khô (độ ẩm tương đối thấp), nhưng nó lại không kinh tế trong quá trình sấy, bởi vì dòng khí thải tương tự như không khí bên trong. Trong cả hai mô hình trên, khí thải từ buồng sấy có thể được hồi lưu lại đi đến dàn bay hơi nghĩa là không khí có thể tuần hoàn toàn bộ hay từng phần. Bơm nhiệt bước đầu được nghiên cứu với tác dụng khử ẩm, nhưng sau cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70. Khả năng ứng dụng trong việc sấy nông sản phẩm ngày càng được chú ý đến nhiều hơn. Ứng dụng của bơm nhiệt trong nông nghiệp bắt đầu với việc sử dụng như thiết bị gia nhiệt. Những nghiên cứu và phát triển sau đó đã đạt được kết quả với việc phát triển quá trình sấy sử dụng bơm nhiệt. Bằng nhiều cách khác nhau, như là sử dụng một van điều chỉnh áp suất, trao đổi nhiệt, điều khiển lưu lượng dòng khí, thay đổi tốc độ máy nén,vv… được thực hiện tùy thuộc vào các yêu cầu thực tế, nguyên lý hoạt động máy sấy sử dụng bơm nhiệt. Trong thương mại việc sử dụng các máy sấy lạnh để sấy hỗ trợ đã được nhắc đến tại nhiều nước ở Châu Âu 5 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp (NaUy, Pháp và Hà Lan), Châu Á và Autralia, ở đây công nghệ này được ứng dụng chủ yếu trong các quy trình chế biến thực phẩm. Việc sử dụng bơm nhiệt với quy mô rộng lớn vẫn chưa được cụ thể hóa trong nông nghiệp. Một trong những yếu tố cản trở việc sử dụng kỹ thuật này là chi phí đầu tư. Vì chi phí đầu vào cao và thời gian sử dụng ngắn, cho nên hiện nay các loại máy sấy khác vẫn chiếm ưu thế. Hơn nữa, các sản phẩm ra đời phải đảm bảo tính đổi lẫn và dễ sữa chữa, kỹ thuật sấy sử dụng bơm nhiệt có tiềm năng đáp ứng được các ứng dụng khác nhau trong môi trường sản xuất nông nghiệp. 1.2.1 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG SẤY LẠNH 6 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp Khác với phương pháp sấy nóng, trong phương pháp sấy lạnh, người ta tạo ra độ chênh phân áp suất hơi nước giữa vật liệu sấy và tác nhân sấy bằng cách giảm phân áp suất trong tác nhân sấy nhờ giảm lượng chứa ẩm. Ở phương pháp sấy lạnh, nhiệt độ bề mặt ngoài của vật nhỏ hơn nhiệt độ bên trong vật, đồng thời do tiếp xúc với không khí có độ ẩm và phân áp suất hơi nước nhỏ nên bề mặt cũng có phân áp suất hơi nước nhỏ hơn phía bên trong vật. Nói khác đi, ở đây gradient nhiệt độ và gradient áp suất có cùng dấu nên gradient nhiệt độ không kìm hãm quá trình dịch chuyển ẩm như khi sấy nóng mà ngược lại, nó có tác dụng tăng cường quá trình dịch chuyển ẩm trong lòng vật ra ngoài để bay hơi làm khô vật. Khi đó ẩm trong vật liệu dịch chuyển ra bề mặt và từ bề mặt vào môi trường có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiệt độ môi trường hoặc cũng có thể nhỏ hơn 0 o C. Hình1.5: Sơ đổ hệ thống sấy lạnh 1.2.1.1 Hệ thống sấy lạnh ở nhiệt độ nhỏ hơn 0 o C a. Hệ thống sấy thăng hoa Sấy thăng hoa là quá trình tách ẩm khỏi vật liệu sấy trực tiếp từ trạng thái rắn biến thành trạng thái hơi nhờ quá trình thăng hoa. Để tạo ra quá trình thăng hoa, vật liệu sấy phải được làm lạnh dưới điểm ba thể, nghĩa là nhiệt độ của vật liệu t < 0 0 C và áp suất 7 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp tác nhân sấy bao quanh vật p < 620 Pa. Từ đó, vật liệu sấy nhận được nhiệt lượng để ẩm từ trạng thái rắn thăng hoa thành thể khí và vào môi trường. Như vậy, trong các hệ thống sấy thăng hoa phải tạo được chân không trong vật liệu sấy và làm lạnh vật xuống dưới 0 o C.  Ưu điểm: Phương pháp gần như bảo toàn được chất lượng sinh, hóa học của sản phẩm bao gồm: màu sắc, mùi vị, vitamin, hoạt tính,…  Nhược điểm: - Chi phí đầu tư cao, phải dùng đồng thời bơm chân không và máy lạnh (để kết đông sản phẩm và làm ngưng kết hơi nước) - Hệ thống cồng kềnh nên vận hành phức tạp, chi phí vận hành và bảo dưỡng lớn. Sấy thăng hoa thường được ứng dụng để sấy sản phẩm quý, dễ biến chất do nhiệt như: máu, vắc xin,… b. Hệ thống sấy chân không Phương pháp sấy chân không là phương pháp tạo ra môi trường gần như chân không trong buồng sấy, nghĩa là nhiệt độ vật liệu t < 0 o C, áp suất tác nhân sấy bao quanh vật p > 610 Pa. Khi nhận được nhiệt lượng, các phần tử nước trong vật liệu sấy ở thể rắn sẽ chuyển sang thể lỏng, sau đó mới chuyển sang thể hơi và đi vào môi trường.  Ưu điểm: Phương pháp này giữ được chất lượng sản phẩm, đảm bảo điều kiện vệ sinh.  Nhược điểm: Hệ thống có chi phí đầu tư lớn, vận hành phức tạp. - Phương pháp sấy chân không thường chỉ sấy các loại vật liệu sấy là các sản phẩm quý, dễ biến chất. - Do tính phức tạp và không kinh tế nên các hệ thống sấy thăng hoa và hệ thống sấy chân không chỉ dùng để sấy những vật liệu quí hiếm, không chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, các hệ thống sấy này là những hệ thống sấy chuyên dùng, không phổ biến. 1.2.1.2 Hệ thống sấy lạnh ở nhiệt độ lớn hơn 0 o C 8 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp Với những hệ thống sấy mà nhiệt độ vật liệu sấy cũng như nhiệt độ tác nhân sấy xấp xỉ nhiệt độ môi trường, tác nhân sấy thường là không khí được khử ẩm bằng phương pháp làm lạnh hoặc bằng các máy khử ẩm hấp phụ, sau đó nó được đốt nóng hoặc làm lạnh đến các nhiệt độ yêu cầu rồi cho đi qua vật liệu sấy. Khi đó do phân áp suất hơi nước trong tác nhân sấy bé hơn phân áp suất hơi nước trên bề mặt vật liệu sấy mà ẩm từ dạng lỏng bay hơi đi vào tác nhân sấy. Như vậy, quy luật dịch chuyển ẩm trong lòng vật và từ bề mặt vật vào môi trường trong các hệ thống sấy lạnh loại này hoàn toàn giống như trong các hệ thống sấy nóng. Điều khác nhau ở đây là cách giảm p am bằng cách đốt nóng tác nhân sấy (d = const) để tăng áp suất bão hoà dẫn đến giảm độ ẩm tương đối φ. Trong khi đó, với các hệ thống sấy lạnh có nhiệt độ tác nhân sấy bằng nhiệt độ môi trường thì ta sẽ tìm cách giảm phân áp suất hơi nước của tác nhân sấy p am bằng cách giảm lượng chứa ẩm d kết hợp với quá trình làm lạnh (sau khử ẩm bằng hấp thụ) hoặc đốt nóng (sau khử ẩm bằng lạnh).  Ưu điểm: - Năng suất hút ẩm của phương pháp này khá lớn. - Khả năng giữ chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng sản phẩm cũng khá tốt (phụ thuộc vào nhiệt độ sấy).  Nhược điểm: - Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn do phải sử dụng cả máy hút ẩm chuyên dụng và máy lạnh - Chất hút ẩm phải thay thế theo định kì - Vận hành khá phức tạp nên chi phí vận hành lớn - Điện năng tiêu tốn lớn do cần chạy máy lạnh và đốt nóng dây điện trở để hoàn nguyên chất hấp thụ. - Lắp đặt phức tạp, khó điều chỉnh các thông số để phù hợp với công nghệ - Trong môi trường có bụi, cần dừng máy để vệ sinh chất hấp thụ, tuổi thọ thiết bị giảm. 9 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp b. Phương pháp dùng bơm nhiệt nhiệt độ thấp Trong phương pháp này, người ta chỉ dùng một hệ thống bơm nhiệt để tạo ra môi trường sấy. Nhiệt độ môi trường sấy có thể điều chỉnh trong giới hạn khá rộng từ nhiệt độ xấp xỉ môi trường đến nhiệt độ âm, tùy thuộc yêu cầu của vật liệu sấy. Khác với các thiết bị nhiệt lạnh khác, khi sử dụng bơm nhiệt để sấy khô và hút ẩm thì cả dàn nóng và dàn lạnh đều được sử dụng hữu ích nên năng suất tiêu thụ ở đây có thể được tận dụng đến mức cao nhất mà nhiệt độ không khí lại có thể chỉ cần duy trì ở mức nhiệt độ môi trường hoặc thấp hơn.  Ưu điểm: - Khả năng giữ màu sắc, mùi vị và vitamin đều tốt - Tiết kiệm năng lương nhờ sử dụng cả năng lượng dàn nóng và dàn lạnh, hiệu quả sử dụng nhiệt cao - Bảo vệ môi trường, vận hành an toàn. - Có khả năng điều chỉnh nhiệt độ tác nhân sấy tùy thuộc vào yêu cầu và khả năng chịu nhiệt của từng loại sản phẩm nhờ thay đổi công suất nhiệt của dàn ngưng trong - Công suất khá lớn - Chi phí đầu tư hệ thống thấp hơn so với các phương pháp sấy lạnh khác - Vận hành đơn giản.  Nhược điểm: - Thời gian sấy thường khá lâu do độ chênh phân áp suất hơi nước giữa vật liệu sấy và tác nhân sấy không lớn. - Phải có giải pháp xả băng sau một thời gian làm việc. 1.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỆ THỐNG SẤY LẠNH SỬ DỤNG BƠM NHIỆT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Việc sử dụng bơm nhiệt trong công nghiệp cũng như dân dụng để sấy, sưởi, hút ẩm, điều hòa không khí,… đã được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trên thế giới. Sau đây là tổng quan một số công trình nghiên cứu: 1.3.1 Các tác giả trong nước 10 [...]... pháp sấy phù hợp 1.6 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ SẤY LẠNH Ưu điểm của công nghệ sấy lạnh là có thể xây dựng được từng quy trình công nghệ sấy hợp lý đối với từng loại rau, củ, quả Sau khi sấy, nông sản, thực phẩm giữ được nguyên màu sắc, mùi vị, thành phần dinh dưỡng thất thoát không đáng kể (khoảng 5%), đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. .. cả khi so sánh với kỹ thuật sấy hiện đại bằng tia hồng ngoại Dưới đây là bảng so sánh các phương pháp sấy khác nhau với phương pháp sấy lạnh sử dụng bơm nhiệt nhiệt độ thấp của Viện Công Nghệ Thực Phẩm, sở Công Nghiệp Hà Nội Bảng1.1: Đánh giá so sánh chất lượng sản phẩm sấy bằng bơm nhiệt sấy lạnh với phương pháp sấy nóng truyền thống và sấy hồng ngoại Phương Pháp sấy Thứ Sấy nóng tự Sấy thăng hoa và... phẩm tương đương một số nước khác trên thế giới Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm, vì thế máy sấy lạnh là công nghệ đặc biệt phù hợp với các loại nông sản, thực phẩm, đảm bảo được chất lượng cũng như hàm lượng dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị cho sản phẩm Đối với các sản phẩm như củ cà rốt, thì là, hành hay các loại kẹo chocolate, kẹo Caramen, Jelly Môi trường chế biến những sản phẩm này yêu cầu... lá: su hào, chè, thuốc lá, các loại rau thơm, Các dạng nông sản loại này thường được sấy nguyên dạng (thuốc lá) hoặc băm nhỏ (bắp cải) • Dạng tinh bột hay nhũ tương hoặc purê Đây là những chế phẩm từ nông sản Sấy các sản phẩm này thường dùng các loại sấy phun hoặc sấy tầng sôi  Một số tính chất của rau quả liên quan đến quá trình sấy Trong quá trình sấy rau quả xẩy ra một loạt biến đổi hóa sinh, hóa... giống thường 2.3.2 Công nghệ làm khô vật liệu sấy Với tính chất là một đối tượng sấy, ta có thể chia nông sản Việt Nam ra làm mấy dạng sau: • Dạng hạt: lúa, ngô, các loại đậu, lạc và cà phê, • Dạng củ: khoai lang, sắn, khoai tây, cà rốt, củ cải, Khi sấy các nông sản loại này thường tiến hành dưới dạng lát hoặc sợi • Dạng quả: chuối, mơ, mận, Khi sấy nông sản loại này người ta thường sấy nguyên cả quả... yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao (chỉ tiêu 1, 7), còn lại nên sử dụng phương pháp sấy lạnh bằng bơm nhiệt nhiệt độ thấp • So sánh với sấy nóng Nhìn chung, có một số vật liệu sấy lạnh không có hiệu quả như sấy gỗ, các loại hoa quả có vỏ dày thì buộc phải sử dụng sấy nóng Đối với các vật liệu còn lại, nếu vật 22 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp liệu sấy nhạy cảm với nhiệt, dễ mất màu,... cho những thực phẩm dễ bị hư hỏng Không chỉ có vậy, vùng nóng ánh sáng mặt trời chiếu xuống làm khô những loại thực phẩm dễ hư hỏng như các loại rau quả Các sản phẩm khô cũng có thể giữ được trong thời gian dài hơn Trong thời gần đây, có nhiều công nghệ bảo quản thực phẩm đươc đưa ra dựa trên nền tảng khoa học đúng đắn Kết quả, công nghiệp bảo quản thực phẩm ngày nay có thể là ngành công nghiệp rộng... PHƯƠNG PHÁP SẤY LẠNH Sấy là quá trình tách nước và hơi nước ra khỏi vật Tuy nhiên, sấy là một quá trình công nghệ đòi hỏi sau khi sấy, vật liệu phải đảm bảo chất lượng cao, tiêu tốn năng lượng ít và chi phí vận hành thấp Có hai phương pháp sấy: 1.5.1 Phương pháp sấy nóng Trong phương pháp sấy nóng, tác nhân sấy và vật liệu sấy được đốt nóng Do tác nhân sấy được đốt nóng nên độ ẩm tương đối φ giảm dẫn... gây thối hỏng thực phẩm  Ức chế hoặc ngăn ngừa sự tự thối hỏng của thực phẩm  Ngăn ngừa những nguyên nhân gây hại như côn trùng, chuột bọ, chim, hóa chất,… Bảng 2.1: Các nguyên tắc bảo quản thực phẩm và rau quả 26 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp Ức chế ngăn ngừa vi sinh vật gây thối hỏng thực phẩm  Ngăn ngừa vi sinh vật gây thối hỏng thực phẩm bằng cách vô trùng thực 1 phẩm  Ngăn ngừa... hóa học trong thực phẩm Ngăn ngừa những nguyên nhân gây hại như côn trùng, chuột bọ, chim chóc, hóa chất,… 2.3 CÔNG NGHỆ LÀM KHÔ NÔNG SẢN 2.3.1 Những biến đổi hóa, lý trong quá trình bảo quản nông sản phẩm Bất kì một loại nông sản phẩm nào, trong thành phần của nó đều có chứa các nhóm hợp chất hữu cơ như protein, gluxit, lipid, vitamin, axit hữu cơ và các chất khoáng, các sắc tố v.v… với tỷ lệ khác . nhau trong môi trường sản xuất nông nghiệp. 1.2.1 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG SẤY LẠNH 6 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp Khác với phương pháp sấy nóng, trong phương pháp sấy lạnh, người ta. một số công trình nghiên cứu: 1.3.1 Các tác giả trong nước 10 Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Luận văn tốt nghiệp Tác giả Phạm Văn Tùy và các công sự đã tiến hành nghiên cứu và đã ứng dụng thành công. này được ứng dụng chủ yếu trong các quy trình chế biến thực phẩm. Việc sử dụng bơm nhiệt với quy mô rộng lớn vẫn chưa được cụ thể hóa trong nông nghiệp. Một trong những yếu tố cản trở việc

Ngày đăng: 30/04/2015, 16:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 5.7 Tính toán trỞ lỰc và chỌn QuẠt

    • a) Tính toán đường ống dẫn tác nhân sấy.

    • Chọn :

    • Tính lưu lượng không khí.

    • Đường kính ống dẫn không khí.

    • Xác định chiều dài đường ống

    • b) Tính toán trở lực của hệ thống

    • Tổn thất áp suất trên đường ống gió

    • Tổn thất ma sát: Tổn thất ma sát được tính theo công thức:

    • Tổn thất cục bộ

    • Tổn thất cục bộ được tính theo công thức:

    • c) Tổn thất qua các thiết bị của hệ thống

    • d) Chọn quạt.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan