tài liệu kiểm toán căn bản

58 272 0
tài liệu kiểm toán căn bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TL: KIỂM TOÁN CĂN BẢN 1 CÂU 1: Khái niệm CỦA KIỂM TOÁN - Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của các đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập - KTV có năng lực độc lập • Năng lực của KTV là trình độ nghiệp vụ kỹ thuật được hình thành qua đào tạo và tích lũy kinh nghiệm, giúp cho KTV có khả năng xét đoán công việc trong từng TH cụ thể. CÒn sự độc lập với đơn vị được kiểm toán là yêu cầu cần thiết để duy trì sự khách quan của KTV và tạo được sự tin cậy của người sử dụng kiểm toán • Tính độc lập o Độc lập: Nguyên tắc hành nghề cơ bản của KTV. Mọi KTV hành nghề và thành viên nhóm kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán, công ty kiểm toán phải độc lập với các KH sử dụng dịch vụ kiểm toán o Tuy nhiên độc lập ko phải là tuyệt đối, ko đòi hỏi phải độc lập hoàn toàn về các quan hệ kinh tế, tài chính và các mói quan hệ khác,… Các mối quan hệ đó cần được đánh giá thỏa đáng xem có ảnh hưởng đến tình độc lập hay ko? Theo VSA 200: Mục tiêu và nguyên tắc chi phối KTBCTC o KTV ko bị tác động hoặc bị chi phối bới lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đên sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình o KO được nhận là KT cho các đơn vị mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ KH, hoặc là cổ đông chi phối của KH hoặc có thể kí kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa o KO được nhận làm KT ở những đơn vj mà bản thân có quan hệ họ hàng thân thuộc o Ko được vừa làm dịch vụ kế toán vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một KH o Trong quá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì KTV phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế đó. Nếu ko phải nêu rõ điều này trong báo cáo kiểm toán • Thẩm quyền: được thể hiện và quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy - Các thông tin có thể định lượng được: Bao gồm: • Thông tin tài chính • Thông tin phi tài chính • Thông tin được kiểm tra có thể là báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tờ khai nộp thuế, quyết toán ngân sách của các cơ quan nhà nước… Kết quả kiểm toán sẽ giúp cho người sử dụng đánh giá độ tin cậy của thông tin này. - Các chuẩn mực được xây dựng và thiết lập: là cơ sở để đánh giá các thông tin được kiểm tra, chúng thay đổi tùy theo thông tin được kiểm tra. Chẳng hạn như đối với báo cáo tài chính của đơn vị, kiểm toán viên dựa trên các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành; còn đối với tờ khai nộp thuế thì chuẩn mực để đánh giá sẽ là Luật Thuế… • Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: KTV phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán VN và các quy định pháp luật hiện hành • Các chuẩn mực kiểm toán này quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm toán BCTC 2 - Đơn vị được kiểm toán là doanh nghiệp, tổ chức được doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán. (Luật Kiểm toán độc lập) - Báo cáo kết quả: • Văn bản, miệng • Là ý kiến nhận xét của KTV về mức độ phù hợp giữa thong tin thu thập được với các chuẩn mực đã được xây dựng CÂU 2 Chức năng của kiểm toán: Là kiểm tra và xác nhận độ tin cậy về chất lượng của các thông tin - Kiểm tra và xác nhận( chức năng xác minh): hay còn gọi là chức năng hướng về quá khứ: Nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nhiệm vụ hay việc lập các bản khai tài chính - Chức năng trình bày ý kiến( chức năng tư vấn) hay còn gọi là chức năng hướng về luợng thôngn tin và cả pháp lý, tư vẫn qua xác minh Nhiệm vụ của kiểm toán: - Xác nhận tính khách quan và chuẩn xác của thông tin - Đưa ra các thiết kế nhằm hoàn thiện quá trình quản lý, quá trình tổ chức thông tin nhằm phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng sử dụng thông tin kiểm toán CÂU 3: Mục đích và phạm vi của kiểm tóan Mục đích: - Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của các đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp và DN, tổ chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động KD của DN - Ngoài mục đích trên kiểm toán còn nhằm mục đích giải quyết những tranh chấp bất đồng xảy ra giữa các đơn vị nếu có Phạm vi: - Phạm vi kiểm toán là những công việc và thủ tục kiểm toán cần thiết mà KTV cần phải xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để đạt được mục tiêu kiểm toán - Thủ tục kiểm toán phải đựơc xác định trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán VN hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế đựoc chấp nhận, phù hợp với yêu cầu của tổ chức nghề nghiệp, phù hợp quy định của pháp luật và các thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán CÂU 4 Phân loại kiểm toán a. Phân loại theo chức năng kiểm toán: Kiểm toán hiệu quả( kiểm toán hoạt động): Là việc kiểm tra, đánh giá tính kinh tế hữu hiệu và tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị - Đặc điểm: 3 • Đối tượng rất đa dạng • Việc kiểm tra thường vượt khỏi phạm vi công tác KTTC • Sử dụng nhiều biện pháp, kỹ năng nghề nghiệp và phân tích, đánh giá khác nhau,… Kiểm toán tuân thủ: là việc kiểm tra và đánh giá xem đơn vị được kiểm tra có tuân thủ pháp luật và các quy định hay ko để kết luận về sự chấp hành pháp luật và các quy định của đơn vị - Đặc điểm: • Đối tựơng khá linh hoạt • Có cưỡng chế cao của chủ thể với khách thể, của cấp trên đối với cấp dưới của đơn vị thuộc quyền mà ko có quan hệ và ngược lại • Các công cụ chuẩn mực được sử dụng rất cụ thể, chặt chẽ chính xác, có tính pháp lý cao • Kết quả của KT tuân thủ được báo cáo cho người có trách nhiệm trong đơn vị được kiểm toán hoặc là cơ quan quản lý cấp trên Kiểm toán BCTC: là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của đơn vị kế toán phục vụ đối tượng cón nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC của đơn vị - Đặc điểm: • Đối tượng thông tin của kiểm tóan BCTC: Bảng CĐKT, BCKQKD, BCLCTT, thuyết minh BCTC của các đơn vị tổ chức kinh doanh, BC quyết toán vốn, ngân sách của các đơn vị hành chinh sự nghiệp, của các dự án đầu tư, • Các công cụ chuẩn mực được sử dụng cũng khách quan và mang tính pháp lý cao b. Phân loại theo chủ thể kiểm toán Kiểm toán độc lập: là việc kiểm toán viên hanh nghề, DN kiểm toán kiểm tra, đưa ra ý kiếm độc lập của mình về BCTC và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán Kiểm toán Nhà nước: là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Kiểm toán NN có chức năng kiểm toán BCTC, kiểm tóan tuân thủ, kiểm tóan hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước Kiểm toán Nội bộ: là công việc kiểm toán do các KTV của đơn vị tiến hành. Kiểm toán nội bộ chủ yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ, kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và việc thực thi công tác kế toán, tài chính, của đơn vị SO sánh 3 loại kiểm toán: Tiểu thức Kiểm toán nội bộ Kiểm toán NN Kiểm toán độc lập Thời gian ra đời Đầu tiên ở Mỹ năm 1941, Pháp 1960, Việt Nam 1997 Văn phòng Tổng Kiểm toán trưởng của Mỹ (GAO) thành lập năm 1921 Từ khi có nền kinh tế thị trường 4 Khái niệm Là loại kiểm toán do các KTV nội bộ của đơn vị tiến hành. Thực chất: kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kế toán, HTKSNB, chất lượng công việc. Là công việc kiểm toán do các cơ quan quản lý của Nhà Nước và cơ quan kiểm toán Nhà Nước tiến hành theo chức năng quản lý Nhà Nước. Là loại kiểm toán do các KTV độc lập của các Hãng, các cty Kiểm toán chuyên nghiệp thực hiện. Là loại dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận, bảo hộ, được quản lý chặt chẽ bởi hiệp hội chuyên ngành kiểm toán. Chức năng Chủ yếu là kiểm toán hoạt động; Ngoài ra còn kiểm toán tuân thủ, kiểm toán BCTC. Chủ yếu là kiểm toán tuân thủ; Ngoài ra còn kiểm toán hoạt động, kiểm toán BCTC. Chủ yếu là kiểm toán BCTC; Ngoài ra còn kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động. Phạm vi Kiểm toán chỉ trong nội bộ DN của mình, cả đơn vị chính và đơn vị phụ thuộc. Kiểm toán các doanh nghiệp có sử dụng vốn kinh phí của Nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách Nhà nước. Kiểm toán với mọi đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế và hoạt động theo đặc trưng của nền kinh tế thị trường. KTV Đây là kiểm toán trong nội bộ DN, là người làm công ăn lương và không nhất thiết phải có chứng chỉ hành nghề. Là công chức Nhà nước mà không nhất thiết phải có chứng chỉ hành nghề. Đây là kiểm toán viên độc lập, là các chuyên gia kiểm toán chuyên nghiệp được đào tạo công phu. Tổ chức Đây là bộ phận thuộc cấp cao nhất của DN và nó độc lập với các bộ phận khác. Đây là cơ quan quản lý cơ cấu Nhà nước trực thuộc chính phủ, tòa án, quốc hội, tùy theo từng nước. Được hình thành và tổ chức hoạt động với tư cách như một DN vì mục đích KD và họ có thu phí kiểm toán. Đặc trưng -Được tiến hành theo chủ DN (hiện nay tất cả các DN phải thiết lập bm KTNB). -Việc kiểm tra gắn với xử lý sai phạm và -Mang tính cưỡng chế cao theo luật định, theo yêu cầu quản lý Nhà nước. -Việc kiểm tra gắn với xử lý sai phạm và đưa -Tự nguyện theo yêu cầu của khách hàng trên một nền tảng pháp lý do Nhà nước đề ra sự cần thiết của hoạt động này. 5 các ý kiến nội bộ đề xuất. -Về nguyên tắc, KTNB chỉ chịu trách nhiệm trước chủ DN, nhưng nó cũng có tính pháp lý (thấp hơn 2 loại kia). ra phương hướng vào thực hiện hoạt động SXKD. -Nó có tính pháp lý cao được đề cập trong hiến pháp. -Việc kiểm tra ko gắn với xử lý sai phạm, nhiệm vụ xác định thông tin trên BCTC. CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIệM CƠ BảN Sử DụNG TRONG KIểM TOÁN CÂU 5 . Khái niệm cơ sở dẫn liệu - Cơ sở dẫn liêu: Là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính và được kiểm toán viên sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra (Theo VSA 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị) - Cơ sở dẫn liệu gắn liền với mục tiêu kiểm toán CÂU 6: Các yếu tố của cơ sở dẫn liệu, 6 Gồm 7 yếu tố: hiện hữu, phát sinh, quyền và nghĩa vụ, đầy đủ, đánh giá, chính xác, trình bày và công bố. 1. Hiện hữu: Các Tài sản hay khoản phải trả tồn tại vào thời điểm được xem xét. Kiểm toán viên phải chứng mình rằng các tài sản và nợ phải trả mà đơn vị khai báo trên báo cáo tài chính thì hiện hữu trong thực tế.(Tức là vicệ phát hiện các tài sản hoặc khoản phải trả không có thực)  phương pháp: - kiểm kê tài sản hữu hình - xác định tài sản do người khai thác quản lý sử dụng - kiểm tra giá gốc và lợi ích tương lai của tài sản vô hình - xác nhận nợ phải trả - kiểm tra chứng từ nợ phải trả 2. Quyền và nghĩa vụ: Các tài sản hay khoản phải trả thuộc về đơn vị vào thời điểm được xem xét. Kiểm toán viên phải chứng minh rằng các tài sản thì thuộc quyền kiểm soát của đơn vị và các khoản phải trả là nghĩa vụ của đơn vị.( phát hiện các tài sản hoặc khoản phải trả không thuộc về đơn vị)  phương pháp: - kiểm tra bằng chứng về quyền sở hữu/kiểm soát của đơn vị đối với tài sản - kiểm tra bằng chứng về nghĩa vụ của đơn vị đối với các khoản phải trả 3. phát sinh: các nghiệp vụ hay sự kiện đã xảy ra và thuộc về đơn vị trong thời kỳ được xem xét.Kiểm toán viên phải chứng mình rằng các nghiệp vụ mà đơn vị khai báo trên báo cáo tài chính thì phát sinh trong thực tế và thuộc về đơn vị.( phát hiện các nghiệp vụ không có thực và thuộc về đơn vị)  phương pháp: - kiểm tra chưng từ gốc của các nghiệp vụ phát sinh. - lấy xác nhận của bên thứ ba, kiểm tra các tài khoản có liên quan 4. Đầy đủ: toàn bộ tài sản, nợ phải trả và các nghiệp vụ đã xảy ra liên quan đến báo cáo tài chính phải được ghi chép. Kiểm toán viên phải chứng minh rằng đơn vị đã khai báo trên báo cáo tài chính tất cả tài sản, nợ phải trả và nghiệp vụ.(phát hiện các tài sản, nợ phải trả hoặc nghiệp vụ chưa khai báo)  phương pháp: - tìm hiểu kiểm soát nội bộ - thực hiện thủ tục phân tích nhằm phát hiện việc bỏ xót nghiệp vụ - đối chiếu chứng từ với sổ sách - kiểm tra việc khóa sổ - có thể kết hợp việc kiểm kê để xác định tính đầy đủ. 5. Đánh giá: Các tài sản hay khỏa phải trả được ghi chép theo giá trị thích hợp.Kiểm toán viên phải chứng minh rằng đơn vị đã đánh giá tài sản, nợ phải trả và nghiệp vụ phù hợp với chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành.( phát hiện việc áp dụng các phương pháp đánh giá không phù hợp hoặc không nhất quán) phương pháp: - xem xet phương pháp đánh giá mà đơn vị sử dụng có phù hợp chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành không - xem xet phương pháp đánh giá có được áp dụng nhất quán hay không. 6. Chính xác: các nghiệp vụ hay sự kiện được ghi chép đúng số tiền, doanh thu và chi phí được phân bổ đúng kỳ, đúng khoản mục và đúng về toán học.Kiểm toán viên phải chứng 7 minh rằng đơn vị đã tính toán cộng dồn chính xác và số liệu trên báo cáo khớp đúng với sổ cái và sổ chi tiết.(phát hiện sự không thống nhất giữa tổng hợp và chi tiết) phương pháp: - yêu cầu đơn vị cung cấp số dư hoặc phát sinh chi tiết - đối chiếu với sổ chi tiết - kiểm tra tổng cộng và đối chiếu tổng cộng với sổ cái 7. trình bày và công bố.: Các khoản mục được công bố phân loại và diễn giải phù hợp với chuẩn mực kê toán hiện hành.Kiểm toán viên phải chứng minh rằng báo cáo tài chính được trình bày và công bố phù hợp với yêu cầu của chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành.( phát hiện việc trình bày không phù hợp hoặc các công bố sai, thiêu)  phương pháp: - xem xet vấn đê trình bày báo cáo tài chính: phân loại khoản mục, việc cấn trừ số liệu - xem xét các yêu cầu về công bố thông tin bổ sung trên báo caos tài chính. CÂU 7 Ý nghĩa của cơ sở dẫn liệu với công tác kiểm tóan  Lập KH kiểm toán: Xác định khả năng xảy ra sai phạm trong toàn bộ và từng khoản mục của BCTC mắt xích thủ tục kiểm soát cơ bản, thủ tục trình tự kiểm toán phù hợp. Xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp  Thực hiện kiểm toán: Xác định mục tiêu của các thử nghiệm đang thực hiện à Đưa ra quyết định hiệu quả nhất  Hoàn thành kiểm toán: Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của báo cáo kiểm toán với mục tiêu kiểm toán đã thiết lập Thủ tục kiểm toán bổ sung, nhận định đánh giá về BCTC CÂU 8 Khái niệm và mục đích của KSNB. Kiểm soát nội bộ: Là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. (theo VSA 315)  MụC ĐÍCH CủA KSNB ĐốI VớI HOạT ĐộNG QUảN LÝ CủA ĐƠN Vị ĐƯợC KIểM TOÁN • Điều khiển và quản lý KD một cách có hiệu quả • Đảm bảo các quyết định và chế độ quản lý được thực hiện đúng thể thức; • Phát hiện kịp thời những rắc rối trong kinh doanh để có biện pháp đối phó; • Ngăn chăn, phát hiện các sai phạm, gian lận; • Ghi chép kế toán đầy đủ, đúng thể thức về các nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh; • Lập báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ, tuân theo các yêu cầu pháp định có liên quan; • Bảo vệ tài sản và thông tin không bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích.  MụC ĐÍCH CủA VIệC NGHIÊN CứU KSNB ĐốI VớI KIểM TOÁN VIÊN ĐộC LậP • Thiết lập độ tin cậy của hệ thống KSNB • Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát • Xác định phạm vi, quy mô và phương pháp kiểm toán thực thi thích hợp CÂU 9 Các thành phần của KSNB 8 Gồm 5 bộ phận: Giám sát kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát,môi trường kiểm soát,hệ thống thông tin liên quan tới việc lập trình BCTC. (1)Môi trường kiểm soát. Phản ánh “sắc thái” chung của đơn vị và được thể hiện qua nhận thức , quan điểm và thái độ của người quản lý về vẫn đề kiểm soát trong dn. Môi trường kiểm soát gồm: - giá trị đạo đưa và tính trung thực: + hệ thống quy đinh, nguyên tắc: quy đinh rõ ràng, có những tình huống cụ thể, đặc thù thường gặp nhất trong hoạt động thường ngày,có sổ tay sinh viên: được cập nhật thường xuyên, mọi nhân viên đuề được phổ biến, giải thích và hiểu rõ nội dung và ký vào sổ tay của mình. + tư tưởng đạo đức từ Ban lãnh đạo:tạo đk và khuyến khích giá trị đạo đức và tính trung thựcnhân viên hiểu rằng họ chịu “sức ép” trong việc hành xử có đạo đứccó chê tài xử lý khi nhân viên vi phạm nguyên tắc đạo đức. +tránh xa sự cám dỗ hành vi phi đạo đức:ban lãnh đạo nhận thức rõ nên tránh xa sự cám dỗ của những hành vi phi đạo đứcđưa ra mục tiêu hoạt động của từng bộ phận, từng nhân viên, mục tiêu phải đảm bảo:1/đòi hỏi nhân viên nỗ lực, 2/ thực tế và có thể đạt được.==> xây dựng cơ chế thu thập tách bạch giữa thu nhập tối thiểu và thu nhập dựa trên kết quả làm việc. +chế tài xử lý khi vi phạm +đạo đức khi tiếp xúc, phối hợp làm việc:tiếp xúc với cơ quan ngôn luận, nhân viên, nhà cung cấp, kiểm toán viên theo cách thể hiện giá trị đạo đức caocung cấp thông tin trung thực và đúng quyền hạnđề cao phối hợp làm việc với đối tác đê ra quy tình giải đáp thắc mắc. - cấu trúc doanh nghiệp - chính sách về nhân sự - quan điểm và phong cách nhà quản lý: +Quan điểm với rủi ro +ban lãnh đạo luôn tỏ rõ quan điểm về việc bảo về tài sản và thông tin giá trị. +quản lý dựa trên kết quả hoạt động +quản lý tỷ lệ thay thế nhân viên tại các bộ phận chủ chốt + ban lãnh đạo chủ động hôc trợ các bộ phận hoạt động - cam kết về năng lực CÁC NHÂN Tố CHủ YếU Để ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯờNG KIểM SOÁT  Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng của đơn vị; Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán (Ban kiểm soát)Tư duy quản lý, phong cách điều hành của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.  Cơ cấu tổ chức và quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó.  Hệ thống kiểm soát của Ban quản lý bao gồm tất cả các bộ phận quản lý, kiểm soát, chức năng của kiểm toán nội bộ, chính sách và thủ tục liên quan đến nhân sự và sự phân định trách nhiệm.  Các nhân tố bên ngoài đơn vị: chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của cấp trên hoặc cơ quan quản lý chuyên môn, ảnh hưởng của chủ nợ và nguồn cung cấp chủ yếu, thị trường, (2) ĐÁNH GIÁ RỦI RO Quá trình đánh giá rủi ro gồm : 9 Nhận dạng các rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị. Phân tích rủi ro : ảnh hưởng và khả năng xảy ra rủi ro. Đề ra các biện pháp để đối phó với rủi ro. * rủi ro khi không có thủ tục kiểm soát nội bộ: - thủ kho biển thủ hàng hóa - thủ kho kiêm luôn nhiệm vụ của kế toán thanh toán - không lựa chọn nhà cung cấp. *Rủi ro khi không áp dụng thủ tục kiểm soát - Nhân viên bán hàng chiếm đoạt tiền - Hàng tồn kho chất lượng kém - Mua hàng với giá cao không sử dụng được * Rủi ro khi áp dụng thủ tục kiểm soát không phù hợp - dự trữ tồn khô không đủ - giao hàng không đúng thời hạn - bán hàng sai quy cách. CÁCH THứC ĐÁNH GIÁ RủI RO  Phân tích xác suất/tần suất xuất hiện  Phân tích mức độ tác động  Phân tích mối quan hệ nhân – quả  Phân tích quyết định  Sự kiện độc lập  Sự kiện liên quan (3)Các hoạt động kiểm soát: Những chính sách và những thủ tục để đảm bảo là các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện. Những hoạt động kiểm soát chủ yếu có liên quan đếùn hệ thống kế toán : * Phê duyệt; * Đánh giá hoạt động; * Xử lý thơng tin; * Các kiểm sốt vật chất (khĩa an tồn, két sắt, camera…); * Phân chia nhiệm vụ. NGUYÊN TắC XÂY DựNG THủ TụC KIểM SOÁT Nguyên tắc 1- Phân công phân nhiệm : - Một tổ chức có nhiều người cùng làm thì phải phân công công việc cho tất cả mọi người - Không để một số người làm quá nhiều việc trong khi một số người khác không có việc để làm - Mọi người phải hiểu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình và của người khác để phối hợp và kiểm soát lẫn nhau HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT: Không để một cá nhân nắm tất cả các khâu của một nghiệp vụ: xét duyệt, thực hiện, bảo quản tài sản và giữ sổ sách kế toán. Nguyên tắc 2 - Bất kiêm nhiệm: - Bất kiêm nhiệm trong việc bảo vệ tài sản với kế toán - Bất kiêm nhiệm trong việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế với việc thực hiện các nghiệp vụ đó 10 [...]... rủi ro kiểm soát giúp kiểm toán viên xác định đơợc phạm vi kiểm toán và quy mô của cuộc kiểm toán -> xỏc định rủi ro phỏt hiện  Việc xác định đơợc 2 loại rủi ro này giúp kiểm toán viên lựa chọn đơợc phơơng pháp kiểm toán áp dụng CÂU 16 Khái niệm và phân loại bằng chứng kiểm toán - Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập đơợc liên quan đến cuộc kiểm toán và... khoán, Thu được qua thanh tra hoặc kiểm kê tài sản  Bằng chứng tài liệu: thu được qua cung cấp tài liệu, thông tin của các bên liên quan theo yêu cầu của Kiểm toán viên Gồm: ghi chép kế toán của doanh nghiệp, chứng từ, tài liệu do đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cung cấp, tài liệu tính toán lại của Kiểm toán viên, văn bản làm việc với thuế, ngân hàng, kế hoạch, dự toán đã được duyệt  Bằng chứng... thông tin này kiểm toán viên hỡnh thành nên ý kiến của mỡnh (VSA 500) - Gồm: Tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán, BCTC và các thông tin tài liệu từ các nguồn khác Đặc điểm  Bằng chứng là những minh chứng cụ thể, là cơ sở pháp lý của những kết luận kiểm toán  Bằng chứng kiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểm toán  Bằng chứng là cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm QUY Đ ỊNH:  Kiểm toán viên... kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ;  Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả;  Kiểm toán viên không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao đối với cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính trong trường hợp:  Kiểm toán. .. chứng kiểm toán  kiểm tra vật chất: được áp dụng đối với các tài sản có thể cân đong đo đếm… 24 bao gồm việc kiểm kê hoặc chứng kiến kiểm kê tài sản trong thực tế đối với: - hàng hóa, vật tư tồn kho - máy móc thiết bị nhà xưởng - tiền mặt tồn quỹ bằng chứng vật chất có độ tin cậy rất cao, đặc biệt là đối với mục tiêu hiện hữu  kiểm tra tài liệu: các dạng tài liệu thường bao gồm: - tài liệu kế toán: ... chứng từ, sổ kế toán, BCTC… - các tài liệu khác liên quan đến thông tin trình bày trên BCTC phương pháp kiểm tra tài liệu: - từ 1 kết luận có trước thu thập tài liệu làm bằng chứng cơ sở cho kết luận này - kiểm tra các tài liệu của 1 nghiệp vụ từ khi phát sinh cho đến khi ghi vào sổ sách(hoặc ngược lại)  bằng chứng tài liệu: độ tin cậy phụ thuộc vào các nhân tố: nguồn gốc, hệ thống kiểm soát nội bộ…... của phương pháp kiểm toán cơ bản 27  Khái niệm Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kể, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp  Đặc trưng: - Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc tiến hành các thử nghiệm, phân tích, đánh giá đều dựa vào số liệu, thông tin trong báo cáo tài chính và do hệ thống kế toán cung cấp,... dư cuối kì Câu 24Tác dụng kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dư các tài khoản Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các đơn vị bất kể hệ thống nội bộ mạnh hay yếu và cho cả 3 giai đoạn quá trình kiểm toán tức là: - Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiện kế hoạch kiểm toán - Hoàn thành kiểm toán 34 • • • • Lập kế hoạch kiểm toán: Phương pháp này giúp cho kiểm toán viên có 1 cái nhìn tổng... lấy mẫu kiểm toán - Tổng thể: là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu để có thể đi đến 1 kết luận hay tổng thể là 1 tập hợp bao gồm tất cả các phần tử hoặc đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu - Mẫu kiểm toán: Là 1 phần dư liệu được lấy ra từ tổng thể được thực hiện bằng các phép thử cơ bản và tuân thủ để đánh giá, từ kết quả của mẫu kiểm toán suy ra kết quả cho tổng thể • Mẫu kiểm toán phải... quan tâm QUY Đ ỊNH:  Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đơa ra ý kiến của mỡnh về báo cáo tài chính của đơn vị đơợc kiểm toán (02) Phân loại: Phân theo nguồn gốc  Bằng chứng do Kiểm toán viên khai thác và phát hiện: Thông qua kiểm kê tài sản thực tế hoặc chứng kiến kiểm kê, tính toán lại các biểu của doanh nghiệp, quan sát hoạt . ra còn kiểm toán tuân thủ, kiểm toán BCTC. Chủ yếu là kiểm toán tuân thủ; Ngoài ra còn kiểm toán hoạt động, kiểm toán BCTC. Chủ yếu là kiểm toán BCTC; Ngoài ra còn kiểm toán tuân thủ, kiểm toán. thể kiểm toán Kiểm toán độc lập: là việc kiểm toán viên hanh nghề, DN kiểm toán kiểm tra, đưa ra ý kiếm độc lập của mình về BCTC và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán Kiểm toán. thủ tục kiểm toán cần thiết mà KTV cần phải xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để đạt được mục tiêu kiểm toán - Thủ tục kiểm toán phải đựơc xác định trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán

Ngày đăng: 30/04/2015, 13:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan