CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán căn bản (Trang 37)

b. Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

Tại các doanh nghiệp kiểm toán, sau khi chấp nhận thư mời và xác nhận sẽ có một cuộc kiểm toán thì mới bắt đầu công việc chính thức của một cuộc kiểm toán. Dịch vụ phổ biến nhất của doanh nghiệp kiểm toán là kiểm toán BCTC. Trình tự công việc của một cuộc kiểm toán thông thường có thể chia thành 3 bước:

Bước 1: lập kế hoạch kiểm toán Bước 2: thực hiện kiểm toán Bước 3: kết thúc kiểm toán

Câu 26: Lập kế hoạch kiểm toán ?

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán và giai đoạn này tạo ra các tiền đề và điều kiện cụ thể của công tác kiểm toán, đây là công việc có ý nghĩa quyết định cho chất lượng công tác kiểm toán. Phạm vi kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổi tùy theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị và hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Trong khi lập kế hoạch kiểm toán viên có thể tham khảo ý kiến của khách hàng nhưng kiểm toán viên vẫn là người chịu trách nhiệm lập các kế hoạch và chương trình này.

Câu 27 Mục tiêu, ý nghĩa và vai trò của việc lập kế hoạch kiểm toán

Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán là để thực hiện một cuộc kiểm toán một cách

có hiệu quả theo đúng thời gian dự kiến; giúp phân công công việc hợp lý cho các kiểm toán viên trong đoàn và đảm bảo sự phối hợp công tác giữa các kiểm toán viên với nhau và với các chuyên gia khác.

Ý nghĩa: đảm bảo cho cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả Vai trò:

- Trợ giúp kiểm toán viên trong việc quan tâm đúng mức đến các phần quan trọng của cuộc kiểm toán;

- Trợ giúp kiểm toán viên xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời;

- Trợ giúp kiểm toán viên tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả;

- Hỗ trợ trong việc lựa chọn nhóm kiểm toán có khả năng và chuyên môn phù hợp để giải quyết các rủi ro đã được xác định trước, và phân công công việc phù hợp cho từng thành viên;

- Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của họ; - Hỗ trợ và phối hợp công việc do các kiểm toán viên khác và các chuyên gia thực hiện.

Câu 28 Cơ sở, thời điểm và nội dung lập kế hoạch kiểm toán

Cơ sở: kế hoạch kiểm toán được xây dựng dựa trên những hiểu biết về đặc điểm hoạt

động kinh doanh của khách hàng.(theo VSA 300)

Kiểm toán viên phải tìm hiểu thông tin về khách hàng (lĩnh vực hoạt động kd, cơ cấu tổ chức, ban giám đốc, nhân sự…), hiểu biết về môi trường kinh doanh và đặc điểm ngành nghề của đơn vị để từ đó đánh giá về rủi ro tiềm tàng (IR) và rủi ro kiểm soát (CR) của đơn vị nhằm đưa ra ý kiến về rủi ro phát hiện (DR)

Thời điểm: lập kế hoạch kiểm toán được bắt đầu ngay từ khi nhận được giấy mời và viết

thư xác nhận kiểm toán.

Nội dung của kế hoạch kiểm toán cần xác định rõ mục tiêu; khối lượng, phạm vi; phương

thực hiện cuộc kiểm toán (số lượng ktv; yêu cầu về chuyên môn, trình độ, năng lực, kinh nghiệm; tính độc lập; phân công nhiệm vụ; mời thêm chuyên gia) và dự kiến thời gian thực hiện cuộc kiểm toán (số ngày công cần thiết; thời gian bắt đầu, kết thúc; thời gian phối hợp các bộ phận, các ktv riêng lẻ).

Theo chuẩn mực kiểm toán 300 quy định việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: - Xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể

- Kế hoạch kiểm toán

Câu 29: Chiến lược kiểm toán tổng thể

Chiến lược kiểm toán tổng thể là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Chiến lược kiểm toán được xây dựng bởi người phụ trách cuộc kiểm toán và được giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt.

Chiến lược kiểm toán tổng thể cần xác định:

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán căn bản (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w