- Đặc điểm của cuộc kiểm toán > xác định phạm vi kiểm toán
a, Hai loại ý kiến trên cùng một BC kiểm toán
Theo VSA 510 –Kiểm toán năm đầu tiên-Số dư ĐK, việc KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến Số dư ĐK có thể dẫn đến việc KTV phải đưa ra 2 loại ý kiến kiểm toán trên cung 1 BC kiểm toán, đó là: “ý kiến ngoại trừ hoặc là từ chối đưa ra ý kiến về kết quả HĐKD và tình hình lưu chuyển tiền tệ (nếu phù hợp) và ý kiến chấp nhận toàn phần về tình hình tài chính”
b, Báo cáo kiểm toán có thể có thêm 1 trong 2 hoặc cả 2 đoạn: “Nhấn mạnh vấn đề” và “Vấn đề khác” (VSA 706- Đoạn: “Nhấn mạnh vấn đề” và đoạn “Vấn đề khác” trong BC
kiểm toán về BCTC), để thu hút sự chú ý của người sử dụng BCTC đối với 1 hoặc 1 số vấn đề mà theo xét đoán của KTV.
• Theo xét đoán của KTV (tt):
- Vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được BCTC, mặc dù vấn đề đó đã được trình bày hoặc thuyết minh phù hợp trong BCTC ( đoạn “Nhấn mạnh vấn đề”);
- Vấn đề đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của KTV hoặc về báo cáo kiểm toán (đoạn “Vấn đề khác”).
Nội dung trình bày trong 2 đoạn này không làm thay đổi ý kiến của KTV đối với BCTC
Câu 39 Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán
Là các tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ.Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán (HSKT) được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hồ sơ kiểm toán gồm 2 loại:
- Hồ sơ kiểm toán chung: Là HSKT chứa đựng các thông tin chung về k.hàng liên quan tới 2 hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính. - Hồ sơ kiểm toán năm: Là HSKT chứa đựng các thông tin về k.hàng chỉ
liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính.
Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán: Sau khi đã lập được BCKT chính thức, KTV cần sắp xếp các tài liệu, giấy tờ liên quan đến cuộc kiểm toán để hình thành nên hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán có thể bao gồm cả những tài liệu liên quan đến việc xử lý các sự kiện sau ngày ký BCKT (nếu có).
Các tài liệu gồm:
- Tài liệu kiểm toán: Là các ghi chép và lưu trữ trên giấy và các phương tiện khác về
các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán liên quan đã thu thập và kết luận của KTV. (Tài liệu về việc thực hiện kiểm toán: Nội dung, chương trình và phạm vi các thủ tục đã được thực hiện; kết quả của các thủ tục đã thực hiện; KL mà KTV rút ra từ những BChKT đã thu thập được; kết quả kiểm tra soát xét chất lượng kiểm toán của các cấp có thẩm quyền theo quy định của DN kiểm toán)
- Hồ sơ kiểm toán: Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do KTV thu thập, phân loại, sử
dụng và lưu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể.Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán (HSKT) được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tài liệu, hồ sơ kiểm toán phải cung cấp bằng chứng cho:
(1) Cơ sở đưa ra kết luận của KTV về việc đạt được mục tiêu tổng thể của KTV (2) Cho thấy cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù hợp với quy định
của các chuẩn mực kiểm toán, pháp luật và các quy định có liên quan. Các mục đích khác của tài liệu, hồ sơ kiểm toán:
- Trợ giúp cho nhóm kiểm toán trong việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. - Trợ giúp cho các thành viên chịu trách nhiệm giám sát trong nhóm kiểm toán để
chỉ đạo, giám sát công việc kiểm toán và thực hiện soát xét.
- Trợ giúp cho nhóm kiểm toán có thể giải trình về công việc của họ.
- Lưu trữ bằng chứng về các vấn đề quan trọng cho các cuộc kiểm toán trong tương lai.
- Phục vụ soát xét quy trình kiểm soát chất lượng và kiểm tra theo VSQC1.
- Phục vụ các cuộc kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan.
Quy định về việc hoàn thiện hồ sơ kiểm toán:
- KTV phải phân loại, sắp xếp các tài liệu kiểm toán vào hồ sơ kiểm toán và thực hiện các thủ tục hành chính về hoàn thiện hồ sơ kiểm toán kịp thời sau ngày ký BC kiểm toán (không quá 60 ngày kể từ ngày ký BC kiểm toán).
- Việc hoàn thiện hồ sơ kiểm toán sau ngày ký BC kiểm toán chỉ bao gồm các thủ tục hành chính không liên quan đến việc thực hiện các thủ tục kiểm toán mới hoặc đưa ra kết luận mới, ví dụ: Xóa hoặc hủy bỏ các tài liệu đã bị thay thế; sắp xếp thứ tự, gộp và đánh tham chiếu chéo giữa các giấy tờ làm việc; ký xác nhận trên danh sách kiểm tra liên quan tới quá trình hoàn thiện hồ sơ; lưu trữ các bằng chứng kiểm toán mà KTV đã thu thập, thảo luận và thống nhất với các thành viên trong nhóm kiểm toán trước ngày ký BC kiểm toán.
Quy định về thời hạn lưu trữ: Sau khi hoàn thành việc hoàn thiện hồ sơ kiểm toán, KTV
không được xóa hay hủy bỏ bất cứ tài liệu kiểm toán nào trước khi hết thời hạn lưu trữ (10 năm kể từ ngày ký BC kiểm toán hoặc ngày ký BC kiểm toán tập đoàn hoặc tổng
công ty).
Câu 40: Trách nhiệm của KTV đối với các sự kiện phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán
Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sỏ kế toán lập BCTC đối với BCTC và báo cáo kiểm toán
Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính: - Từ sau ngày khóa sổ kế toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán:
Kiểm toán viên phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính - Những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán
các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán gồm 3 giai đoạn:
- Các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán
- Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chính
Có 2 loại sự kiện:
Những sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày khóa sổ kế toán lập BCTC
Những sự kiện cung cấp dấu hiện về các sự việc đã phát sinh tiếp sau ngày khóa sổ lập BCTC
Các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán:
Kiểm toán viên phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính
Các thủ tục thông thường để xem xét một sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ niên độ kế toán:
- Xem xét các thủ tục do đơn vị quy định nhằm đảm bảo mọi sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC đều được xác định
- Xem xét các biên bản Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, họp ban kiểm soát, họp ban giám đốc sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC
- Xem xét các báo cáo tài chính kỳ gần nhất của đơn vị kế hoạch tài chính cũng như các báo cáo quản lý khác củaGĐ
- Yêu cầu đơn vị hoặc luật sư của đơn vị cung cấp thêm thông tin về các vụ kiện tụng, tranh chấp đã cung cấp trước đó, hoặc các vụ kiện tụng tranh chấp khác (nếu co)
Trao đổi với giám đốc đơn vị để xác định những sự kiện đã xảy ra sau ngày khóa sổ lập BCTC nhưng có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
Khi nhận thấy các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập bctc có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì ktv phải xác định xem các sự kiện này có được tính toán đúng đắn và trình bày thích hợp trong bctc đã đc kiểm toán hay ko
Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chính:
Trường hợp ktv biết đc có sự kiện có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến bctc phát sinh sau ngày ký bckt nhưng trước ngày công bố bctc thì ktv phải cân nhắc xem có nên sửa lại bctc và bckt hay ko và phải thảo luận vấn đề này với GĐ của đơn vị được kiểm toán để có những biện pháp phù hợp trong từng trường hợp cụ thể
Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố báo cáo tài chính:
Sau ngày công bố BCTC và BCKT nếu KTV nhận thấy vẫn còn sự kiện xảy ra đến ngày ký BCKT cần phải sửa đổi BCKT thì KTV phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và BCKT hay ko; phải thảo luận vấn đề này với BGĐ đơn vị đc ktoan và có những biện pháp thích hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể
Trường hợp GĐ đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi bctc thì trong bctc mới phải có đoạn giải thích nguyên nhân phải sửa đổi bctc và bckt đã được công bố
Nếu giám đốc đơn vị dc kt không thông báo đến các bên đã nhận được bctc và bckt đã công bố trước đó và cũng ko sửa đổi bctc theo yêu cầu của ktv thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ áp dụng biện pháp thích hợp theo chuẩn mực kiểm toán VN