Xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán căn bản (Trang 40)

- Đặc điểm của cuộc kiểm toán > xác định phạm vi kiểm toán

e. xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán

- Nguồn lực cho các vùng kiểm toán đặc biệt, như bố trí các nhân viên có kinh nghiệm phù hợp cho các vùng kiểm toán có rủi ro cao hay bố trí chuyên gia vào các vấn đề chuyên môn phức tạp;

- Quy mô nguồn lực phân bổ cho các vùng kiểm toán đặc biệt, như số lượng nhân viên tham gia quan sát kiểm kê ở các khu vực quan trọng; phạm vi soát xét công việc của kiểm toán viên khác trong trường hợp thực hiện kiểm toán cho tập đoàn, hoặc thời gian dành cho các vùng kiểm toán có rủi ro cao;

- Thời điểm triển khai các nguồn lực tại giai đoạn kiểm toán sơ bộ hoặc tại thời điểm khóa sổ;

- Phương thức quản lý, chỉ đạo và giám sát các nguồn lực như khi nào cần tổ chức cuộc họp nhóm kiểm toán để hướng dẫn và rút kinh nghiệm; cách thức tiến hành soát xét của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toán (như tại khách hàng hay tại văn phòng), và sự cần thiết phải soát xét đặc biệt hơn đối với chất lượng cuộc kiểm toán.

Câu 30: Kế hoạch kiểm toán ?

Kế hoạch kiểm toán là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán.

Các thành viên chính trong cuộc kiểm toán phải tham gia vào quá trình lập kế hoạch kiểm toán cũng như thảo luận với các thành viên khác trong nhóm kiểm toán.

Nội dung lập kế hoạch kiểm toán:

- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro theo quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315.

- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở mức cơ sở dẫn liệu theo quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330.

Các thủ tục kiểm toán bắt buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (xem hướng dẫn tại đoạn A12 Chuẩn mực 300).

VSA 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị

VSA 330 – Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đã đánh giá

Yêu cầu:

- Sau khi hoàn thành chiến lược kiểm toán tổng thể, kế hoạch kiểm toán cần được xây dựng để xử lý các vấn đề đã được xác định trong chiến lược kiểm toán tổng thể, trên cơ sở đảm bảo đạt được mục đích của cuộc kiểm toán thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của kiểm toán viên.

- Việc xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán không nhất thiết phải là các quá trình riêng rẽ hoặc liên tiếp, mà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau khi thay đổi quá trình này có thể làm thay đổi quá trình kia.

Một số lưu ý trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán:

- Nội dung và phạm vi công việc lập kế hoạch kiểm toán có thể khác nhau tùy theo quy mô và sự phức tạp của đơn vị được kiểm toán cũng như kinh nghiệm trước đây của các thành viên trong nhóm kiểm toán đối với đơn vị đó, và sự thay đổi tùy từng trường hợp phát sinh trong cuộc kiểm toán.

- Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ thực hiện trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán mà còn được tiếp tục thực hiện, bổ sung trong quá trình kiểm toán, thậm chí đến khi kết thúc kiểm toán và dự kiến cho cuộc kiểm toán năm sau

- Khi cần thiết (như phát sinh sự kiện không mong muốn, thay đổi điều kiện hoặc bằng chứng kiểm toán), KTV và công ty kiểm toán phải cập nhật và điều chỉnh chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán

Câu 32 Yêu cầu và nguyên tắc khi thực hiện kiểm toán

- Kiểm toán viên phải tuân thủ chương trình kiểm toán đã xác định, không được tự ý thay đổi.

- Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép những phát giác, các nhận định về nghiệp vụ, về con số, sự kiện để nhằm tích lũy những bằng chứng, các nhận định cho đến kết luận cuối cùng của công việc kiểm toán. Kiểm toán viên cũng phải loại trừ những ấn tượng ban đầu, các nhận xét không chính xác về đối tượng kiểm toán.

- Định kỳ kiểm toán viên phải tổng hợp kết quả kiểm toán để đánh giá mức độ thực hiện với so với kế hoạch kiểm toán. Thông thường người ta thường dùng bảng kê chênh lệch hoặc bảng kê xác minh.

- Mọi sự điều chỉnh về trình tự, nội dung, phạm vi kiểm toán phải được sự thống nhất của người tổ trưởng công tác kiểm toán, người thư ký mới, người chủ hợp đồng kiểm toán (khách hàng). Mức độ pháp lý của việc điều chỉnh phải tương xứng với lệnh kiểm toán, hợp đồng kiểm toán.

Một số lưu ý:

- Chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng và những thay đổi trong chế độ đó. - Ảnh hưởng của các qui định mới về kế toán, kiểm toán.

- Các vấn đề trọng tâm cần kiểm tra; Các dữ liệu cần đặc biệt chú ý đã được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch

- Độ tin cậy của Kiểm toán viên đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. - Các tư liệu của Kiểm toán viên nội bộ, ý kiến của các chuyên gia có liên quan.

Câu 33 Nội dung thực hiện kiểm toán

2.1.1.Kiểm tra hệ thống kế toán

Để thu thập các bằng chứng về các cơ sở dẫn liệu của BCTC, làm cơ sở đưa ra các ý kiến nhận xét đối với từng thông tin tài chính (số liệu kế toán) nói riêng hay đối với BCTC nói chung, KTV phải thực hiện các khảo sát cơ bản đối với quá trình kế toán và số liệu kế toán có liên quan.

Khảo sát cơ bản gồm 2 kỹ thuật là:

- Phân tích, đánh giá tổng quát,

- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản (có thể thực hiện thông qua chọn mẫu)

Đánh giá hệ thống kế toán, KTV phải tập trung vào các nội dung sau: - Kiểm tra việc tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán; - Kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ kế toán;

- Kiểm tra việc tỏ chức hệ thống sổ kế toán và PP ghi sổ kế toán; - Kiểm tra việc tổ chức hệ thống TKKT;

- Kiểm tra việc tổ chức và chấp hành BCTC.

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV mới chỉ đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB của đơn vị. Mặt khác, trong kỳ kế toán, tại đơn vị được kiểm toán cũng có thể có những thay đổi, biến động về kế toán (VD: sự thay đổi, bổ sung chính sách kế toán,…) và các quy chế KSNB. Vì vậy khi triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán, KTV phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá lại đối với hệ thống kế toán và các quy chế KSNB của đơn vị được kiểm toán để ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa các gian lận, sai sót.

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán căn bản (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w