Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
343,44 KB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Sự cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện cơ chế cấp phát và kiểm soát thanh toán NSNN theo dự toán: Năm 1996 lần đầu tiên nước ta có Luật NSNN là văn bản pháp lý về quản lý ngân sách cao nhất từ trước tới thời điểm lúc đó, nó mở ra cho việc quản lý ngân sách được chặt chẽ hơn từ khâu xử lý các mối quan hệ về quản lý ngân sách giữa Trung ương và các cấp chính quyền đòa phương; thiết lập cơ chế điều hành ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán ngân sách. Tuy nhiên, Luật NSNN ra đời trong điều kiện nước ta đang trong quá trình chuyển đổi đặc biệt là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo cơ chế thò trường đònh hướng XHCN, cũng từ đó quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới ngày càng được mở rộng, vì vậy trong quản lý tài chính, ngân sách đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NSNN, do đó đến năm 1998 Luật NSNN được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất và đến năm 2003 Luật NSNN được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai; khác với lần trước việc sửa đổi lần này mang tính toàn diện và có bước đột phá. Trong đó, những nội dung đổi mới đáng chú ý là: - Tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết đònh dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách. - Đổi mới phân cấp quản lý tài chính, ngân sách trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của NSNN, tăng khả năng tự cân đối của ngân sách đòa phương. - Tăng cường quyền chủ động sáng tạo của các bộ, đòa phương, đơn vò sử dụng ngân sách, các tổ chức, cá nhân được ngân sách hỗ trợ trong việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện công khai, minh bạch về ngân sách (thể hiện qua việc quy đònh rõ NSNN các cấp, các đơn vò dự toán, các tổ chức, cá nhân được NSNN hỗ trợ phải công khai dự toán và quyết toán ngân sách; cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước, các cơ quan thu của Nhà nước phải niêm yết công khai quy trình, thủ tục tại nơi giao dòch). Với các nội dung đổi mới nói trên, tại kỳ họp thứ 4 (Quốc hội khóa XI), lần đầu tiên Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước thực hiện trực tiếp phân bổ ngân sách, mở đầu cho việc thực hiện ngân sách công khai, minh bạch, là dấu mốc quan trọng của tiến trình đổi mới nền tài chính quốc gia, làm tiền đề xóa bỏ cơ chế “xin-cho”, phát huy cao độ quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ, ngành, đòa phương trong việc quản lý ngân sách. Trong đổi mới của Luật NS lần này, một trong những nội dung đổi mới khá mạnh mẽ về cơ chế cấp phát ngân sách đó là bỏ phương thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí để chuyển sang cấp phát theo dự toán được giao là mô hình cấp phát tiên tiến, nó gắn liền với vai trò kiểm soát chi NSNN qua KBNN để đảm bảo tất cả các khoản chi ngân sách phải có đủ các điều kiện như: có dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, đònh mức, được thủ trưởng đơn vò sử dụng ngân sách quyết đònh chi có như thế việc sử dụng NSNN mới đạt được mục tiêu đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Việc chuyển đổi từ phương thức quản lý này sang phương thức quản lý khác trong lúc ban đầu đều phải có bước kiểm nghiệm nhất đònh trong thực tế và những vướng mắc phát sinh, những mối quan hệ thiếu đồng bộ cả về cơ sở pháp lý và cả về nhận thức của các chủ thể có liên quan là không tránh khỏi, vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ chế 2 cấp phát và kiểm soát thanh toán NSNN theo dự toán là hết sức thiết thực trong giai đoạn hiện nay. 2/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở những vấn đề lý luận về quản lý NSNN, các cơ sở pháp lý hiện hành trong quản lý ngân sách ở nước ta theo Luật NSNN mới sửa đổi áp dụng từ 01/01/2004 và đặc biệt là quá trình triển khai, áp dụng Luật NSNN trong thực tiễn từ đầu năm 2004 đến nay về cấp phát ngân sách theo dự toán được giao qua kiểm soát thanh toán của KBNN để rút ra những mặt tích cực cũng như những tồn tại trong cơ chế, trong nhận thức để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế cấp phát và kiểm soát thanh toán qua KBNN theo dự toán được giao. 3/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Quản lý chi NSNN có nội dung rất rộng, đứng trên nhiều tiêu thức khác nhau người ta phân các khoản chi NSNN thành các loại như sau: - Căn cứ vào nội dung chi NSNN, các khoản chi NSNN được chia ra: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi đảm bảo an ninh quốc phòng và các khoản chi khác. - Căn cứ phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền, các khoản chi NSNN được chia ra: chi ngân sách trung ương, chi ngân sách cấp tỉnh, chi ngân sách cấp huyện và chi ngân sách cấp xã. - Căn cứ theo phương thức cấp phát người ta chia các khoản chi ngân sách ra thành: chi theo dự toán được giao, chi bằng lệnh chi tiền, chi bằng mức vốn đầu tư, ghi thu ghi chi. Trong luận văn này không đi vào nghiên cứu tất cả các nội dung, các phương thức về chi ngân sách mà đi vào nghiên cứu trong giới hạn của các khoản chi ngân sách thường xuyên được cấp phát bằng dự toán qua KBNN qua đó gắn liền với công tác kiểm soát chi của KBNN đối với các khoản chi này. 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC Trong lòch sử xã hội loài người của các chế độ xã hội có phân chia giai cấp tất yếu tồn tại bộ máy nhà nước để quản lý kinh tế- xã hội. Để Nhà nước tồn tại và phát triển thì trong tay Nhà nước phải có nguồn lực về tài chính, quỹ tiền tệ tập trung hình thành từ các khoản đóng góp của các cá thể, chủ thể kinh tế thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong nước cũng như các nguồn thu viện trợ ngoài nước làm cơ sở về tài chính để chi tiêu cho bộ máy quản lý nhà nước, đầu tư phát triển, quản lý trật tự an toàn xã hội, phòng thủ quốc gia đó là ngân sách nhà nước. Nhà nước là người đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trò, phục vụ cho lợi quyền của giai cấp mà nó đại diện, vì vậy Nhà nước bao giờ cũng là Nhà nước của giai cấp thống trò trong xã hội để cai trò xã hội, không thể có Nhà nước của mọi giai cấp. Ngân sách nhà nước là cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của Nhà nước do Nhà nước xây dựng tập trung các nguồn thu vào ngân sách để trang trải cho chi tiêu của bộ máy nhà nước và các khoản chi tiêu về an ninh, quốc phòng cũng như các khoản chi cho phúc lợi công cộng khác, từ đó NSNN cũng mang tính giai cấp của chính Nhà nước đó. Khác với các Nhà nước tư bản, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân thì bản chất của NSNN của nước ta cũng là ngân sách của dân, do dân và vì nhân dân thể hiện ở nguồn thu chủ lực chủ yếu từ nền kinh tế qua các sắc thuế, phí, lệ phí để chi cho mục tiêu phát triển 4 kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng toàn vẹn lãnh thổ, chi cho các chính sách xã hội, các nhu cầu chi công cộng, an sinh cộng đồng. 1.1/ Khái lược về NSNN và quản lý chi NSNN: 1.1.1/ Bản chất của NSNN: Đứng trên nhiều giác độ khác nhau người ta có những quan niệm khác nhau về NSNN, song chúng đều thể hiện điểm chung ở chỗ đó là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất nằm trong tay của Nhà nước, nó có phần thu và phần chi. Đứng trên quan niệm chung tổng quát nhất và phổ biến nhất để thực hiện điều hành NSNN trong thực tiễn thì NSNN được hiểu là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết đònh và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Như vậy, hàng năm đều phải xây dựng dự toán NSNN đó là dự toán thu và dự toán chi được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách. Quỹ NSNN là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của NSNN các cấp. Quỹ NSNN được quản lý tại KBNN. 1.1.2/ Nội dung chi của NSNN: a/ Ngân sách Trung ương: gồm: _ Chi đầu tư phát triển: + Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn do Trung ương quản lý; + Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các 5 doanh nghiệp thuộc lónh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy đònh của pháp luật; + Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy đònh của pháp luật; + Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan Trung ương thực hiện; + Chi hỗ trợ các tổ chức tài chính của Nhà nước do Trung ương quản lý; + Chi bổ sung dự trữ nhà nước; + Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy đònh của pháp luật. _ Chi thường xuyên: + Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục và thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan Trung ương quản lý; + Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan Trung ương quản lý; + Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội do ngân sách Trung ương bảo đảm theo quy đònh của Chính phủ; + Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trò- xã hội; + Hỗ trợ cho các tổ chức chính trò xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp theo quy đònh của pháp luật; + Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia, dự án nhà nước do cơ quan Trung ương thực hiện; 6 + Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng; + Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; + Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy đònh của Chính phủ; + Các khoản chi thường xuyên khác theo quy đònh của pháp luật. _ Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. _ Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài. _ Chi cho vay theo quy đònh của pháp luật. _ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của Trung ương. _ Chi bổ sung cho ngân sách đòa phương. _ Chi chuyển nguồn từ ngân sách Trung ương năm trước sang ngân sách Trung ương năm sau. b/ Ngân sách đòa phương: gồm: _ Chi đầu tư phát triển: + Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn do đòa phương quản lý; + Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy đònh của pháp luật; + Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do các cơ quan đòa phương thực hiện; + Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy đònh của pháp luật. _ Chi thường xuyên: + Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do đòa phương quản lý; 7 + Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do đòa phương quản lý; + Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách đòa phương thực hiện theo quy đònh của Chính phủ; + Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trò- xã hội ở đòa phương; + Hỗ trợ cho các tổ chức chính trò xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp ở đòa phương theo quy đònh của pháp luật; + Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan đòa phương thực hiện; + Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do đòa phương quản lý ; + Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; + Các khoản chi thường xuyên khác theo quy đònh của pháp luật. _ Chi trả nợ gốc và lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy đònh tại Khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN (chỉ quy đònh cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho ngân sách cấp huyện và cấp xã) . _ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh ( chỉ quy đònh cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho ngân sách cấp huyện và cấp xã). _ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. _ Chi chuyển nguồn từ ngân sách đòa phương năm trước sang ngân sách đòa phương năm sau. 8 1.1.3/ Những nguyên tắc cơ bản quản lý chi NSNN: Chi NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: _ Đã có trong dự toán NSNN được giao, trừ các trường hợp sau: + Dự toán NSNN và phân bổ dự toán ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết đònh; + Chi từ nguồn tăng thu so dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quyết đònh của cấp có thẩm quyền. _ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, đònh mức do cấp có thẩm quyền quy đònh; _ Đã được Thủ trưởng đơn vò sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết đònh chi; _ Ngoài các điều kiện quy đònh trên; trường hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN đề đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bò, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm đònh giá thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm đònh giá theo quy đònh của pháp luật; _ Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vò cấp I giao cùng với giao dự toán năm. 1.2/ Mối quan hệ giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc trong quản lý chi NSNN: 1.2.1/ Cơ quan Tài chính: - Có trách nhiệm thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vò sử dụng ngân sách đảm bảo tổng số dự toán giao cho các đơn vò trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng 9 mức và chi tiết và việc giao dự toán này phải chi tiết đến 4 nhóm mục chi chủ yếu; thẩm tra để thống nhất với đơn vò dự toán cấp I trong việc điều chỉnh dự toán giữa các đơn vò trực thuộc của đơn vò dự toán cấp I theo nguyên tắc không làm thay đổi tổng mức và chi tiết dự toán đã giao cho đơn vò dự toán cấp I; - Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vò sử dụng ngân sách chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ ngân sách thì cơ quan Tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy đònh để đảm bảo nguồn; - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vò sử dụng ngân sách. Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai chính sách, chế độ hoặc đơn vò không chấp hành chế độ báo cáo thì có quyền yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán. 1.2.2/ Cơ quan KBNN: - Thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN căn cứ vào dự toán được giao, quyết đònh chi của Thủ trưởng đơn vò sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của chứng từ, các tài liệu cần thiết khác theo từng nội dung; - Thực hiện quyền từ chối các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi như: không có trong dự toán đựơc giao; quyết đònh chi không đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ; không có đủ chứng từ, hồ sơ, tài liệu thanh toán hoặc có nhưng không đúng chế độ, tiêu chuẩn, đònh mức quy đònh hoặc tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan Tài chính; - Xét về trách nhiệm thì Thủ trưởng cơ quan KBNN chòu trách nhiệm về các quyết đònh thanh toán, chi ngân sách hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách của đơn vò dự toán. 10 [...]... luật Kiểm soát chi được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn chấp hành ngân sách ở thời điểm trước, trong và sau khi kho n chi được thực hiện bởi nhiều chủ thể như: bản thân đơn vò sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý cấp trên của đơn vò sử dụng ngân sách, cơ quan KBNN và cơ quan Tài chính Tuy với nhiều chủ thể tham gia kiểm soát chi song cũng dễ thấy rằng KBNN đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm. .. vốn ngân sách được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, không phải lãng phí khi nằm đọng tại két của các đơn vò sử dụng ngân sách quá lớn gây căng thẳng về tồn quỹ ngân sách trong việc đáp ứng các nhu cầu chi của ngân sách § Thực hiện kiểm soát thanh toán các kho n chi NSNN đảm bảo đúng các điều kiện thanh toán ngân sách: Kiểm soát chi là công việc kiểm tra, kiểm soát, xem xét, đối chi u các nội dung chi. .. CẤP PHÁT VÀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC BÌNH THUẬN 2.1/ Thực trạng về cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN qua KBNN trước khi có Luật NSNN: Cho đến ngày 31/12/1996, trong khi cơ chế quản lý tài chính nhà nước đã có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn khi nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thò trường có sự điều tiết của nhà nước thì... chính, có 3 chức năng chủ yếu: • Một là, chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy đònh của pháp luật Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác của Nhà nước là chức năng cơ bản của KBNN KBNN quản lý và điều hành quỹ NSNN bằng luật, chính sách tài chính và các công cụ nghiệp vụ Quản lý và điều hành NSNN phải tuân thủ nghiêm ngặt các... phải tìm kiếm và hoàn trả ngân sách kho n chi vượt này b/ Kiểm soát điều kiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, đònh mức chi của Nhà nước: Luật ngân sách cũng quy đònh trách nhiệm của KBNN trong việc thanh toán hoặc từ chối thanh toán các kho n chi NSNN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách của mình Để thực hiện kiểm soát điều kiện này, từ đầu năm 2004 KBNN thực hiện kiểm soát trên từng... của KBNN trong quản lý chi NSNN: 1.3.1/ Khái niệm về KBNN: Có nhiều cách hiểu khác nhau về KBNN nhưng tựu chung lại KBNN là cơ quan tài chính thực hiện quản lý tài chính nhà nước Thời sơ khai khi tài chính nhà nướùc gần như đồng nghóa với tài chính trực tiếp của bộ máy nhà nước thì KBNN quản lý kho quỹ của bộ máy nhà nước này Theo đà phát triển, tài chính nhà nước ngày càng lớn mạnh và ngày nay cấu... nhiên, đối với các kho n chi thường xuyên khác thì KBNN thực hiện theo cơ chế kiểm soát qua bảng kê chứng từ thanh toán của các cơ quan, đơn vò sử dụng ngân sách vì vậy việc kiểm soát này không chặt chẽ và mang tính hình thức Thật vậy, để kiểm soát được đơn vò chi tiêu ngân sách có thực hiện đúng đònh mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu của Nhà nước hay không nhất thiết người kiểm soát phải có đầy đủ... minh bạch Cũng cần thấy rằng trong kiểm soát chi ngân sách không phải chỉ có KBNN là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ thực hiện, mà phải thấy rằng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể có liên quan đến kho n chi ngân sách đều có nhiệm vụ quản lý chi song về mức độ, phạm vi, cách thức và thời điểm có khác nhau - Đối với cơ quan Tài chính: có vai trò xuyên suốt từ khâu lập, chấp hành và quyết... kiện về đúng chế độ, tiêu chuẩn, đònh mức chi của nhà nước Tuy nhiên cũng cần làm rõ một số nội dung qua việc kiểm soát chi như sau: Một là, đơn vò sử dụng ngân sách phải chứng minh với KBNN là người được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát chi về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ tài liệu và tính chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, đònh mức chi tiêu: Nhiều đơn vò sử dụng ngân sách trong quá trình được kiểm soát. .. KBNN: thiếu cơ sở pháp lý cần thiết để thực hiện kiểm tra, kiểm soát từng kho n chi NSNN Do vậy, cấp phát chi NSNN đối với cơ quan Tài chính thực chất chỉ mang tính chất phân bổ ngân sách; còn đối với KBNN thực chất chỉ là xuất quỹ NSNN Cơ quan Tài chính căn cứ vào nhu cầu chi tiêu của các đơn vò thụ hưởng NSNN để bố trí chi theo tổng số kho n chi, có phân chia theo một số mục chi, nhưng chỉ là hình