1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

37 3,1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 248,5 KB

Nội dung

Việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức tốt đẹp cho con người trong xã hội đã được các nhà khoa học xác định là một vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, đồng thời là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự sống còn và phát triển của nhân loại

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức tốt đẹp cho conngười trong xã hội đã được các nhà khoa học xác định là một vấn đề mangtính toàn cầu của thời đại, đồng thời là điều kiện quan trọng để đảm bảo sựsống còn và phát triển của nhân loại

Trong công cuộc đổi mới xã hội hiện nay, trong xu thế hội nhập toàncầu của nhân loại, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềmnăng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần, đạo đức của con người ngày càngđược đề cao Để làm nên sức mạnh tinh thần đó cần phải có sự kết tinh giữanhững giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức hiện đại Vì vậy, giáodục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh nói riêng cần phảiđược coi trọng đặc biệt

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Việc giáo dục đạo đức chohọc sinh tiểu học là hết sức cần thiết và phải được tiến hành một cáchthường xuyên, liên tục, có hệ thống Việc giáo dục đạo đức càng đặc biệtquan trọng đối với học sinh tiểu học – lứa tuổi đang có sự tiếp nhận nhữnggiá trị xã hội đầu tiên để chuyển hóa thành kinh nghiệm của mình Do vậy,các em dễ hấp thu những cái mới, cái tiến bộ, luôn bắt chước theo mọingười về kiến thức, về lối sống, về phong cách đạo đức Nổi bậ trong đó làthái độ của các em về các phẩm chất cơ bản như tính trung thực, tính hồnnhiên với mọi người trong học tập, trong cuộc sống… luôn biểu lộ thôngqua các hành vi, các quan hệ hàng ngày giữa các em với gia đình, nhàtrường và mọi người xung quanh Nhưng đồng thời lứa tuổi này cũng dễ cónhận thức lệch lạc, nếu không có sự định hướng giáo dục đúng đắn của nhàtrường, gia đình và xã hội

Thực tiễn việc chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh củanhà trường còn có nhiều hạn chế số lượng học sinh cá biệt vẫn không giảmsau mỗi năm học ở các bậc học nói chung và ở bậc học tiểu học nói riêng

Những bất cập trong công tác chỉ đạo còn nhiều hạn chế cần có biệnpháp tháo gỡ mà chưa có đề tại nghiên cứu nào được vận dụng đạt được kếtquả cao vì vậy chúng ta cần đến sự quan tâm đúng mức của nhà trường, giađình và xã hội

Những năm vừa qua, việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói cung vàhọc sinh tiểu học nói riêng đã được tiến hành trong các nhà trường songvẫn chưa mạng lại kết quả như mong muốn Vẫn còn một bộ phận học sinh

tỏ ra kém hiểu biết về các giá trị đạo đức, có hành vi, thái độ không phù

Trang 2

hợp với các chuẩn mực đạo đức của dân tộc Mơ hồ về truyền thống dântộc, chưa tự hào về đất nước và con người Việt Nam Chưa tích cực tronghọc tập, rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi Nghị quyết lầnthứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã nhận định: “Đặc biệt đáng lo ngại trongmột bộ phận học sinh, sinh viên… mờ nhạt về lý tưởng theo nối sống thựcdụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đấtnước” Điều đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó cần phải kể đến nguyênnhân về những biện pháp quản lý giáo dục chưa phù hợp

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp chỉ đạo giáo dục

đạo đức cho học sinh trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.

2 Mục đích nghiên cứu.

Xác định các biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức nhằmnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường…, huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Công tác chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcđạo đức cho học sinh

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho họcsinh của hiệu trưởng trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

4 Giả thuyết khoa học.

Trong những năm qua đã có nhiều hiệu trưởng đề xuất các biện phápchỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh tuy nhiên vẫn chưa có hiệu quả Nếu

đề xuất và áp dụng được các biện pháp chỉ đạo mới hơn, phù hợp hơn có lẽ

sẽ đạt được kết quả tốt hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu.

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về chỉ đạo giáo dục đạo đức cho họcsinh của hiệu trưởng trường…, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

5.2 Khảo sát thực trạng việc chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinhcủa hiệu trưởng trường,…, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

5.3 Đề xuất một biện pháp chỉ đạo góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức cho học sinh trường…, huyện Thuận Thành, tỉnh BắcNinh

Trang 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.

6.1 Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác quản lý nhằm góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường… có 02CBQL và … giáo viên và … Học sinh

6.2 Địa bàn nghiên cứu: Trường…

7 Phương pháp nghiên cứu.

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phântích, tổng hợp các tài liệu về giáo dục đạo đức

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra,đàm thoại, tổng kết kinh nghiệm

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO

HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG….

1 Một số khái niệm cơ bản

Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận của quá trình giáo dục nóichung nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho con người.Khi nghiên cứu về các biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức, chúng ta sẽ lầnlượt giải quyết một số khái niệm cơ bản sau:

1.1 Khái niệm đạo đức:

Theo quan điểm Macsxit, đạo đức là tổng hợp các nguyên tắc, quytắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi củamình vì lợi ích xã hội, vì hạnh phúc con người trong mối quan hệ giữa conngười với con người, giữa cá nhân với tập thể và toàn xã hội Vậy đạo đức

là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội Nó là sự phản ánhnhững quan hệ xã hội hiện thực được hình thành trên cơ sở kinh tế xã hội.Đạo đức học nghiên cứu hình thái tư tưởng, tinh thần của đạo đức, nghiêncứu nội dung khách quan của nó, là những quan hệ đạo đức hiện thực trongđời sống đạo đức, những giá trị đạo đức sáng tạo ra không phải chỉ tồn tạitrong ý thức mà điều quan trọng là thể hiện trong các lĩnh vực khác nhaucủa đời sống Trong đạo đức học, quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức và thựctiễn đạo đức là những thành tố cấu thành nên đạo đức xã hội

Quan hệ đạo đức: Là một bộ phận hợp thành của những quan hệ xãhội tạo thành hệ thống những quan hệ xác định giữa con người với conngười, giữa cá nhân với xã hội Nó xác định nội dung khách quan củanhững nhu cầu đạo đức

Ý thức đạo đức: Là ý thức về hệ thống những quy tắc chuẩn mực,hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đang tồn tại Trong đó xácđịnh những ranh giới của hành vi con người và những giá trị đạo đức của

nó Trong ý thức đạo đức, ngoài những nội dung chuẩn mực còn bao hàmnhững cảm xúc, tình cảm đạo đức của con người

Thực tiễn đạo đức: Là quá trình và kết quả hiện thực hóa ý thức đạođức trong đời sống thực tiễn Đó là quá trình hoạt động của con người trongcác lĩnh vực xã hội khác nhau, những cộng đồng xã hội khác nhau dưới ảnhhưởng của những lý tưởng và niềm tin đạo đức

Trang 5

Vậy đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, góp phần quan trọng xâydựng mối quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội – chức năngcủa đạo đức là giúp con người nhận thức, giáo dục và điều chỉnh cách suynghĩ và những hành vi phù hợp với những yêu cầu của xã hội Nhà vậy màcon người tự giác tuân theo những quy tắc, chuẩn mực trong xã hội.

Đạo đức còn có vai trò to lớn giúp con người sáng tạo hạnh phúc, giữgìn bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của toàn xã hội và những phẩm giá cao đẹpcủa con người

Những giá trị đạo đức cao cả có sức rung cảm sâu sắc làm thức tỉnhnhững tình cảm cao đẹp trong tâm hồn con người Chức năng của đạo đức

là giúp con người nhận thức, giáo dục và điều chỉnh các suy nghĩ, hành đạophù hợp với các yêu cầu xã hội, nhờ vậy con người tự giác tuân theo nhữngquy tắc, chuẩn mực trong xã hội

Bản chất của giáo dục đạo đức có thể hiểu là một quá trình tổ chức,hướng dẫn, kích thích hoạt động tích cực của người được giáo dục để họlĩnh hội được nội dung của các giá trị đạo đức, hình thành nên hệ thống thái

độ và hành vi của cá nhân, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và sự mong đợicủa xã hội

Giáo dục đạo đức chính là làm cho người được giáo dục nhận thứcđược kiến thức văn hóa ứng xử, kỹ năng ứng xử, hành vi ứng xử… Nhậnthức được các phẩm chất nhân cách thể hiện tính nhân văn như: lòng biết

ơn, ý thức trách nhiệm, giàu lòng nhân ái, vị tha, biết quan tâm chia sẻ vàgiúp đỡ mọi người… là những giá trị đạo đức cao quý trong các mối quan

hệ của con người

Có thái độ trân trọng, yêu quý, cố gắng lĩnh hội và thực hiện đượccác giá trị chân chính, đồng thời không tán thành, không chấp nhận những

gì đi ngược lại hay phản lại các giá trị đọ đức, dám đấu tranh để bảo vệnhững giá trị chân chính, đích thực của xã hội

Có hành động thực tiễn thể hiện ở việc học tập, nghiên cứu, chiếmlĩnh những tri thức về đạo đức, thể hiện ở sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ lẫn

Trang 6

nhau trong cuộc sống, có ý thức, tình cảm, trách nhiệm với bản thân, giađình và cộng đồng xã hội, đồng thời lên án thái độ, hành vi đi ngược lại vớinhững chuẩn mực đạo đức của dân tộc.

Việc giáo dục đạo đức cần được thực hiện theo quy trình đi từ nhậnthức, thái độ, hành vi

1.3 Khái niệm về quản lý giáo dục.

Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phốihợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theoyêu cầu phát triển xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dụcthường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà chomọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lýgiáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trườngtrong hệ thống giáo dục quốc dân

Khi đề cập vai trò của quản lý đã trích câu sau đây của Karl Marxviết: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển bản thân, còn dàn nhạc thì cầnnhạc trưởng” Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp tác laođộng Quản lý, đó là hoạt động chăm sóc, giữ gìn và sửa sang, sắp xếp đểcho cộng đồng theo sự phân công hợp tác lao động được ổn định và pháttriển giáo dục là bộ phận của kinh tế - xã hội, hệ thống giáo dục, mạng lướinhà trường là bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do vậy: quản lý giáo dục làquản lý một loại quá trình kinh tế xã hội nhằm thực hiện đồng bộ, hài hòa

sự phân hóa xã hội để tái sản xuất sức lao động có kỹ thuật phục vụ các yêucầu phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học,

có tổ chức được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhàtrường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục;tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thànhhiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân đân, của đất nước

Quản lý giáo dục (và nói riêng là quản lý trường học) là hệ thốngnhững tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý(hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáodục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủnghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệtrẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luậtcủa chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thốngnhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống

Trang 7

giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt sốlượng cũng như chất lượng.

1.4 Quản lý trong nhà trường.

Quản lý nhà trường bao gồm hai loại: tác động của những chủ thểquản lý bên trên và bên ngoài nhà trường; tác động của những chủ thể quản

lý bên trong nhà trường

Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản

lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảngdạy, học tập, giáo dục của nhà trường

Quản lý nhà trường cũng gồm các chỉ dẫn, quyết định của các thựcthể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường nhưcộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm địnhhướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thựchiện phương hướng phát triển đó

Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường baogồm các hoạt động quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trìnhdạy học – giáo dục, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học, quản lýtài chính trường học, quản lý lớp học như nhiệm vụ của giáo viên, quản lýmối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng

2 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức.

Nói đến tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứugiáo dục thường nhấn mạnh đến sự đặc sắc trong quan điểm của Người vềvấn đề nhân cách, việc học tập, học hành để rèn luyện phát triển nhân cáchcho học sinh

Người đã đưa ra hai phạm trù “Thiện – Ác” để từ đó kiến giải vấn đềnhân cách Người viết: “Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc Songnhững công việc ấy có thể chia làm hai thứ, việc chính và việc tà”

Làm việc Chính, là người Thiện

Làm việc Từ, là người Ác

Sự thiện, sự ác ở mỗi con người không phải là bẩm sinh mà là kếtquả của sự giáo dục Giáo dục tốt đem lại sự thiện, giáo dục không tốt đemđến sự ác làm cho con người bị tha hóa

Hiền, dữ phải đâu tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên

Trang 8

Người xác định: Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Taphải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân

và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng… Lấy gươngngười tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cáchtốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng conngười mới, cuộc sống mới

Hồ Chí Minh khẳng định con đường học vấn là lý tưởng cao đẹp ởmỗi con người để phát triển nhân cách, con người đó là rộng lớn, muốn đạtđược học vấn đích thực thì phải có đạo đức trong sáng, có sự chính tâm, sựthành ý biết đem kết quả học tập của mình phục vụ cho hạnh phúc của nhândân

Hồ Chí Minh đã xác định cho thanh niên học sinh việc rèn luyệnnhân cách theo các mục tiêu:

“- Yêu Tổ quốc: cái gì trái với quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta kiênquyết chống lại

- Yêu nhân dân: việc gì hay người nào phạm đến lợi ích chung củanhân dân, chúng ta kiên quyết chống lại

- Yêu lao động: ai khinh rẻ lao động, chúng ta kiên quyết chống lại

- Yêu đạo đức: chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chấtphát, hăng hái, cần kiệm; xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng vàhành động.”

Người khuyên: “Khi ở nhà, phải thương yêu cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ

về công việc Ở trường phải đoàn kết, giúp đỡ anh chị em, thi đua học tập.Phải đoàn kết giữa thầy và trò, làm cho trường minh luôn luôn tiến bộ Ở

xã hội các cháu có thể giúp được nhiều việc có ích”

3 Nội dung về quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường.

+ Giáo dục đạo đức cơ bản cho học sinh trong học tập, lao động,quan hệ gia đình, trong giao tiếp

- Các yêu cầu:

Trang 9

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu trong học là vấn đề rất cần thiết,trước hết vì vị trí của các em là chủ nhân tương lai của đất nước, làm chocác em trở thành những công dân tốt, đủ phẩm chất đạo đức và năng lực trítuệ gánh vác vận mệnh của dân tộc Đó là nhiệm vụ chính trị hàng đầu củacác nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng.

Như vậy, việc giáo dục đạo đức cho các em trong nhà trường theocác yêu cầu đạo đức: Trong học tập, trong lao động, quan hệ gia đình, xãhội; giao tiếp và một số phẩm chất đạo đức cá nhân

- Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm:

Xác định được giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý họcsinh, nắm bắt được tâm tư, hoàn cảnh của từng em trong lớp của mình, do

đó người hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng đội ngũ này một cách có hiệuquả, chọn lựa những giáo viên có trách nhiệm, nhiệt tình để cùng hiệutrưởng giáo dục các em trong cả lĩnh vực kiến thức, đạo đức cho học sinh

- Chỉ đạo việc dạy đạo đức thông qua các môn học văn hóa:

Thông qua con đường dạy học các môn: Đạo đức, Tiếng Việt, Âmnhạc, Mỹ thuật Mỗi môn học có vai trò khác nhau trong việc thực hiện nộidung giáo dục đạo đức cho học sinh Thông qua việc dạy các môn học, giáoviên lồng ghép cung cấp kiến thức về đạo đức, nội dung giáo dục các emnhững điều hay, ý đẹp qua các bài dạy

Trường tiểu học chuẩn bọ cho các em những cơ sở ban đầu cần thiếtcho sự hình thành phát triển nhân cách người công dân Vì vậy, một trongnhững vấn đề quan trọng đặc biệt là làm cho học sinh dần dần hình thànhmột cách tự giác những hành vi ứng xử theo chuẩn mực xã hội nhất định,đồng thời đề phòng và khắc phục những sai lệch so với chuẩn mực quyđịnh Đây là mục tiêu có tầm quan trọng to lớn vì nó đặt những viên gạchđầu tiên hình thành ở các em cơ sở ban đầu nhân cách con người, conngười xã hội chủ nghĩa trong tương lai Mặt khác giúp cho các em hìnhthành cơ sơ ban đầu chống lại sự xâm nhập của những cái xấu từ bên ngoài

- Tổ chức đánh giá xếp loại:

Việc đánh giá xếp loại đạo đức học sinh cần thực hiện theo đúng quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quá trình đánh giá cho các em đượckhách quan, công bằng nhằm giúp cho học sinh cố gắng phấn đấu trở thành

“con ngoan, trò giỏi”

- Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt:

Trang 10

Có kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho mỗi giáo viên chủ nhiệm, các tổ chứcđoàn thể trong nhà trường và ngoài nhà trường phối hợp với nhau để tìmhiểu nguyên nhân, lý do, vì sao em đó có những biểu hiện vi phạm nhiềulần, không chịu sửa đổi, từ đó đề ra biện phát giáo dục sao cho phù hợp vớithực tế từng hoàn cảnh của các em đó, không nên cứng nhắc, giáo điều, bởi

vì các em là hiện tượng dặc biệt mà chúng ta cần lưu tâm để ý lâu dài

4 Tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức từ xưa đến nay đã đượcnhiều nhà giáo dục, nhiều triết gia, nhiều học giả quan tâm và khẳng định

“Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của conngười, sức mạnh mới gánh được nặng và đi được xa” (Hồ Chí Minh) Đạođức là cái gốc trong nhân cách toàn diện của con người Chính vì vậy, giáodục đạo đức cho mọi người là việc làm có tầm quan trọng đặc biệt và rấtcần thiết, vì đạo đức không tự có, nó chỉ hình thành qua con đường giáodục và tự giáo dục Nhờ giáo dục đạo đức, con người trau dồi được nhữngphẩm chất tốt và không ngừng hoàn thiện bản thân mình Thực tế đạo đức

đã chứng minh người được rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt, có thểkhông hình thành nhân tài, nhưng nhất định sẽ hữu ích trong cuộc sống.Người có tài nhưng thiếu đức, chẳng những khó thành công trong cuộcsống mà có khi trở thành kẻ phá hoại Bác Hồ chúng ta từng dạy “Có tài màkhông có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm gì cũngkhó khăn” Nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, nhiều giá trịđạo đức đang có nguy cơ bị mặt trái của cạnh tranh và cơ chế thị trườnglàm băng hoại thì giáo dục đạo đức cho mọi người nói chung cũng như họcsinh tiểu học nói riêng không chỉ là vấn đề trong nhà trường mà cả xã hộicũng quan tâm

Như vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và cho học sinhtiểu học nói riêng là cung cấp bồi dưỡng cho trẻ có cơ sở đạo đức, đó làhình thành con người luôn tôn trọng người khác, con người luôn phấn đấubảo vệ, xây dựng một nền văn hóa giàu tính con người, một xã hội và mộtđất nước giàu mạnh, hạnh phúc và bình đẳng

Vai trò của nhà trường trong việc phối hợp với gia đình và xã hội.Nhà trường giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp với gia đình và xã hội

để thực hiện mục tiêu giáo dục Để thực hiện việc giáo dục đạo đức chohọc sinh đạt hiệu quả, đây là việc làm đòi hỏi từng giáo viên chủ nhiệm lớpcũng như cách phối hợp các giáo viên khác trong nhà trường và thực hiệnđầy đủ theo nghĩa của nhà sư phạm là có thật sự “Lương tâm và tráchnhiệm” thì mới có thể làm được

Trang 11

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG …., HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH.

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu.

* Đặc điểm tình hình địa phương:

Trường…, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một trường nằm xatrung tâm huyện là một xã đặc biệt khó khăn Địa bàn rộng, dân cư khôngtập trung xã được chia thành ba khu vực theo sự phân bố của dân cư,trường… được quản lý học sinh của 5 xóm Quy mô trường nhỏ với 7 lớphọc với số học sinh là 160 em, nhà trường là cửa ngõ của xã, là nơi tiếpgiáp với khu dân cư của tỉnh………

Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: PhòngGD&ĐT Thuận Thành, UBND xã đã có những bước phát triển mới, cơ sởvật chất ngày một khang trang và các phong trào hoạt động của nhà trườngngày càng sôi nổi và đi vào chiều sâu Vì vậy kết quả học tập và giáo dụchọc sinh ngày một nâng cao

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế xã hội, của các tệnạn xã hội đã có nhiều ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.Mặt khác do phương pháp giáo dục của giáo viên còn chậm đổi mới chưaphù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý học sinh Nhiều giáoviên chưa có phương pháp giáo dục đạo đức cũng như tổ chức các hoạtđộng giáo dục phù hợp với lứa tuổi học sinh nhất và nhất là những học sinh

hư Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tỷ lệ học sinhchăm học chưa nhiều, kết quả học tập của học sinh còn thấp

2.2 Thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường….

Trang 12

2.2.1 Kết quả xếp loại đạo đức của học sinh được thống kê trong 3 năm lại gần đây cho thấy:

Xếp loại đạo đức năm học 2007-2008

Khối Sĩ số Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ

Tổng cộng

Xếp loại đạo đức năm học 2008-2009

Khối Sĩ số Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ

Tổng cộng

Xếp loại đạo đức năm học 2009-2010

Khối Sĩ số Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ

Trang 13

Tổng cộng

Qua các bảng tổng hợp, xếp loại đạo đức học sinh nhiều năm quacho thấy chúng ta giáo dục đạo đức theo kiểu quan liêu, giáo điều Nộidung giáo dục nào cũng có nhưng lại chưa quan tâm đầu đủ đến phươngthức giáo dục, hình thức giáo dục phù hợp Trong giáo dục đạo đức cho họcsinh, các em phải được tôn trọng thực sự, phải từ bỏ cách giáo dục áp đặt,nhồi nhét, khô cứng Hình ảnh người thầy ít nhiều bị lu mờ trong nền kinh

tế thị trường đầy biến động hết sức phức tạp, nhiều giáo viên xem nhẹ lòngyêu nghề, chưa chú trọng đến việc nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo,tấm gương hết lòng vì học sinh thân yêu Chúng ta chú trọng phòng chốngtội phạm nhưng công tác phòng ngừa còn yếu, nhất là phổ biến pháp luật,

về việc nhân các điển hình tốt để lấn át cái xấu Các em còn tụ tập tại cácđiểm vui internet, chưa có điểm vui chơi giải trí lành mạnh cho các em.Trong trường học chúng ta còn nặng nề dạy chữ, nhè về dạy người, nhiềugiáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thìgiờ để uốn nắn, chỉnh sửa những sai trái của học sinh Chương trình giáodục đạo đức còn ôm đồm nặng nề, xem nhẹ kỹ năng ứng xử sống – kỹ năngứng xử hàng ngày cho học sinh

2.2.2 Thực trạng biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh.

* Thực trạng nhân thức thái đạo và hành vi của học sinh về các giá trị đạo đức:

Để có những biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh cóhiệu quả cao, tôi đã tiến hành khảo sát trình độ nhận thức, thái độ và hành

vi của học sinh về các chuẩn mực đạo đức

Qua khảo sát kết quả thu được như sau:

- Về nhận thức: Có 92% học sinh nhận thức đúng về các chuẩn mựcđạo đức

- Về thái độ: 78% học sinh có thái độ đúng với các nội dung đạo đức

- Về hành vi: chỉ có 67% số học sinh luôn thực hiện đúng các hành

vi đạo đức trong công việc và quan hệ với mọi người

Để dễ so sánh sự chênh lệch giữa nhận thức, thái độ và hành vi củahọc sinh về các giá trị đạo đức, tôi minh họa bằng sơ đồ sau:

Trang 14

* Thực trạng các biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh:

- Nhận thức về sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho học sinhkết quả cho thấy:

Có 98% giáo viên cho rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh tronggiai đoạn hiện nay là rất cần thiết và chỉ có 2% là cần thiết Như vậy tất cảgiáo viên đều đánh giá cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh

- Về mức độ thường xuyên tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinhthông qua dạy học và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp kết quả đượcthể hiện như sau:

+ 62% giáo viên thường xuyên giáo dục đạo đức cho học sinh trongdạy học và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp

+ 33% giáo viên chưa thường xuyên giáo dục

+ 15% giáo viên không giáo dục

Sơ đồ minh họa:

Trang 15

Ít khi thực hiện

Chưa thực hiện

1 Xác định rõ các giá trị đạo đức cần phải

giáo dục cho học sinh tiểu học? 71% 25% 4%

2 Hiệu trưởng đã phát huy công tác lãnh

đạo của Đảng và chính quyền để giáo

dục đạo đức cho học sinh?

3 Phát huy vai trò của Đội TNTP HCM

trong hoạt động giáo dục đạo đức? 85% 15% 0%

4 Tổ chức phổi hợp giáo dục giữa nhà

trường, gia đình và cộng đồng dân cư ở

địa phương?

5 Kế hoạch chỉ đạo tới đội ngũ giáo viên

chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học

sinh?

6 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức 77% 33% 0%

Trang 16

cho học sinh thông qua các môn học?

7 Tổ chức chỉ đạo giáo dục đạo đức thông

qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp?

8 Thiết lập công tác xây dựng môi trường

Kết quả trên cho thấy lãnh đạo nhà trường đã hết sức quan tâm và cóbiện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh một cách cụ thể và thiếtthực thông qua sự phối hợp giữa dạy học trên lớp và tổ chức hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp cũng như phối hợp các lực lượng trong việc giáo dụchọc sinh Như có 92% giáo viên đánh giá đã tổ chức chỉ đạo giáo dục đạođức thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; 85% cho rằng hiệutrưởng đã có biện pháp chỉ đạo phát huy vai trò của Đội TNTP HCM tronghoạt động giáo dục đạo đức…

Tuy nhiên thực tế giáo dục đạo đức cho hoạt sinh trong nhà trườngtrong những năm qua chúng ta còn hạn chế hoặc thiếu sót một số mặt:

- Chưa chú trọng việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các mônhọc

- Chưa có biện pháp động viên, giúp đỡ thích đáng đối tượng họcsinh còn hạn chế nhiều mặt hoặc từng mặt

- Việc thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng: Nhà trường gắn liềnvới gia đình và xã hội chưa vạch ra chương trình và kế hoạch cụ thể

- Việc hình thành cho các em thói quen và hành vi đạo đức chưađược làm thường xuyên liên tục, đôi khi còn ở mức độ hời hợt thiếu sựkiểm tra

2.3 Đánh giá thực trạng.

Các em sống trong những hoàn cảnh gia đình khác nhau Các em rấtham hiểu biết, bắt chước, hiếu động, chưa tập trung lâu, chỉ chú trọng vàocái gì đó nhất thời

Giáo viên giảng dạy thì xem nhẹ vì cho rằng đây là môn phụ nên ítđầu tư hiện tượng dạy đối phó vẫn còn diễn ra ít nhiều trong nhà trường

Quan niệm phụ huynh học sinh đều “Trăm sự nhờ thầy” nên chưachú ý đến việc giáo dục con em mình

Trang 17

Do tác động đến nền kinh tế thị trường, việc các hiện tượng tiêu cựcvẫn còn xảy ra nơi các em đang sống đã làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và tưduy hiểu biết còn hạn chế của các em.

Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa ba môi trường: Nhà trường – Giađình – Xã hội

Trang 18

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

TRƯỜNG…HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

3.1 Thống nhất mục tiêu, kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong tập thể giáo viên và các lực lượng giáo dục.

3.1.1 Mục tiêu của biện pháp:

Từ thực tế đạo đức h ọc sinh trong nhà trường đã nói lên nhiều điềucần suy nghĩ của nhà trường quản lý, để làm tốt công tác giáo dục đạo đứccho học sinh trong các năm học, bản thân tôi đã phối hợp với ban ngành,đoàn thể xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhàtrường giúp cho các em xác định được những giá trị đạo đức cơ bản tronghọc tập, lao động, quan hệ gia đình, trong giao tiếp, các đức tính, tínhnguyên tắc và kỷ luật để thực hiện tốt cho bản thân khi đang đi học cũngnhư khi bước vào cuộc sống đời thường không bị vấp ngã trước khó khăn

và đầy cạm bẫy của xã hội

3.1.2 Nội dung và cách thức thức thực hiện:

* Xác định các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong họctập

Học tập là nhu cầu khách quan của xã hội và con người, đồng thời làyêu cầu của xã hội đối với mỗi người Việc học tập có ý nghĩa vô cùngquan trọng, bằng con đường học tập, con người có vốn tri thức và văn hóa

để tồn tại và phát triển Tổ chức giáo dục UNESCO đã khẳng định và đưa

ra bốn nội dung đó là:

- Học để biết: Học tập vừa là phương tiện, vừa là mục đích

- Học để làm: Gắn học với hành Học để có nghề nghiệp, việc làm vàkhả năng thích ứng trong cuộc sống đầy biến động

- Học để cùng chung sống trong thời đại hội nhập và phát triển vàqua đó học cách sống của nhau, tôn trọng nhau, biết hành động vì mục đíchchung và chung sống hòa bình

- Học để tự khẳng định mình: Học để có tri thức, phát triển cá nhân,

tư duy độc lập, năng động, sáng tạo và thăng tiến

Chính vì vậy, để đạt kết quả học tập tốt, trước hết cần xây dựng động

cơ học tập đúng đắn, vì động cơ học tập là sự định hướng thực hiện mụcđích: học cho ai, học để làm gì? Chỉ có thể đạt kết quả học tập tốt khi có

Ngày đăng: 05/04/2013, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Văn Quân, Phương pháp nghiên cứu giáo dục, nhà sản xuất Đại học sư phạm Hà Nội Khác
2. Chỉ thị 40 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khác
3. Điều lệ trường Tiểu học (2007) – Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
4. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010 Khác
5. Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ minh họa: - Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Sơ đồ minh họa: (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w