Thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng đoàn thể.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 27)

đoàn thể.

3.6.1. Mục tiêu biện pháp.

Nhằm tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh và thống nhất trong quá trình giáo dục học sinh.

3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.

Người hiệu trưởng cần chú ý đến chức năng của hội phụ huynh, cần ổn định ban chấp hành hội, ban đại diện hội sinh từng lớp, biết phát huy tính tích cực của hội, bởi vì họ là những người có tâm huyết với giáo dục, trăn trở lo lắng việc học hành của con em học sinh. Do vậy nhà trường có điều kiện thuận lợi trao đổi về các mặt giáo dục: Đạo đức – Học lực, đồng thời đưa ra những đề xuất giúp cho nhà trường về khen thưởng học sinh giỏi, hỗ trợ vật chất cho học sinh nghèo, giúp đỡ học sinh cá biệt, tạo thời gian cho các em hoạt động ngoài xã hội như: diệt chuột bảo vệ đồng lúa, làm vệ sinh đường làng và trong trường như: sinh hoạt sao, đội nghi thức, đội điền kinh.

Nhà trường xây dựng kế hoạch làm việc với Hội đồng giáo dục xã để nắm bắt thông tin, bàn bạc một số nội dung sắp đến cần phải có sự giúp đỡ của hội đồng giáo dục. Thường xuyên liên kết với đài truyền thanh xã đưa tin, bài viết về gương “Người tốt, việc tốt”, “Vượt khó học giỏi”.

Mặt khác mọi gia đình phải làm tốt chức năng giáo dục đối với con em mình. Nhiều nét cơ bản của nhân cách, như tính người, tính người đều bắt nguồn từ nhỏ. Gia đình và giáo dục gia đình là một giá trị hết sức đặc trưng ở phương Đông từ ngàn xưa đến nay. Gia đình có thể và phải là một nơi giáo dục giá trị đạo đức, giá trị truyền thống tốt nhất. Ngày nay phải tăng cường phổ biến các tri thức khoa học giáo dục đến từng gia đình và phối hợp chặt chữ nhà trường với gia đình trong việc giáo dục con em chúng ta. Toàn xã hội kết hợp nhà trường và gia đình uốn nắn, bảo vệ và xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, trong đó người lớn, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo, quản lý giáo dục nhà trường phải là tấm gương để

cho các em noi theo, ổn định nền nếp, kỷ luật, kiên cường trong nhà trường một cách chắc chắn.

Với một địa phương luôn chăm lo đến sự nghiệp giáo dục cho tất cả các ngành học, tuyên truyền trách nhiệm giáo dục của mỗi người dân, mỗi đoàn thể đã góp phần đáng kể trong việc hình thành lòng yêu gia đình, quê hương, đó chính là giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp.

- Nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tập hợp và huy động các lực lượng, các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc giáo dục học sinh.

- Cần có sự tham gia nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 27)