KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 31)

1. KẾT LUẬN.

Qua thực trạng việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh đã đề ra trên, chúng tôi khẳng định:

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường tiểu học là việc làm rất quan trọng, cần có kiên trì, bền bỉ thực hiện lâu dài. Vì vậy, yêu cầu người lãnh đạo có phẩm chất đạo đức tốt, phải lo lắng quan tâm thực sự, luôn có những trăn trở làm thế nào để giáo dục một học sinh có hạnh kiểm đạo đức thật sự tốt. Người lãnh đạo biết đề ra công tác chỉ đạo đúng đắn, phù hợp; biết tổ chức mọi tầng lớp xã hội (giáo viên, hội cha mẹ học sinh, cán bộ địa phương) nắm vững những yêu cầu, biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh nhà trường trong một năm học lâu dài để họ cùng hưởng ứng tham gia tích cực, đem lại hiệu quả cao hơn.

Người hiệu trưởng phải biết vận dụng những kinh nghiệm thực tế vào công tác chỉ đạo hàng ngày của mình một cách sâu sát. Phải nắm vững tình hình đời sống ở từng khu vực dân cư trên địa bàn, hướng dẫn chi tiết cho giáo viên chủ nhiệm điều tra học sinh ở lớp ngay từ đầu năm và trên cơ sở đó tổng hợp tình hình cho toàn trường. Từ đó để xây dựng các nội dung giáo dục, điều kiện giáo dục đạo đức một cách cụ thể nhằm phòng ngừa những mặt tiêu cực có thể xảy ra.

Người hiệu trưởng biết tổ chức nhiều hình thức hoạt động giáo dục phong phú và đa dạng để thu hút các em tham gia, không khí buổi sinh hoạt vui vẻ sẽ giúp chúng ta nhẹ nhàng lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho các em thuận lợi hơn, tránh được sự gò ép, thiếu sự hấp dẫn.

Người hiệu trưởng nhận thức được rằng nhà trường có thể nâng cao chất lượng học tập của học sinh bằng việc đổi mới phương pháp dạy học, hội giảng, thao giảng chuyên đề, rèn luyện học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi và giao khoán chất lượng học tập của học sinh cho giáo viên nhưng việc giáo dục đạo đức cho học sinh không thể khoán cụ thể cho giáo viên được mà phải tạo môi trường giáo dục liên kết chặt chẽ với nhau: Gia đình – Nhà trường – Xã hội và các lực lượng giáo dục khác (Đội, Đoàn thanh niên), muốn làm tốt công tác này cần phải có nội dung kế hoạch chỉ đạo của hiệu trưởng, kiểm tra đánh giá đúng đắn, kịp thời động viên gương người tốt, việc tốt, chào cờ có tuyên dương để tạo ra lòng tự hào, làm theo điều tốt, tuyên truyền trên đài truyền thanh địa phương về những tấm gương tốt.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w