Nội dung và cách thức thực hiện.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 27 - 31)

- Giáo dục ý thức đạo đức:

Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản về các chuẩn mực hành vi trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Các hành vi này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức: lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ mới đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỷ luật. Chúng phản ánh các mối quan hệ này của các em đó là:

- Quan hệ cá nhân đối với xã hội: Tôn kính Quốc kỳ, Quốc ca, kính yêu Bác Hồ, từ hào về đất nước, con người Việt Nam, biết ơn những thương binh liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội, công an, yêu quê hương đất nước, làng xóm, phố phường, yêu mến và tự hào về trường, lớp, giữ gìn môi trường sống xung quanh, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa do cha ông để lại.

- Quan hệ cá nhân đối với công việc, lao động: Trước hết là biết chăm chỉ, kiên trì và vượt khó trong học tập, có phương pháp học tập tốt,

tích cực tham gia công việc lao động khác nhau (lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động công ích cho xã hội).

- Quan hệ cá nhân đối với những người xung quanh: Đầu tiên là lòng hiếu thảo ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ đoàn kết với bạn bè, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm láng giềng, phụ nữ, cụ già, em nhỏ, người tàn tật theo khả năng của mình.

- Quan hệ cá nhân đối với tài sản xã hội, tài sản của người khác: Tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà trường (trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thí nghiệm…), của người khác (đồ đạc, thư từ…).

- Quan hệ cá nhân đối với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi ở, nơi học, nơi chơi, nơi qua lại; bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, độc vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại (chuột, muỗi, gián), làm vệ sinh môi trường.

- Quan hệ đối với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn, giữ vệ sinh, có trách nhiệm với lời nói và việc làm của mình.

Khi thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, đối với từng chuẩn mực, hành vi đạo đức cần giúp học sinh tiểu học hiểu được:

- Yêu cầu của chuẩn mực: Chuẩn mực yêu cầu học sinh thực hiện điều gì? Làm gì?

- Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi: Việc thực hiện mang lại tác dụng gì? Nếu không thực hiện mà làm trái lại thì có tác hại gì?

- Cách thực hiện chuẩn mực đó: Để thực hiện chuẩn mực cần làm những công việc gì? Làm thế nào?

Những tri thức đạo đức này giúp học sinh biết được cái đúng – cái sai, cái tốt – cái xấu, cái thiện – cái ác. Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh, phên phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác, ý thức đạo đức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức.

* Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức:

Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh trong học sinh những rung động, cảm xúc đối với hiện thực xung quanh, làm cho các em biết yêu, biết ghét rõ ràng, qua đó có thái độ đúng đắn đối với hiện

thực phức tạp trong đời sống tập thể và xã hội. Thái độ thờ ơ, là sản phẩm không mong muốn của giáo dục tình cảm.

Đối với học sinh, cần giáo dục những thái độ tình cảm:

- Kính yêu Bác Hồ, tôn trọng Quốc kỳ, Quốc ca, biết cảm ơn các thương binh liệt sĩ, yêu mến trường lớp, quê hương, làng xóm.

- Kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng những người xung quanh: hàng xóm, phụ nữ, cụ già, em nhỏ.

- Yêu lao động, chăm chỉ, chăm làm việc trường, việc lớp. - Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực.

- Có thái độ ủng hộ đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và ngược lại, có thái độ lên án, phên phán những người có hành động xấu, làm hại người khác, xã hội, cộng đồng.

- Yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn môi trường xung quanh.

- Tình cảm đạo đức được hình thành dựa vào ý thức đạo đức đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua lại hành vi; ngược lại, nó có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức.

*Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức:

Xét đến cùng, việc giáo dục một chuẩn mực, một phẩm chất nào đó cho học sinh phải dẫn đến kết quả cuối cùng là học sinh thực hiện được hành vi tương ứng trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt, biết cách ứng xử trong các mối quan hệ hàng ngày. Hành vi đó chỉ được hình thành thông qua luyện tập và rèn luyện hàng ngày, trở thành thói quen của học sinh và được thể hiện như một nét tính cách bền vững.

Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống, nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn, từ đó có thói quen đạo đức bền vững.

Cần hình thành cho học sinh các hành vi, thói quen đạo đức như: - Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình bằng những việc làm vừa sức.

- Lễ pháp với người lớn, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo.

- Làm được những việc làm vừa sức để giúp đỡ cô giáo, hàng xóm, láng giềng, phụ nữ, em nhỏ, người tàn tật.

- Có những việc làm nhân đạo vừa sức đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những người gặp thiên tai, khó khăn, các bạn khuyết tật, thiệt thòi.

- Có hành động, việc làm phù hợp bảo vệ trường lớp, tài sản công cộng, môi trường thiên nhiên, đồ đạc của người khác.

Cần giáo dục hành vi văn hóa thường xuyên và lâu dài, tức là hình thành cho các em hành vi không những đúng về đạo đức mà còn đẹp về thẩm mĩ.

3.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp.

- Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh cần được xây dựng một cách khoa học, đầy đủ và toàn diện.

- Việc đánh giá đạo đức của học sinh không chỉ dừng lại ở nhận thức mà phải thể hiện ở thái độ và hành vi.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w