1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu

125 3,4K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Trong nền thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại ẩn dụ đã góp một phần không nhỏ tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

1.1 Trong nền thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại ẩn

dụ đã góp một phần không nhỏ tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật

sử dụng ngôn từ Ẩn dụ là một hiện tượng vô cùng thú vị và phức tạp củangôn ngữ học Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiệntượng này Các công trình nghiên cứu hầu hết đều nhìn ẩn dụ dưới góc độcủa từ vựng học và tu từ học, tức là xem ẩn dụ như một phương thức pháttriển nghĩa mới của từ Tuy vậy ở Việt Nam, chưa có nhiều đề tài khảo sát

và đánh giá hết tầm quan trọng của ẩn dụ, đặc biệt là sự so sánh đối chiếucách thể hiện của hiện tượng này ở các tác giả để thấy hết được vai trò của

nó, đặc biệt là trong các tác phẩm thơ, ca dao

1.2 Tình yêu vốn là một đề tài muôn thưở không chỉ của thơ ca

mà ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Khi nghiên cứu về tình yêu các tácgiả đã nhìn nhận nó ở những bình diện khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu vềtình yêu dưới góc độ ẩn dụ tu từ thì không phải đã có nhiều người quan tâmtới

1.3 Nguyễn Bính và Tố Hữu là hai nhà thơ lớn của dân tộc Sựthành công của một hồn thơ được mệnh danh là “nhà thơ của đồng quê ViệtNam”- một trong những gương mặt tiêu biểu của dòng thơ lãng mạn, và mộtnhà thơ của cách mạng, sống và thuỷ chung với lý tưởng cách mạng khôngphải ở việc sử dụng ngôn ngữ thơ mới lạ, độc đáo, mà chính ở cái “hồn”, cáichân quê, chất dân dã, và tình yêu dành cho quê hương, đất nước sâu nặngcủa các ông Tuy nhiên sự nghiệp thơ ca của các ông lại được hình thành từnhững hoàn cảnh khác nhau Nguyễn Bính và Tố Hữu đã trở thành hai hiệntượng lớn của nghệ thuật thơ ca thu hút được hầu hết các nhà nghiên cứu,phê bình có tên tuổi như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Phan Cự Đệ, Nguyễn

Trang 2

Đăng Mạnh và các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Chế Lan Viên, HoàngTrung Thông, Nguyễn Đình Thi… Từ trước tới nay đã có rất nhiều côngtrình nghiên cứu về hai nhà thơ này ở các bình diện như lý luận văn học vàthi pháp thơ Có thể kể ra các công trình tiêu biểu như: “Nghiên cứu về nhạcđiệu trong thơ Tố Hữu” – tác giả Nguyễn Trung Thu, “tính dân tộc và hiệnđại của ngôn từ thơ Tố Hữu” – Trần Đình Sử… Ngoài ra có thể kể thêmmột số công trình nghiên cứu dưới góc độ phong cách học như: “Ẩn dụ tu từtrong thơ Tố Hữu” của Nguyễn Huệ Yên … Tuy nhiên việc nghiên cứu các

ẩn dụ về tình yêu trong thơ của hai nhà thơ này thì chưa có công trình nàothực hiện

1.4 Chọn đề tài " Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu ", khoá luận mong muốn làm rõ thế giới nghệ thuật độc đáo

qua cách sử dụng phép ẩn dụ của hai nhà thơ lớn đại diện cho hai trào lưuthơ lãng mạn và cách mạng của nền thơ ca hiện đại Việt Nam Kết quảnghiên cứu của khoá luận sẽ góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn vềnhững đóng góp của các ông ở phương diện nghệ thuật

2 Đối tượng nghiên cứu

Ở khoá luận này chúng tôi tập trung nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ,các quan niệm về ẩn dụ đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đề cậpnhiều trong các giáo trình phong cách học Kế thừa cách hiểu từ kí hiệu học,ngôn ngữ học, thi pháp học và phong cách học cúng tôi xác lập cho mìnhmột cách hiểu về hiện tượng này

Đồng thời qua 2 Tuyển tập thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu chúngtôi tiến hành khảo sát các ẩn dụ tu từ về tình yêu, để từ đó thấy được nhữngsáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ của hai nhà thơ

Nguồn tư liệu khảo sát cho khoá luận này gồm:

Trang 3

+ 86 bài thơ trong tuyển tập “ Nguyễn Bính thơ và đời” Nhà xuất bản vănhọc – 2004

+ 89 bài thơ được lựa chọn từ những tập thơ tiêu biểu của Tố Hữu trong suốt

sự nghiệp sáng tác của ông ( Tuyển tập thơ Tố Hữu – Nhà xuất bản giáo dục– 1994) gồm:

 Tập thơ “ Từ ấy” 26 bài: ( Từ ấy, Hai đứa bé, Dửng dưng, Lao Bảo,Như những con tàu, Ý xuân, Tiếng sáo ly quê, Tâm tư trong tù, Conchim của tôi, Nhớ người, Trưa tù, Quanh quẩn, Khi con tu hú, Nhớđồng, 14 tháng 7, Giờ quyết định, Tranh đấu, Đôi bạn, Đời thợ, Mộttiếng rao đêm, Tiếng hát đi đày, Xuân đến, Huế tháng tám, Xuân nhânloại, Vui bất tuyệt, Bà má Hậu Giang)

 Tập thơ “ Việt bắc” 6 bài : ( Việt Bắc, Lượm, Ta đi tới, Lại về, cánước, Sáng tháng năm)

 Tập thơ “ Gió lộng” 8 bài : ( Vinh quang Tổ quốc ta ơi, Trên miền bắcmùa xuân, Ba mươi năm đời ta có đảng, Em ơi Ba- Lan, Bài ca xuân

61, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam )

 Tập thơ “ Ra trận” 18 bài : ( Lá thư bến tre, Miền Nam, Trên đườngthiên lý, Tiếng hát sang xuân, Mẹ Suốt, xuân sớm, Từ Cu Ba, Hãynhớ lấy lời tôi, Giữa ngày xuân, Những ngọn đèn, Theo chân Bác,Chào xuân 67, Bài ca xuân 71, Đường vào, có thể yên, Bài ca xuân

68, Xuân 69, Bác ơi!)

 Tập thơ “ Máu và hoa” 11 bài : ( Việt Nam máu và hoa, Hoàng hôn,Rôm, Xin gửi Miền Nam, Xta- lin- Grát, Nước non ngàn dặm, Đuờngcủa ta đi, Toàn thắng thuộc về ta, Bài ca quê hương vui thế hôm nay,Với đảng mùa xuân)

 Tập thơ : “ Một tiếng đờn” 20 bài ( Phút giây, Một nhành mai, Bài thơđang viết, Xuân đấy, Đêm xuân 85, Gửi theo anh Xuân Diệu, Đêm thu

Trang 4

quan họ, Có một ngày như thế, Chân lý vẫn xanh tươi, Dầu và máu,

Ta lại về, Xuân đang ở đâu, Xuân hành 92, Anh cùng em, Chân trờimới, Duyên thầm, Đêm cuối năm, Sáng đầu năm, Màu tôi yêu, Ngọnlửa)

3 Mục đích, ý nghĩa của khoá luận

3.1 Mục đích của khoá luận

Thông qua việc khảo sát các ẩn dụ về tình yêu, khoá luận giúpngười đọc phần nào tìm hiểu phong cách thơ của Nguyễn Bính và Tố Hữucũng như những đóng góp của các ông về mặt sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật Phân tích và làm sáng tỏ cơ chế thể hiện của ẩn dụ tu từ về tìnhyêu qua hai tập thơ để thấy được sự khác biệt trong cách thể hiện tình yêucủa 2 nhà thơ lớn tiêu biểu cho 2 dòng thơ của nền thơ ca nước nhà

3.2 Ý nghĩa của khoá luận

* Về mặt lý luận:

Kết quả nghiên cứu về ẩn dụ tình yêu trong thơ NguyễnBính và Tố Hữu sẽ góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo trongphong cách thơ của hai tác giả, đồng thời khẳng định giá trị của phươngthức ẩn dụ trong việc xây dựng văn bản nghệ thuật

* Về mặt thực tiễn:

Khoá luận giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về tác phẩm vănhọc dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con đườngtiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ Ngoài ra kết quả nghiên cứucủa khoá luận sẽ mở ra một hướng phân tích mới cho việc giảng dạy, tìmhiểu thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu trong nhà trường

4 Phạm vi nghiên cứu

Trang 5

Khoá luận tập trung nghiên cứu 175 bài thơ của hai tác giả, từ đótìm ra những ẩn dụ tu từ về tình yêu trong các tác phẩm thơ.

5 Phương pháp nghiên cứu

Ở khoá luận này để so sánh các“ ẩn dụ về tình yêu” của hai nhà

thơ chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, miêu tả ngoài ra còn

sử dụng một số thủ pháp như:

- Thống kê và cải biến Trong đó thủ pháp thống kê định lượng nhằm xácđịnh tần số sử dụng phương thức ẩn dụ của mỗi tác giả, thủ pháp cải biếnnhằm tìm ra giá trị của phương thức này trong việc xây dựng hình tượngnghệ thuật

6 Bố cục của khoá luận

Khoá luận bao gồm: phần mục lục 2 trang, danh mục tài liệutham khảo 6 trang, phụ lục 19 trang, phần kết luận 2 trang và phần nội dung.Trong đó nội dung của khoá luận được chia thành 2 chương cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2: Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và thơ Tố Hữu

PHẦN NỘI DUNG

Trang 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1 Khái niệm về ẩn dụ.

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ẩn dụ.

Ẩn dụ là một hiện tượng đã được nghiên cứu từ thời cổ đại( khoảng thế kỷ thứ IV trước công nguyên) ở nhiều cấp độ khác nhau Ẩn dụkhông chỉ được nghiên cứu trong các lĩnh vực thuộc về ngữ văn học, mà cònđược nghiên cứu ở nhiều các lĩnh vực khác như: triết học, tâm lý học, phongcách học, từ vựng học và gần đây nhất là dụng học và ngôn ngữ học tri nhận

Lý thuyết về ẩn dụ bắt đầu hình thành từ thời triết học Hy Lạp

Ẩn dụ theo tiếng Hy Lạp lúc bấy giờ là ( metaphor) có nghĩa là chuyển từchỗ này sang một chỗ khác, tức có nghĩa là chuyển đổi Sau này khái niệmchuyển đổi ấy được vận dụng vào việc xác định nghĩa của từ theo phươngthức ẩn dụ là hiện tượng chuyển nghĩa Trong ẩn dụ một sự vật được miêu tảhay được định nghĩa bằng những từ biểu thị một sự vật khác, có sự tươngđồng hay sự giống nhau với sự vật trước

Trong các công trình nghiên cứu của các học giả Trung Hoa cổđại thì ẩn dụ được thể hiện qua cách chỉ sự ví von, bóng bảy và thường ẩnchứa trong lời khởi đầu của các bài ca dao dân ca sau này và được ghi lại rấtnhiều trong các tác phẩm Kinh Thi nổi tiếng

Đến thời hiện đại cũng xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứucủa các nhà ngôn ngữ học về ẩn dụ Có thể kể ra như: R.Jakobon, J.Cohen,

và sau này là George Lakoff và Mark Johnson…… Nếu như quan niệmtruyền thống chỉ xem ẩn dụ như là một phương tiện sáng tác của thơ ca haynghệ thuật hùng biện Ẩn dụ chỉ được xem như là vấn đề của ngôn ngữ hơn

là của tư duy và hành động, thì đến những năm gần đây George Lakoff vàMark Johnson trong tác phẩm “ Metaphors we live By” (1980) đã cho rằng

Trang 7

ẩn dụ tồn tại không chỉ trong ngôn ngữ mà còn hiện hữu trong tư duy vàhành động.

Ở Việt Nam ẩn dụ đã được các nhà Việt ngữ học, các nhà nghiêncứu văn học cũng như phong cách học quan tâm nhiều Có thể kể đến một sốcông trình nghiên cứu với các tác giả tiêu biểu như Đỗ Hữu Châu, NguyễnThiện Giáp, Hữu Đạt, Nguyễn Văn Tu, Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú,Nguyễn Đức Tồn…

1.2 Một số quan niệm về phép ẩn dụ

Trong tiếng Việt đặc biệt là trong thơ ca Việt Nam từ xưa tới nayviệc sử dụng các biện pháp tu từ luôn đóng một vai trò quan trọng Nókhông chỉ giúp thể hiện được nội dung, chủ đề của người nói mà còn có vaitrò lớn trong việc tạo dựng nên giá trị nghệ thuật bền vững cho mỗi tácphẩm, làm cho sức diễn đạt vừa trong sáng, súc tích, “ý tại ngôn ngoại” lạivừa thể hiện được cái hồn cuả thi nhân Chính vì thế khi nhắc đến các tácphẩm văn chương ta không thể không kể tới vai trò của các biện pháp tu từ Phép tu từ vốn được hiểu là cách dùng các từ ngữ đã được gọtrũa, có hình ảnh bóng bẩy làm cho lời thơ, lời văn hay hơn, ý thơ, ý văntrong sáng, giản dị giàu sức biểu cảm và nâng cao hiệu quả của việc diễnđạt

Có rất nhiều các biện pháp tu từ đã được sử dụng trong thơ cacũng như trong các văn bản tiếng Việt từ xưa tới nay như: so sánh, nhân hoá,hoán dụ, thậm xưng, liệt kê, câu hỏi tu từ… Mỗi phép tu từ này đều đem lạinhững giá trị nghệ thuật, sức biểu cảm và giá trị thẩm mĩ riêng Ngoài cácbiện pháp tu từ kể trên có một biện pháp mà nhờ nó các tác giả đã tạo nênphong cách đặc biệt cho mỗi tác phẩm nghệ thuật của mình – Đó là phép ẩndụ

Trang 8

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đềcập đến lý thuyết ẩn dụ Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam chorằng khi nghiên cứu về lý thuyết ẩn dụ cần xem xét ở hai góc độ.

* Thứ nhất: Ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của các đơn vị từ vựng Nếu xem xét ở góc độ này,

dựa vào mối quan hệ tương đồng giữa sự vật và đối tượng thì ẩn dụ là đốitượng nghiên cứu của từ vựng học Ẩn dụ không chỉ được thể hiện ở một từ,một câu mà có thể ẩn dụ được sử dụng làm khung chiếu vật cho cả một đoạnvăn, một khổ thơ hay cả một bài thơ

Theo các công trình nghiên cứu về ẩn dụ trong và ngoài nước chođến nay ẩn dụ thường được xem là phép chuyển đổi tên gọi dựa trên sự sosánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay những nét giống nhau nào

đó Tiếng Hy Lạp “Metaphor” lúc đầu có nghĩa là chuyển từ chỗ này sangmột chỗ khác, tức có nghĩa là “chuyển đổi”

Chẳng hạn, tác giả Đỗ Hữu Châu lý giải hiện tượng ẩn dụ bằng

cơ chế chuyển đổi trường nghĩa từ vựng Ông quan niệm “ Ẩn dụ là cách gọitên sự vật hiện tượng này bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng khác, giữachúng có mối quan hệ tương đồng” [ 6, tr 54] Cơ chế chuyển đổi nghĩa của

ẩn dụ được ông miêu tả như sau:

“ Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật A vốn

là tên gọi của X ( tức X là ý nghĩa biểu vật của A) Phương thức ẩn dụ làphương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y, nếu như X và Y giốngnhau….” [ 7, tr 145]

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “ Ẩn dụ là sự chuyển đổitên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánhvới nhau” [ 19, tr 162]

Trang 9

Nguyễn Văn Tu nêu ra định nghĩa: “ Ẩn dụ là phép gọi tênmột sự vật bằng tên gọi của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp.Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm Khác với hoán

dụ, phép ẩn dụ , theo tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật chỉ có vài dấuhiệu chung với sự vật mà từ biểu thị trước thôi Chính nhờ những dấu hiệuchung gián tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các vật khác nhau”[60, tr159]

Tác giả Hữu Đạt cũng nhấn mạnh: “ Ẩn dụ là một lối so sánh dựatrên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất, hoặc chứcnăng của hai đối tượng Nhưng khác với lối so sánh dùng lối song song haiphần đối tượng và phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để sosánh… ” [ 12 , tr 143]

Có thể thấy các nhà ngôn ngữ học Việt Nam phần nào đánh giá

và nhìn nhận về ẩn dụ như là một phương thức chuyển nghĩa cơ bản của từ.Qua nhiều bài viết của mình tác giả Hữu Đạt đều khẳng định ẩn dụ chính làmột sự so sánh ngầm Tương tự Nguyễn Đức Tồn cho rằng : “ Bản chất củaphép ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển địa điểm, thuộc tính của sựvật, hiện tượng này, sang sự vật hiện tượng khác loại dựa trên có sở sự liêntưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ởchúng” [58, tr 12]

Cả Hữu Đạt và Nguyễn Đức Tồn đều chỉ ra rằng bản chất của ẩn

dụ chính là một phép so sánh ngầm Về thực chất chỉ có sự đồng nhất, hoặctương đồng hoàn toàn thì người ta mới có thể sử dụng cái này để thay thếcho cái khác được

* Quan niệm thứ hai xem Ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức của con người Ở góc

độ này thì ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của phong cách học, ẩn dụ được

Trang 10

xem như là biện pháp tu từ lâm thời ( ẩn dụ tu từ), vì thế nó được khảo sát

ở những ngữ cảnh cụ thể gắn liền với những văn bản Ẩn dụ không chỉ xuấthiện trong thơ văn mà nó xuất hiện trong mọi mặt của đời sống xã hội, trêncác phương tiện thông tin đại chúng Vì thế ẩn dụ là một bộ phận hợp thànhcủa sự sáng tạo ngôn ngữ và khả năng nhận thức của con người về thế giớikhách quan

Vì vậy Đinh Trọng Lạc phát biểu: “ Ẩn dụ là sự định danh thứhai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (cótính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hiện tượng, hoạtđộng, tính chất) A được định danh với khách thể ( hiện tượng, hoạt động,tính chất) B có tên gọi được dùng chuyển sang cho A.[31, tr 52]

Còn Cù Đình Tú thì nói : “ Ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy têngọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở mốiquan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng” [62, tr 179]

Tác giả Hữu Đạt nói kỹ hơn: “ Ẩn dụ là kiểu so sánh không nóithẳng ra Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùngnăng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản vớicác sự vật hiện tượng tồn tại ngoài văn bản Như vậy thực chất của phép ẩn

dụ là dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy củangôn ngữ dân tộc” [12, tr 302 ]

Ở khoá luận này chúng tôi đưa ra cách hiểu về ẩn dụ như sau: Ẩn

dụ là phép tu từ trong đó dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này để biểuhiện cho sự vật, hiện tượng khác khi mà giữa 2 sự vật, hiện tượng đó cónhững nét tương đồng dựa trên một cơ chế liên tưởng nào đó Nói cách khác

ẩn dụ chính là sự so sánh ngầm trong đó vế được so sánh bị ẩn đi Giá trị chủyếu của ẩn dụ là biểu cảm, nó được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ và đặcbiệt là trong các tác phẩm văn học

Trang 11

2 Phương pháp phân loại ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ

Trong Việt ngữ học có rất nhiều cách phân loại ẩn dụ dựa trênnhững cơ sở khác nhau từ đó dẫn đến các kiểu , loại ẩn dụ khác nhau Có thểdẫn ra một số tác giả với những cách phân loại tiêu biểu sau đây:

* Tác giả Nguyễn Đức Tồn cho rằng có 2 loại ẩn dụ dựa trên cơ

+ Thứ hai : Khi hai biểu vật có cùng nét nào đó như nhau, đều vốn đã

có tên gọi riêng nhưng trên cơ sở tư duy liên tưởng đồng nhất hoá chúng cóthể lấy tên gọi của sự vật này thay thế lâm thời cho tên gọi của sự vật kia

Ẩn dụ loại này được sử dụng như một biên pháp tu từ nhằm là tăng sức gợihình, gợi cảm và giá trị thẩm mĩ cho sự diễn đạt Những ẩn dụ này được gọi

là ẩn dụ lâm thời và thường mang ý nghĩa biểu trưng

Theo đó: Ẩn dụ từ vựng là phương thức phát triển nghĩa mới của

từ, trong đó nghĩa mới tạo thành là một ý nghĩa từ vựng ổn định chứ khônglâm thời Như vậy ẩn dụ từ vựng có chức năng từ vựng hoá là chủ yếu Nhìnchung ẩn dụ từ vựng là sự chuyển nghĩa mang tính chất xã hội, ổn định và cốđịnh Những hiện tượng chuyển nghĩa này được cả cộng đồng sử dụng ngônngữ thừa nhận và sử dụng như nhau

Bên cạnh đó ẩn dụ từ vựng còn có một loại ẩn dụ thứ hai cũngđược sử dụng phổ biến và rộng rãi đó là ẩn dụ tu từ Ẩn dụ tu từ được sửdụng rộng rãi và phổ biến trong thơ ca dân gian, nó gắn liền với phong cáchthời đại và phong cách dân tộc

Trang 12

* Tác giả Đỗ Hữu Châu đưa ra các kiểu ẩn dụ.

+ Ẩn dụ hình thức: là những ẩn dụ có được dựa trên sự giống nhay về hìnhthức giữa các vật

Ví dụ, những ẩn dụ trong các từ chân trong chân bàn, chân núi, chân tường, từ mũi trong mũi thuyền, mũi đất, mũi dao; từ cánh trong cánh buồm, cánh đồng, cánh quạt là những ẩn dụ chỉ hình thức.

+ Ẩn dụ cách thức: là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiệngiữa hai hoạt động, hiện tượng

+ Ẩn dụ chức năng: Là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức nănggiữa các sự vật

Vd: cửa trong cửa sông, cửa rừng…

+ Ẩn dụ kết quả: là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các

sự vật đối với con người Trong ẩn dụ kết quả có một loại ẩn dụ được chú ýđặc biệt đó là ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác này để gọi tên nhữngcảm giác của giác quan khác hay những “ cảm giác” của trí tuệ, tình cảm

Ví dụ, chua, ngọt, mặn, cay, chát là những cảm giác vị giác được dùng

để gọi các cảm giác thính giác nói chua loét, lời nói ngọt ngào, nói cay quá

* Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “ từ vựng học tiếngViệt” cho rằng có các kiểu ẩn dụ sau đây:

+ Ẩn dụ hình thức: Vd mũi là một bộ phận của con người có đặc điểm nhọn,

có phần nhô ra Vì thế phần đất nhô ra cũng được gọi là “ mũi đất”

+ Ẩn dụ chuyển tính chất của sự vật này sang sự vật hoặc hiện tượng khác

Ví dụ: Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

( Ông đồ - Vũ Đình Liên)

+ Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó

Trang 13

Vd: Tình cảm khô khan, lời nói ngọt ngào.

+ Ẩn dụ chức năng: Vd “Bến” trong bến xe, bến đò, bến sông… tất cả các

từ này đều thể hiện một chức năng giống nhau là đầu mối giao thông

+ Ẩn dụ đặc điểm hình thức, dáng vẻ bên ngoài: vd: Người phụ nữ đẹp được

gọi là Tây Thi

+ Ẩn dụ màu sắc: Vd màu da trời màu xanh như da trời; màu cánh sen màu hồng như màu của cánh sen; màu cốm - màu xanh như màu của cốm.

-+ Ẩn dụ chuyển tên gọi của con vật thành con người: vd : Cún con của mẹ,cún con của anh…

+ Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng Ví dụ, hạt nhãn là cái cụ thể chỉ phần bên

trong của quả được dùng để chỉ trung tâm quan trọng nhất của một vấn đề

* Tác giả Hữu Đạt trong cuốn “ Phong cách học tiếng Việt hiệnđại” – NXBQG 2000 cho rằng: Trong thực tế ngôn ngữ chúng ta thường gặpcác kiểu ẩn dụ khác nhau và cụ thể có 3 kiểu loại sau đây Ẩn dụ nhân hoá,

ẩn dụ tượng trưng và ẩn dụ ngụ ngôn

Các tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà gọi ẩn dụnhân hoá là kiểu ẩn dụ được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa người vớivật Cụ thể đó là phép ẩn dụ được hình thành dựa trên cơ chế chuyển nghĩagiữa trường về con người và trường về sự vật Theo đó ẩn dụ nhân hoá baogồm 2 quan hệ biện chứng đó là:

+ Gán cho con người những hành động cảm nghĩ như đồ vật

+ Gán cho đồ vật những hành động, cảm nghĩ giống con người

Ví dụ: “ Gái chính chuyên lấy được chín chồng

Vo viên bỏ lọ gánh chồng đi chơi”

( Ca dao)

Trang 14

Tác giả Hữu Đạt coi “ Ẩn dụ tượng trưng là ẩn dụ được dùng

đi, dùng lại nhiều lần trở thành các hình ảnh có giá trị hình tượng Chẳnghạn người ta thường dùng hình tượng

+ “Tùng”, “cúc”, “trúc”, “mai” để biểu thị cho người quân tử và vẻ đẹp

Ví dụ: “ Cà cuống uống rượu la đà

Bao nhiêu ếch nhái nhảy ra chia phần”

( Ca dao)

Ẩn dụ ngụ ngôn tác động đến người đọc một cách rất thấm thía vì

đó là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực của ngôn ngữ và chất suytưởng Tác giả Hữu Đạt từng nhận định rằng: “ Trong thơ ca ẩn dụ ngụ ngônxuất hiện chủ yếu trong ca dao Ẩn dụ là phương pháp tu từ mở ra nhiều cảmxúc và nhận thức cho con người”

Trên đây là cách phân loại ẩn dụ của một số nhà nghiên cứu ngônngữ Quan niệm và cách phân loại về ẩn dụ tu từ của các nhà ngôn ngữ học

Trang 15

được trình bày theo những cách khác nhau không hề mâu thuẫn, đối lập màchúng bổ sung cho nhau đem lại những cách hiểu thống nhất và đầy đủ nhất

về ẩn dụ tu từ

Trong khoá luận này chúng tôi chỉ khảo sát những ẩn dụ tu từmang tính biểu trưng về tình yêu trong các sáng tác của Nguyễn Bính và TốHữu

Vd "Hoa" mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ người phụ nữ có nhan sắc, trong câu

Giá đành trong nguyệt trên mây Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa

(Truyện Kiều).

Ẩn dụ là một phương thức tu từ được sử dụng nhiều trong ngônngữ văn học Đó là cách sử dụng lâm thời mượn hình ảnh này để nói về một

sự vật hiện tượng khác, trong một hoàn cảnh nhất định nó chỉ có nghĩa tu từ

mà không tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ Nói cách khác ẩn dụ tu từ có chứcnăng quy ước hoá là chủ yếu Nó được xem là ẩn dụ trong hoàn cảnh này,nhưng có thể lại không được xem là ẩn dụ trong hoàn cảnh khác, có nghĩa là

ẩn dụ tu từ phụ thuộc chủ yếu vào hoàn cảnh xuất hiện nghĩa đó

Tác giả Hữu Đạt trong công trình“ Phong cách học và các phongcách chức năng tiếng Việt” phân biệt : “ Khi nói đến hiện tượng chuyểnnghĩa cần chú ý đến chuyển nghĩa từ vựng học và tu từ học” Chuyển nghĩa

từ vựng học như

Trang 16

Chân ( người, gà) -> Chân ( bàn, ghế) -> Chân ( núi, trời) -> Chân ( Vị trí)

Trong hai câu thơ trên “ thuyền” và “ bến” đều là những ẩn dụ

tư từ “ thuyền” chỉ người con trai, và “bến” chỉ người con gái Câu ca dao

nói về lời thề hẹn của đôi trai gái, thể hiện tình cảm lứa đôi gắn bó thuỷchung Với những quan điểm khác nhau về ẩn dụ, chúng tôi chọn quan điểm

của tác giả Hữu Đạt làm cơ sở cho sự nghiên cứu và khảo sát các tư liệu

ẩn dụ về tình yêu của khoá luận này.

Có thể nói thơ ca là địa hạt rộng lớn nhất của ẩn dụ tu từ, ở đócác thi nhân được mặc sức thể hiện những hình tượng thơ của mình vớinhững phong cách và cung bậc cảm xúc khác nhau Chính vì thế sắc tháibiểu cảm trong ẩn dụ tu từ là rất lớn Không chỉ biểu hiện sắc thái mà ẩn dụ

tu từ còn thể hiện phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo riêng của mỗi thinhân, của phong cách thời đại và phong cách dân tộc

Ẩn dụ là một trong hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản củangôn ngữ đã tuân thủ quy luật tiết kiệm kỳ diệu của ngôn ngữ Ở ẩn dụngười ta đã dùng những cái hữu hạn để biểu thị những cái vô hạn hết sứctinh tế và khéo léo Về mặt từ vựng quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ đượcthể hiện ở chỗ với cùng một hình thức vỏ âm thanh người viết có thể diễnđạt được nhiều nội dung khác nhau Đồng thời với cùng một đối tượng cáctác giả cũng có nhiều cách thể hịên và diễn đạt khác nhau

Khi một từ, một ngữ nào đó được dùng làm ẩn dụ thì nghĩa gốccủa nó sẽ không còn như thế nữa mà nó đuợc thay thế và hiểu theo một

Trang 17

nghĩa thứ hai được gọi là nghĩa bóng Các nghĩa được tạo ra trong ẩn dụ tu

từ không mang ý nghĩa cố định hoá Vì thế ẩn dụ tu từ mang tính chất sángtạo riêng của từng nghệ sĩ Người đọc muốn tiếp nhận và hiểu được ý nghĩacủa nó phải dựa vào các yếu tố như: ngữ cảnh, tính logic và thói quen thẩmmỹ

3.1.2.Tiêu chí nhận diện

Tác giả Hoàng Kim Ngọc nhận xét: Do ẩn dụ tu từ là hiện tượng

có tính chất so sánh ngầm, có tính chất lâm thời, có khả năng gợi nên hìnhảnh cảm tính về sự vật nên rất tinh tế và khó nắm bắt Vì thế ta phải tìm ranhững tiêu chí làm chỗ dựa để nhận diện ẩn dụ tu từ với nghĩa chuyển lâmthời của nó Cho đến nay việc tìm ra những tiêu chí đủ tin cậy làm chỗ dựacho việc nhận diện những ẩn dụ tu từ là một điều không phải đơn giản, vẫncòn nhiều tranh cãi

Trong khoá luận này chúng tôi sử dụng một bộ gồm những tiêuchí ngôn ngữ và những tiêu chí phi ngôn ngữ làm cơ sở cho việc nhận diện

ẩn dụ tu từ bao gồm: Yếu tố ngữ cảnh, tính logíc và thói quen thẩm mỹ

* Tiêu chí ngữ cảnh: Tiêu chí ngữ cảnh ở đây bao gồm ngữ cảnh hẹp

và ngữ cảnh rộng

- “ Ngữ cảnh hẹp”: ngữ cảnh hẹp ở đây chính là chu cảnh bao gồmnhững yếu tố, những quan hệ cụ thể của câu chữ có mặt trong ngôn bản,được dùng để tố chức ngôn bản

+ Để tổ chức một lời nói, một ngôn bản dù có ý thức hay không bao giờngười ta cũng phải thực hiện hai thao tác là lựa chọn và kết hợp Sau khi lựachọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt người ta kết hợp các yếu tố đó lại vớinhau theo những quy tắc nhất định để tạo thành lời, thành ngôn bản mạch lạcnhằm đạt được mục đích giao tiếp

Trang 18

Ví dụ: Bây giờ Mận mới hỏi Đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì Đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

( Ca dao)

Ở trường hợp này các từ “ mận, đào, vườn hồng” đã được lựa

chọn theo trục dọc có quan hệ đối vị, liên tưởng dựa vào nét tương đồng về

phạm trù từ ngữ kiểu như: Mận, đào, mít, cam, chanh, bưởi… và vườn hồng, vườn cam, vườn đào… Trong ngữ cảnh trên dân gian lựa chọn

“mận”, “đào” và “vườn hồng” chứ không phải ngữ cảnh nào khác Nếu ta

tách những từ ngữ này biệt lập với ngữ cảnh, chỉ xem xét chúng theo quan

hệ đối vị, không chiếu lên cú đoạn thì không thể lý giải được cách lựa chọn

từ ngữ và giá trị của chúng ra sao

Tác giả Hữu Đạt trong [ 11], khi phân tích câu ca dao:

“ Mận hỏi thì Đào xin thưa

Vườn hồng có lối những chưa ai vào”

Cho rằng đây là lời đáp để khẳng định thông tin mà “mận” cần biết Vậy trong ngữ cảnh này “mận, đào, vườn hồng” đóng vai trò như thế nào? “ Mận, đào” trong ngữ cảnh này biết hỏi, biết xin thưa chứng tỏ trong ngữ cảnh này hình ảnh “ mận, đào” không được dùng theo nghĩa gốc vốn có

là cây mận và cây đào nữa Dân gian đã mượn hình ảnh này để nhân hoá chohiện tượng trữ tình là những người nam và nữ đang trò chuyện, đối đáp với

nhau Còn “ vườn hồng có lối” ở đây là cái sở thuộc của “đào” Trong trường hợp này “ vườn hồng” đâu phải là cái có thật, và “có lối” ở đây cũng đâu phải là lối đi thật vào vườn kia Câu chuyện “vườn hồng có lối” , mận đào, ở đây chỉ là cách nói xa xôi, bóng gió theo lối ước lệ, tượng trưng về

khả năng có thể đến được với nhau của đôi trai gái trong lời đối đáp mà thôi

Trang 19

- Tiêu chí ngữ cảnh rộng: Như đã nói ở trên ngữ cảnh hẹp chỉ làchu cảnh của câu chữ trong một khuôn khổ ngôn bản Còn bản thân ngônbản ấy dù dùng để nói hay viết laị nằm trong một chu cảnh rộng hơn- chucảnh ấy gọi là ngữ cảnh rộng hay nói một cách khác đó chính là “ cảnhhuống giao tiếp ngôn ngữ” Trong truyền thống của phong cách học cảnhhuống giao tiếp ngôn ngữ thường được hiểu là một phạm trù khá rộng baogồm: mục đích, nội dung, người tham gia, địa điểm, cách thức tiếnhành….của giao tiếp ngôn ngữ đó Cảnh huống giao tiếp có ảnh hưởng rấtlớn đến nội dung diễn đạt, nó có thể làm thay đổi ngôi, vị trí và cách xưng

hô, cũng như làm cho các ẩn dụ tu từ xuất hiện khác nhau Chính vì thế việcnhận diện ẩn dụ tu từ cũng không thể nằm ngoài quỹ đạo đó

* Tiêu chí thứ hai: Tính logíc

Tính logíc được hiểu là sự hợp lý trong suy nghĩ, trong lập luận

và đôi khi là trong cả suy nghĩ, hành động Trong nghệ thuật ngôn từ muốntạo ra một ẩn dụ tu từ cho câu thơ, câu văn thì cần dựa vào một bình diệntương đồng, nhất định nào đó Cái được gọi là quan hệ tương đồng này dù rõràng hay trừu tượng thì cũng phải có lý và ít nhất là được người nghe chấpnhận Vì thế tác giả Hữu Đạt đã khẳng định: “ Thực chất của hiện tượng ẩn

dụ này là dùng tên gọi này để biểu thị cho sự vật khác dựa trên cơ chế của

tư duy và ngôn ngữ dân tộc” Chính vì thế mà khi nghiên cứu ẩn dụ tu từ ta

sẽ thấy được bức tranh về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá dân tộc

* Tiêu chí thứ ba: Tính thẩm mỹ ( hay còn gọi là tiêu chí thói quenthẩm mỹ)

Thói quen thẩm mỹ là một trong những tiêu chí giúp nhận diện ẩn

dụ tu từ, và nó có hiệu quả đặc biệt trong việc giải thích các ẩn dụ này Songthói quen thẩm mỹ là khái niệm còn mang màu sắc chủ quan của người tiếpnhận, nên có thể mở rộng tiêu chí này thành truyền thống văn hoá và thói

Trang 20

quen thẩm mĩ Nếu tiêu chí về tính logíc phải được người nghe chấp nhận,thì thói quen thẩm mỹ cũng vậy Thói quen thẩm mĩ mang đậm đà màu sắcvăn hoá dân tộc, đó cũng chính là chỗ dựa để xem xét các ẩn dụ tu từ về hìnhthái cấu trúc và ngữ nghĩa.

3.2 Ẩn dụ về tình yêu

Từ xưa tới nay tình yêu là đề tài muôn thưở của con người Tìnhyêu được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca Địnhnghĩa về tình yêu mỗi tác gỉa lại có những quan niệm khác nhau

Trong Từ điển tiếng Việt “tình yêu” được định nghĩa là sự gắn bóvới nhau bằng mối tình ràng buộc giữa nam với nữ Thông thường người tanhắc đến tình yêu như một thứ tình cảm thiêng liêng, gắn kết con người vớinhau Chính vì thế tình yêu có một sức mạnh vĩnh cửu, gắn kết tâm hồn conngười, những trái tim đang yêu lại với nhau

Đến với thơ ca, với những người nghệ sĩ tình yêu đẹp và giảnđơn, đó có thể là :

yêu là chết ở trong lòng một ít

( Yêu – Xuân Diệu)

Cũng có khi là những cảm xúc rất đỗi trong sáng, nhưng lại là sự

gỡ rối tơ lòng cho biết bao thế hệ khi nhắc đến tình yêu

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu

(Vì sao- Xuân Diệu)

Trang 21

Thi sĩ Xuân Diệu – người được mệnh danh là ông hoàng của tình

yêu đã muợn những hình ảnh thiên nhiên đầy lãng mạn: “mây nhè nhẹ”, “ gió hiu hiu” để bày tỏ tâm trạng, xúc cảm của những trái tim đang yêu

Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.

Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

( Yêu – Xuân Diệu)

Khái niệm ẩn dụ về tình yêu trong ngôn ngữ học từ trước đếnnay ít nhiều còn chưa được đề cập đến Nó mới chỉ được đánh giá theo quanđiểm của ngôn ngữ học tri nhận như là một ẩn dụ ý niệm Trong khoá luậnnày xuất phát từ cách hiểu về ẩn dụ như đã trình bày ở trên chúng tôi địnhnghĩa khái niệm ẩn dụ về tình yêu với tư cách là một ẩn dụ tu từ như sau: Ẩn

dụ về tình yêu là một loại ẩn dụ tu từ trong đó các hình ảnh, phạm trù, cảmxúc, cung bậc của tình yêu được hình dung như những sự vật, trạngthái….nó được ẩn đi trong bề mặt câu chữ và được thể hiện bằng những hìnhảnh bóng bẩy, giàu sức gợi cảm của phép ẩn dụ

Tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước là những tình cảmrất đỗi bình dị, nó gần gũi và ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam,

nó được nhắc đến nhiều trong thơ ca với niềm tự hào Trong phạm vi khoáluận này chúng tôi tiến hành khảo sát các ẩn dụ về tình yêu ở ba phạm trù:

Ẩn dụ về tình yêu lứa đôi, tình yêu cách mạng và tình yêu quê hương đấtnước để qua đó làm sáng tỏ phong cách tác giả cũng như những đóng gópcủa các ông về nghệ thuật sử dụng ngôn từ

Trang 22

Chương II : ÂN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH VÀ

THƠ TỐ HỮU

1 ẨN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

1.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH

“Tâm hồn tôi” ( 1940) Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ, đến năm

1944 được giải nhất văn học Nam Xuyên ở Sài Gòn với truyện thơ “Cây đàn

tì bà”

Trong cách mạng tháng Tám và suốt cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp, Nguyễn Bính hoạt động ở Nam Bộ Nhà thơ tham gia giữnhững trách nhiệm trọng yếu như: phụ trách Hội Văn nghệ Cứu quốc tỉnhRạch Giá, Phó chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Rạch Giá, sau làm ở BanVăn nghệ Phòng Tuyên huấn Quân khu Tám Tháng 11 năm 1954, NguyễnBính tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1956 làm chủbút tuần báo Trăm hoa Đầu năm 1964, Nguyễn Bính về công tác ở Ty vănhoá Nam Hà ( cũ) Nguyễn Bính đột ngột mất vào sáng 30 tết năm Ất Tỵ( tức ngày 20-1-1966) khi đến thăm một người bạn tại xã Hoà Lý, huyện LýNhân, tỉnh Nam Định

Năm 2000, Nguyễn Bính được truy tặng giải thưởng Hồ ChíMinh về Văn học – Nghệ thuật đợt II

Trang 23

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác

Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình Nguyễn Bính đã để lại một số lượngtác phẩm đồ sộ Độc giả biết đến thơ Nguyễn Bính với những tác phẩm tiêubiểu như:

- Lỡ bước sang ngang ( thơ)

- Tâm hồn tôi ( thơ)

- Hương cố nhân ( thơ)

- Mười hai bến nước ( thơ)

- Người con gái ở lầu hoa ( thơ)

- Không nhan sắc ( truyện)

- Trả ta về ( thơ)

- Đồng Tháp Mười ( thơ)

- Gửi người vợ Miền Nam ( thơ)

- Đêm sao sáng ( thơ)

Và một số tác phẩm khác:

- Các tập thơ: Một nghìn cửa sổ ( 1941), Mây Tần (1942), Tập thơ yêunước, Sóng biển cỏ, Ông lão mài gươm (1947), Trăng kia đã đứng ngangđầu, Những dòng tâm huyết, Mừng Đảng ra đời ( 1953), Nước giếng thơi( 1957), Tình nghĩa đôi ta ( 1960)

- Truyện thơ: Cô gái Ba Tư (1943), Cây đàn Tỳ Bà (1944), Trông bóng cờbay ( 1957), Tiếng trống đêm xuân ( 1958)

- Truyện: Ngậm miệng ( 1940), Thạch xương bồ, Không đất cằm dùi( 1944), Sang máu ( 1947)

- Kịch thơ: Bóng giai nhân ( Viết chung với Yên Lan – 1942), NguyễnTrãi ( 1943)

- Kịch bản chèo: Cô Son ( 1961), Người lái đò sông Vị ( 1964)

- Lý luận sáng tác: Cách làm thơ lục bát ( 1955)

Trang 24

Với sự nghiệp sáng tác đồ sộ, gần 20 tập thơ trong đó có một sốtruyện thơ, kịch thơ và trường ca, Nguyễn Bính đã sớm trở thành một nhàthơ quen thuộc với độc giả Việt Nam Từ những năm 1936 – 1937, người ta

đã thấy trong làng Thơ mới của Việt Nam xuất hiện một tài năng với giọngđiệu thơ riêng biệt, khó trộn lẫn và mau chóng chiếm được cảm tình củađông đảo người đọc

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo : “ thôn Đoài hát tối nay”

( Mưa Xuân )

Nguyễn Bính đã “trình làng” bằng bài “mưa xuân” như thế vào năm 1936, và tiếp tục phát triển mạch thơ ấy vào những bài Chân quê, Cô lái đò, Cô gái hái mơ, Tương tư, Người hàng xóm, Hoa với rượu, Lỡ bước sang ngang,……Từ năm 1936 đến 1945, Nguyễn Bính là một trong những

cây bút sung sức nhất Trong khoảng thời gian ngắn ông đã cho ra đời bảy

tập thơ, trong đó có nhưng tập thơ nổi tiếng như: Lỡ bước sang ngang và Mười hai bến nước.

Tâm hồn thơ Nguyễn Bính là một tâm hồn đằm thắm, bắt rễ từnhững hoa cỏ đồng nội, những ao muống, vạt cần, những mồ hôi và nướcmắt, những lam lũ thường nhật của quê hương gắn bó suốt cuộc đời mình dù

có lúc ông phải lênh đênh khắp xứ người Với tình yêu quê hương đất nướcsâu nặng Nguyễn Bính đã tham gia cách mạng với một khí thế sục sôi Bởi

vì chính tình yêu cách mạng là gốc rễ, là cội nguồn của tình yêu quê hươngđất nước Từ sau Cách mạng, Nguyễn Bính vẫn sáng tác đều đặn Độc giả

biết đến ông qua bài thơ dài Gửi vợ miền Nam ( 1955) và tập thơ Đêm sao sáng ( 1962).

Trang 25

Thơ Nguyễn Bính đẹp và có sức cuốn hút lạ kỳ Thơ ông khôngcầu kỳ, hoa mỹ mà rất sâu sắc, giản dị và gắn bó với con người, cảnh vậtlàng quê Việt Nam Đọc thơ Nguyễn Bính ta thấy khơi dậy trong mỗi ngườitình yêu quê hương đất nước sâu nặng Xin trích nhận xét của nhà phê bìnhvăn học Đoàn Hương để nói về cái đẹp trong thơ Nguyễn Bính: “ ThơNguyễn Bính đã và sẽ tồn tại với quy luật giản dị của văn học dân gian Sựlớn lao trong bóng dáng thơ ca của ông trên văn đàn lại hiện hữu từ nhữngđiều đơn giản nhất của cuộc sống “ Thơ ca mãi mãi là cái đỉnh cao nổi tiếng

ấy, cao hơn tất cả các ngọn núi Alpơ, nằm lăn trong cỏ, trước chân ta, đến độchỉ cần cúi xưống một chút là ta có thể nhìn thấy nó và nhặt nó lên” Câu nóinổi tiếng ấy nhà thơ Nga Paxtecnắc phải chăng cũng chính là nói về thơNguyễn Bính: Những vần thơ giản dị của ông cứ tồn tại và sống đời sốngriêng của nó Nó tồn tại như lẽ tự nhiên của cuộc đời vốn tồn tại vậy”

1.2 ẨN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

1.2.1 Thống kê, phân loại các ẩn dụ về tình yêu trong thơNguyễn Bính

Trên cơ sở thống kê 86 bài thơ trong tuyển tập “ Nguyễn Bínhthơ và đời” Nhà xuất bản văn học – 2004 Chúng tôi đã xác định được 145lần xuất hiện ẩn dụ tu từ về tình yêu Trong đó có 124 ẩn dụ về tình yêu lứađôi, 13 ẩn dụ về tình yêu quê hương đất nước và 7 ẩn dụ về tình yêu cáchmạng ( Số lượng và tỷ lệ các ẩn dụ sẽ được cụ thể hoá qua bảng khảo sátdưới đây)

Trang 26

BẢNG 1: CÁC ẨN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

Cách mạng Lứa đôi

Tượng trưng

Nhân hoá

Ngụ ngôn

Hình thức khác

Tỉ lệ % 9.03% 4.9 % 86.1 % 31.7 % 24.2 % 1.4 % 42.7 %

xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Bính, tần số xuất hiện không đồng đều

và hiệu quả biểu đạt của nó ở những mức độ khác nhau Trong các ẩn dụ đãkhảo sát được ta thấy Ẩn dụ về tình yêu lứa đôi trong thơ Nguyễn Bính chiếm

số lượng nhiều hơn cả, lên tới hơn 80% trong tổng số các ẩn dụ về tình yêu

trong thơ ông Nhiều hình ảnh ẩn dụ : bướm trắng, tơ vàng, năm tao bảy tuyết, kẻ đầu sông, kẻ cuối sông…xuất hiện với tần suất cao trong

các bài thơ nói về tình yêu lứa đôi đã tạo nên những điểm nhấn nghệ thuật đặc

sắc trong thơ Nguyễn Bính Đó là một thế giới "đầy xuân", "thắm sắc", với những hình ảnh của “kẻ đầu sông, kẻ cuối sông” , của nỗi nhớ

Các ẩn dụ về tình yêu quê hương đất nước và tình yêu cách mạngtrong thơ Nguyễn Bính chiếm số lượng ít hơn Tuy nhiên điều đó không phủnhận về tình yêu mà ông dành cho quê hương đất nước và cách mạng Qua kếtquả khảo sát có thể thấy ẩn dụ về tình yêu cách mạng trong trong thơ NguyễnBính chỉ chiếm 4,9 %, ít hơn rất nhiều những ẩn dụ về tình yêu quê hương đấtnước Đó chính là điểm nổi bật nhất của một hồn thơ trữ tình, lãng mạn

Những hình ảnh ẩn dụ đa dạng, với tần số xuất hiện nhiều đãlập thành hệ thống tín hiệu thẩm mỹ tập trung thể hiện những vẻ đẹpkhác nhau về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính Nó đã phần nào phản ánhđược phong cách thơ ông, đậm chất trữ tình, lãng mạn nhưng không kém

Trang 27

phần giản dị của một nhà thơ được mệnh danh là “nhà thơ của làng quê ViệtNam” Tình yêu trong thơ ông cũng giản dị như chính những cảnh vật, conngười của làng quê vậy.

1.2.2 Các kiểu ẩn dụ tình yêu thường gặp trong thơ Nguyễn Bính

Các ẩn dụ về tình yêu quê hương đất nước trong thơ NguyễnBính chiếm một số lượng tương đối lớn Qua bảng khảo sát trên với 86 bàithơ và 145 lần xuất hiện các hình ảnh ẩn dụ về tình yêu thì có 13 ẩn dụ vềtình yêu quê hương đất nước ( chiếm 9,03 %) Nguyễn Bính viết nhiều vềquê hương, chính vì thế những ẩn dụ về tình yêu quê hương đất nước trongthơ ông từ lâu đã trở nên rất gần gũi với con người và làng quê Việt Nam

Quê hương từ lâu đã in đậm trong các tác phẩm văn chươngnhiều thế kỷ với những nhà thơ lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,Nguyễn Khuyến, Tản Đà, …… Các tác giả này đều viết về quê hương vớinhững tứ thơ hay Đến Phong trào Thơ mới các thi sĩ Huy Cận, Hàn Mặc Tử,Nguyễn Bính, Tố Hữu cũng không nằm ngoài quy luật ấy Họ đã để lạidấu ấn riêng với những “ Tràng giang” của Huy Cận, “Đây thôn Vĩ Dạ” củaHàn Mặc Tử, “Quê hương” của Tế Hanh hay những bài thơ viết về quêhương của Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ… Nguyễn Bính – người đượcmệnh danh thi sĩ của đồng quê cũng đã để lại những tứ thơ hay viết về quêhương, đất nước Con người và cảnh vật trong thơ ông đều thấm đượm hồnquê Vì thế khi nhận xét thơ viết về quê hương của Nguyễn Bính, nhà phêbình Hoài Thanh đã khẳng định : “ Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức ngườinhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàncảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tínhtình căn bản của ta ”

Trang 28

Tỡnh yờu quờ hương đất nước trong thơ Nguyễn Bớnh trước hết làniềm tự hào, ngợi ca về cảnh quờ, con người về cuộc sống nơi thụn quờ trựphỳ

Thụn Võn cú biếc cú hồng

Biếc trong nắng sớm, hồng trong vườn chiều

Đờ cao cú đất thả diều Giời cao lắm lắm cú nhiều chim bay ( Anh về quờ cũ)

Mượn những ẩn dụ chỉ màu sắc “ biếc, hồng” Nguyễn Bớnh đó

miờu tả sự giàu đẹp của làng quờ với màu của hạnh phỳc Thiờn nhiờn cú

một đúng gúp rất lớn tạo nờn màu sắc cho thơ ụng 2 ẩn dụ là “ biếc” và

“hồng” núi về vẻ đẹp của thụn Võn, là vựng quờ nhiều cõy trỏi và hoa quả,

một vựng quờ đẹp và trự phỳ Thi ca Nguyễn Bớnh cũn núi lờn ước vọng sõu

xa của những người nụng dõn lam lũ mong ước về một cuộc sống tốt đẹphơn, hoà đồng cựng thiờn nhiờn, cảnh vật Với những chất liệu riờng Nguyễn

Bớnh đó tạo nờn một khuụn mặt làng quờ của riờng mỡnh với những “biếc”, những “hồng”, những con đờ làng, những cụ Tấm giấu mỡnh trong quả

thị….những vẻ đẹp rất điển hỡnh của làng quờ Việt Nam, nhất là làng quờ xứBắc

Viết về quờ hương Nguyễn Bớnh cũn sử dụng một loạt những ẩn

dụ tượng trưng với “ Cỏnh bồ cõu, giú lành chơi vơi, vàng son, tiếng sắt, tiếng vàng, chụn vàng giấu bạc, chúi ngọc ngời chõu……

Hòa bình đẹp cánh bồ câu

Tóc cha tôi bạc nh màu trời xanh

Cờ bay lại đỏ mái đình

Diều nâng sáo rót gió lành chơi vơi

(Chuyện tiếng sáo diều)

Đất nớc qua bao trận mất còn

Trang 29

Vàng son vẫn vẹn giá vàng son

(Trở về quê cũ)

Cỏnh đồng nào cũng chụn vàng giấu bạc

Bờ biển nào cũng chúi ngọc ngời chõu

(Quờ hương)

Đõy đều là những ẩn dụ thể hiện cảnh đẹp của quờ hương đấtnước Nếu “Cỏnh bồ cõu” tượng trưng cho hoà bỡnh, cho cuộc sống ấm no

hạnh phỳc Thỡ ẩn dụ “ giú lành chơi vơi” lại là biểu tượng cho sự trự phỳ,

no đủ, yờn bỡnh Làng quờ ấy cũn đẹp bởi sức sống lõu bền của văn hoỏ làng

quờ đựơc gỡn giữ qua bao thế hệ, bao cuộc khỏng chiến, đấu tranh chống kẻ

thự xõm lược với những “tiếng sắt, tiếng vàng”, “ Vàng son”.

Quờ hương ấy cũn đẹp bởi

Và tựa hoa rơi cánh nở dần

Từng hàng thục nữ dậy thì xuân

(Thơ xuân)

Quê hơng tôi có cây bầu, cây nhị

Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang

Có cô Tấm náu mình trong quả thị

Có ngời em may túi đúng ba gang

(Bài thơ quê hơng)

Nguyễn Bớnh đó mượn hỡnh ảnh của những cụ thiếu nữ trẻ để núi

về vẻ đẹp, sức sống của quờ hương giống như cỏnh đồng lỳa non xanh mơn

mởn thời con gỏi Dựng ẩn dụ “ hàng thục nữ” để núi về vẻ đẹp của quờ

hương thỡ từ trước tới nay khụng phải nhiều tỏc giả đó làm được Đú cũn làquờ hương của những cõu chuyện cổ tớch đẹp, thơ mộng và yờn bỡnh đến lạ

kỳ với những “cô Tấm giấu mỡnh trong quả thị”, những “ngời em may túi

đúng ba gang” Dựa trờn chất liệu dõn gian và thụng qua cỏch liờn tưởng tới

những nhõn vật trong truyện cổ tớch “Tấm cỏm” và sự tớch “ Cõy khế ”,

Nguyễn Bớnh đó phần nào khỏi quỏt được truyền thống văn hoỏ dõn tộc, sức

Trang 30

mạnh lâu bền của cha ông ta qua biết bao thế hệ, đã đưa ta về với đầy đủnhững vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.

Tình yêu quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Bính còn là sựngợi ca truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta biết bao

thế hệ Ẩn dụ“tiếng sáo”tượng trưng cho hình ảnh của quê hương yên bình

không dấu chân của giặc ngoại xâm, đó cũng chính là tiếng gọi của quêhương đất nước thôi thúc trái tim những người cộng sản khi xa quê:

Người đi Côn Đảo, Sơn La

Có nghe tiếng sáo quê nhà nuối theo

( Chuyện tiếng sáo diều) Hình ảnh “ tiếng sáo diều” gợi lên trong trái tim mỗi người dân

xa quê sự thôi thúc, yêu tiếng “sáo diều”, hay chính là tình yêu dành cho

quê hương đất nước,sự nuối tiếc về một thời khi quê hương chưa bị dấu chângiặc giày xéo

Tình yêu đó còn là sự khao khát một cuộc sống hoà bình, ấm no,

hạnh phúc khi vận mệnh dân tộc bị rơi vào tay giặc “ rặt những tiếng kêu thuơng” , là niềm vui khi có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo cách mạng Những hình ảnh ẩn dụ “sống lại quê hương, cảnh tiên, tươi sáng” xuất hiện nhiều lần khi

Nguyễn Bính viết về quê hương với niềm khát khao tự do, hạnh phúc

Quê tôi đó, bạn ơi là thế đó

Mà nghìn năm rặt những tiếng kêu thương

Sung sướng làm sao bỗng một ngày có đảng

Có Bác Hồ, làm sống lại quê hương

(Quê hương)

Hay: Sèng vµo gi¶n dÞ, ra t¬i s¸ng

T×m thÊy cho lßng mét c¶nh tiªn

(Sao ch¼ng vÒ ®©y)

Trang 31

Xuân đã sang rồi em có hay

Tình xuân chan chứa, ý xuân đầy

Kinh kì bụi quá xuân không đến

Sao chẳng về đây, chẳng ở đây

(Sao chẳng về đây)

Niềm tự hào với vẻ đẹp làng quờ trự phỳ, niềm khỏt khao hoàbỡnh, đến nỗi đau khi quờ hương bị giặc chiếm được Nguyễn Bớnh gửi gắmqua những ẩn dụ đẹp, nú cứ trở đi trở lại trong thơ ụng khơi dậy trong lũngmỗi người tỡnh yờu quờ hương đất nước khụn nguụi

Nguyễn Bớnh, người cỏn bộ khỏng chiến đó từng lăn lộn trongnhững năm chiến tranh ở miền Nam, lại tỡm được sự hoà hợp với quờ hươngđang đổi mới Vỡ thế ụng viết về quờ hương với tỡnh yờu tha thiết, sự gắn búsõu nặng, nghĩa tỡnh với quờ hương, ngợi ca khi quờ hương đang đổi mới.Những cảnh đẹp về làng quờ xưa vẫn cũn đú, song lại cú thờm những chấtliệu mới của cuộc đời hụm nay:

Con cũ bay lả trong cõu hỏt

Giấc trẻ say dỡ nhịp vừng ru…

… Đường mũn rộn bước chõn về chợ

Vỳ sữa đầy căng mặt yếm sồi

( Quờ hương)

Thụng qua ẩn dụ tượng trưng“ Vỳ sữa đầy căng mặt yếm sồi”

Nguyễn Bớnh đó lột tả được sức sống mới của làng quờ Việt Nam Niềm mơước của biết bao người dõn về một cuộc sống yờn bỡnh, hạnh phỳc nay đó

thành hiện thực Quờ hương Việt Nam bao đời nay đẹp là thế ễng cũn viết

về quờ hương với niềm tự hào của những người con đất Việt Của truyềnthống anh hựng, kiờn cường chống ngoại xõm bất khuất của ụng cha

Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc

Theo ngời đi cứu nớc chống xâm lăng

Trang 32

(Bµi th¬ quª h¬ng)

Và truyền thống nhân nghĩa, ái tình đã có từ ngàn đời

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi

( Bài thơ quê hương)

Nguyễn Bính đã thể hiện tình yêu dành cho quê hương đất nước

qua những ẩn dụ hết sức giản dị Từ “ cánh cò”,“ cảnh tiên”, “tiếng sáo”,

đến những cánh đồng “ chôn vàng giấu bạc”, bờ biển “ chói ngọc ngời châu”, những truyền thống quê hương bất khuất…… tất cả những ẩn dụ ấy

đã tạo nên cho thơ Nguyễn Bính những hiệu quả nhất định khi ông viết vềquê hương Thơ Nguyễn Bính góp phần khơi dậy ở mỗi người đọc tình yêuquê hương đất nước sâu nặng Có thể nói Nguyễn Bính đã thực hiện được sứmệnh cao cả của văn chương, tạo nên giá trị nhận thức sâu đậm trong tráitim độc giả bao thế hệ

Trong thơ ca thời kỳ hiện đại Nguyễn Bính là người có công hơn

cả trên mảng thơ viết về quê hương đất nước Ông yêu mến những cảnh vật,con người, ngợi ca và gìn giữ những vẻ đẹp ấy của làng quê Việt Nam quacác ẩn dụ về tình yêu Viết về quê hương đất nước Nguyễn Bính sử dụnghầu hết các ẩn dụ tượng trưng, ông đã tạo cho mình những vần thơ trữ tìnhđằm thắm chứa chan phong vị của tình yêu quê hương Hình ảnh làng quêViệt Nam sẽ mãi còn đó trong ca dao, dân ca cùng với những vần thơ chứachan nghĩa tình của Nguyễn Bính

Nói về hoài niệm quê hương trong thơ Nguyễn Bính nhà phê bìnhĐoàn Đức Phương đã viết : “ Trong thơ Nguyễn Bính thôn quê là cái gì đóbất biến trong không gian và thời gian, do đó những hình ảnh người quêđương thời cũng mang những nét điển hình tiêu biểu cho người quê mọithời Thơ Nguyễn Bính làm rung động tới những gì cổ xưa, mến thương nhất

Trang 33

của tâm linh người Việt là vì thế ” Những vần thơ đẹp ngợi ca quê hươngđất nước của Nguyễn Bính sẽ còn mãi với thời gian cũng như những ẩn dụ

đã vẽ nên bức tranh làng quê xứ Bắc, để dù đi về đâu mỗi người dân ViệtNam sẽ không quên được quê hương mình

1.2.2.2 Ẩn dụ về tình yêu cách mạng

Ẩn dụ về tình yêu cách mạng trong thơ Nguyễn Bính chiếm một

số lượng không lớn Thống kê qua 86 bài thơ trong tuyển tập thơ NguyễnBính ( Nhà xuất bản văn học – 2004) ta thấy số lượng các ẩn dụ về tình yêucách mạng trong thơ ông chỉ chiếm 4,9 % tổng số các ẩn dụ về tình yêu.Điều này có lẽ dễ hiểu tại sao Nguyễn Bính được xếp vào dòng thơ lãng mạnViệt Nam Nguyễn Bính tham gia cách mạng từ sớm tuy nhiên viết về cuộckháng chiến mà ông đã đi qua thì Nguyễn Bính viết không nhiều Những ẩn

dụ mà ông sử dụng viết về tình yêu cách mạng chính là lòng căm thù giặc,sục sôi chiến đấu của những người dân mất nước lúc bấy giờ Xuất phát từtình yêu quê hương đất nước sâu nặng ông viết về cuộc kháng chiến của dântộc với khí thế hào hùng, tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, có lẽ cáigốc của tình yêu cách mạng cũng chính xuất phát từ tình yêu quê hương đấtnước

Khi đất nước bị giặc xâm lăng ít có nhà thơ lãng mạn nào thamgia cuộc kháng chiến với nhiệt huyết cách mạng sục sôi như Nguyễn Bính.Nguyễn Bính nổi tiếng với thơ tình, khi tham gia cách mạng ông vẫn viếtthơ tình nhưng đó là một thứ tình yêu mới: vẫn duyên dáng, vẫn ngọt ngào,vẫn đắm say nhưng đó là cái đắm say của một con người đã và đang đi đếnđích, cái đích biết là phải trả giá, phải sẵn sàng chịu hy sinh, gian khổ, dám

hy sinh để cứu nước cứu nòi Nguyễn Bính dù lãng mạn, dù xa rời thực tế

thế nào khi viết về thơ tình với bài thơ “ ghen” đã một thời làm thổn thức bao trái tim độc giả, thì vẫn có những dòng thơ sục sôi nhiệt huyết cách

Trang 34

mạng Từ hỡnh ảnh khi quờ hương bị giặc xõm chiếm đến những lỳc thamgia cỏch mạng, tham gia chiến đấu, thơ Nguyễn Bớnh vẫn hướng về dõn tộc,hướng về cỏch mạng.

Bốn bề ổ cọp hang beo

Làng tôi chẳng đợc chơi diều nữa đâu (Chuyện tiếng sáo diều)

Và : Con chim nhỏ cũng đau hồn nớc mắt

Cuốc Cuốc kêu nhỏ máu những đêm vàng

Ngước mắt trụng lờn trời cũng lạ

Nhà ai đấy chứ phải nhà tụi

( Quờ hương)

Một loạt những ẩn dụ nhõn hoỏ “ổ cọp hang beo, chim nhỏ , nhỏ

máu những đêm vàng, Chân ngựa đá , dính bùn trận mạc” được Nguyễn Bớnh sử dụng triệt để núi về nỗi đau của những người dõn mất nước Mượn

ẩn dụ nhõn hoỏ “ Ổ cọp hang beo” ụng đó khắc hoạ cảnh quờ hương khi bị giặc giày xộo, khi cảnh cũ người xưa khụng cũn nữa Chỉ một “ cơn khúi lửa” đó làm cho cảnh quờ tan nỏt, đến thi nhõn cũng khụng nhận ra quờ

mỡnh Những vần thơ thấm đẫm sự xút thương cảnh quờ hương đó khơi dậytrong lũng mỗi người dõn nhiệt huyết cỏch mạng, tỡnh yờu quờ hương đấtnước sõu nặng

Với “ Bài thơ quờ hương” Nguyễn Bớnh khụng chỉ ngợi ca quờ hương đất nước giàu đẹp, trự phỳ mà thụng qua cỏc ẩn dụ nhõn hoỏ “Con chim nhỏ, đau hồn nớc mắt, nhỏ máu những đêm vàng, Chân ngựa đá, bùn

Trang 35

trận mạc…” ụng cũn núi lờn nỗi đau của những người dõn khi quờ hương rơi vào tay giặc Tỏc giả đó nhõn cỏch hoỏ hỡnh ảnh “ chõn ngựa đỏ” , “ bựn trận mạc” để núi lờn tỡnh yờu cỏch mạng, yờu quờ hương Nhiệt huyết cỏch

mạng đó sục sụi với tất cả mọi người, những con người sẵn sàng hy sinh, xảthõn mỡnh cứu nước

Nhận xột về thơ cỏch mạng của Nguyễn Bớnh nhà phờ bỡnh ThỏiBạch đó nhận xột : “ Nguyễn Bớnh là nhà thơ của bỡnh dõn Việt Nam, thơNguyễn Bớnh hồn nhiờn mộc mạc, gần ca dao tục ngữ nếu khụng núi là cúđậm đà màu sắc dõn tộc nờn được nhiều người đún nhận Đú là sự thànhcụng đỏng kể của một thi nhõn, bất cứ nơi nào, hay thời đại nào Nhận xột vềNguyễn Bớnh nhiều người thường đỏnh giỏ như thế Song chưa đủ, NguyễnBớnh cũn là một nhà thơ miền Nam khỏng chiến, kể số người cú tờn trongcuốn thi nhõn Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chõn thỡ Nguyễn Bớnh làngười duy nhất cú mặt trong khu khỏng chiến miền Nam, đồng thời cũng lànhà thơ trước nhất tham gia cuộc khỏng chiến toàn quốc….” Vỡ thế khi núiđến Nguyễn Bớnh là núi đến nhà thơ khỏng chiến miền Nam Việt Nam Từnhững bài thơ ở Đồng Thỏp Mười đến những bài thơ viết về cỏch mạng saunày, đó phần nào núi lờn nhiệt huyết cỏch mạng sục sụi trong thơ ụng Điều

đú đủ để khẳng định Nguyễn Bớnh – một nhà thơ cỏch mạng thành cụng,một con người với tỡnh yờu quờ hương đất nước sau nặng Ẩn dụ về tỡnh yờucỏch mạng trong thơ Nguyễn Bớnh khụng nhiều, chủ yếu ụng sử dụng những

ẩn dụ nhõn hoỏ như: “ổ cọp hang beo, chim nhỏ , nhỏ máu những đêm vàng, Chân ngựa đá , dính bùn trận mạc” để núi lờn nỗi đau của những người dõn

mất nước, song lại để lại những dư õm mạnh mẽ Nú khơi dậy trong lũng

mỗi người tỡnh yờu cỏch mạng, yờu quờ hương đất nước sõu nặng

1.2.2.3 Ẩn dụ về tỡnh yờu lứa đụi.

Trang 36

Nhắc đến thơ Nguyễn Bính người ta không thể không nhắc đếnmảng thơ về tình yêu Nếu như thơ viết về quê hương đất nước của ông mộcmạc, gần gũi thì thơ tình của ông cũng vậy Qua khảo sát cho thấy ẩn dụ vềtình yêu lứa đôi trong thơ Nguyễn Bính chiếm một số lượng lớn ( 86,1 % ),chiếm tới hơn một nửa trong số các ẩn dụ ông sử dụng để nói về tình yêuquê Có thể nói ẩn dụ là biện pháp tu từ được Nguyễn Bính sử dụng nhiềutrong thơ, đặc biệt là trong thơ tình Nó giúp nhà thơ thể hiện được đầy đủcác cung bậc, cảm xúc về tình yêu mà không cần phải cụ thể hoá tình yêu ấy,lại vừa sâu sắc, vừa ý tứ, kín đáo, nhất là vào thời đại mà tình yêu vẫn còn lànhững điều được bộc lộ thầm kín Người ta ít bộc lộ tình yêu một cách trựctiếp, vì thế các ẩn dụ về tình yêu trong thơ phát huy tác dụng một cách cao

độ Thơ Nguyễn Bính cũng không nằm ngoài quy luật ấy, ông viết về tìnhyêu lứa đôi đẹp và sâu sắc đến lạ kỳ

Mượn những ẩn dụ nhân hoá Nguyễn Bính đã nói hộ tấm lòngcủa biết bao những tâm hồn đang yêu, thầm lặng kín đáo, mà e ấp

Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh

Hình như hai má em ửng đỏ

Có lẽ là em nghĩ đến anh

(Mưa xuân)

Nơi này chán vạn hoa tươi

Để yên tôi hái đừng mời tôi lên Một đi làm nở hoa sen

Một cười làm rụng hàng nghìn hoa mai

Hương thơm như thể hoa nhài

Những môi tô đậm làm phai hoa đào Nõn nà như thể hoa cau

Trang 37

Thân hình yểu điệu ra màu hoa lan

(Lòng yêu đương)

Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng

Có con bướm trắng thường sang bên này

( Người hàng xóm)

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào

(Tương tư)

Một loạt những ẩn dụ nhân hoá “ bướm trắng, cau thôn Đoài ,

giầu không, chuyÖn bím xa, giăng tơ một mối tình”…… được Nguyễn Bính

sử dụng khi viết về tình yêu một cách sâu sắc, kín đáo.“ cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào” …… là hình ảnh rất quen thuộc khi nói về tình yêu lứa

đôi trong thơ ông Mượn những hình ảnh của sự vật để nói hộ tình yêu lứađôi là cách mà lâu nay thường thấy trong ca dao, ví dụ:

Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Ở đây “Thuyền, bến” đều là những ẩn dụ nhân hoá để nói về tình yêu lứa đôi, về nỗi nhớ của chàng trai dành cho cô gái phương xa Thì “

Cau thôn Đoài, giầu không”…… cũng nói về nỗi nhớ của những người

đang yêu Thế nhưng thành công của Nguyễn Bính là các ẩn dụ mà ông sửdụng để nói về tình yêu lứa đôi lại rất gần gũi và gắn bó sấu sắc với cảnh

vật, con người nơi thôn quê, như: Giàn giầu, chuyện bướm xưa, con bướm trắng, hoa đào, hoa sen, giăng to một mối tình……tất cả đều gắn với cái gốc

của làng quê Việt Nam

Ẩn dụ về tình yêu lứa đôi trong thơ Nguyễn Bính còn rất đa dạngkhi ông thể hiện đầy đủ các cung bậc, cảm xúc của những trái tim đang yêu

Trang 38

Từ khỏt khao, mong chờ, đến những phỳt giõy gặp gỡ gắn bú, mà chỉ nghĩđến thụi người ta cũng thấy nỏo nức và vui mừng đến lạ kỳ:

Tương tư thức mấy đờm rồi Biết cho ai hỏi, hỏi người biết cho

Bao giờ bến mới gặp đũ Hoa khuờ cỏc bướm giang hồ gặp nhau

(Tương tư)

Từ tương tư đến nỗi nhớ

Nhớ nhung trắng xoỏ cả mõy trời Trắng xoỏ hồn tụi ai nhớ tụi

( Nhớ người trong nắng)

Ai làm cả giú đắt cau Mấy hụm sương muối cho giầu đổ non

( Chờ nhau)

Bao giờ cau đợc tơi màu lụa Đợc đón em bằng xe kết hoa

(Một trời quan tái)

Nỗi nhớ trong thơ Nguyễn Bớnh được thể hiện bằng một loạt

những hỡnh ảnh ẩn dụ khỏc nhau Đú cú khi là “kẻ đầu sụng, kẻ cuối sụng”, hay nỗi nhớ được cụ thể hoỏ “trắng xoỏ cả mõy trời”, “Trắng xoỏ hồn tụi”, hay cú thể là những hỡnh ảnh rất quen thuộc như “ Hoa khuờ cỏc bướm giang hồ”… Nguyễn Bớnh đó sử dụng những ẩn dụ nhõn hoỏ này để núi về nỗi nhớ của trỏi tim người đang yờu một cỏch hiệu quả Những hỡnh ảnh “ bến” với “ đũ”, “hoa” với “ bướm” luụn ở trạng thỏi gần gũi, gắn bú thế

nhưng nay lại rơi vào hoàn cảnh xa cỏch để nhớ, để mong Con đũ phải gặpbến khụng thể lờnh đờnh mói trờn dũng, bướm và hoa luụn phải quyến luyến

bờn nhau Dự là “ hoa khuờ cỏc, hoa trong vườn kớn cũng khụng thể ngăn

Trang 39

được các “bướm giang hồ”, sự gặp gỡ đó là niềm mong ước của tình yêu đôi

lứa

Tình yêu như có phép nhiệm màu làm hồi sinh lại biết bao tâmhồn khô héo Thế nhưng trong thơ tình Nguyễn Bính ít có những cuộc gặp

gỡ của trai gái lứa đôi, thường chỉ là những giấc mơ, trạng thái mong ước,

tương tư những gì là “ ước gì” “ bao giờ”, “mong sao”, “giá đừng”……

Chính vì thế những ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính cũng chứa

đựng những hình ảnh như thế : “kẻ đầu sông”, “kẻ cuối sông”, “bến”,

“đò”……để nói về sự chờ mong gặp gỡ, của những tâm hồn đang yêu nhưng

lại mang trong nó phảng phất nỗi buồn, tiếc nuối Vì thế thơ ông vẫn chấtchứa một không gian đầy mơ ước và một thời gian của sự chờ đợi…… nhiềukhi là thời gian vô vọng Tình yêu đẹp là thế hay phải chăng sự chờ đợitrong tình yêu mới là cái đẹp và vĩnh cửu Giây phút hạnh phúc của những

cô gái quê trong tình yêu xuất hiện không nhiều, họ bị phụ tình sau nhữnglần hò hẹn

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Hình ảnh cô gái trong bài thơ “ mưa xuân” là như vậy Ẩn dụ “

mùa xuân”, “nhỡ nhàng”, “ giường cửi lạnh”… để nói về sự tiếc nuối,

cũng giống như một lời trách nhẹ nhàng kín đáo của những cô gái bên khungcửi đã không quản đường xa để đến với đêm hội chèo, với những lời hò hẹnnhưng chàng trai đã bạc tình Hai hình ảnh ẩn dụ đẹp, nhưng cũng gợi nênbao thương xót cho người đọc Nỗi buồn sự thất vọng nằm ngay sát bên tình

Trang 40

yêu và sự hy vọng Sử dụng hình ảnh ẩn dụ nhân hoá “ mùa xuân” rất nhẹ

nhàng như để nói về chính tuổi xuân của những cô gái nơi thôn quê nghèo,tình yêu của họ cũng mỏng manh như chính thân phận của họ vậy Hay đócòn là sự tiếc nuối về mối tình đẹp nhưng không thành:

Em đã sang ngang với một người

Anh còn trồng cải nữa hay thôi

Đêm qua mơ thấy hai con bướm

Khép cánh tình chung ở giữa trời

(Hết bướm vàng)

Nhưng rồi người khách tình xuân ấy

Đi biệt không về với bến sông

Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi

Mấy lần cô gái mỏi mòn trông

(Cô lái đò)

Cách có một hôm em chẳng sang

Hôm nay rã đám ở làng Ngang

Hôm nay vườn cải hoa tàn hết

Em hỡi từ nay hết bướm vàng

(Hết bướm vàng)

Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong

Cô lái đò kia đi lấy chồng

Vắng bóng cô em từ dạo ấy

Để buồn cho những khách sang sông

(Cô lái đò)

Một loạt những Ẩn dụ tượng trưng “ đã sang ngang, hai con bướm, khép cánh tình chung, xuân trôi cháy, người khách, bến sông, “ vườn cải hoa tàn hết, hết bướm vàng, bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng

Ngày đăng: 05/04/2013, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
2. N.D. Arutjunova, Ẩn dụ ngôn ngữ. Cú pháp và từ vựng, Tài liệu dịch của Hà Quang Năng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ngôn ngữ. Cú pháp và từ vựng
3. Diệp Quang Ban (chủ biên), Đỗ Hữu Châu (2000), Tiếng Việt 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 10
Tác giả: Diệp Quang Ban (chủ biên), Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
4. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1982
5. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2001
6. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Việt ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1962
7. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1981
8. Đỗ Hữu Châu (1997), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1997
9. Đỗ Hữu Châu, Đinh Trọng Lạc, Đặng Đức Siêu (1994), Tiếng Việt 10 - ban khoa học xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 10 - ban khoa học xã hội
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Đinh Trọng Lạc, Đặng Đức Siêu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
10. Xuân Diệu (1960), Phê bình - giới thiệu thơ, Nxb văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình - giới thiệu thơ
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb văn học
Năm: 1960
11. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
12. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
13. Phan Cự Đệ (1961), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1930 - 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1961
14. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
15. Hà Minh Đức (1979), Giới thiệu Tố Hữu - tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu Tố Hữu - tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1979
16. Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, Tập I, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1979
17. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn nói về tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1994
18. Hà Minh Đức (1999), Lời giới thiệu tập thơ Ta với ta, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời giới thiệu tập thơ Ta với ta
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
19. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1997

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1: CÁC ẨN DỤ VỀ TèNH YấU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH - Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu
BẢNG 1 CÁC ẨN DỤ VỀ TèNH YấU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH (Trang 26)
BẢNG 1:  C Á C   ẨN  DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH - Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu
BẢNG 1 C Á C ẨN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH (Trang 26)
BẢNG 2: CÁC ẨN DỤ VỀ TèNH YấU TRONG THƠ TỐ HỮU - Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu
BẢNG 2 CÁC ẨN DỤ VỀ TèNH YấU TRONG THƠ TỐ HỮU (Trang 50)
BẢNG 2: C Á C   ẨN  DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ TỐ HỮU - Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu
BẢNG 2 C Á C ẨN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ TỐ HỮU (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w