Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và ẩn dụ trong thơ Tố Hữu

MỤC LỤC

Phương pháp phân loại ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ

+ Thứ hai : Khi hai biểu vật có cùng nét nào đó như nhau, đều vốn đã có tên gọi riêng nhưng trên cơ sở tư duy liên tưởng đồng nhất hoá chúng có thể lấy tên gọi của sự vật này thay thế lâm thời cho tên gọi của sự vật kia. Trong ẩn dụ kết quả có một loại ẩn dụ được chú ý đặc biệt đó là ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những “ cảm giác” của trí tuệ, tình cảm.

ẨN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

Đó có khi là “kẻ đầu sông, kẻ cuối sông”, hay nỗi nhớ được cụ thể hoá “trắng xoá cả mây trời”, “Trắng xoá hồn tôi”, hay có thể là những hình ảnh rất quen thuộc như “ Hoa khuê các bướm giang hồ”… Nguyễn Bính đã sử dụng những ẩn dụ nhân hoá này để nói về nỗi nhớ của trái tim người đang yêu một cách hiệu quả. Tình yêu lứa đôi trong thơ Nguyễn Bính đầy đủ những cung bậc cảm xúc của tâm hồn đang yêu, có những lúc đó là sự nhớ mong, sự khao khát gặp gỡ đến cháy lòng, đó cũng có khi lại là lời trách móc nhẹ nhàng thầm kín về tình yêu của những cô gái sau luỹ tre làng, nhưng hơn thế đó là niềm say mê khao khát đến cháy bỏng về một tình yêu đẹp.

BẢNG 1:  C Á C   ẨN  DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
BẢNG 1: C Á C ẨN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

ẨN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ TỐ HỮU

Tình yêu quê hương đất nước trong thơ Tố Hữu trước tiên là tiếng nói ân tình ngợi ca quê hương đất nước giàu đẹp, ngợi ca những con người sống và thuỷ chung với cách mạng, hết mình hy sinh cho lý tưởng cộng sản, vì tình yêu quê hương, đất nước. Khi đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí. Tình yêu cách mạng trong thơ Tố Hữu trước hết là niềm khao khát được bắt gặp lý tưởng cách mạng, tìm được chân lý, tìm được con đường giải phóng dân tộc khi quê hương đang rơi vào tay giặc, khi cách mạng vẫn chưa tìm thấy lý tưởng soi đường, khát khao hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

Một đặc điểm nổi bật khi viết về cách mạng là Tố Hữu đã sử dụng một loạt những hình ảnh ẩn dụ gợi cảm xúc, trạng thái mạnh mẽ, mê say như: say mùi hương chân lí, hồn ta chạy, lòng ta múa, mắt Bác Hồ cười, lửa vui, chim reo, gà mừng, gió lộng, mạch suối trẻ, quả ngọt, không gian hồng, rạo rực muôn màu sắc, đường thơm tho, đường óng ả, ga hồng đôi má…. Có thể xếp 12 ẩn dụ đường thơm tho, đường cách mạng, đường tranh đấu ,đường gai góc, đường hạnh phúc, đường nở ngực, khúc đường nóng lạnh, đường vui, đường về tuổi xuân, con đường xưa của trái tim, đường muôn dặm là con đường của niềm vui, con đường hạnh phúc, con đường chiến thắng. Dù quá khứ là “trời xám ngắt màu đông” thì khi cách mạng có đảng dẫn đường với khí thế chiến đấu anh dũng của quân và dân ta sục sôi nhiệt huyết cách mạng, nhiệt huyết của tuổi trẻ thì tất yếu sẽ có được “ mùa xuân xanh tươi sáng” đó là mùa xuân mới của Đảng, của dân tộc, là mùa xuân của niềm vui và chiến thắng.

Cũng như bao thi sĩ, Tố Hữu tham gia cách mạng và sớm trỏ thành một người cách mạng kiên trung, con đường cách mạng ấy cũng đầy rẫy những gian nan hiểm nguy, nhưng hơn cả trong tâm hồn những người chiến sĩ ấy vẫn là một niềm tin tất thắng, luôn khát khao chiến thắng, mong cho dân tộc được độc lập. Mùa xuân không chỉ là hình ảnh của không gian, thời gian, xuân trong thơ Tố Hữu còn mang ý nghĩa biểu trưng cho cái đẹp, cho sức mạnh của tuổi trẻ, cho tương lai tươi sáng của dân tộc, cho những con người đẹp đẽ, kiên trung, cho niềm vui ngập tràn hạnh phúc, và rộng lớn hơn là xuân của thời đại, của kỉ nguyên mới xã hội chủ nghĩa. Những hình ảnh ẩn dụ trong ngữ cảnh nghệ thuật khác nhau, có thể có những sắc thái tu từ khác nhau, song chúng cùng tạo ra trong suy tưởng của người đọc những trường liên tưởng về cái lớn lao, mang kích thước vũ trụ, mang tầm thời đại như các hình ảnh: biển, sóng, gió, mặt trời, sao, trời hồng, mùa xuân, vườn hoa, cánh đồng, ngọn hải đăng, con tàu, cánh chim không mỏi…chỉ lý tưởng cách mạng, chỉ những tình cảm.

BẢNG 2: C Á C   ẨN  DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ TỐ HỮU
BẢNG 2: C Á C ẨN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ TỐ HỮU

NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ CÁCH DÙNG ẨN DỤ TÌNH YÊU GIỮA NGUYỄN BÍNH VÀ TỐ HỮU

Các ẩn dụ về tình yêu lứa đôi trong thơ Nguyễn Bính chiếm số lượng nhiều hơn cả, lên tới 86,1 % tổng số các ẩn dụ ông dùng viết về tình yêu, tiếp đến là các ẩn dụ về tình yêu quê hương đất nước cũng chiếm một số lượng tương đối, nhưng ít hơn cả là những ẩn dụ ông viết về tình yêu cách mạng. Từ khi bắt gặp lý tưởng cách mạng và được giác ngộ lý tưởng đó, Tố Hữu say sưa hoạt động cách mạng và viết về cách mạng, theo sát cuộc đấu tranh của dân tộc từng giai đoạn, chẳng thế mà những vần thơ Tố Hữu chan chứa nghĩa tình cách mạng, tình đồng chí, đồng đội. - Về phương thức ẩn dụ: Cùng sử dụng những ẩn dụ về tình yêu, nhưng trong thơ Tố Hữu thường sử dụng ẩn dụ với hai đặc điểm cơ bản: Thứ nhất ông dùng một hình ảnh ẩn dụ tu từ để biểu hiện nhiều đối tượng khác nhau, thứ hai dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ tu từ khác nhau để biểu thị một đối tượng cụ thể.

Còn ở Tố Hữu những ẩn dụ ông sử dụng để viết về cách mạng, mang khí thế hào hùng của cuộc chiến đấu như : Chân Trường Sơn, biển máu, sóng cách mạng, hồn biển lớn, con đường máu, lòng Đất nước, cánh đồng thơ, đầu sóng gió, biển đời,… Một loạt những ẩn dụ về tình yêu cách mạng được sử dụng trong thơ Tố Hữu tạo nên những tác động trực tiếp đến người đọc, ta như cảm nhận được khí thế sục sôi của dân tộc, cảm nhận được sức nóng của cuộc chiến đấu, của dòng máu lý tưởng đang sục sôi trong huyết quản của những người cộng sản. Điều đặc biệt nữa tạo nên sự khác biệt trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu đó là, cùng viết về tình yêu lứa đôi, trong thơ Nguyễn Bính ta bắt gặp dầy đủ những dư vị, những cung bậc cảm xúc của tình yêu, từ nhớ nhung, say đắm, đến giận hờn, trách móc nhẹ nhàng. Cùng là những nhà thơ theo khuynh hướng trữ tình, nhưng Nguyễn Bính một hồn thơ trữ tình lãng mạn theo khuynh hướng của Phong trào Thơ mới đã đem đến cho trang thơ Việt Nam những vần thơ đằm thắm, dịu dàng về làng quê, về tình yêu với những ẩn dụ còn sống mãi với tên tuổi của ông.

Cùng với đó, cũng là hồn thơ lãng mạn, nhưng Tố Hữu tham gia và được giác ngộ lý tưởng cách mạng từ rất sớm chính vì thế đã tạo nên cho ông một hồn thơ vẫn tâm tình, ngọt ngào, đằm thắm nhưng đó là cái đằm thằm của một hồn thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

PHẦN KẾT LUẬN

Nó mời gọi bạn đọc suy ngẫm, khám phá cánh cửa của thế giới tưởng tượng, khai mở trí tuệ về cái chưa biết và cái vô tận. Nhờ có ẩn dụ tu từ mà những vấn đề khô cứng, khó diễn đạt (vấn đề chính trị, đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng trở nên mềm mại và uyển chuyển. Trong địa hạt thơ ca nói chung, ẩn dụ tu từ thường đảm nhiệm một số chức năng: chức năng biểu cảm, chức năng xây dựng hình tượng, chức năng thẩm mỹ và chức năng nhận thức.

Bằng cách lựa chọn, sắp xếp các đơn vị từ vựng một cách đa dạng, các tác giả đã vận dụng triệt để lợi thế của ẩn dụ tu từ trong việc thể hiện thế giới tình cảm sâu kín của con người. Ẩn dụ tu từ là một phương thức nghệ thuật quan trọng để thể hiện sức truyền cảm, sự lắng đọng và sức sống vĩnh hằng của thơ. Các tác giả đã thành công khi sử dụng ẩn dụ tu từ với tư cách là biện pháp nghệ thuật đắc dụng để làm nên những vần thơ sống động và có hồn.

Những vần thơ đó đã làm xao động trái tim người đọc, làm cho họ nhớ thương, xao xuyến và thổn thức với niềm vui và nỗi đau cuộc đời.