Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 97 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
97
Dung lượng
2,4 MB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Barrett thực quản được mô tả lần đầu tiên vào năm 1950 bởi Norman Barrett (1903-1979) [63]. Barrett thực quản là tình trạng biến đổi biểu mô vảy bình thường ở đoạn xa thực quản thành biểu mô trụ dạng ruột [60] [51]. Đây là một biến chứng thường gặp của bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản. Barrett thực quản có rất nhiều nguy cơ trở thành ung thư thực quản [36]. Barrett thực quản xuất hiện ở khoảng 10% bệnh nhân có bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản và khoảng 10% trong số đó phát triển thành ung thư [16]. Đặc điểm của Barrett thực quản là một biến đổi không hồi phục, vì vậy việc kiểm soát căn nguyên là điều quan trọng. Chiến lược điều trị tốt nhất là phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản [16] [71]. Tuy vậy, Barrett thực quản vẫn còn là bệnh chưa được chú trọng đúng mức kể cả đối với những bác sĩ lâm sàng và nội soi [30]. Cho tới nay, nguyên nhân chính thức dẫn tới Barrett thực quản vẫn còn chưa rõ, tuy vậy có nhiều yếu tố liên quan như thường gặp ở nam giới (tỷ lệ nam gấp ba lần nữ giới); nh÷ng nghiên cứu gần đây cho thấy Barrett thường xuất hiện ở những người có bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản không được kiểm soát [71] [60], [15]. Mặc dù đã có những biến đổi bệnh lý nhưng khoảng hơn 90% bệnh nhân Barrett thực quản không có triệu chứng, hoÆc triệu chứng gần tương tự như ở người viêm trào ngược dạ dày- thực quản, biểu hiện là ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn, nuốt khó [28]. Một số biểu hiện là triệu chứng do biến chứng của trào ngược dạ dày - thực quản như: khàn tiếng, đau họng, ho, buån n«n, n«n Một điểm rất đáng lưu ý là không có sự song hành giữa triệu chứng lâm sàng và tổn thương thực thể, có trường hợp bệnh diễn biến âm thầm cho tới khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như loét, chảy máu, hẹp hay ung thư hóa [30] [17] [65]. 1 Chẩn đoán lâm sàng bệnh lý Barrett thực quản thường khá khó khăn do triệu chứng thường nghèo nàn và không đặc hiệu, người ta thường dựa vào tiền sử có bệnh lý thực quản mạn tính, đặc biệt là bệnh lý trào ngược dạ dày- thực quản [31]. Khi có bất kể dấu hiệu nghi ngờ cần tiến hành nội soi thực quản - dạ dày. Hình ảnh nội soi đặc trưng của Barrett thực quản là sự thay đổi niêm mạc từ đường Z lan lên phía trên (là đường tiếp nối thực quản và dạ dày) [31] [27]. Cũng có thể xuất hiện những vùng niêm mạc biến đổi tách rời riêng rẽ, màu niêm mạc biến đổi từ hồng nhạt sang đỏ, nếu không để ý kỹ có thể nhầm với xung huyết, viêm trợt thực quản; thương tổn cũng dễ bỏ sót nếu không được quan tâm đúng mức. Trước những hình thái tổn thương như vậy, cần tiến hành sinh thiết làm xÐt nghiÖm m« bệnh häc x¸c nhận thương tổn dị sản ruột đồng thời phát hiện các tình trạng loạn sản khác, thậm chí là ung thư thực quản [35] [31] [26] [54]. Ở Việt Nam,bệnh Barrett thực quản cã thÓ không phải là bệnh hiếm [6]. song các nghiên cứu về bệnh Barrett thực quản còn rất ít. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đối chiếu hỡnh ảnh nội soi, mụ bệnh học và đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhõn Barrett thực quản” nhằm các mục tiêu sau: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân Barrett thực quản. 2. Đối chiếu hình ảnh nội soi với mô bệnh học ở bệnh nhân Barrett thực quản 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược lịch sử bệnh Barrett Khái niệm về bệnh Barrett thực quản đã thay đổi khá nhiều trong vòng 100 năm qua. Năm 1906, Tileston, một nhà bệnh học, đã mô tả một số bệnh nhân với tổn thương "loét dạ dày thực quản", trong đó các biểu mô xung quanh ổ loét có hình thái giống như các tế bào biểu mô bình thường trong dạ dày. Các cuộc tranh luận trong 4 thập kỷ tiếp theo tập trung vào nguồn gốc giải phẫu của biểu mô tuyến chế nhầy bất thường này. Theo nhiều tác giả, trong đó có cả Barrett (đề tài nghiên cứu về bệnh này của ông được xuất bản vào năm 1950), đã cho rằng những tế bào biểu mô tuyến xuất hiện ở các ổ loét thực chất là có nguồn gốc thực quản đoạn dưới được hình thành từ dạ dày. Năm 1953, Allison và Johnstone cho rằng lớp biểu mô tuyến là cấu trúc của thực quản đoạn ngực nhưng thiếu các tuyến chế nhầy dưới niêm mạc và lớp cơ niêm, một cấu trúc đặc trưng của thực quản. Năm 1957, Barrett đã đồng ý với cấu trúc mang tên ông được gọi là "thực quản dưới được lót bởi biểu mô trụ hình cột". Những thập kỷ tiếp theo, người ta tập trung mô tả các loại tế bào của Barrett thực quản với các tên gọi khác nhau: tế bào chế tiết, tế bào đường ruột (tế bào hình đài chế nhầy)… Năm 1976, Paull và CS công bố một báo cáo về phổ mô học của Barrett thực quản. Những bệnh nhân này đã có 1 hoặc sự kết hợp của 3 loại biểu mô trụ dạ dày, loại biểu mô vùng chuyển tiếp và một loại đặc biệt được gọi là dị sản ruột. Biểu hiện của dị sản ruột (SIM), với các tế bào hình đài chế nhầy đã trở thành tiêu chuẩn quan trong nhất để chẩn đoán bệnh Barrett thực quản. Sau nhiều tranh luạn về vị trí dị sản ruột ở thực quản có hay không phải là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Barrett và có phải là các tổn thương tiền ung thư hay không thì ngày nay người ta đã 3 chấp thuận quan điểm. Barrett thực quản là tình trạng biến đổi biểu mô vẩy bình thường ở thực quản thành biểu mô trụ chế nhầy với dị sản ruột. 1.2. Sơ lược giải phẫu thực quản 1.2.1. Hình dạng, kích thước và vị trí Thực quản là đoạn đầu tiên của ống tiêu hóa nối họng với dạ dày. Đầu trên ngang bờ dưới sụn nhẫn, tương ứng với đốt sống cổ VI. Đầu dưới đổ vào bờ phải của phình vị lớn theo một lỗ hình bầu dục đứng (tâm vị), đổ vào dạ dày, lỗ này tương ứng với bờ trái của đốt sống ngực XI ở phía sau [8]. Ở người lớn, chiều dài thực quản khoảng 25 cm, đường kính ngang trung bình 2 - 3 cm. Khi giãn thực quản có 4 chỗ hẹp: ngang vị trí sụn nhẫn, chỗ chia đôi của khí quản, chỗ chui qua cơ hoành và tâm vị. Ảnh 1.1. Lược đồ giải phẫu thực quản [24]. (Chú thích: Thoracic: Thuộc về ngực; Tracheal bifurcation: Chỗ chia đôi khí quản; Esophagogastric junction: Vùng tiếp nối dạ dày – thực quản) [24]. 4 Ảnh 1.2. Lược đồ cơ thắt thực quản 1. Các nếp niêm mạc ở chỗ nối tiếp thực quản- dạ dày có tác dụng như một cái van 2. Góc nhọn chỗ thực quản chạy vào dạ dày tạo ra một hiệu quả giống như van 3. Cơ vòng của đầu dưới thực quản là một cơ thắt sinh lý chứ không phải là một cơ thắt giải phẫu 4. Sự xắp xếp các sợi cơ của dạ dày quanh tâm vị có tác dụng hoặc như một cơ thắt hoặc nếu không thì duy trì góc nhọn chỗ thực quản chạy vào dạ dày 1.2.2. Mạch và thần kinh - Động mạch: Thực quản được cấp máu bởi động mạch giáp dưới, phần xuống của động mạch chủ, các động mạch phế quản, động mạch vị trái và động mạch hoành dưới. - Tĩnh mạch: Tĩnh mạch ở phần cổ đổ vào tĩnh mạch giáp dưới; ở ngực đổ vào tĩnh mạch đơn, bán đơn và tĩnh mạch bán đơn phụ; ở bụng đổ vào tĩnh mạch đơn và tĩnh mạch vị trái. - Thần kinh: Đoạn thực quản cổ được chi phối bởi các nhánh của thần kinh thanh quản quặt ngược và các nhánh từ thần kinh giao cảm cổ; đoạn ngực do các nhánh của dây X, đám rối thực quản, thân giao cảm và các thần kinh tạng 5 lớn; đoạn thực quản bụng được chi phối bởi các nhánh của hai thân dây X, thân giao cảm ngực, thần kinh tạng lớn, đám rối vị trái và thần kinh hoành dưới. 1.2.3. Liên quan Từ trên xuống dưới thực quản đi qua vùng cổ trước, đi qua trung thất sau rồi chui qua lỗ cơ hoành để đi xuống bụng. Như vậy thực quản có 3 phần chính: phần cổ dài 5 - 6 cm, phần ngực dài 16 - 18 cm, phần bụng dài 2 - 3 cm. - Đoạn thực quản cổ: Phía trước liên quan với khí quản, thực quản dính vào thanh mạc của khí quản bởi mô liên kết lỏng lẻo, các dây thần kinh thanh quản quặt ngược chạy lên trong rãnh giữa khí quản và thực quản; phía sau liên quan với cột sống cổ, cơ dài cổ và lá trước sống của mạch cổ; hai bên liên quan với phần sau thuỳ tuyến giáp và bó mạch cổ (gồm động mạch cảnh chung, tĩnh mạch cảnh trong và thần kinh X, các thành phần này nằm trong bao cảnh). - Đoạn thực quản ngực: Phía trước với khí quản và phế quản gốc trái (gây hẹp thực quản), ngoại tâm mạc (ngăn thực quản với tâm nhĩ trái) và cơ hoành, phía sau liên quan với các đốt sống ngực, ống ngực, tĩnh mạc đơn, động mạc chủ. Ở bên trái liên quan cung động mạch chủ, thần kinh quặt ngược trái, động mạch dưới đòn trái, ống ngực và màng phổi trái. Ở bên phải và quai tĩnh mạch đơn. - Đoạn thực quản bụng sau khi đi qua lỗ thực quản của cơ hoành, thực quản tới nằm trong rãnh thực quản ở mặt sau thuỳ gan trái và được phúc mạc che phủ ở mặt trước và mặt trái. Phía sau thực quản là trụ trái cơ hoành. 1.3. Cấu tạo mô học của thực quản Thực quản từ ngoài vào trong có 4 lớp: lớp áo ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. - Lớp áo ngoài: Là lớp mô sợi bao bọc bên ngoài thực quản. 6 - Lớp cơ thực quản dày từ 1 - 1,5 cm gồm hai lớp: Lớp nông gồm các thớ dọc bao bọc gần như toàn bộ thực quản, nhưng ở phần trên mặt sau thực quản từ điểm dưới sụn nhẫn 3-4 cm các sợi dọc tạo thành 2 bó chạy lên trên, vòng ra trước hai bên thực quản để tới mặt trước thực quản tới bờ dưới cơ khít hầu dưới và tận hết bởi một gân bám vào phần trên mặt sau mảnh sụn nhẫn gọi là gân nhẫn- thực quản. Ở dưới các thớ cơ dọc còn tách ra một số sợi dính vào phế mạc trái và phế quản gốc trái tạo nên cơ phế mạc- thực quản và cơ phế quản- thực quản. Lớp sâu gồm các thớ cơ vòng, ở trên liên tiếp phía sau với cơ khít hầu dưới; ở dưới liên tiếp với các thớ cơ chéo của dạ dày. - Lớp dưới niêm mạc là mô liên kết lỏng lẻo nhưng bền chắc, có chứa nhiều mạch máu, thần kinh và các tuyến thực quản. - Lớp niêm mạc gồm lớp tế bào biểu mô lát tầng, rất dày và chắc, đoạn dưới niêm mạc thực quản có thể chuyển thành biểu mô trụ của dạ dày. - Bình thường pH đo được tại thực quản là môi trường pH > 7 khi có trào ngược dạ dày thực quản pH < 4. Khi pH < 4 gây tổn thương niêm mạc thực quản, tạo ra các triệu chứng lâm sàng: nuốt vướng, nuốt đau, nóng sau xương ức… Về mô học, trừ đoạn nằm trong khoang bụng, niêm mạc thực quản thuộc loại biểu mô lát tầng, tế bào vẩy không sừng hoá trong đó có nguyên bào hắc tố. Lớp tế bào đáy chiếm khoảng 10-15% chiều dày niêm mạc, các nhú mô liên kết cao khoảng 50-60% chiều cao của lớp biểu mô. Trong lớp tế bào đáy còn nhận thấy các tế bào ưa bạc [73]. Ở vùng tiếp nối giáp thực quản và tâm vị dạ dày, có sự chuyển tiếp đột ngột từ biểu mô lát tầng sang biểu mô trụ đơn giống của tâm vị. Những thay đổi này nằm ngang tầm của cơ hoành cách đoạn cực dưới của TQ chừng 1,5cm. Đường nối tiếp không đều lồi lõm như răng cưa và được gọi là đường Z. Lớp cơ niêm cũng khác nhau theo từng vùng, thông thường ở phần trên là các búi cơ riêng rẽ 7 phân bố không đều, hơn là một lớp liên tục. Còn ở phần giữa và lớp dưới hình thành một lớp liên tục chạy dài có sợi cơ dọc và cơ vòng. Lớp dưới niêm mạc rộng trong đó có các tuyến nhầy và tổ chức lympho nằm trong mô liên kết lỏng lẻo, điều này giải thích tại sao ở ung thư thực quản lớp dưới niêm mạc phát triển sớm và nhanh. Các tuyến sắp xếp theo từng dẫy dọc chạy song song với trục thực quản. Các tuyến thể hiện ở dạng túi, ống tiết nhầy và hình thành các tiểu thùy. Từ 2-5 tiểu thùy thì đổ vào một ống dẫn chung có lớp biểu mô trụ và chui qua lớp cơ niêm vào trong lòng TQ. Số lượng và cách phân bố các tuyến rất khác nhau. Các tuyến tiết mucin acid có chứa các nhóm sulfat. Tổ chức lympho ở lớp dưới niêm mạc tập trung xung quanh các ống dẫn tuyến. Bình thường không có bạch cầu đa nhân, có một ít tương bào và tế bào lympho. Lớp cơ bao gồm lớp cơ vòng và cơ dọc, ở phần trên là cơ vân và phần giữa chuyển sang cơ trơn, 1/3 dưới cả 2 lớp là hoàn toàn cơ trơn. Lớp vỏ bọc, phần thực quản trên cơ hoành được bao bọc bên ngoài bởi mô liên kết tạo thành cân có tác dụng giữ thực quản tại chỗ và liên kết với các tổ chức lân cận, còn ở phần dưới cơ hoành lớp vỏ và lớp thanh mạc giống như ở dạ dày. Ảnh 1.3. Cấu trúc mô học thực quản vùng biểu mô tuyến. 1. Lớp chất nhầy; 2. Lớp tế bào biểu mô trụ; 3. Lớp đáy; 4. Mô đệm dưới niêm mạc; 5. Lớp cơ; 6. Thanh mạc. [53] Ảnh 1.4. Cấu trúc mô học thực quản vùng biểu mô vảy. 1. Lớp biểu mô vảy; 2 & 3. Lớp đệm dưới niêm mạc; 4. Mô lympho dưới niêm mạc; 5. Cơ niêm; 6. Tuyến ; 7. Cơ; 8. Thanh mạc.[53] 8 Ảnh 1. 5. Cấu trúc mô học dạ dày 1.4. Sinh lý học Thực quản vận chuyển thức ăn và chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Dạ dày chuyển chầm chậm thức ăn và các chất lỏng vào ruột rồi sau đó hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết vào cơ thể. Quá trình này diễn ra một cách tự động và thường con người không ý thức được nó. Đôi khi chúng ta có cảm giác được từ thực quản khi nuốt một thứ gì đó quá lớn, cố gắng ăn quá nhanh hoặc uống nước quá nóng hay quá lạnh. Hai chức năng chính của TQ là vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày và ngăn dòng chảy ngược của các chất chứa trong dạ dày ruột. Chức năng vận chuyển được hoàn thành bởi các co nhu động. Dòng chảy ngược được ngăn lại bởi hai cơ thắt của TQ, vẫn đóng giữa các lần nuốt. Sự đóng mở tâm vị cũng phụ thuộc vào 2 cơ thắt, van Gubarroff và góc Hiss. 9 - Cơ thắt thực quản trên: cơ thắt trên TQ có một trương lực co cơ ổn định trong lúc nghỉ. Bằng cách đo áp lực người ta thấy vùng này có áp lực cao nhất. Bình thường áp lực ở đây cao hơn áp lực trong thực quản hay trong lồng ngực 40-100mmHg. Chiều dài của vùng này từ 2-4cm, tương ứng từ cơ bám sụn hầu đến cơ khít hầu dưới. Khi bắt đầu nuốt, cơ thắt trên giãn ra hoàn toàn trong vòng khoảng 0,2 giây, thời gian áp lực giảm xuống bằng áp lực trong lồng ngực hoặc trong lòng TQ khoảng 1 giây. Sự giảm áp lực khi nuốt cùng với sự co bóp của hầu làm cho thức ăn dễ dàng đi qua. Cơ thắt thực quản trên còn có tác dụng đề phòng trào ngược thực quản hầu bằng phản xạ co lại khi dạ dày căng hoặc khi truyền acid vào 1/3 trên của thực quản [63]. - Nhu động thực quản: nuốt tạo ra nhu động TQ thông qua trung tâm nuốt ở hành não. Sau đó là một loạt các co bóp từ hầu qua thân TQ rồi xuống cơ thắt TQ dưới. Có một sự phối hợp chặt chẽ giữa vùng hạ hầu, sụn nhẫn, cơ thắt trên và cơ vân TQ thông qua cung phản xạ của trung tâm nuốt. Động tác nuốt kích thích dây X tạo nên một loạt các nhu động ở trong cơ trơn 2/3 dưới TQ, các sóng nhu động này lan tới vận tốc 3-5cm/giây. Nhu động tiên phát do trung tâm nuốt, còn nhu động thứ phát do căng tại chỗ của TQ bởi thức ăn, nước uống. - Cơ thắt dưới thực quản: có vai trò ngăn trào ngược dạ dày vào TQ. Cơ thắt TQ dưới có tác dụng duy trì một vùng áp lực cao hơn áp lực trong dạ dày từ 15-30mmHg, áp lực tăng lên sau bữa ăn hoặc khi có tăng áp lực trong ổ bụng. Khi nuốt, cơ thắt dưới giãn ra khoảng 2 giây, kéo dài 3-5 giây, sự giãn ra toàn bộ cơ thắt TQ cho phép thức ăn đi qua cơ thắt một cách dễ dàng. Trương lực co cơ phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của cơ dọc. Chức năng hoạt động của cơ vòng rất đặc biệt, nó có khả năng tăng trương lực khi không có sự chi phối của đầu mút thần kinh [63]. 10 [...]... nhy sulfate 1.9 Theo dừi lon sn trong bnh Barrett v phũng nga 1.9.1 Theo dừi lon sn trong bnh Barrett Mt trong nhng bin chng nguy him nht ca bnh Barrett thc qun l kh nng bin i thnh ung th biu mụ tuyn thc qun T l bnh nhõn Barrett thc qun b ung th biu mụ tuyn thc qun thp hn 1% mi nm Barrett thc qun cú th kộo di vi nm trc khi xut hin ung th Bi vy, nhng ngi b Barrett thc qun thng c khuyn khớch ni soi nh... khụng th d oỏn cỏc ngi b chua, núng rỏt sau xng c s mc bnh Barrett thc qun Trong khi khụng cú mi quan h gia mc nghiờm trng ca núng v s phỏt trin ca bnh Barrett thc qun li cú mt mi quan h gia chua núng mn tớnh v s phỏt sinh ca Barrett thc qun Mt s nghiờn cu cho bit cú khong t 5-15% s ngi cú chua mc bnh Barrett thc qun ụi khi nhng ngi b Barrett thc qun nhng khụng cú triu chng chua núng thng xuyờn... nguy c Nhng bnh nhõn chua khi ú axit d dy trn vo thc qun s dn ti nguy c h hi cỏc t bo biu mụ thc quản t ú dn ti cỏc bin 16 i bnh lý ca bnh Barrett Thi gian tng i cho nguy c mc bnh Barrett khong 10 nm [58], [7] - Theo Stein H, Siewert J (1993) bnh Barrett thng gp n ụng, n ụng da trng cú nguy c mc Barrett thc qun cao hn n ụng cú mu da khỏc, c bit cao n ụng Tõy Ban Nha hay gc tay Ban Nha [24], [58]... t bỡnh thng n ung th [24] 1.6 Nguyờn nhõn, yu t nguy c ca Barrett thc qun 1.6.1 Nguyờn nhõn - Hin ngi ta cng khụng bit rừ ti sao t l Barrett thc qun nam gii li nhiu gp 3 ln n gii [16], [58] - Trong mt s trng hp, dng nh bnh Barrett xut hin ngay sau khi sinh [48] 14 - Tuy nhiờn, ngy nay ngi ta thy cú bng chng tỡm thy trong nhiu trng hp bnh Barrett thc qun phỏt trin nh l mt h qu tt yu trong nhng bnh... vi thc qun, mụ bnh hc thy DSR 19 nh 1.8 Hỡnh nh ni soi thc nh 1.9 Hỡnh nh ni soi bnh qun bỡnh thng[24] Barrett thc qun[24 ] nh 1.10 Hỡnh nh ni soi ca nh 1.11 Ung th biu mụ tuyn thc Barrett thc qun [24] qun bnh nhõn Barrett thc qun [24] 1.7.3 Chn oỏn hỡnh nh Chp XQ thc qun ớt cú giỏ tr xỏc nh bnh Barrett thc qun, vỡ vy ớt khi c ch nh Trong mt s trng hp, bnh nhõn cú biu hin khú nut s c chp thc qun cú... li (mi tờn) [54] b V vi th: Theo cỏc ti liu ca y vn trờn th gii, chn oỏn bnh Barrett thc qun, ngoi cỏc hỡnh thỏi tn thng trờn ni soi, cn phi cú chn oỏn mụ bnh hc trờn cỏc mnh sinh thit khi ni soi vựng tn thng nghi ng Cú hai vn m nhiu tỏc gi ó cp: 1,Vic chn oỏn quỏ sm bnh Barrett; 2, Chn oỏn quỏ mc tn thng lon sn trong bnh Barrett thc qun [24] [59] [50] Vỡ vy, vn cn chn oỏn ỳng l ht sc quan trng... tờn [41] nh 1.16 Bnh Barrett TQ vi vựng d sn rut cnh vựng biu mụ vy [41] nh 1.18 Vựng d sn rut ging tuyn tõm v [41] 23 * V tn thng tin ung th: Ngi ta chia tn thng tin ung th trong bnh Barrett TQ ra thnh 2 mc : - Lon sn thp (tõn sn ni biu mụ thp) - Lon sn cao (tõn sn ni biu mụ cao) nh 1 20 Mụ bnh hc lon sn cao trong bnh Barrett [50] nh 1.19 Mụ bnh hc lon sn thp trong bnh Barrett [50] 1.8 Mt s... ca bnh Barrett 1.5.1 Sinh bnh hc Barrett thc qun - Cht tro ngc t d dy lm tn thng nhng t bo trng thnh v khi ng cho s thay i t t bo lỏt tng (squamous cells) thnh nhng t bo tr (columnar cells) vi d sn rut - T bo tr cú tim nng hoỏ ỏc cao hn t bo lỏt tng - T l hng nm ca ung th thc qun bnh nhõn cú Barrett thc qun l 0.5% mi nm - Nhiu nghiờn cu ó chng minh khụng cú s khỏc bit v tui th gia bnh nhõn Barrett. .. l t l ung th biu mụ tuyn ch cú khong 1-5% tng s bnh nhõn b bnh Barrett thc qun [72] [50] [74] Ung th biu mụ tuyn thc qun thng khụng c phỏt hin ra cho n giai on mun khi vic iu tr khụng phi lỳc no cng hiu qu 13 - GERD mn tớnh - 55-65 tui Thc qun bỡnh thng Bnh Barrett Lon sn thp Lon sn cao Ung th - Nam gii - Da trng Thc qun bỡnh thng Bnh Barrett Lon sn thp Lon sn cao Ung th nh 1 6 Quỏ trỡnh bin i... s chung [52] Mt nghiờn cu cho thy ch cú 4 trong s 409 bnh nhõn Barrett TQ cht vỡ ung th thc qun trong thi gian 10 nm [32] - Ung th din tin qua mt chui cỏc bin i v DNA cú th nhn bit bi nh gii phu bnh hc di dng loạn sn xp loi nh hoc nng tu theo mc ca s bin i [59] [76] [44] [38] 12 1.5.2 Bin chng ca bnh Barrett thc qun Tn thng trong bnh Barrett c c trng bi tn thng lp niờm mc thc qun Cỏc t bo niờm mc . Đối chiếu hỡnh ảnh nội soi, mụ bệnh học và đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhõn Barrett thực quản nhằm các mục tiêu sau: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân Barrett thực quản. 2. Đối chiếu hình. biểu mô trụ chiếm hết chu vi thực quản, mô bệnh học thấy DSR. 18 Ảnh 1.8. Hình ảnh nội soi thực quản bình thường[24]. Ảnh 1.9. Hình ảnh nội soi bệnh Barrett thực quản[ 24 ]. Ảnh 1.10. Hình ảnh. ảnh nội soi của Barrett thực quản [24]. Ảnh 1.11. Ung thư biểu mô tuyến thực quản ở bệnh nhân Barrett thực quản [24]. 1.7.3. Chẩn đoán hình ảnh Chụp XQ thực quản ít có giá trị để xác định bệnh