1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức sinh lý về sự phát triển bàn chân của trẻ nhỏ

5 2,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

. Hiểu về bàn chân của bé Bàn chân của trẻ sơ sinh rất đặt biệt: chúng không được xương hoá hoàn toàn. Ở trẻ mới sinh chỉ có 25% xương là hoàn chỉnh. Đó là xương vùng gót chân, xương cổ chân vả xương trên bàn chân, các đốt ngón chân. Đặc điểm khác là chúng có một u mỡ nhỏ nằm ở lòng bàn chân, làm cho chân có hình dạng bằng phẳng. U mỡ sẽ biến mất khi cơ bắp vòm bàn chân phát triển. Khi sinh ra, bàn chân của trẻ chỉ dài khoảng 7,5cm. Đến 1 tuổi nó dài thêm từ 4-5cm. Chúng tiếp tục tăng trưởng khoảng 0,9cm cho mỗi năm và bắt đầu xương hóa hoàn toàn. Kích thước bàn chân tăng gấp đôi kích thước từ năm thứ 3. Những thay đổi về hình thái học trong một thời gian ngắn như vậy đòi hỏi phải có những đôi giày dép thích hợp và an toàn với sức khỏe của trẻ. Chân bé non nớt, xương chân mềm, dễ bị chèn ép tổn thương nên những đôi giày chật và gò bó có thể làm bàn chân bé bị biến dạng, để lại hậu quả.Chân bé sơ sinh thường cong tự nhiên. Các đôi tất bó chặt hay giày len... có thể ngăn không cho chân thẳng ra. Do đó cần để cho chân trẻ tự do càng nhiều càng tốt hoặc đi tất rộng thoải mái và giầy sơ sinh cũng rộng thoải mái một chút cho chân trẻ. 2. Tầm quan trọng của giầy dép đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 7 tuổi. Giày & dép trở nên đặc biệt quan trọng đối với trẻ trong độ tuổi từ 0-7 tuổi, bởi vì ở trong khung độ tuổi này, hệ vận động của trẻ cũng như bàn chân của trẻ còn rất non nớt, dễ bị ảnh hưởng đến hình dáng và thể trạng của trẻ khi lớn lên nếu như giầy dép chọn cho trẻ không phù hợp về kích cỡ, chất liệu rẻ tiền, không đáp ứng được những tiêu chuẩn về độ mềm mại, độ an toàn, không chứa hóa chất độc hại…. Khi trẻ có thể tự đứng vững và bắt đầu chập chững đi những bước đi đầu đời, nghĩa là khoảng từ 10 – 12 tháng tuổi trở đi. Những đôi giày tập đi có thiết kế mũ giầy bằng da mềm hoặc vải mềm; đế giầy dép không quá cứng, mặt ngoài của đế có tính năng chống trơn, mặt trong của đế giầy mềm mại và có độ đàn hồi sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tập đi, di chuyển và nô đùa chạy nhảy. Chọn giày chất lượng tốt và phù hợp cho bé là giúp bé bước đi vững vàng mà còn cho bé hi vọng gìn giữ bàn chân khỏe mạnh vào tuổi trưởng thành. Không chỉ dừng lại ở đó, những bước đi đầu đời đó sẽ ảnh hưởng đến hệ vận động của trẻ nhỏ. Theo một nghiên cứu đã được công bố, việc lựa chọn giầy dép cho trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 0-7 tuổi có ảnh hưởng đến hình dáng của bé trong tương lai, đó là là về điệu bộ và dáng đi. 3. Lựa chọn một đôi giầy dép phù hợp với đôi bàn chân trẻ Thứ nhất, đó là thiết kế đặc biệt các tính năng cho từng độ tuổi và mục đích sử dụng của trẻ. Các thiết kế này sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa mục đích sử dụng của trẻ, sao cho đảm bảo được các yêu cầu về sự an toàn, sự tiện dụng và sự phù hợp với bàn chân cũng như sự phát triển của trẻ giai đoạn đó. Thí dụ như các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, dành cho trẻ mới tập đi, dành cho trẻ đã biết đi và chạy nhảy được… Thứ hai, một đôi giầy dép ngoài những tính năng được thiết kế đặc biệt cho trẻ nhỏ từ 0-7 tuổi thì cần phải đảm bảo đáp ứng tiêu chí là sản phẩm không chứa hóa chất độc hại có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì giầy dép là một sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với cơ thể (làn da ở vị trí bàn chân của trẻ). Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do tiếp xúc với vật cứng, nhọn, gai và chứa hóa chất. Tất cả những yếu tố đó có thể làm ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ, gây ra các chứng bệnh cho da và các vị trí xung quanh bàn chân như bệnh viêm da, kích ứng da, bệnh hôi chân. Đôi khi các bé không những chỉ đi những sản phẩm giầy dép đó, mà còn “chơi đùa” với chính đôi giầy dép đó, nên các sản phẩm có chứa hóa chất độc hại, không được kiểm nghiệm và đảm bảo thì cực kỳ nguy hiểm cho các bé. Trên thực tế, đã có rất nhiều sản phẩm giầy dép dành cho trẻ nhỏ được nhập về từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tên tuổi của nhà sản xuất, không có kiểm định chất lượng đã gây ra nhiều tác hại cho trẻ nhỏ đã được rất nhiều báo chí đề cập đến trong thời gian gần đây. Các sản phẩm không có thương hiệu uy tín, không có kiểm định chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đó thường được sản xuất bằng những chất liệu rẻ tiền và chứa nhiều loại hóa chất độc hại như sử dụng cao su tái chế nhiều lần (loại cao su màu đen, cứng và có mùi hăng hắc của hóa chất) để làm đế, còn mũ giầy thường được làm bằng nhựa tổng hợp (Nhựa polyeste tổng hợp) chứ không phải được làm bằng chất liệu da hoặc giả da cao cấp. Vì thế, các sản phẩm giầy dép trẻ em kém chất lượng của Trung Quốc thường có những đặc điểm dễ dàng nhận dạng được như được bán với giá rất rẻ, đế quá cứng hoặc quá mềm, có mùi hóa chất đặc trưng, phần mũ da nhìn rất bóng bẩy nhưng đó là do làm từ nhựa tổng hợp… Thứ ba, thiết kế và mẫu mã cũng rất đáng quan tâm, dù sản phẩm này mới chỉ dành cho các bé từ 0-7 tuổi. Các sản phẩm cao cấp thường rất chú trọng vào khâu thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng mục đích sử dụng sản phẩm để cho ra thị trường một sản phẩm hoàn hảo nhất, tốt nhất cho trẻ nhỏ. Thiết kế của sản phẩm cao cấp chú ý đến từng chi tiết nhỏ, như rãnh chống trơn của đế giầy, mặt trong của đế giầy, mẫu mã của sản phẩm thường hướng tới sự thanh lịch, ngộ nghĩnh và đáng yêu của trẻ thơ. Các dòng sản phẩm giầy dép trẻ em Malaysia cao cấp Royale Baby thường có những đặc điểm nhận dạng điển hình như phần mũi giầy (phía đầu ngón chân của trẻ) thường được thiết kế ôm kín ngón chân của trẻ, điều này sẽ góp phần bảo vệ đầu ngón chân của trẻ nhỏ khi các bé chơi đùa có thể bị vấp hoặc đá vào vật cứng khác; Tiếp đến là phần quai giầy, Royale Baby thường thiết kế quai giầy dạng quai dính 1 – 2 quai để tiện dụng cho việc xỏ giầy dép cho bé, cũng như phù hợp với từng bàn chân của trẻ; Cổ giầy trong một số mẫu sản phẩm được thiết kế cao để giữ ấm, một số mẫu giầy búp bê được thiết kế thấp để tạo cảm giác thanh lịch và đáng yêu… Ngoài ra, sản phẩm Royale Baby còn có một mẫu thiết kế dạng sục có quai hậu dành cho các bé, đây là một trong các mẫu thiết mang tính đột phá, tạo sự khác biệt về mẫu thiết kế cũng như sự thuận tiện khi mang sản phẩm trên đôi bàn chân của trẻ.

Trang 1

Kiến thức sinh lý về sự phát triển bàn chân của trẻ nhỏ

1 Hiểu về bàn chân của bé

Bàn chân của trẻ sơ sinh rất đặt biệt: chúng không được xương hoá hoàn toàn Ở trẻ mới sinh chỉ

có 25% xương là hoàn chỉnh Đó là xương vùng gót chân, xương cổ chân vả xương trên bàn chân, các đốt ngón chân Đặc điểm khác là chúng có một u mỡ nhỏ nằm ở lòng bàn chân, làm cho chân có hình dạng bằng phẳng U mỡ sẽ biến mất khi cơ bắp vòm bàn chân phát triển

Khi sinh ra, bàn chân của trẻ chỉ dài khoảng 7,5cm Đến 1 tuổi nó dài thêm từ 4-5cm Chúng tiếp tục tăng trưởng khoảng 0,9cm cho mỗi năm và bắt đầu xương hóa hoàn toàn Kích thước bàn chân tăng gấp đôi kích thước từ năm thứ 3 Những thay đổi về hình thái học trong một thời gian ngắn như vậy đòi hỏi phải có những đôi giày dép thích hợp và an toàn với sức khỏe của trẻ

Chân bé non nớt, xương chân mềm, dễ bị chèn ép tổn thương nên những đôi giày chật và gò bó có thể làm bàn chân bé bị biến dạng, để lại hậu quả.Chân bé sơ sinh thường cong tự nhiên Các đôi tất bó chặt hay giày len có thể ngăn không cho chân thẳng ra Do đó cần để cho chân trẻ tự do càng nhiều càng tốt hoặc đi tất rộng thoải mái và giầy sơ sinh cũng rộng thoải mái một chút cho chân trẻ

2 Tầm quan trọng của giầy dép đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 7 tuổi.

Giày & dép trở nên đặc biệt quan trọng đối với trẻ trong độ tuổi từ 0-7 tuổi, bởi vì ở trong khung

độ tuổi này, hệ vận động của trẻ cũng như bàn chân của trẻ còn rất non nớt, dễ bị ảnh hưởng đến hình dáng và thể trạng của trẻ khi lớn lên nếu như giầy dép chọn cho trẻ không phù hợp về kích cỡ, chất liệu rẻ tiền, không đáp ứng được những tiêu chuẩn về độ mềm mại, độ an toàn, không chứa hóa chất độc hại…

Khi trẻ có thể tự đứng vững và bắt đầu chập chững đi những bước đi đầu đời, nghĩa là khoảng từ

10 – 12 tháng tuổi trở đi Những đôi giày tập đi có thiết kế mũ giầy bằng da mềm hoặc vải mềm; đế giầy dép không quá cứng, mặt ngoài của đế có tính năng chống trơn, mặt trong của đế giầy mềm mại và có độ đàn hồi sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tập đi, di chuyển và nô đùa chạy nhảy

Chọn giày chất lượng tốt và phù hợp cho bé là giúp bé bước đi vững vàng mà còn cho bé hi vọng gìn giữ bàn chân khỏe mạnh vào tuổi trưởng thành Không chỉ dừng lại ở đó, những bước đi đầu đời đó sẽ ảnh hưởng đến hệ vận động của trẻ nhỏ Theo một nghiên cứu đã được công bố, việc lựa chọn giầy dép

Trang 2

cho trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 0-7 tuổi có ảnh hưởng đến hình dáng của bé trong tương lai, đó là là về điệu

bộ và dáng đi

3 Lựa chọn một đôi giầy dép phù hợp với đôi bàn chân trẻ

Thứ nhất, đó là thiết kế đặc biệt các tính năng cho từng độ tuổi và mục đích sử dụng của trẻ Các thiết kế này sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa mục đích sử dụng của trẻ, sao cho đảm bảo được các yêu cầu

về sự an toàn, sự tiện dụng và sự phù hợp với bàn chân cũng như sự phát triển của trẻ giai đoạn đó Thí dụ như các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, dành cho trẻ mới tập đi, dành cho trẻ đã biết đi và chạy nhảy được…

Thứ hai, một đôi giầy dép ngoài những tính năng được thiết kế đặc biệt cho trẻ nhỏ từ 0-7 tuổi thì cần phải đảm bảo đáp ứng tiêu chí là sản phẩm không chứa hóa chất độc hại có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé Vì giầy dép là một sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với cơ thể (làn da ở vị trí bàn chân của trẻ) Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do tiếp xúc với vật cứng, nhọn, gai và chứa hóa chất Tất cả những yếu tố đó có thể làm ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ, gây ra các chứng bệnh cho da và các

vị trí xung quanh bàn chân như bệnh viêm da, kích ứng da, bệnh hôi chân Đôi khi các bé không những chỉ đi những sản phẩm giầy dép đó, mà còn “chơi đùa” với chính đôi giầy dép đó, nên các sản phẩm có chứa hóa chất độc hại, không được kiểm nghiệm và đảm bảo thì cực kỳ nguy hiểm cho các bé Trên thực

tế, đã có rất nhiều sản phẩm giầy dép dành cho trẻ nhỏ được nhập về từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tên tuổi của nhà sản xuất, không có kiểm định chất lượng đã gây ra nhiều tác hại cho trẻ nhỏ đã được rất nhiều báo chí đề cập đến trong thời gian gần đây Các sản phẩm không có thương hiệu

uy tín, không có kiểm định chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đó thường được sản xuất bằng những chất liệu rẻ tiền và chứa nhiều loại hóa chất độc hại như sử dụng cao su tái chế nhiều lần (loại cao su màu đen, cứng và có mùi hăng hắc của hóa chất) để làm đế, còn mũ giầy thường được làm bằng nhựa tổng hợp (Nhựa polyeste tổng hợp) chứ không phải được làm bằng chất liệu da hoặc giả da cao cấp Vì thế, các sản phẩm giầy dép trẻ em kém chất lượng của Trung Quốc thường có những đặc điểm dễ dàng nhận dạng được như được bán với giá rất rẻ, đế quá cứng hoặc quá mềm, có mùi hóa chất đặc trưng, phần mũ da nhìn rất bóng bẩy nhưng đó là do làm từ nhựa tổng hợp…

Thứ ba, thiết kế và mẫu mã cũng rất đáng quan tâm, dù sản phẩm này mới chỉ dành cho các bé từ 0-7 tuổi Các sản phẩm cao cấp thường rất chú trọng vào khâu thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng mục đích sử dụng sản phẩm để cho ra thị trường một sản phẩm hoàn hảo nhất, tốt nhất cho trẻ nhỏ Thiết kế của sản phẩm cao cấp chú ý đến từng chi tiết nhỏ, như rãnh chống trơn của đế giầy,

Trang 3

mặt trong của đế giầy, mẫu mã của sản phẩm thường hướng tới sự thanh lịch, ngộ nghĩnh và đáng yêu của trẻ thơ Các dòng sản phẩm giầy dép trẻ em Malaysia cao cấp Royale Baby thường có những đặc điểm nhận dạng điển hình như phần mũi giầy (phía đầu ngón chân của trẻ) thường được thiết kế ôm kín ngón chân của trẻ, điều này sẽ góp phần bảo vệ đầu ngón chân của trẻ nhỏ khi các bé chơi đùa có thể bị vấp hoặc đá vào vật cứng khác; Tiếp đến là phần quai giầy, Royale Baby thường thiết kế quai giầy dạng quai dính 1 – 2 quai để tiện dụng cho việc xỏ giầy dép cho bé, cũng như phù hợp với từng bàn chân của trẻ; Cổ giầy trong một số mẫu sản phẩm được thiết kế cao để giữ ấm, một số mẫu giầy búp bê được thiết kế thấp

để tạo cảm giác thanh lịch và đáng yêu… Ngoài ra, sản phẩm Royale Baby còn có một mẫu thiết kế dạng sục có quai hậu dành cho các bé, đây là một trong các mẫu thiết mang tính đột phá, tạo sự khác biệt về mẫu thiết kế cũng như sự thuận tiện khi mang sản phẩm trên đôi bàn chân của trẻ

4 Những lời khuyên của Học viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ đưa ra để giúp bạn dễ dàng lựa chọn

giày cho trẻ nhỏ:

• Không nên mua giầy chật hơn, hoặc rộng hơn nhiều so với chân của con bạn Bạn sẽ gặp khó khăn nếu giày quá nhỏ: nó sẽ không co giãn tốt khi trẻ di chuyển Điều này dẫn đến dị tật, co rút, mất cân bằng cho bàn chân và dáng đi Giày quá chật thì những khớp chân không đủ chổ để phát triển dẫn đến tình trạng móng chân bị thọc sâu vào thịt hay các vết chai sẽ hình thành Còn nếu giày quá lớn: bàn chân

bị giày cọ sát gây phòng chân giày quá rộng, bàn chân không được nâng đỡ phía sau và có nguy cơ bị trẹo chân, bị ngã khi di chuyển

• Các loại giày kiểu thể thao có đế mềm cũng làm tăng nguy cơ mất thăng bằng cho dáng đi Nếu

đã sử dụng các mẫu giầy có dáng thể thao, các bạn nên lựa chọn những sản phẩm có đế chống trơn, cứng phía mặt ngoài, êm phía mặt trong của đế Mũi giầy được lót đệm hoặc làm bằng vải để tránh kích ứng vào đầu ngón chân khi chạy nhảy

• Đừng quá tiết kiệm mà cho trẻ mang giày của các anh/chị lớn hơn Vì giầy của người khác đôi khi không phù hợp với kích cỡ chân, kiểu dáng và màu sắc Nguy hiểm hơn, giầy cũ đôi khi không còn đảm bảo chất lượng như đế đã bị mòn, ma sát giảm, trẻ đi có thể bị trơn trượt và dễ dàng bị ngã; keo dán giầy có thể đã bị hả và kém chất lượng, dẫn tới tình trạng bong đế và gây nguy hiểm cho trẻ khi mang giầy cũ

• 3 tháng một lần, bạn hãy mua cho trẻ 1 sản phẩm mới Chân của trẻ lớn lên rất nhanh,

thường là tăng 1 số mỗi hai đến ba tháng Nên cho trẻ đi đo số giày, đễ biết đúng số và thời gian thay đổi

Trang 4

khi nào là cần thiết Như vậy, tính ra, một năm bạn chỉ cần mua cho trẻ từ 3-4 sản phẩm giầy dép là trẻ có thể đủ giầy dép đi trong cả năm mà vẫn luôn mới, luôn phù hợp với kích cỡ Điều này rất quan trọng, vì nhiều phụ huynh có suy nghĩ trẻ lớn nhanh, chân trẻ cũng to nhanh, nên thường mua những sản phẩm giầy dép kém chất lượng cho con mình vì muốn tiết kiệm, nhưng thực tế lại không tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong khi đó hậu quả do sử dụng những sản phẩm giầy dép trẻ em kém chất lượng có thể không

đo đếm được bằng tiền, thậm chí là tốn rất nhiều tiền hơn so với việc mua các sản phẩm tốt cho trẻ nhỏ

• Hãy chọn cho trẻ giày có đế đảm bảo chất lượng, thấp, chẳng hạn như giày thể thao Nên ấn vào phần đế bên trong giày để kiểm tra độ mềm

• Tìm những đôi giày có đủ độ rộng cho chân phát triển Giày phải đủ lớn để bé có thể ngọ nguậy được ngón chân bên trong, nhưng cũng không nên quá rộng, dễ khiến trẻ bị ngã

• Nếu trẻ thường xuyên tháo giày khỏi chân hoặc kêu đau, có thể do chúng cảm thấy đau hoặc không thoải mái Lúc này hãy để ý xem chân bé có bị những vết đỏ hoặc bị phồng rộp hay không Lúc này bạn cần phải mua một đôi giầy khác cho bé

• Nếu bé yêu của bạn chưa biết đi mặc dù đã 17 tháng tuổi thì khi chọn giày, bạn càng cần phải cẩn thận Tốt nhất hãy chọn những loại giày có đế cứng, chắc

Điều này là bởi những bé chậm đi thường có gan bàn chân phẳng và chân mềm hơn các bé khác Vì vậy, các bé cần có “bệ đỡ” thật vững vàng để có thể bước đi tự tin và chắc chắn hơn

• Những chiếc giày có đế cong hoặc mềm có vẻ làm chân bé đỡ đau hơn khi bước đi Đó là cách nghĩ của bạn Thực ra thì chỉ khi nào chân bé đã hoàn toàn vững và bước đi chắc chắn rồi thì bạn mới nên nghĩ đến những chiếc giày có đế như thế

Nếu đế giày không chắc, bé có thể bị ngã hoặc trẹo chân khi đang bước vì chân bé lúc này đang còn yếu

• Việc để bé yêu đi tất không trong nhà làm tăng nguy cơ bé bị trượt ngã vì tất rất trơn, chính bạn cũng có thể bị trượt chân trong trường hợp này Vì thế, nếu nhiệt độ trong nhà đủ ấm, bạn có thể cho bé đi chân không hoặc chọn loại tất có đế cao su để bé không bị ngã Một lời khuyên khác hữu ích hơn là bạn nên trải thảm nền nhà để vừa ấm vừa an toàn cho bé Nếu bị ngã, bé cũng không quá đau

• Không nên cho bé đi sandal thường xuyên Quai sandal có thể bị tuột ra khi bé chạy nhảy, leo trèo và khiến bé luống cuống không biết làm thế nào với nó Một đôi giày vừa chân và đế vững là lựa chọn thích hợp hơn

Trang 5

• Nên đo cỡ chân của bé mỗi 3 tháng 1 lần bởi chân bé có thể sẽ lớn rất nhanh và đôi giày hiện tại không còn vừa nữa Nếu bé cứ phải đi một đôi giày khi cỡ chân thay đổi thì bé sẽ vừa bị đau vừa ảnh hưởng đến dáng đi của bé

Bạn nghĩ cần phải mua cho bé đôi giày có phần bảo vệ mắt cá chân? Điều này thực ra không quá cần thiết Hãy dành sự tập trung hơn đến chiều ngang của đôi giày và đế của nó

• Đi giày vừa vặn với chân trẻ Một đôi giày mới mua nên dài hơn ngón chân dài nhất khoảng 1-2

cm, rộng vừa phải để đủ chỗ cho các bàn chân nằm thoải mái, không bị chèn ép và không quá lỏng Gót giày không bị tuột ra khi trẻ đứng bằng các đầu ngón chân

• Giày cũ nên bỏ đi khi đế giày đã biến dạng

• Chân trẻ bị bẹt, lệch cần được khám ở khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng để được hướng dẫn cách đóng giày phù hợp với bàn chân của bé, tránh biến dạng về sau

5 Cách thức chọn cỡ giầy đúng với kích thước chân của trẻ nhỏ

Cho trẻ đứng thẳng, chân mang giày, luồng ngón tay trỏ theo gót chân và kiểm tra xem chúng có

co ngón chân lại hay không Nếu bạn không cần phải ráng sức thì đó là số giày đúng Còn ngược lại bạn nên đổi số lớn hơn

Đo đế giày: Vẽ bàn chân phải của trẻ lên một tờ giấy, bằng cách cầm thẳng viết và theo sát hình dạng của bàn chân Cắt ra và ướm vào đế giày trái Nếu còn dư ra 5mm – 1cm ở đầy mũi và ở sau gót thì giày vẫn còn vừa

Và vào những ngày đẹp trời, chân của trẻ con và cả người lớn đều có khuynh hướng sưng lên một chút Nên mua giày đi vào buổi chiều để chắc chắn rằng giày không quá chật

Khi chọn giày cho trẻ, bạn đừng nên bận tâm quá nhiều đến kiểu dáng thời trang Điều quan trọng

là liệu đôi giày có bảo vệ tốt nhất và thúc đẩy quá trình quá trình phát triển chân của trẻ hay không, mẫu

mã kiểu dáng của trẻ nhỏ tạo cảm giác đáng yêu, dễ thương là phù hợp với trẻ nhỏ rồi

Ngày đăng: 29/04/2015, 00:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w