kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán kiến thức cơ bản về chứng khoán
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN 1. Thời gian giao dịch Từ 8h30-11h00 vào tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày nghỉ theo qui định tại Bộ Luật Lao động). 2. Giá tham chiếu a. Giá tham chiếu của cổ phiếu là bình quân gia quyền các giá thực hiện qua phương thức giao dịch báo giá của ngày có giao dịch gần nhất. b. Đối với các cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch trong ngày đầu tiên giao dịch hoặc ngày giao dịch trở lại sẽ giao dịch không biên độ. Trong ngày giao dịch tiếp theo, giá tham chiếu của cổ phiếu này sẽ được tính như mục (a) ở trên. 3. Biên độ dao động giá - Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu là ±10%. - Không áp dụng biên độ dao động giá đối với các giao dịch trái phiếu. 4. Hiệu lực của lệnh Trong phiên giao dịch, lệnh giới hạn được nhập vào hệ thống giao dịch có hiệu lực cho đến hết phiên hoặc cho đến khi lệnh bị huỷ trên hệ thống. 5. Nguyên tắc giao dịch Các giao dịch phải được thực hiện thông qua công ty chứng khoán thành viên của Trung tâm GDCK Hà Nội. - Trước tiên, để thực hiện giao dịch nhà đầu tư phải có tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán là thành viên của Trung tâm GDCK Hà Nội. - Khi đặt lệnh mua bán chứng khoán, nhà đầu tư phải đảm bảo đủ tỉ lệ ký quỹ trên tài khoản. Cụ thể là, khi đặt lệnh bán thì nhà đầu tư phải có đủ số chứng khoán trong tài khoản, còn khi đặt lệnh mua thì nhà đầu tư phải có đủ số tiền kí quỹ theo thoả thuận với công ty chứng khoán. 6. Phương thức giao dịch Giao dịch báo giá và giao dịch thỏa thuận (Theo Hướng Dẫn của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội) PHUƠNG THỨC GIAO DỊCH BÁO GIÁ 1. Đơn vị yết giá + Đối với cổ phiếu:100 đồng. + Đối với trái phiếu: không quy định. 2. Đơn vị giao dịch: 100 cổ phiếu hoặc 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) tính theo mệnh giá trái phiếu. 3. Khối lượng giao dịch tối thiểu: Không quy định 4. Loại lệnh giao dịch: Lệnh giới hạn. 5. Nguyên tắc thực hiện lệnh giao dịch báo giá - Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước - Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước. -Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước. - Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của đơn vị giao dịch. 6. Trình tự giao dịch báo giá: - Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh (mua/bán) tại các công ty chứng khoán, đại diện giao dịch của công ty chứng khoán sẽ nhập các lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch tại TTGDCK Hà Nội. - Các lệnh đặt này được hiển thị trên màn hình của đại diện giao dịch và màn hình thông tin của công ty chứng khoán. - Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức giá thoả mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống. Tức là, nếu thoả mãn về giá thì các lệnh mua có mức giá cao nhất sẽ được khớp với các lệnh bán có mức giá thấp nhất. Mức giá thực hiện được xác định là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước. - Nếu ở cùng một mức giá mà có nhiều lệnh mua/lệnh bán thì lệnh nào nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước. - Các lệnh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ (nếu các lệnh đối ứng đáp ứng được toàn bộ khối lượng). Các lệnh chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần sẽ được lưu lại trên hệ thống để chờ thực hiện với các lệnh mới. - Kết quả giao dịch sẽ được hiển thị trực tuyến trên màn hình thông tin của các công ty chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch, TTGDCK Hà Nội sẽ xác nhận kết quả giao dịch với công ty chứng khoán thành viên và công ty chứng khoán thành viên thông báo cho khách hàng. 7. Sửa lệnh giao dịch báo giá - Trong phiên giao dịch, các lệnh đã nhập vào hệ thống không được phép sửa, trừ trường hợp sửa giá và trường hợp đại diện giao dịch (sau đây viết tắt là ĐDGD) nhập sai so với lệnh gốc của khách hàng. - Trường hợp sửa giá theo yêu cầu của khách hàng, ĐDGD được tiến hành sửa lệnh ngay trên hệ thống. - Trường hợp nhập sai lệnh của khách hàng so với lệnh gốc, ĐDGD được phép sửa lệnh theo trình tự trong quy trình Sửa lệnh giao dịch báo giá. Trường hợp này sẽ tính vào lỗi của ĐDGD. - Việc sửa lệnh giao dịch báo giá chỉ được thực hiện đối với các lệnh chưa được khớp hoặc phần chưa được khớp của lệnh. 8. Hủy lệnh giao dịch báo giá Trong phiên giao dịch, ĐDGD được thực hiện huỷ lệnh theo yêu cầu của khách hàng đối với các lệnh chưa được khớp hoặc phần chưa được khớp của lệnh. 9. Hình thức thanh toán: Tất cả các giao dịch báo giá (gồm cả giao dịch cổ phiếu và giao dịch trái phiếu) được thanh toán theo hình thức thanh toán đa phương (T+3). (Theo Hướng Dẫn của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội) PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH THOẢ THUẬN 1. Đơn vị yết giá: Không quy định. 2. Đơn vị giao dịch: Không quy định 3. Khối lượng giao dịch tối thiểu - Đối với cổ phiếu: 5.000 cổ phần. - Đối với trái phiếu: 100.000.000 đồng (100 triệu đồng) tính theo mệnh giá. 4.Trình tự giao dịch thoả thuận + Trường hợp đã xác định được đối tác giao dịch: Nếu nhà đầu tư đã tìm được đối tác giao dịch và đã hoàn tất thoả thuận giao dịch thì thông báo cho công ty chứng khoán về thoả thuận này, công ty chứng khoán sẽ thực hiện nhập lệnh giao dịch vào hệ thống của Trung tâm GDCK Hà Nội. + Trường hợp chưa xác định được đối tác giao dịch: * Khi có nhu cầu giao dịch, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua/lệnh bán tại CTCK. * Căn cứ vào lệnh của nhà đầu tư, công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh vào hệ thống giao dịch tại TTGDCK Hà Nội, ngay lập tức các lệnh đó sẽ được hiển thị trên sổ lệnh của thị trường. * Căn cứ vào thông tin trên sổ lệnh, các CTCK sẽ liên lạc với nhau để giúp nhà đầu tư tìm kiếm và thoả thuận với các đối tác giao dịch về mức giá và khối lượng giao dịch. Khi đạt được thoả thuận, CTCK sẽ thực hiện lệnh giao dịch cho nhà đầu tư. * Hệ thống giao dịch của TTGDCK Hà Nội sẽ nhận và xác nhận các lệnh giao dịch do công ty chứng khoán nhập vào và sẽ đưa ra kết quả giao dịch tổng hợp của toàn thị trường. * Kết quả giao dịch thỏa thuận sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của đại diện giao dịch và màn hình thông tin của CTCK. 5. Sửa lệnh giao dịch thỏa thuận Trong giờ giao dịch, trường hợp phát hiện sai lệch so với lệnh gốc sau khi lệnh giao dịch thỏa thuận đã được xác nhận, ĐDGD được phép sửa lệnh giao dịch thỏa thuận theo Quy trình sửa lệnh giao dịch thỏa thuận. Thời gian sửa lệnh giao dịch thỏa thuận phải được hoàn tất chậm nhất là 15 phút trước khi phiên giao dịch kết thúc. 6. Hình thức thanh toán: + Các giao dịch có khối lượng nhỏ hơn 100.000 cổ phiếu hoặc nhỏ hơn 10 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu: áp dụng hình thức thanh toán đa phương với chu kỳ T+3 + Các giao dịch có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 100.000 cổ phiếu hoặc 10 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu thì được lựa chọn 1 trong 3 hình thức thanh toán: - Đa phương với chu kỳ thanh toán T+3 - Song phương với chu kỳ thanh toán T+2 - Trực tiếp với chu kỳ thanh toán từ T+1 đến T+3 ( Theo Hướng Dẫn của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội) Điều kiện Đăng ký niêm yết chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội 1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu: a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; c) Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; d) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; đ) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này; e) Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 2. Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp: a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn; c) Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này. 3. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo đề nghị của tổ chức phát hành trái phiếu. (Trích Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán) HƯỚNG DẪN NHÀ ĐẦU TƯ THAM GIA ĐẤU GIÁ MUA CỔ PHẦN (Theo Quy chế đấu giá hai cấp) 1. Đối tượng và điều kiện Các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam và nước ngoài theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi chung là nhà đầu tư) có đủ điều kiện sau đây được tham dự đấu giá: Có tư cách pháp nhân (đối với các tổ chức kinh tế); có địa chỉ cụ thể, rõ ràng; Nếu người đại diện pháp nhân thì phải có giấy ủy quyền; Nếu là cá nhân phải có chứng minh thư nhân dân, giấy tờ tùy thân hợp lệ và có đủ năng lực hành vi dân sự. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: ngoài các quy định như đối với pháp nhân và cá nhân trong nước, phải mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động liên quan đến mua cổ phần đều phải thông qua tài khoản này. Tổ chức tài chính trung gian thực hiện định giá hoặc đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá không được tham gia đấu giá mua cổ phần của doanh nghiệp đó Các tổ chức tài chính trung gian nhận uỷ thác đầu tư: Trường hợp các tổ chức tài chính trung gian nhận uỷ thác đầu tư của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tổ chức nhận uỷ thác đầu tư có trách nhiệm tách biệt rõ số lượng nhà đầu tư, số cổ phần của từng nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký mua 2. Tìm hiểu thông tin Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ công bố thông tin về đợt bán đấu giá cổ phần tối thiểu 20 ngày trước ngày tổ chức đấu giá trên 03 số báo liên tiếp của thời báo Kinh tế Việt Nam và báo địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Thông tin chi tiết về doanh nghiệp, Quy chế đấu giá và các thông tin liên quan được cung cấp tại trụ sở doanh nghiệp bán đấu giá, các địa điểm đại lý nhận đăng ký và các website: www.hastc.org.vn, www.ssc.gov.vn 3. Thủ tục tham gia đấu giá 3.1. Đăng ký tham dự đấu giá Nhà đầu tư nhận đơn hoặc trực tiếp in mẫu đơn đăng ký tham gia đấu giá tại các địa điểm nhận đăng ký của đại lý đấu giá và địa chỉ website www.hastc.org.vn. (1) Nộp tiền đặt cọc: Nhà đầu tư phải nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm. Tiền đặt cọc nộp bằng đồng Việt Nam (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) vào tài khoản của Đại lý đấu giá. Tiền đặt cọc sẽ không được hưởng lãi. (2) Nộp đơn đăng ký tham gia đấu giá: Nhà đầu tư điền đầy đủ thông tin vào đơn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tại địa điểm làm thủ tục đăng ký kèm theo xuất trình: Đối với cá nhân trong nước: (1) CMND hoặc hộ chiếu. Trường hợp nhận uỷ quyền, phải có giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật.(2) Giấy nộp tiền hoặc giấy chuyển tiền đặt cọc; Đối với tổ chức trong nước: Ngoài quy định như đối với cá nhân trong nước còn nộp thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương, giấy uỷ quyền cho đại diện thay mặt tổ chức thực hiện thủ tục trừ trường hợp người làm thủ tục là đại diện theo pháp luật của tổ chức; Đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài: Ngoài các quy định như đối với cá nhân và tổ chức trong nước phải xuất trình giấy xác nhận mở tài khoản tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam 3.2. Lập và nộp phiếu tham dự đấu giá Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, nhà đầu tư được cấp Phiếu tham dự đấu giá Nhà đầu tư phải xem xét kỹ các nội dung trong phiếu; điền đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo quy định, kiểm tra lại cẩn thận trước khi bỏ phiếu tham dự đấu giá. Phiếu tham dự đấu giá hợp lệ là Phiếu: (1) Do đại lý cấp; có đóng dấu treo của nơi cấp phiếu và đảm bảo: điền đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo quy định; (2) Không được tẩy xoá hoặc rách nát; giá đặt mua không thấp hơn giá khởi điểm; (3) Tổng số cổ phần đặt mua bằng mức đăng ký. (4) Không vi phạm các quy định về bước giá, bước khối lượng đặt mua được quy định trong Quy chế của từng đợt đấu giá (5) Nộp phiếu đúng thời hạn quy định (6) Phiếu tham dự đấu giá phải được bỏ trong phong bì có chữ ký của nhà đầu tư trên mép dán phong bì theo quy định Trường hợp phiếu tham dự đấu giá bị rách nát, tẩy xoá: Nhà đầu tư phải yêu cầu đại lý đổi phiếu mới sau khi đã nộp phiếu cũ Trường hợp nhà đầu tư mất phiếu: Nhà đầu tư phải làm đơn (theo mẫu quy định) đề nghị đại lý cấp lại phiếu mới và phiếu cũ không còn giá trị 3.3. Nguyên tắc xác định kết quả Xác định theo giá đặt mua từ cao xuống thấp, nhà đầu tư đặt mua theo giá nào thì được mua cổ phần theo giá đó. Nhà đầu tư trả giá cao nhất được quyền mua đủ số cổ phần đã đăng ký theo các mức giá đã trả. Số cổ phần còn lại lần lượt được bán cho các nhà đầu tư trả giá cao liền kề cho đến hết số cổ phần chào bán. Trường hợp các nhà đầu tư trả giá bằng nhau nhưng số cổ phần chào bán ít hơn tổng số cổ phần đăng ký mua thì số cổ phần của từng nhà đầu tư được mua xác định như sau: Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng ký mua giá bằng nhau Số cổ phần nhà đầu tư được mua = Số cổ phần còn lại chào bán Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua giá bằng nhau Trường hợp còn dư cổ phiếu lẻ, số cổ phần lẻ này được phân bổ cho nhà đầu tư có khối lượng đăng ký mua lớn nhất tại mức giá đó. Riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài, kết quả đấu giá cũng được xác định theo nguyên tắc trên, kết hợp với tỷ lệ khống chế trần được phép mua theo quy định. 3.4. Thanh toán và xử lý tiền đặt cọc Nhà đầu tư trúng giá mua cổ phần có trách nhiệm thanh toán tiền mua cổ phần trong thời hạn không quá mười 15 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu giá. Nếu quá thời hạn 15 ngày, nhà đầu tư vẫn không nộp hoặc không nộp đủ số tiền phải thanh toán thì nhà đầu tư sẽ mất tiền đặt cọc tương ứng với số cổ phần chưa được thanh toán; Trong trường hợp này, số cổ phần trúng giá mua của nhà đầu tư sẽ được Ban đấu giá xét theo thứ tự mức giá đặt mua từ cao xuống thấp trong các mức giá đặt mua của nhà đầu tư đó Nhà đầu tư không trúng giá được nhận lại tiền đặt cọc trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu giá Nhà đầu tư sẽ không được nhận lại tiền đặt cọc trong trường hợp vi phạm các quy định tại Quy chế đấu giá bán cổ phần TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI Bản Cáo Bạch 1. Bản cáo bạch là gì? Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin. Bản cáo bạch chính là một lời mời hay chào bán để công chúng đầu tư đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát hành. Do đó, thông tin đưa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều khoản thực hiện lời mời hay chào bán. Thông thường, một công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Bản cáo bạch sơ bộ khi đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận sẽ được coi là Bản cáo bạch chính thức. Khi thực hiện chào bán chứng khoán, ngoài Bản cáo bạch chính thức, công ty phát hành thường cung cấp Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung Bản cáo bạch tóm tắt là tóm gọn lại những nội dung chính của Bản cáo bạch chính thức nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. 2. Tại sao cần phải đọc Bản cáo bạch ? Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng.Với tư cách là một nhà đầu tư, Bản cáo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm bạn phải trả giá đắt. Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Bạn nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty đăng ký niêm yết thông qua nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những đợt chào bán lần đầu ra công chúng thường là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, do cổ phiếu tăng giá, nhưng rủi ro vẫn tồn tại. 3. Bản cáo bạch bao gồm những thông tin gì? [...]... tương lai: Là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai Kiến thức cơ bản về cổ phiếu Hãy bắt đầu tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về cổ phiếu – một loại chứng khoán vốn được giao dịch mua bán phổ biến trên các thị trường chứng khoán hiện đại Cổ phiếu là gì ? • Khi một... do hệ thống đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán thực hiện: 1 Đăng ký chứng khoán Chứng khoán được đưa vào lưu ký tập trung tại TTLKCK, cần phải được đăng ký đầy đủ thông tin để TTLKCK có thể nhận lưu ký Các thông tin đăng ký bao gồm: - Đăng ký thông tin về chứng khoán chẳng hạn như tên chứng khoán, loại chứng khoán, mẫu mã chứng khoán, số lượng đang... hoặc gộp cổ phiếu 2 Lưu ký chứng khoán Lưu ký chứng khoán thực chất là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng cả chứng khoán vật chất và chứng khoán ghi sổ Đồng thời đối với các chứng chỉ vật chất, TTLK còn phải thực hiện cả việc quản lý nhập, xuất và bảo quản an toàn chứng chỉ chứng khoán tại kho chứng chỉ chứng khoán Để theo dõi và quản lý luồng ra vào chứng khoán của khách hàng ký gửi... XYZ Kiến thức cơ bản về quy trình đặt lệnh Đặt lệnh mua hay bán chứng khoán Nhà đầu tư muốn mua hoặc muốn bán sẽ đến gặp công ty chứng khoán Khách hàng ký hợp đồng uỷ thác mua hoặc uỷ thác bán chứng khoán với công ty chứng khoán Khách hàng đặt lệnh mua, bán chứng khoán với phòng tiếp thị bằng phiếu lệnh Nội dung chi tiết của lệnh gồm có: a Lệnh mua hay lệnh bán; b Tên chứng khoán - mã số chứng khoán; ... doanh chứng khoán Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán Các tổ chức tài trợ chứng khoán Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm 3 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc công khai Nguyên tắc trung gian Nguyên tắc đấu giá 4 Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng. .. thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau: 1 Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán Huy động vốn đầu tư cho nền kinh... chứng khoán, quyền nhận cổ tức bằng tiền, cổ phiếu thưởng…phù hợp với các quy định hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, cũng như quy trình nghiệp vụ của TTGDCK Hà Nội - Thứ ba, về việc phát hành và sở hữu chứng chỉ chứng khoán, tổ chức phát hành là người có quyền lựa chọn hình thức phát hành chứng khoán (chứng chỉ hoặc ghi sổ), và người sở hữu sẽ được nhận các chứng khoán theo hình thức. .. bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức Các nhà đầu tư cá nhân Các nhà đầu tư có tổ chức c) Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán Công ty chứng khoán Quỹ đầu tư chứng khoán Các trung gian tài chính d) Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán Cơ quan quản lý Nhà nước Sở giao dịch chứng khoán. .. Phát hành và niêm yết chứng khoán PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN 1 Khái niệm về phát hành chứng khoán Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát hành chứng khoán Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông... vì vậy, nếu phương thức bù trừ là đa phương thì phương thức thanh toán cũng là thanh toán đa phương và tương tự, phương thức bù trừ là song phương thì phương thức thanh toán cũng sẽ là thanh toán song phương Kiến thức cơ bản về chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinh hay còn gọi là công cụ phái sinh, theo chuẩn mực Quốc tế, bao gồm nhiều loại Nhưng có thể liệt kê 5 loại chứng khoán phái sinh chủ . số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai Kiến thức cơ bản về cổ phiếu Hãy bắt đầu tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về. dịch chứng khoán Hệ thống đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán trên các thị trường chứng khoán. - Đăng ký thông tin về chứng khoán chẳng hạn như tên chứng khoán, loại chứng khoán, mẫu mã chứng khoán, số lượng đang lưu hành - Đăng ký thông tin về người sở hữu chứng khoán chẳng hạn như