Rèn kĩ năng nghe viết cho học sinh lớp 1 trong giai đoạn học âm vần
Trang 1Năm học : 2008 - 2009
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ CÁT
TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT HẢI
Đề tài:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM “RÈN KĨ NĂNG NGHE – VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1
TRONG GIAI ĐOẠN HỌC ÂM - VẦN”
Dạy tốt Học tốt
Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Hà
Trang 2 Phần 1: MỞ ĐẦU
I LÍ DO:
hương trình và sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 được thực hiện đại trà từ năm học 2002 - 2003 So với chương trình và các sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 thực hiện từ năm học 2001 - 2002 trở về trước, thì chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt mới có những thay đổi nhất định Về kĩ năng, nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 được xác định
có 4 kĩ năng đó là: nghe, nói, đọc, viết Cái mới nổi bật của chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 mới thể hiện qua 2 định hướng lớn là: Coi trọng đồng thời cả
4 kĩ năng nghe , đọc, nói, viết nhưng chú ý hơn về kĩ năng đọc, viết; coi trọng đồng thời ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, nhưng chú ý hơn về ngôn ngữ viết
c
Với những định hướng nổi bật của chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 mới thì
kĩ năng nói và viết không kém phần quan trọng Kĩ năng nói và viết là tiền đề cho khả năng giao tiếp của mỗi người Đối với học sinh lớp 1 đây là nền móng đầu tiên và vững chắc để các em tiếp thu những kiến thức mới của nhân loại Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 đã xây dựng hệ thống các bài học với một cấu trúc chặt chẽ, vừa đảm bảo tính đồng tâm, vừa đảm bảo tính phát triển Sau khi học xong phần âm – vần, mục tiêu đề ra là học sinh đọc thông, viết thạo các âm, vần, tiếng, từ, câu Nhưng thực tế các em rất bỡ ngỡ khi học phân môn chính tả vào học kì II Vì trong một tiết dạy của phần âm - vần theo cấu tạo của sách giáo khoa thì các em được đọc, viết về âm - vần, tiếng, từ nhưng chưa được rèn về kĩ năng nghe viết về các âm - vần, tiếng, từ này Vì viết đúng chính tả không chỉ là những vận động của cơ bắp như sự phối hợp thuần thục của các ngón tay, bàn tay, cổ tay, cánh tay mà còn là thao tác trí óc của người viết
II NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:
Vì những lí do trên, tôi cố gắng tìm ra một số phương pháp giúp học sinh
rèn kĩ năng nghe - viết trong giai đoạn học âm - vần, để hình thành cho học
sinh lớp 1 những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo chính tả cơ bản, năng lực và thói quen viết đúng chính tả, giúp học sinh tự tin, chủ động hơn trong giờ học chính tả sau này
III PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
Dạy lồng ghép vào trong tiết học âm - vần bằng phương pháp luyện tập
IV CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trang 3Để thực hiện đề tài trên tôi đã tiến hành áp dụng một số kinh nghiệm mới trong giảng dạy phần âm - vần cho học sinh lớp 1B năm học 2008 – 2009 tại trường Tiểu học Cát Hải, Phòng GD – ĐT Phù Cát
Phần 2: KẾT QUẢ
- -I MÔ TẢ TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠ - -I
rong năm học 2007 – 2008, tôi là giáo viên chủ nhiệm và là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1B Sau khi học sinh học xong phần âm – vần, bước sang phần tập đọc và chính tả, riêng phân môn tập đọc không có gì mới đối với các em, vì trong phần âm vần các em đã được đọc các câu và đoạn văn ngắn Còn phân môn chính tả các em còn rất lúng túng, vì trong phần học âm - vần các em ít được rèn kĩ năng nghe viết, tiếng, từ câu, Điều đó thể hiện qua bảng thống kê chất lượng môn chính
tả :
T
Viết chính tả sau khi học xong phần âm- vần
* Nhìn bảng: bài “ Tặng cháu ”
Xếp loại
Tổng số HS
Giỏi Khá Trung Bình Yếu
23 em 11 47,9 7 30,4 5 21,7 0 0
* Nghe viết: Bài :“ Cái bống” tốc độ viết 30 chữ/ 15 phút
Xếp loại
Tổng số HS
23 em 4 17,4 6 26,1 8 34,8 5 21,7
Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy được hình thức chính tả nhìn bảng các
em đạt điểm cao hơn: Giỏi, Khá 18 em chiếm 78,3 % ; không có học sinh bị điểm yếu Còn chính tả nghe viết thì kết quả rất thấp: Giỏi, Khá 10 em chiếm 43,5 % ; Yếu 5 em chiếm 21,7 %
Hình thức chính tả nghe viết học sinh đạt kết quả thấp là do những nguyên nhân sau:
Trang 4* Học sinh chưa có thói quen nghe viết.
* Vốn từ của các em còn quá ít ỏi
* Thao tác nhìn mẫu viết đúng ( trong giờ tập viết) còn khắc sâu trong các em
* Ảnh hưởng của phát âm địa phương
- Học sinh phát âm lẫn lộn giữa các tiếng có phụ âm đầu:
+ t/tr: Đọc tre ngà thành te ngà; trí nhớ thành tí nhớ,
+ v/qu: Đọc va chạm thành qua chạm
+ v/d: Đọc con vịt thành con dịt ; đi vô thành đi dô,
+ x/s: Đọc chim sẻ thành chim xẻ;
- Học sinh phát âm lẫn lộn giữa các tiếng có vần:
+ ôp/ơp: Đọc hợp sức thành hộp sức; lớp học thành lốp học; đớp mồi thành
đốp mồi
+ om/ôm: Đọc làng xóm thành làng xốm; đom đóm thành đôm đốm,
+ ơm/ôm : Đọc ăn cơm thành ăn côm; mùi thơm thành mùi thôm,
+ ê/ơ : bò bê thành bò bơ, bể cá thành bở cá,
- Học sinh phát âm lẫn lộn giữa các tiếng có âm cuối:
+ n/ ng : Đọc tan trường thành tang trường; bàn ghế thành bàng ghế,
+ t/c : Đọc cát biển thành các biển, cái bát thành cái bác,
- Học sinh phát âm lẫn lộn giữa các tiếng có dấu thanh:
+ Thanh /~ :Đọc kẻ vở thành kẽ vở, nhà cửa thành nhà cữa
* Học sinh chưa được giới thiệu những quy tắc chính tả cơ bản như: cách viết
c/k, g/gh, ng/ngh.
II NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI:
Dựa vào những nguyên nhân trên tôi đã tiến hành áp dụng một số kinh nghiệm để khắc phục tình trạng trên như sau:
1 Giúp học sinh có thói quen nghe - viết:
Tiến hành ngay từ lúc học sinh học âm
- Sau mỗi bài học về âm hoặc vần tôi giành một thời gian nhất định để luyện cho học sinh viết một số tiếng ( lúc đầu là tiếng sau đó tăng dần lên thành từ)
do giáo viên đọc
Trang 5- Cho học sinh đọc và viết trong nhóm đôi Hình thức: một học sinh đọc một học sinh viết
- Học sinh tìm tiếng có vần mới theo nhóm: cho học sinh thảo luận trong nhóm ( 3 - 4 em) tìm và viết những tiếng, từ mới vào bảng nhóm Giáo viên nhận xét chốt lại những tiếng, từ đúng
Ví dụ: Về âm
Khi dạy (bài 8) l – h
- Trong phần luyện tập giáo viên dành thời gian 5 phút cho học sinh viết các
từ le le, lá hẹ, hè về, ve ve trên bảng lớp và bảng con hoặc vở ô li (do giáo viên
đọc)
- Cho học sinh đọc và viết trong nhóm đôi các từ le le, lá hẹ, hè về, ve ve trên
bảng con Hình thức: một học sinh đọc một học sinh viết
- Học sinh tìm tiếng có âm mới theo nhóm: cho học sinh thảo luận trong nhóm ( 3 - 4 em) tìm và viết những tiếng, từ mới vào bảng nhóm Giáo viên nhận xét chốt lại những tiếng, từ đúng
Ví dụ: Về vần
Khi dạy (bài 30) ua, ưa
- Trong phần luyện tập giáo viên dành thời gian 5 phút cho học sinh viết các
từ ứng dụng: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia trên bảng lớp và bảng con
hoặc vở ô li (do giáo viên đọc)
- Cho học sinh đọc và viết trong nhóm đôi các từ ứng dụng: cà chua, nô đùa,
tre nứa, xưa kia trên bảng con Hình thức: một học sinh đọc một học sinh
viết
- Học sinh tìm tiếng có vần mới theo nhóm: cho học sinh thảo luận trong nhóm ( 3 - 4 em) tìm và viết những tiếng, từ mới vào bảng nhóm Giáo viên nhận xét chốt lại những tiếng, từ đúng
2 Cung cấp vốn từ cho học sinh:
Để cung cấp vốn từ cho học sinh tôi đã sưu tầm và lập một bảng thống kê một số tiếng từ mới tương ứng với từng âm, vần trong các bài học ( Xem phụ lục kèm theo) Dựa vào bảng thống kê này giáo viên có thể xây dựng một số bài tập điền vần, tiếng, từ
- Các hình thức cung cấp vốn từ cho học sinh:
+ Trong tiết luyện tập giáo viên ra một số bài tập điền vần, tiếng, từ cho học sinh làm bài theo nhóm
Trang 6+ Cho học sinh tìm từ có vần mới học thông qua các hình ảnh minh họa hoặc vật thật mà giáo viên chuẩn bị và học sinh sưu tầm được
Ví dụ: Về âm
Khi dạy (bài 20) k, kh
- Cho học sinh làm bài tập sau:
Điền: k hay kh
chú ỉ cá o
- Giáo viên giới thiệu các hình ảnh minh họa hoặc vật thật mà giáo viên chuẩn bị và học sinh sưu tầm được (kì đà, chú khỉ, khe đá, )để gợi cho học sinh tìm từ mới
Ví dụ: Về vần
Khi dạy (bài 33) ôi, ơi
- Cho học sinh làm bài tập sau:
Điền: ôi hay ơi
cái ch ch bi đồ ch
- Giáo viên giới thiệu các hình ảnh minh họa hoặc vật thật mà giáo viên chuẩn
bị và học sinh sưu tầm được như: chia đôi, cái nôi, con dơi, sợi chỉ, áo tơi,
Để gợi cho học sinh tìm từ mới
Khi dạy (bài 35) uôi, ươi
Cho học sinh tìm từ có vần vừa học thông qua các tranh ảnh, vật thật mà
giáo viên chuẩn bị và học sinh sưu tầm được như: cá đuối, sợi chuỗi, thả lưới,
số mười, cá tươi
3.Từ thao tác nhìn mẫu viết chuyển sang thao tác nghe viết:
- Ở lớp 1 thao tác nhìn mẫu viết đúng chữ là cơ bản nhưng cũng cần nâng cao dần cho học sinh thao tác nghe viết
- Khi cho học sinh nhìn mẫu viết đúng nét chữ của âm - vần, từ khóa giáo viên có thể che mẫu cho học sinh viết lại các từ này vào bảng lớp bảng con theo lời đọc của giáo viên tốc độ từ chậm đến tăng dần phù hợp với khả năng tiếp thu của các em
Ví dụ: Dạy bài 33 ôi, ơi
Giáo viên viết mẫu tiếng, từ khóa: trái ổi, bơi lội cho học sinh luyện viết
bảng con Sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của tiếng, từ đã viết GV che bảng và đọc cho học sinh viết vào bảng con
Trang 74 Khắc phục lỗi phát âm do ảnh hưởng của phát âm địa phương.
Để học sinh viết đúng những tiếng do ảnh hưởng của phát âm địa phương(về phụ âm đầu, vần, âm cuối, dấu thanh), giáo viên rèn cho học sinh cách đọc phân biệt các cặp phụ âm đầu, vần, âm cuối, dấu thanh
a) Phụ âm đầu:
+ phân biệt: x/s
Ví dụ: khi dạy (bài 19) s, r
Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt x/s:
chim sẻ/ xẻ gỗ; phù sa/đi xa; cá sấu/xấu xí; con sâu/ xâu kim
+ phân biệt: t/tr
Ví dụ: khi dạy (bài 26) y, tr
Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: t/tr: trí
nhớ/ bé tí; dự trù/tù tì; cá trê/y tế
+ Phân biệt: v/qu
Ví dụ : Khi dạy (bài 24) q – qu, gi
Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: va li/qua
đò; vá áo/xa quá,
+ Phân biệt: v/d
Ví dụ : Khi dạy (bài 14) d, đ
Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: cái vế/con
dế,
b)Vần:
+ Phân biệt : op/ôp
Ví dụ : Khi dạy (bài 86) ôp, ơp
Giáo viên đưa ra một số từ cho học sinh luyện đọc phân biệt:
họp nhóm, hộp bánh,
+ Phân biệt : ôp/ơp
Ví dụ : Khi dạy (bài 86) ôp, ơp
Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt:
hộp kẹo/hợp sức; lốp xe/lớp học,
+ Phân biệt : om/ôm/ơm
Ví dụ : Khi dạy (bài 62) ôm, ơm
Trang 8Giáo viên đưa ra một số từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: làng xóm, đom
đóm, bánh cốm, chôm chôm, trái thơm,
+ Phân biệt: ê/ơ
Ví dụ : Khi dạy (bài 10) ô, ơ
Giáo viên đưa ra một số từ cho học sinh luyện đọc phân biệt:
bể cá, con dế, cá cờ, búp bê, bơ sữa,
c) Âm cuối:
+ Phân biệt n/ ng
Ví dụ : khi dạy ( Từ bài 53 đến bài 57)
Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt:
im lặng/ thợ lặn; nhà tầng/tần sóng; vầng trăng/vần thơ,
xe ben/xà beng; tiếng hát/tiến tới,
mong muốn/rau muống; buôn làng/buông xuôi; buồn ngủ/buồng chuối, đan áo/đang làm; biên bản, bản làng/bảng đen; san sẻ/sang sông,
+ Phân biệt t/c
Ví dụ : khi dạy ( Từ bài 76 đến bài 80)
Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt:
sạc pin/sạt lở; tát nước/hợp tác; ngơ ngác/ bát ngát,
mặc áo/khuôn mặt; bắt đầu/miền bắc; sắt thép/màu sắc; giặt áo/xác
giặc,
bậc thềm/bật nhảy; đôi tất/thước tấc; gió bấc/ bất ngờ; nhấc bổng/nhất lớp,
nô nức/rạn nứt; vuông vức/vứt bỏ; mứt tết/ vượt mức,
chuột nhắt/chuộc tội;
xanh biếc/biết bơi; thời tiết/ nuối tiếc; thiết tha/mỏ thiếc, chiếc lá/chiết cành,
ước mơ/ướt áo; thướt tha/cái thước; lược bỏ/lần lượt
d) Thanh / ~ :
+ Phân biệt /~
Khi dạy các bài trong chương trình giáo viên lồng ghép một số tiếng, từ có thanh hỏi, thanh ngã cho học sinh luyện phát âm phân biệt
Ví dụ: dạy (bài 20) k, kh
GV đưa ra các từ có thanh hỏi thanh ngã cho học sinh đọc:
kẻ vở/kẽ hở; kẻ chỉ/kẽ lá,
Trang 95.Giới thiệu cho học sinh những quy tắc chính tả cơ bản như: cách viết c/k, g/
gh, ng/ngh.
Khi dạy (bài 20) k, kh
Giáo viên giới thiệu: viết c khi c đứng trước a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
viết k khi k đứng trước i, iê, ê, e.
Khi dạy (bài 23) g, gh:
Giáo viên giới thiệu: viết g khi g đứng trước a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
viết gh khi gh đứng trước i, iê, ê, e.
Khi dạy (bài 25) ng, ngh:
Giáo viên giới thiệu: viết ng khi ng đứng trước a,ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
viết ngh khi ngh đứng trước i, iê, ê, e.
Sau khi học sinh học xong phần âm - vần, bước sang phần học phân môn
chính tả tôi thấy các em rất tự tin và thích thú khi học môn này Không còn học sinh lúng túng không biết viết gì khi nghe cô giáo đọc chính tả hay viết chậm không kịp theo lời đọc của cô giáo Khi vốn từ của các em phong phú, các quy tắc chính tả cơ bản đã đươc vận dụng thì việc nghe, hiểu và viết được một bài chính tả quả là không khó đối với các em Kết quả thu được bước đầu thể hiện qua bài kiểm tra môn chính tả cuối giai đoạn học âm - vần
Viết chính tả sau khi học xong phần âm - vần
* Nhìn bảng: bài “ Tặng cháu ”
Xếp loại
Tổng số HS
Giỏi Khá Trung Bình Yếu
21 em 12 57,1 7 33,3 2 9,6 0 0
* Nghe viết: Bài :“ Cái bống” tốc độ viết 30 chữ/ 15 phút
Trang 10Tổng số HS SL % SL % SL % SL %
21 em 10 47,6 6 28,6 5 23,8 0 0 Nhìn vào bảng thống kê ta thấy:
Học sinh Giỏi, Khá của phân môn chính tả (nghe – viết) năm học 2008
-2009 là 76,2%, tăng 32,7% so với năm học 2007-2008
- Học sinh yếu không có, giảm 21,7%
Phần 3: KẾT LUẬN
- -I KHÁI QUÁT CÁC KẾT LUẬN
ạy âm - vần kết hợp với rèn cho học sinh kĩ năng nghe - viết trong giai đoạn này bước đầu giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quí Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt Tạo cho học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả Giúp học sinh hình thành các kĩ xảo chính tả, kĩ xảo vận động và kĩ xảo trí tuệ
D
Để giúp học sinh viết đúng các tiếng do ảnh hưởng của phát âm địa phương giáo viên cần điều tra cơ bản để nắm lỗi phát âm phổ biến của học sinh từ đó đưa ra những biện pháp tổ chức dạy học thích hợp
Giới thiệu các quy tắc chính tả cơ bản trong giai đoạn học âm - vần cho học sinh lớp 1, giúp các em bước đầu hình thành kĩ năng chính tả có ý thức
Việc cung cấp cho học sinh một số vốn từ phong phú là cần thiết để giúp học sinh học tốt môn chính tả sau này Muốn viết đúng chính tả, việc nghe của học sinh phải gắn với việc hiểu nội dung từ, cụm từ, văn bản ( đặc trưng của chính
tả Tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa) Vì vậy ngoài những hiểu biết về các quy tắc chính tả, học sinh còn phải hiểu nghĩa của từ, câu văn, văn bản
II LỢI ÍCH VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG
Rèn kĩ năng nghe - viết cho học sinh lớp 1 trong giai đoạn học âm - vần
là thiết thực Bởi học sinh không chỉ biết đọc, biết viết theo mẫu mà còn có thể nghĩ hoặc nghe để viết âm, vần, tiếng, từ nào đó Tôi nghĩ đây là cơ hội để phát triển toàn diện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh lớp 1
Việc rèn kĩ năng nghe viết cho học sinh lớp 1 trong giai đoạn học âm -vần, có thể sẽ không phù hợp với một số đối tượng học sinh, ở một số vùng