MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỐI KẾT HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM, BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1A TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN BÌNH.. Như vậy
Trang 1MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỐI KẾT HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM, BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1A TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN BÌNH.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài:
Giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, trong
đó nhà trường và gia đình là hai cơ sở trực tiếp giáo dục các em Gia đình luôn là môi trường sống, môi trường giáo dục lâu dài, thường xuyên và dựa trên cơ sở tình yêu thương Như vậy gia đình là môi trường giáo dục có nhiều thuận lợi và ưu thế trong việc hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, do đó nhà trường cần phải chủ động phối hợp với gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục và chất lượng học tập của học sinh Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội là một trong những nguyên lý giáo dục của nước ta
Đến nay việc đổi mới chương trình phổ thông đã thực hiện ở toàn cấp tiểu học Phương pháp học tập theo chương trình mới yêu cầu cao việc tự giác học tập
ở nhà của học sinh, các em không phải thụ động tiếp thu kiến thức ở trường mà cần chủ động tìm tòi kiến thức từ nhiều nguồn thông tin theo sự hướng dẫn của thầy cô
và cha mẹ Hơn nữa quá trình học tập ở nhà là tiếp nối và hoàn thiện quá trình học tập ở trường, làm chuyển hóa kiến thức lĩnh hội trở thành kiến thức của bản thân
Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, với phụ huynh học sinh để xây dựng môi trường giáo dục và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh nhằm thực hiện tốt mục tiêu và chương trình giáo dục
Tính hệ thống, tính liên tục và tính thống nhất các tác động giáo dục và các lực lượng giáo dục là một nguyên tắc giáo dục rất quan trọng vì đặc điểm của giáo dục là lâu dài, phức tạp và biện chứng Do đó sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh là điều hết sức cần thiết, sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của hai lực lượng giáo dục: thầy cô và cha
Trang 2mẹ học sinh, đồng thời tạo được môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của học sinh ở cả nhà trường và gia đình
Nhận thức rõ điều này và thấy được sự tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 1A Trường tiểu học Sơn Bình, tôi đã đúc kết
và mạnh dạn đưa ra : Một số biện pháp phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 1A Trường tiểu học Sơn Bình
Trang 3PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận:
Cấp tiểu học có tầm quan trọng trong hệ thống giáo dục, đặt biệt là lớp học đầu cấp vì vậy đòi hỏi giáo viên luôn quan tâm và có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
Quyết định số 11/2008/QĐBGD&ĐT ngày 28/03/2008 về Ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh), nhiệm vụ và quyền của trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp phải lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục theo nội dung nghị quyết của cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học và tổ chức thực hiện kế hoạch đó Chuẩn bị các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh và cuộc họp cha mẹ học sinh, tổ chức việc thu thập nguyện vọng và kiến nghị của cha mẹ học sinh Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
có quyền phân công nhiệm vụ cụ thể cho phó trưởng ban và các thành viên, chủ trì các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, thay mặt Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp về hoạt động của cha mẹ học sinh, phản ánh ý kiến của cha mẹ học sinh về chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học Cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp xem xét, đề nghị tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật đối với học sinh của lớp
Nhiệm vụ và quyền của phó trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là người giúp việc trưởng ban, thay mặt trưởng ban phụ trách một số mặt công tác được phân công Nhiệm vụ và quyền của thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp: Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường phân công
Với nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đại diện cha mẹ học sinh hay trách nhiệm của Phụ huynh học sinh có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh Nếu ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và phụ huynh học sinh biết phối hợp chặt chẽ với nhau thì chất lượng học tập của học sinh trong lớp được nâng cao
Trang 42 Thực trạng của vấn đề:
Học sinh: Phần lớn học sinh lớp 1A tôi đang chủ nhiệm đều là con em người đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm đến 80,8 %) Ý thức về việc học tập chưa được quan tâm đồng đều Chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đi học nên phần lớn học sinh thường xuyên vắng học và tình trạng bỏ học cũng đôi khi diễn ra Sĩ số học sinh lớp tương đối đông (26 em), việc theo dõi của giáo viên có phần hạn chế
vì phần lớn HS trong lớp đều là con em người đồng bào dân tộc thiểu số chưa quan tâm đến việc học tập Trình độ học sinh chưa đồng đều: một số học sinh còn chưa ham học, học sinh chưa xác định mục đích của việc học tập nên lười học bài, làm bài tập
Hoàn cảnh gia đình: Đời sống kinh tế của các em còn gặp rất nhiều khó khăn Các em đi học chưa chuyên cần, còn nghỉ học thường xuyên vì phải ở nhà làm nhiều việc để giúp đỡ gia đình Trường nằm trên địa bàn xã Sơn Bình, phần lớn người dân ở đây sống bằng nghề làm rẫy, làm thuê, làm mướn, trình độ dân trí chưa đồng đều Sự quan tâm của cha mẹ không nhiều nên học sinh còn chưa mạnh dạn, một số em còn nhút nhát khi tham gia các hoạt động học tập
Phụ huynh học sinh: Còn nhiều cha mẹ học sinh chưa chú ý xây dựng môi trường giáo dục gia đình lành mạnh và chưa quan tâm đầu tư cho việc học tập của con em Một số học sinh thuộc thành phần gia đình không thuận lợi, đi làm ăn xa không có thời gian chăm sóc, quan tâm đến việc học của con cái Khó khăn về kinh
tế cũng ảnh hưởng nhiều đến điều kiện học tập của học sinh Nhiều cha mẹ học sinh chưa được quan tâm xây dựng nếp sống gia đình thành môi trường giáo dục thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của con em
Nhà trường thiếu phòng dành cho phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi
Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa mạnh dạn, chủ động thực hiện vai trò của mình Nhiều người vì miễn cưỡng nhận nhiệm vụ trong Ban đại diện nên không có tinh thần hoạt động Năng lực của nhiều thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và các lớp còn hạn chế Một số người không có điều kiện thuận lợi
Trang 5về thời gian và kinh tế gia đình, nên kết quả hoạt động phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường chưa cao Chưa xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể mà hầu như chỉ thực hiện những yêu cầu của hiệu trưởng, chưa chú ý phối hợp với nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục mà chỉ tập trung vào việc hỗ trợ vật chất, kinh phí cho các hoạt động của nhà trường Cuộc họp cha mẹ học sinh của trường chưa đi sâu vào việc thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh và nâng cao ý thức kết hợp với nhà trường của cha mẹ học sinh Các cuộc họp thường do giáo viên chủ nhiệm chủ trì thông báo chung cho toàn thể cha mẹ học sinh kế hoạch giáo dục của nhà trường, kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh, các khoản phí học sinh phải đóng, những đề nghị chung của giáo viên, Thực hiện như vậy nhiều cha mẹ học sinh không nắm cụ thể về đặc điểm của con mình ở trường; chưa được nhà trường hướng dẫn cách quản lý, hướng dẫn con học tập và rèn luyện đạt hiệu quả; đôi khi có cha mẹ những học sinh chưa ngoan, học yếu bị mặc cảm vì khuyết điểm của con mình bị giáo viên nhắc nhở trong cuộc họp
Nhiều giáo viên chủ nhiệm có nhận thức chưa đúng về trách nhiệm của nhà trường trong công tác phối hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh nên chưa tích cực chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh, còn ngại khó khăn trong việc gặp gỡ, trao đổi với các bậc phụ huynh và chưa có khả năng tổ chức nâng cao nhận thức về giáo dục cho học sinh Chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có biện pháp để đẩy mạnh sự kết hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh với nhà trường
Địa bàn học sinh cư trú: Người dân trên địa bàn xã Sơn Bình phần đông là người dân tộc Raclay đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên chưa quan tâm đến việc học của con em Vì vậy, truyền thống hiếu học chưa được tốt, tác động của giáo dục trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng chưa rõ nét và chưa có nhiều người thành đạt từ học tập nên chưa thúc đẩy khí thế các gia đình chăm lo đầu tư cho việc học tập của con em
Trang 63 Các biện pháp:
Biện pháp1 Giáo viên tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh, tình hình làm việc của ban đại diện cha mẹ học sinh và sự quan tâm con em của phụ huynh học sinh trong lớp vừa nhận.
Đối tượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm nói riêng và nhà trường nói chung là học sinh Người giáo viên chủ nhiệm lớp muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của lớp mình thì giáo viên phải có những biện pháp cụ thể phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách của từng học sinh trong lớp Năm học 2013 – 2014, tôi tiếp tục được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp Đó
là lớp 1A (26 HS) Khi nhận được lớp, điều đầu tiên mà tôi quan tâm nhất là: phải tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh thông qua các biện pháp sau :
- Gặp giáo viên chủ nhiệm cũ (Lớp mẫu giáo) để nắm bắt tình hình chung, tình hình của một số học sinh trong lớp (như về học lực, khả năng tiếp thu bài , những học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, những sở thích…)
- Trao đổi trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh thông qua giáo viên dạy bộ môn, các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khoá hoặc trong các giờ ra chơi
- Thăm hỏi gia đình học sinh nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, trò chuyện với phụ huynh tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực sở trường của học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục tích cực
- Tham mưu với lãnh đạo trường tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm để cập nhật thông tin về học sinh lớp mình Bình chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh
và thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh để cùng nắm bắt Đề xuất những cách làm để ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia trao đổi và đi đến thống nhất cách làm chung
Trong cuộc hợp gặp mặt phụ huynh học sinh đầu tiên của lớp tôi chia sẻ những thông tin về chương trình nội dung dạy học, phương pháp và hình thức tổ
Trang 7chức Tôi nắm bắt được các thông tin về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh từ phụ huynh học sinh, đây là những cơ sở rất quan trọng trong suốt quá trình giáo dục học sinh Từ đó, tôi mới tiến hành xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và có những phương pháp giáo dục phù hợp nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh lớp mình
Biện pháp 2: Tăng cường thực hiện tốt sự quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban đại diện CMHS
Kế hoạch chủ nhiệm là bước thiết kế lộ trình thực hiện nội dung giáo dục mang tính khoa học, giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành tổ chức, giáo dục học sinh một cách chủ động, có mục đích rõ ràng
Trên cơ sở nắm bắt tình hình học sinh và sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, ngay từ đầu năm học, tôi phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm năm học chi tiết cụ thể Kế hoạch chủ nhiệm cần xác định rõ mục tiêu , chỉ tiêu các mặt giáo dục học sinh theo từng tháng, học kì, cả năm học và đặc biệt đề ra những biện pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra Những biện pháp giáo dục phải phù hợp với đặc điểm riêng của lớp, của từng học sinh trên cơ sở các thông tin đã thu thập Chú trọng việc giáo dục toàn diện và đồng thời cũng nâng cao, phát huy những điểm mạnh của các em để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục
Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh là quan hệ phối hợp chứ không phải quan hệ chỉ huy nhằm mục đích giáo dục các em
có ý thức học tập Từ đầu năm học, tôi định hướng bầu chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp với các tiêu chí sau:
- Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định
- Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu
- Ham hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục
- Có con em học khá giỏi trở lên
Ban phân hội của lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, phó ban và thư ký
Trang 8* Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện CMHS lớp cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như:
- Tuyên truyền, phổ biến cha mẹ học sinh trong lớp những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục
- Vận động các cha mẹ học sinh trong lớp cùng với nhà trường chăm lo cho việc học tập của học sinh
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp để theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh Đặc biệt quan tâm đến phong trào của lớp.Và phối hợp với nhà trường để cùng thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường
- Đóng vai trò tích cực giúp đỡ một số công việc trong lớp như trang trí lớp học, hỗ trợ các thiết bị giảng dạy và đồ dùng học tập đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi
- Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, tháng, theo các đợt kiểm tra định kì của nhà trường
* Đối với từng phụ huynh học sinh:
Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau:
- Hằng ngày phụ huynh kiểm tra sách vở của con em mình
- Nhắc nhở con em mình học bài cũ và chuẩn bị bài mới khi đến lớp
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ theo thời khóa biểu hằng ngày
- Giáo dục con có ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tâp, vui chơi
Trang 9- Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà
- Khi phát hiện con em mình còn yếu kém chỗ nào cần trao đổi tích cực với giáo viên chủ nhiệm để cùng tìm biện pháp giáo dục thích hợp hơn
Biện pháp 3: GVCN thường xuyên tổ chức các hội thảo, chuyên đề nói
về vấn đề cách dạy và học của giáo viên học sinh trong lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh.
- Tôi thường kết hợp với các cuộc họp phụ huynh học sinh theo định kỳ để
mở hội thảo, chuyên đề về công tác phối hợp giữa GVCN với Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh Ngoài những nội dung thông báo chung về những vấn đề liên quan đến việc học tập của các em ở lớp thì qua các buổi hội thảo, chuyên đề này tôi thường tuyên truyền những chủ trương chính sách về giáo dục đến toàn bộ các bậc phụ huynh trong lớp và đưa ra tình huống thường xảy ra trong lớp học (đối tượng là con em mình) để phụ huynh và giáo viên cùng bàn bạc, giải quyết và tìm
ra hướng khắc phục
Tình huống 1: Học sinh A lớp tôi (tôi không nêu tên vì sợ phụ huynh sẽ khó
trả lời) nghỉ học thường xuyên, bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm nên cũng rất lo
vì tôi đang chủ nhiệm lớp 1, thì việc các em biết đọc – viết – tính toán đều phụ thuộc vào giáo viên đang giảng dạy 2 môn Toán và Tiếng Việt Học sinh A này rất hiền, ngoan tiếp thu bài tương đối nhanh nhưng do nghỉ học nhiều quá nên dẫn đến bây giờ không biết gì Qua tìm hiểu gián tiếp từ học sinh sống gần nhà trả lời:
“Con thấy bạn ấy nghỉ ở nhà đi chơi, mẹ bạn không cho đi học nữa, ” Để hiểu rõ hơn, tôi trò chuyện trực tiếp với em A này, tôi có hỏi:
- Vì sao em thường xuyên nghỉ học nhiều như vậy?
- Mẹ bắt em ở nhà ? Em A trả lời
- Em ở nhà để làm gì?
- Mẹ bảo em ở nhà trông em, đi lên núi cùng gia đình
Trang 10Và hôm sau tôi sắp xếp đến nhà gặp phụ huynh (rất may vì khi đến có phụ huynh ở nhà), học sinh đó có đi học lại chuyên cần được 1 tuần rồi lại vắng tiếp Cũng vì lý do trên, vậy theo phụ huynh sẽ làm gì nếu phụ huynh là GVCN ?
Tình huống 2: Đến giờ thực hành ( viết bài, làm toán, cắt – dán , vẽ ) : Gv
bảo lấy đồ dùng ra đề chúng ta làm bài Nhiều học sinh trả lời: cô (thầy) ơi, em không có bút (giấy màu, thước kẻ, màu tô ) Ngày này qua ngày khác đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc giảng dạy của giáo viên,
- Để giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tình hình học tập và sinh hoạt vui chơi của con em mình trên lớp tôi đã đề xuất với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong lớp định kỳ hàng tháng đến lớp sinh hoạt với học sinh hoặc tham gia dự giờ một số tiết học (buổi 2) nhằm giúp phụ huynh nắm rõ hơn về các hoạt động học tập và vui chơi của các em ở lớp cũng như ở trường Sự cộng tác của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong lớp sẽ làm cho giáo viên chủ nhiệm cố gắng hơn trong công tác chủ nhiệm, tích cực phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục ý thức học tập của các em tốt hơn
Biện pháp 4: GVCN phải thực hiện tốt việc chủ động phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh
Trong lớp học vì điều kiện kinh tế của HS còn gặp nhiều khó khăn và ý thức chăm lo cho việc học tập con em của phụ huynh còn hạn chế, vì vậy tôi thường chủ
động phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh để trao đổi
về một số vấn đề học tập của các em trên lớp Cụ thể:
+ Thông báo kết quả học tập rèn luyện của học sinh cho Ban đại diện cha mẹ
học sinh và phụ huynh học sinh định kỳ hàng tháng hoặc 2 tháng 1 lần để cha mẹ
các em nắm rõ và có biện pháp phối hợp giáo dục các em
+ Tôi thường gặp gỡ, trao đổi với toàn thể cha mẹ học sinh trong lớp nhằm hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh của học sinh để giáo dục các em tốt hơn Hình thức có hiệu quả nhất là đến trao đổi trực tiếp tại gia đình của học sinh Hàng tháng tôi đều
đề ra kế hoạch chủ nhiệm và trong kế hoạch đó đều có danh sách học sinh mà tôi
sẽ đến thăm Tuy có một số nhà học sinh rất khó đi nhưng khi đến rồi sẽ tạo được