1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015

94 1,4K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Việt Nam đang trong những năm tăng tốc của quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa để đạt mục tiêu đến năm 2020: về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp Trong khi đó, cơ cấu kinh tế của nước ta hiện vẫn là Nông nghiệp- Công nghiệp – Dịch vụ Để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển thì nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay là phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa Mà cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế lại có mối liên hệ mật thiết với nhau Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công nhất thiết phải có sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp Do đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng là một vấn đề quan trọng và cần được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.Đồng bằng sông Hồng là khu vực đông dân nhất hiện nay của cả nước Khu vực này có mật độ dân số cao với sức ép về việc làm gay gắt Vùng Đồng bằng sông Hồng có khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là thủ đô Hà Nội- trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị - xã hội của cả nước Do đó việc chuyển dịch cơ cấu lao động của Đồng bằng sông Hồng là hết sức quan trọng, có vai trò như đầu tàu cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động của cả nước.Vì những lý do trên em đã chọn lựa đề tài:

“ Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015”

2 Mục tiêu đạt được của đề tài:

Thông qua đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng sông Hồng, phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua để

đề ra được một số biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo đúng hướng, đảm bảo sự phát triển bền vững

Trang 2

3 Phương pháp nghiên cứu:

Chuyên đề này có áp dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và lịch

sử để phân tích và nhìn nhận vấn đề

Ngoài ra, phương pháp phân tích chuỗi số liệu theo thời gian cũng được sử dụng để thấy được xu hướng và tốc độ của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.Trong chuyên đề này tập trung nghiên cứu vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong khu vực Đồng bằng sông Hồng trong khoảng thời kỳ 2000 -2008

Từ đó đưa ra một số định hướng cho việc chuyển dịch nhanh và hiệu quả cho thời kỳ 2011-2015

4 Chuyên đề gồm có 3 phần là

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG.CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÙNG ĐBSH THỜI GIAN QUA

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÙNG ĐBSH THỜI KỲ 2011 – 2015

Do thời gian nghiên cứu còn ngắn và hiểu biết của bản thân còn thiếu sót nên bài làm của em không tránh khỏi những sai sót nhất định Em rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và bạn bè cho bài làm của mình

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lê Huy Đức cũng như các anh chị làm việc tại Vụ Lao động – Văn hóa – Xã hội (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư)đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề này

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU LAO ĐỘNG1.1 Một số khái niệm chung.

1.1.1 Lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người Lao động là hành động diễn

ra giữa con người và giới tự nhiên Trong quá trình lao động, con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi những vật chất đó, làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình

Định nghĩa về lao động đã đề cập đến 2 khía cạnh chủ yếu: thứ nhất xem lao động là hoạt động, là phương thức tồn tại của con người; thứ hai, xem lao động là chính bản thân con người, là sự nỗ lực vật chất và tinh thần của con người dưới dạng hoạt động tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần để thỏa mãn những yêu cầu của con người Dựa vào quan niệm lao động là hoạt động xã hội, người ta phân biệt 5 yếu tố cơ bản tạo nên cấu trúc của lao động: đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động và chủ thể lao động Trong đó chủ thể lao động

là con người với tất cả những đặc điểm tâm sinh lý xã hội được hình thành và phát triển trong quá trình xã hội hóa cá nhân Đối với mỗi dạng hoạt động lao động đòi hỏi

ở mỗi cá nhân một tri thức kỹ năng kỹ xảo nhất định

Trên cơ sở đó, lao động được quan niệm như là chính bản thân con người với tất cả sự nỗ lực vật chất tinh thần của nó, thông qua hoạt động lao động của mình, sử dụng các công cụ lao động tác động đến đối tượng lao động để đạt được mục đích nhất định

1.1.2 Lực lượng lao động

Dân số của một quốc gia bao gồm dân số trong độ tuổi lao động và dân số ngoài

độ tuổi lao động Theo Luật lao động Việt Nam thì tuổi lao động là độ tuổi từ 15 đến hết 60 (đối với nam) và 55 (đối với nữ)

Trang 4

Dân số trong độ tuổi lao động lại được chia làm hai bộ phận là dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế Dân số hoạt động kinh tế là những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm, hoặc có nhu cầu và nỗ lực tìm kiếm việc làm Dân số không hoạt động bao gồm những người còn lại trong độ tuổi lao động

mà không thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế Nhóm dân số này bao gồm : những người không có khả năng làm việc do ốm đau, tàn tật, mất sức kéo dài; những người nội trợ cho gia đình và không được trả công; học sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động; và những người không hoạt động kinh tế vì những lí do khác

Dân số hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương có thể bao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động, song phần lớn vẫn là những người trong độ tuổi lao động Do đó, đối tượng nghiên cứu chính của những nhà kế hoạch nghiên cứu về lao động việc làm vẫn là bộ phận dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động Đó chính là lực lượng lao động

Như vậy, LLLĐ (Lực lượng lao động) của một quốc gia hay một địa phương là

bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động, có mong muốn lao động, đang có việc làm hoặc đang tìm việc làm LLLĐ bao gồm những người có việc làm và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm (gọi là những người thất nghiệp).

1.1.3 Cơ cấu lực lượng lao động

Cơ cấu lao động có thể hiểu là một phạm trù kinh tế tổng hợp, thể hiện tỷ lệ của từng bộ phận lao động nào đó chiếm trong tổng số, hoặc thể hiện sự so sánh của bộ phận lao động này so với bộ phận lao động khác

Cơ cấu lao động thường được dùng phổ biến là: Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn; Cơ cấu lao động chia theo giới tính, độ tuổi; Cơ cấu lao động chia theo vùng kinh tế; Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế; Cơ cấu lao động chia theo trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật; Cơ cấu lao động chia theo trình độ

có việc làm, thất nghiệp ở thành thị; Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế

Trang 5

Xét dưới góc độ phân công sản xuất ta có cơ cấu lao động theo ngành Theo đó,

cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng lao động trong từng ngành kinh tế với tống số lao động của một địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia Các quan hệ tỷ lệ được hình thành trong những điều kiện kinh tế -

xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể

Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành bao gồm 3 ngành chính là Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ Ngoài ra còn có thể phân chia thành 19 tiểu ngành theo hệ thống tài khoản quốc gia

1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu lao động

Trước hết, hiểu theo nghĩa rộng chuyển dịch cơ cấu lao động là việc chuyển cơ cấu lao động từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà trạng thái ấy được quyết định bởi các bộ phận hợp thành và quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận ấy

Nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp với mục tiêu kinh tế- xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển Cơ cấu mới hình thành đến một lúc nào đó cũng trở nên lỗi thời lạc hậu và lại cần được thay thế bằng một cơ cấu mới Quá trình thay thế đó được lặp đi lặp lại không ngừng theo thời gian

Thực chất của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành chính là sự tăng giảm của lao động trong từng ngành trong một không gian và thời gian nào đó Lực lượng lao động hàng năm tăng hay giảm là do sự cân bằng giữa sự bổ sung của lực lượng lao động trẻ mới gia nhập và sự sụt giảm lao động do về hưu, chết hay nguyên nhân khác Sự tăng giảm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động của từng ngành Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu lao động không đơn giản như vậy Sự dịch chuyển ở đây phải được hiểu là có một bộ phận lao động trong ngành này sẽ rời bỏ ngành và gia nhập vào lực lượng lao động của ngành khác Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ tương quan giữa lao động các ngành với nhau

Trang 6

Ngoài ra, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ làm thay đổi số lượng lao động mà còn làm thay đổi cả chất lượng lao động, vì sự chuyển dịch lao động thường đi kèm với đào tạo mới và đào tạo lại lao động.

1.1.5 Cơ cấu kinh tế

Trước hết, cơ cấu ngành kinh tế hiểu theo một nghĩa chung nhất chính là một tổng thể các ngành trong nền kinh tế quốc dân được hợp thành theo một quan hệ tỉ lệ

về lượng, thể hiện mối quan hệ giữa các ngành và trình độ phát triển của nền kinh tế.Dưới các giác độ khác nhau, cơ cấu kinh tế được phân thành nhiều loại: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu đối ngoại, cơ cấu tích lũy Dĩ nhiên, cơ cấu kinh tế theo ngành thì sẽ có mối quan hệ mật thiết với cơ cấu lao động theo ngành

1.1.6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cũng giống như chuyển dịch cơ cấu lao động đã đề cập ở trên, ta có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc chuyển cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà trạng thái ấy được quyết định bởi các bộ phận hợp thành và kiểu kết cấu Mỗi trạng thái được thể hiện trước hết qua tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành nên hệ thống, rồi thể hiện qua tính vững chắc của hệ thống và chất lượng phát triển của hệ thống kinh tế

Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành Ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì

sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, ngành có tốc độ thấp hơn sẽ giảm tỷ trọng Nếu tất cả các ngành có cùng một tốc độ tăng trưởng thì tỷ trọng các ngành sẽ không đổi, nghĩa

là không có chuyển dịch cơ cấu ngành

1.1.7 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ ấu lao động và chuyển dịch cơ c c ấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau Cái này vừa là tiền đề cho cái kia, lại vừa là kết quả có được từ cái kia

Trang 7

Trước hết, cơ cấu lao động phải được chuyển dịch tuỳ theo sự chuyển dịch của

cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế Chuyển dịch

cơ cấu kinh tế đóng vai trò như đầu tàu, dẫn dắt chuyển dịch cơ cấu lao động Các chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ quyết định ngành nào tăng về tỷ trọng đóng góp trong GDP và tỷ trọng ngành nào giảm Như một kết quả tất yếu, một ngành phát triển thì sẽ kéo theo nhu cầu về lao động của ngành đó sẽ tăng lên Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một định hướng cho chuyển dịch cơ cấu lao động

Mặt khác, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh chóng và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế Lao động, hay cụ thể hơn là nguồn nhân lực, là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa Do đó, chuyển dịch cơ cấu lao động là điều kiện tiên quyết cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công Bởi thế nên khi xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của một vùng, một địa phương, nhất thiết phải đặt nó trong mối quan hệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế như một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động

1.2.1 Các nhân tố khách quan

1.2.1.1 Sự phát triển của khoa học và công nghệ

Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đã được coi là một nhân tố tham gia tích cực vào quá trình sản xuất Đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, khoa học công nghệ cũng có những tác động theo hướng sau:

Trước hết, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ dẫn đến sự ra đời của các ngành mới Theo đó cầu về lao động trong những ngành này cũng xuất hiện và gia tăng nhanh chóng

Mặt khác, sự phát triển khoa học công nghệ cũng tất yếu dẫn đến tăng nhu cầu

về lao động có trình độ và đào thải một số lượng người lao động không có trình độ

Trang 8

cao Với sự trợ giúp của máy móc hiện đại, các dây chuyền sản xuất hàng loạt, người

ta có xu hướng tuyển các lao động có tay nghề kỹ thuật cao Đó là một yếu tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng gia tăng lao động kỹ thuật

1.2.1.2 Sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường

Kể từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã xác định con đường mà chúng ta hướng tới là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi những quan hệ kinh tế được điều tiết bởi quan hệ cung – cầu,

và lao động cũng không phải là trường hợp ngoại lệ Thị trường lao động là nơi diễn

ra các hoạt động mua bán sức lao động, là nơi giá hàng hóa sức lao động được hình thành

Ngoài ra, nền kinh tế thị trường phát triển sẽ dẫn đến những ngành còn phù hợp , được thị trường chấp nhận sẽ tồn tại đồng thời các ngành nghề đã lỗi thời, lạc hậu sẽ bị đào thải Theo đó, lao động trong các ngành này cũng sẽ dịch chuyển sang các ngành nghề khác

1.2.1.3 Xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới

Mở cửa và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu hiện nay, cơ cấu kinh tế thay đổi tích cực theo hướng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu so với GDP ngày càng tăng Điều đó có nghĩa hệ số mở cửa ngày càng lớn

Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy thương mại phát triển Nhiều sản phẩm hàng hóa có điều kiện thâm nhập thị trường và xác định được

vị thế trên thị trường thế giới, biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh Chính việc tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường thế giới, phát huy được lợi thế so sánh và nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm đã tạo thu nhập cho người lao động, đồng thời có điều kiện đầu tư trở lại để hạ giá thành, duy trì và phát huy khả năng cạnh tranh của sản phẩm và nền kinh tế Việc phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động cả tham

Trang 9

gia trực tiếp và gián tiếp vào các khâu, các công đoạn trong chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, qua đó làm thay đổi cơ cấu lao động

1.2.2 Các nhân tố chủ quan

1.2.2.1 Các chính sách của Nhà nước.

Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của tổng thể nền kinh tế nói chung và đối với sự chuyển dịch cơ cấu lao động nói riêng Có rất nhiều chính sách của Nhà nước có liên quan và có ảnh hưởng đến việc chuyển dịch

cơ cấu lao động như: chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tư trực tiếp cho các ngành, chính sách đào tạo nguồn nhân lực và chính sách di dân…

Ngoài ra, các chính sách, chủ trương của Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh

tế cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi trong chuyển dịch cơ cấu lao động

1.2.2.2 Quy mô và số lượng cơ sở đào tạo nghề.

Nhân tố này tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng của đội ngũ lao động thuộc mọi ngành nghề Các cơ sở đào tạo và dạy nghề là đầu mối quan trọng cung cấp nguồn cung lao động cho mọi ngành nghề Đây cũng là nơi mà cung và cầu lao động

có sự gặp gỡ ban đầu Một mặt, với sự yêu cầu, đòi hỏi của thị trường tất sẽ dẫn đến lượng cầu đào tạo một ngành nghề nào đó tăng lên Mặt khác, lượng lao động đã qua đào tạo quay trở lại là một nguồn cung mới cho thị trường lao động Do đó, quy mô

và số lượng cơ sở đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của lực lượng lao động thuộc mọi ngành nghề

1.2.2.3 Định hướng nghề nghiệp của người lao động.

Nhân tố này tác động đến lựa chọn nghề nghiệp của người lao động Nó chịu sự chi phối của hai nhân tố trên Xã hội với nòng cốt là gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em học sinh đã phần nào được định hướng nghề nghiệp tương lai, thông qua sở thích, sự hướng dẫn, khuyên bảo của thầy cô và gia đình Đến khi bước vào các trường đào tạo và dạy nghề, các em mới được cung cấp các kiến thức và kỹ năng

Trang 10

cần thiết, để có thể trở thành những người lao động chính phục vụ cho gia đình và đất nước.

Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước về tiền lương, chế độ bảo hiểm thất nghiệp… cũng tác động không nhỏ tới mong muốn và nhu cầu làm việc của người lao động

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động

1.3.1 Về tốc độ chuyển dịch

Quy mô và tốc độ gia tăng lao động trong các ngành: chỉ tiêu về quy mô lao động cho biết số lượng lao động trong các ngành của một địa phương, vùng hay cả nước tại từng thời điểm cụ thể Thông qua đây có thể xác định được tốc độ gia tăng qua từng năm Từ hai chỉ tiêu này có thể thấy được sự biến đổi số lượng và tỷ trọng lao động của các ngành thay đổi như thế nào qua từng thời kỳ

Ngoài ra, cũng có thể áp dụng phương pháp vector để đánh giá trình độ chuyển dịch cơ cấu lao động Để lượng hóa mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa hai thời điểm và ta sử dụng công thức công thức sau:

Cos φ=

Trong đó: là tỷ trọng ngành i tại thời điểm t

Φ được coi là góc hợp bởi hai vector cơ cấu S( ) và S( ) Khi đó, Cos φ càng lớn thì các cơ cấu càng gần nhau, cho thấy một sự chuyển dịch chưa nhanh và hiệu quả Ngược lại, nếu Cos φ càng nhỏ thì các cơ cấu càng xa nhau, cho

Trang 11

thấy sự chuyển dịch đã nhanh và hiệu quả Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển

dịch có thể sử dụng tỷ số để phản ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu.

1.3.2 Về tính phù hợp

- Cơ cấu lao động theo ngành: chỉ tiêu này cho biết số lượng lao động của từng ngành chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số lao động toàn địa phương, vùng hay

cả nước tại một thời điểm cụ thể

- Cơ cấu kinh tế theo ngành(theo GDP): chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đóng góp của từng ngành trong GDP của địa phương, vùng hay cả nước trong một khoảng thời gian cụ thể

Qua hai chỉ tiêu trên có thể đánh giá được sự phù hợp của chuyển dịch cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế

1.3.3 Về tính hiệu quả

Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là các chỉ tiêu về năng suất, tăng thu nhập và cải thiện mức sống của dân cư, tình hình giải quyết vấn đề về môi trường…như là:

- Năng suất lao động theo ngành: chỉ tiêu này cho biết giá trị sản xuất do mỗi người lao động tạo ra trong một ngành nhất định Nó cho ta biết hiệu quả hoạt động của ngành đó Nếu cơ cấu lao động được chuyển dịch theo đúng hướng thì năng suất lao động sẽ tăng

- GDP/lao động: cho thấy sự đóng góp của một lao động vào trong GDP Một

sự chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý tất yếu sẽ dẫn đến sự cải thiện đời sống của người lao động, thể hiện gián tiếp qua sự gia tăng của GDP/lao động

Trang 12

-GDP/người: một lao động ngoài việc nuôi sống bản thân còn phải nuôi sống cả gia đình mình ( cha mẹ, con cái, vợ chồng…) Do đó, hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu lao động không thể chỉ xét đến thu nhập của lao động đó mà còn phải quan tâm đến thu nhập đầu người có được cải thiện hay không.

1.4 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động

Trước hết, chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa Như đã trình bày ở trên, cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng gia tăng lao động có tay nghề kỹ thuật cao sẽ góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu lao động để giảm sức ép về việc làm, giảm sức ép

về dòng di cư từ nông thôn ra thành thị Dân số gia tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là việc làm Tình trạng bán thất nghiệp diễn ra phổ biến ở nông thôn đã tạo ra những dòng di cư từ nông thôn ra thành thị Muốn giải quyết vấn đề này thì chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa phải là điều kiện tiên quyết

Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu lao động còn để nâng cao năng suất lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển Lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp gây nên tình trạng năng suất lao động trong nông nghiệp giảm xuống Mặt khác, các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, đòi hỏi nhiều nhân lực có trình độ thì lại thiếu trầm trọng, nên năng suất lao động trong các ngành này cũng bị thấp Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp

sẽ làm tăng năng suất lao động trong các ngành nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung

Trang 13

Cuối cùng, chuyển dịch cơ cấu lao động để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, đáp ứng tốt quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước Qua đó một bước nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động trong nước với lao động nước ngoài.

1.5 Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu lao động.

Bước vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, vấn đề tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế học Các nhà kinh tế học đã nghiên cứu và đưa ra một vài mô hình tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, trong đó phải kể đến mô hình của Fisher, Lewis, Keynes, và Harry T.Oshima.1.5.1 Mô hình của Fisher

Trong tác phẩm “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”, nhà kinh tế học A.Fisher đã phân nền kinh tế thành 3 khu vực, gồm: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Ông cho rằng với tác động của KH&CN tất yếu sẽ kéo theo quá trình chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ Quá trình này

sẽ thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khối ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm dần Như vậy, theo Fisher, chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khi đánh giá kết quả

và tính bền vững của chuyển dịch lao động cần phải đánh giá tác động của nó đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.5.2 Mô hình của Lewis

Trang 14

Nhà kinh tế học W.Arthur Lewis trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển kinh tế” đưa ra “Mô hình hai khu vực” lập luận về mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp

và khu vực công nghiệp trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời đưa ra

lý thuyết về chuyển dịch lao động giữa hai khu vực trên cơ sở lý luận về tiền công lao động ở góc độ thu nhập Quá trình chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp là do thu nhập ở khu vực công nghiệp cao hơn

Mô hình Lewis giải thích tăng trưởng diễn ra do sự thay đổi cơ cấu kinh tế Một nền kinh tế ban đầu chỉ bao gồm 1 khu vực nông nghiệp được chuyển thành nền kinh

tế bao gồm 2 khu vực nông nghiệp và công nghiệp, trong đó khu vực công nghiệp đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Mô hình Lewis cho thấy, tiền công lao động hay thu nhập là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp Khi đánh giá mức độ bền vững của quá trình chuyển dịch lao động, cần phải xem xét kết quả về thu nhập mà nó đem lại cho người lao động Nếu chuyển dịch lao động không đi kèm với mức thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động thì hiệu quả xã hội của nó còn thấp và thiếu tính bền vững

Bên cạnh đó, mô hình Lewis còn có những hạn chế khi cho rằng, tăng trưởng của khu vực công nghiệp dựa chủ yếu vào thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị với mức tiền công giá rẻ, chỉ cần cao hơn so với thu nhập ở khu vực nông nghiệp Điều này làm mô hình Lewis không giải thích được tại sao công nhân vẫn đình công

ở các nhà máy trong khi tiền lương cao hơn so với khu vực nông nghiệp hay dòng dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra khu vực đô thị vẫn không ngừng tiếp diễn trong khi vẫn tồn tại thất nghiệp ở khu vực đô thị

1.5.3 Mô hình của Keynes

John Maynard Keynes trong công trình: “Lý thuyết tổng quát về thu nhập và việc làm” đưa ra mô hình việc làm trong nền kinh tế tăng cùng với GDP Thất nghiệp phát sinh do tổng cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ đối với hàng hóa và dịch vụ tăng không đủ để GDP đạt mức tạo đủ việc làm Có thể xem lập luận

Trang 15

của Keynes là cần tăng tổng cầu hay GDP của khu vực phi nông nghiệp để tạo việc làm, thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp Nói cách khác, khi lựa chọn mô hình chuyển dịch lao động cần xem xét quan hệ giữa tăng trưởng GDP và gia tăng quy mô lao động trong nền kinh tế.

Mô hình của Keynes có hạn chế là chưa đề cập cụ thể đến cơ cấu kinh tế, năng suất lao động là những yếu tố quyết định sức cạnh tranh của sản xuất cần được xem xét đi kèm với tăng trưởng và tạo việc làm Thực tế ở nhiều nước cho thấy, tăng trưởng GDP không đi kèm với tăng lao động mà ngược lại

1.5.4 Mô hình của Harry T.Oshima

Năm 1989, nhà kinh tế học người Nhật Bản – Harry T.Oshima – trong tác phẩm

“Tăng trươgnr kinh tế ở các nước châu Á gió mùa” đưa ra lý thuyết về tăng trưởng và tạo việc làm ở các nước châu Á với mô hình phát triển 2 khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp theo 3 giai đoạn

- Giai đoạn đầu: tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp để tạo việc làm cho lao động thiếu việc làm ở khu vực nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân đồng thời để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho dân số tăng lên

và xuất khẩu nông sản để có ngoại tệ nhập khẩu máy móc cho phát triển công nghiệp Giai đoạn này kết thúc khi sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển trên quy mô lớn, đặt ra yêu cầu phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, trước hết là các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ở nông thôn như công nghiệp phân bón, công nghiệp chế biến, các dịch vụ ở nông thôn Xét theo quá trình CNH – HĐH phát triển một nền kinh tế, giai đoạn này có thể coi là giai đoạn nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp hay nền kinh tế nông nghiệp với tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động còn khá cao

- Giai đoạn hai: đẩy mạnh phát triển đồng thời cả 2 khu vực gồm phi nông nghiệp và nông nghiệp để tạo việc làm đầy đủ cho lao động ở cả hai khu vực Theo Harry T.Oshima, để tạo việc làm đầy đủ cho lao động ở khu vực nông nghiệp và lao động ở khu vực phi nông nghiệp, nói cách khác để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao

Trang 16

động trong giai đoạn này, cần phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ theo chiều rộng, sử dụng nhiều lao động để tạo đủ việc làm cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp Giai đoạn này kết thúc khi tốc độ gia tăng việc làm lớn hơn tốc độ tăng lao động, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu thiếu lao động, tiền lương thực tế tăng nhanh Đây có thể coi là giai đoạn “cất cánh” của nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp.

- Giai đoạn ba: phát triển cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp theo chiều sâu, mở rộng áp dụng KH&CN vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó giảm cầu lao động và tăng sức cạnh tranh của các ngành kinh tế Khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng vào xuất khẩu đi kèm với chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng nâng cao hàm lượng công nghệ của sản phẩm Khu vực dịch vụ phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng với hàm lượng GTGT của sản phẩm không ngừng được nâng lên Giai đoạn này có thể coi là giai đoạn nền kinh tế phát triển cơ bản dựa vào công nghiệp và dịchvụ, giai đoạn nền kinh tế công nghiệp và tiếp tục phát triển trở thành nền kinh tế tri thức

Mô hình của Oshima phản ánh khá rõ các giai đoạn phát triển của một nền kinh

tế gắn với tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động đồng thời có tính bền vững khi xác định tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động cần phải dựa trên tích lũy và đầu tư của cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, kết hợp hài hòa phát triển khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó có ưu tiên phát triển từng khu vực trong mỗi giai đoạn gắn với tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh và chuyển dịch lao động không dẫn đến phân hóa lớn trong xã hội và bất bình đẳng trong thu nhập

Thực tế phát triển ở một số nước châu Á cho thấy mô hình của Harry T.Oshima khá phù hợp, điển hình trong khu vực có Thái Lan, Malaysia Đối với Việt Nam, mô hình này là một mô hình hữu ích để nghiên cứu vận dụng để chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng phát triển bền vững

Trang 17

1.6 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động của một số nước.

Những năm gần đây, Thái Lan rất chú trọng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn để tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp qua đó hạn chế lao động di trú tự do từ nông thôn ra thành thị, giảm sức ép dân số vào các khu vực đô thị lớn như thủ đô Bankok hiện quy

mô dân số đã lên tới gần 15 triệu dân

Để phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, Thái Lan có các biện pháp chính sách như hỗ trợ đào tạo, cho vay ưu đãi để nông dân mở mang các ngành nghề mới Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn để tạo việc làm tại chỗ cho lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Thực hiện chương trình đào tạo, dạy nghề cho thanh niên nông thôn để tự mình khởi nghiệp và có điều kiện tìm kiếm việc làm phù hợp

Tổ chức đưa công nghiệp về nông thôn để giải quyết việc làm cho lao động dôi

dư ở khu vực nông nghiệp thông qua chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng, giảm thuế cho các dự án đầu tư Bố trí phát triển các KCN và nhiều nhà máy thuộc các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông, thủy sản và công nghiệp cơ khí tại các vùng nông thôn, nhất là các vùng xa vùng miền núi để cân đối phát triển giữa các vùng

Trang 18

1.6.2 Malaysia

Những thập kỷ gần đây, sau khi trở thành một trong những nước phát công nghiệp mới (NICs) ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia phát triển theo mô hình dựa chủ yếu vào khu vực công nghiệp, thu hút mạnh lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn ra khu vực đô thị, làm việc trong các ngành dịch vụ và các KCN Đến năm 2007, tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP của Malaysia chỉ còn chiếm 8,4%, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 14,5%, tỷ lệ dân số đô thị chiếm 62,35

Để tạo việc làm phi nông nghiệp tại chỗ cho lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, chính phủ tổ chức các dịch vụ đào tạo, dạy nghề cho người đến tuổi lao động ở nông thôn kể cả đối với nông dân thiếu việc làm để họ có thể làm việc trong các doanh nghiệp, nhà máy ở nông thôn Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm như hỗ trợ lãi suất cho vay để nông dân có thể phát triển kinh tế hộ gia đình như chế biến nông sản, làm dịch vụ hàng hóa

Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn thông qua chính sách hỗ trợ hoạt động thương mại, đào tạo các kiến thức về quản lý và chuyên môn cho các doanh nghiệp Khuyến khích đầu tư công nghiệp ở nông thôn như cung cấp tín dụng ưu đãi để phát triển các nhà máy sử dụng lao động nông thôn, cho phép tư nhân tham gia xuất khẩu trực tiếp Khuyến khích các dự án đầu tư nước ngoài ở các vùng nông thôn như giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ đầu tư hạ tầng phục vụ nhà máy sản xuất

Bên cạnh đó Maylaysia rất quan tầm đến phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

để tạo điều kiện đưa công nghiệp và dịch vụ về nông thôn

1.6.3 Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế bắt đầu

từ năm 1978 với chiến lược công nghiệp hóa toàn diện Trong những thập kỷ 1980,

1900 (thế kỷ XX), Trung Quốc lựa chọn mô hình phát triển phi cân đối, đặt trọng tâm phát triển là khu vực công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất hàng

Trang 19

tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước với quy mô dân số lớn nhất thế giới, phục vụ xuất khẩu và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trong độ tuổi hàng năm tăng thêm hàng chục triệu người Tập trung phát triển công nghiệp và đô thị ở các vùng ven biển phía Đông để thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn

ở các vùng trong nội địa

Nhờ thực hiện mô hình này, Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao

9 – 10% trong nhiều năm, tỷ lệ dân số đô thị tăng lên nhanh từ 18% (1978) tăng lên hơn 44% (2007), tỷ lệ lao động nông nghiệp từ chỗ chiếm hơn 65% (1980) giảm xuống còn khoảng 47% (2007), tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu GDP hiện nay chỉ còn khoảng 10% Tuy nhiên, do phát triển tập trung vào khu vực công nghiệp và đô thị, nên Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa khu vực nông thôn và đô thị, giữa các vùng phía Tây và phía Đông trong nước tăng lên nhanh chóng Các vùng phía Tây phần lớn chậm phát triển, tỷ lệ nghèo cao trong khi một số vùng ven biển phía Đông phát triển quá nóng,

ô nhiễm môi trường kể cả ô nhiễm môi trường đô thị do sản xuất công nghiệp tập trung ngày càng gia tăng làm quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu lao động thiếu tính bền vững

Những năm gần đây, để giảm bớt mức độ chênh lệch về phát triển giữa các vùng trong nước, giữa khu vực nông thôn và đô thị, Trung Quốc đẩy mạnh phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời đưa ra khẩu hiệu tiến về phía Tây, phát triển các vùng sâu trong nội địa để phân bố lại lực lượng sản xuất, kết hợp hài hòa phát triển giữa các vùng

Để tạo việc làm tại chỗ cho lao động ở nông thôn, đáng chú ý, từ đầu những năm 1980, Trung Quốc phát triển mô hình xí nghiệp hương trấn, mở ra con đường phát triển công nghiệp nông thôn mang màu sắc Trung Quốc Xí nghiệp hương trấn là tên gọi chung các xí nghiệp công thương nghiệp và xây dựng, hoạt động ở khu vực làng xã, thị trấn ở nông thôn, về cơ bản xí nghiệp hương trấn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Mô hình xí nghiệp hương trấn đã giải quyết việc làm cho một bộ

Trang 20

phận không nhỏ lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc trong những thập kỷ 1980, 1990.

Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển ồ ạt, thiếu quản lý chặt chẽ của nhà nước, đến những năm cuối của thập kỷ 1990, mô hình phát triển xí nghiệp hương trấn

ở Trung Quốc dần bộc lộ một số hạn chế như sản phẩm làm ra có giá thành cao, chất lượng thấp, thiếu sức cạnh tranh nên khó tiêu thụ trên thị trường

1.6.4 Nhật Bản

Nhật Bản là nước đầu tiên thực hiện công nghiệp hóa ở châu Á, bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX và được đẩy mạnh trong nửa đầu của thế kỷ XX Nhật Bản tiến hành CNH – HĐH từ một nền nông nghiệp cổ truyền, tự túc, tự cấp, sản xuất manh mún với những hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ (bình quân 0,5ha) và nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới với một nền nông nghiệp và công nghiệp tiên tiến, kinh tế thành thị và nông thôn phát triển Đến nay, tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu GDP của Nhật Bản chiếm chưa đến 1,5%, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 3%

Để tạo việc làm, thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, Nhật Bản đẩy mạnh phát triển khu vực công nghiệp, bắt đầu từ phát triển công nghiệp cơ khí để phục vụ sản xuất nông nghiệp Từ ngành cơ khí chế tạo các loại máy nông nghiệp có công suất 4 – 10 sức ngựa, Nhật Bản mở rộng ra phát triển các ngành công nghiệp cơ khí khác, nổi bật là các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất ô tô, máy kéo thu hút nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn

Mô hình tổ chức phát triển các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm cho lao động

ở khu vực nông thôn của Nhật Bản rất đáng chú ý Mô hình được tổ chức theo 3 cấp,

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm các nhà máy lớn nằm ở các đô thị và khu công nghiệp, các xí nghiệp vừa và nhỏ được xây dựng phân tán ở các thị trấn thuộc

Trang 21

các vùng nông thôn, các cơ sở công nghiệp quy mô hộ gia đình, tổ sản xuất ở nông thôn ký hợp đồng với các xí nghiệp cấp 1 và 2 đẻ gia công một số chi tiết máy đơn giản, yêu cầu về kỹ thuật không cao Thông qua mô hình này, Nhật Bản đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn trong những thập

kỷ 1950, 1960

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO

ĐỘNG Ở KHU VỰC ĐBSH THỜI GIAN QUA.

2.1 Khái quát vùng ĐBSH

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Điều kiện địa lý, hành chính

Vùng ĐBSH bao gồm 11 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh Vùng có diện tích tự nhiên là 21.049 , số dân năm 2008 là 19,9

triệu người Mật độ dân số trên 1 là 934 người, cao nhất so với các vùng khác trong cả nước

Đồng bằng sông Hồng có phía bắc giáp vùng Đông Bắc, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ, phía Tây giáp Tây Bắc, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ và có khu nhân là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có lịch sử phát triển lâu đời Với vị trí như vậy, đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực phía Bắc Việt Nam

2.1.1.2 Điều kiện đất đai

Trang 22

Đất ở vùng ĐBSH có 10 nhóm, trong đó có 7 nhóm được dùng cho nông nghiệp, bao gồm: đất cát biển, đất mặn, đất chua, đất phù sa, đất ngập nước, đất bạc màu và đất đỏ vàng Khoảng 70% đất nông nghiệp là đất phù sa lâu đời hoặc mới bồi với độ màu mỡ tốt hoặc vừa phải thích hợp cho trồng lúa, màu và cây ăn quả

Diện tích đất nông nghiệp của ĐBSH năm 2006 là 760,3 nghìn ha, chiếm 8,1% diện tích đất cả nước và bằng 29,5% diện tích đất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long Đất canh tác tuy không nhiều nhưng độ màu mỡ cao, được phù sa sông Hồng bồi tụ hàng năm, địa hình bằng phẳng rất thích hợp với phát triển nông nghiệp Lợi thế này đã và đang tạo cho vùng phát triển nông sản hàng hóa phục vụ nhu cầu cung cấp nguyên liệu quanh năm cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng nông sản

Diện tích đất đang sử dụng của vùng ĐBSH năm 2008 khoảng 1.655 nghìn ha, chiếm gần 79% diện tích đất tự nhiên của vùng Vùng còn có tiềm năng đất đai dải ven biển cho phát triển nuôi trồng thủy sản với khoảng 96.652 ha đất bãi triều ngập nước, trong đó có khoảng 40 – 50 ngàn ha rất phù hợp cho nuôi trồng thủy sản

2.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu

Vùng đồng bằng sông Hồng có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh và hơi khô Chế độ khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa nắng trùng với mùa mưa, mùa lạnh khô hanh vào đầu mùa, ẩm ướt vào cuối mùa Nhiệt độ thay đổi lớn, nắng, mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi

Ngoài ra, vùng cũng chịu ảnh hưởng của bão, lũ gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Có thể nói ĐBSH là một trong những vùng của Việt Nam gặp nhiều loại thiên tai nhất Về mùa đông, mùa màng bị ảnh hưởng bởi sương giá, mùa hè bị ảnh hưởng bởi lũ, lụt, bão và nắng nóng kéo dài Mỗi năm thường có từ 5 – 6 cơn bão đổ bộ vào Bắc Bộ, năm đặc biệt có từ 9 – 10 cơn

Đặc biệt, biến đổi khí hậu đang có những biểu hiện rõ nét trong vùng, như: có nắng nóng nhiều hơn, mùa đông thì rét đậm hơn, mùa hè cũng đến sớm hơn, các cơn

Trang 23

bão vừa nhiều vừa diễn biến khó lường hơn trước Đầu năm 2008, trận rét lịch sử kéo dài 40 ngày đã làm chết 150.000 ha lúa và gần 10.000 ha mạ ở miền Bắc.

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế.

Vùng ĐBSH có quy mô GDP khoảng 20,2 tỷ USD (năm 2008), chiếm 22,6% và đứng thứ 2 trong cả nước GDP/người của vùng đứng thứ 2 sau vùng Đông Nam Bộ, đạt khoảng 1.025 USD; đặc biệt vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc (gồm 7 tỉnh) có mức GDP/người đã ở mức cao hơn cả nước, khoảng trên 1.200 USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng ĐBSH năm 2008 ước đạt khoảng 63,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là khoảng 18,9 tỷ USD, chiếm 30% so cả nước( đứng thứ 2

cả nước)

Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2001-2008 của vùng ĐBSH tuy chưa cao (7,3%) nhưng đã đóng góp 23,7% cho tăng trưởng của cả nước và tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ đạt tốc độ khá đã tạo ra một cơ cấu GDP khá hiện đại trong vùng ĐBSH( tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 80%), trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 41% Hiện nay thu ngân sách của vùng chiếm tới 30,9% tổng thu ngân sách trên địa bàn của cả nước, và là vùng có 4 trong số 11 tỉnh, thành phố của cả nước có dư ngân sách nộp lại cho Nhà nước ( Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc)

2.1.2.1 Dân số và lao động.

Vùng có dân số đông, tính đến thời điểm 31/12/2008 , vùng ĐBSH có dân số xấp xỉ 19,7 triệu người, đứng thứ 2 trong cả nước ( sau vùng BTB&DHTB), chiếm 22,8% dân số trong cả nước Bên cạnh đó, vùng ĐBSH có khoảng 10,73 triệu lao động đang làm việc trong vùng và 85% số này ở trong độ tuổi 15-44

Bảng 1: Phân bố phần trăm diện tích đất đai và dân số theo vùng.

Đơn vị: %

Diện tích Dân số

Trang 24

Nguồn: Điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia đình

1/4/2008: những kết quả chủ yếu.Với quy mô dân số đông như vậy, số người trong độ tuổi lao động của vùng cũng tương đối cao Lực lượng lao động trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm hơn 40% cho thấy tiềm năng lao động khá dồi dào Tuy nhiên, so với mặt bẳng chung của cả nước, tỷ trọng nhóm tuỏi này của ĐBSH vẫn là thấp

Bảng 2: Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi vùng ĐBSH năm 2008

Nguồn: Báo cáo Điều tra lao động việc làm 2008 – Tổng cục thống kê

Về phân bố lực lượng lao động, mặc dù vùng có tốc độ đô thị hóa cao nhất trong cả nước, song là hệ quả của sự phân bố dân cư, lực lượng lao động vùng ĐBSH tập trung chủ yếu ở nông thôn với tỷ lệ cao hơn mức bình quân cả nước Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn là 74,3%, tỷ lệ lao động khu vực thành thị là 25,7% Trong khi đó, tỷ lệ lao động khu vực thành thị cả nước là 28,38%

Trình độ học vấn của các nhóm cư dân, trình độ văn hóa chung của vùng ĐBSH

có mức độ cao hơn so với các vùng khác trong cả nước Trong 7 vùng lãnh thổ,

Trang 25

ĐBSH là vùng có tỉ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất, chiếm 20,66%.

Một trong những nguyên nhân lý giải về trình độ học vấn của lao động vùng ĐBSH là hiện tại, 64% các trường đại học và cao đẳng của cả nước, hầu hết các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học đầu ngành của đất nước đều tập trung ở vùng ĐBSH Năm 2008, vùng ĐBSH tập trung tới 26 – 27% cán bộ có trình độ cao đẳng

và đại học, 72% cán bộ có trình độ trên đại học của cả nước Tổng số lao động kỹ thuật của vùng là khoảng 2 triệu người, chiếm 22,8% lao động của cả nước Đặc biệt,

Hà Nội là nơi tập trung nguồn nhân lực khoa học công nghệ được đào tạo có bằng cấp cao Tại đây, có mạng lưới gần 600 cơ quan khoa học và công nghệ kể cả của Trung ương và tỉnh/thành phố trong tổng số cả nước có trên 1.200 cơ quan khoa học

và công nghệ (Viện, Trung tâm, Liên hiệp khoa học sản xuất…) Ngoài ra, thủ đô Hà Nội còn có bao gồm 63 trường đại học trong tổng số 230 trường đại học của cả nước (chiếm 30%)

Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, xây dựng nền kinh tế tri thức và nâng cao năng lực cạnh tranh, lợi thế to lớn trên về nguồn nhân lực so với các vùng khác đã tạo

ra một sức cạnh tranh và hấp dẫn cho vùng ĐBSH

2.1.2.3 Đặc điểm kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.

Có một sự phát triển lâu đời, vùng ĐBSH từ lâu đã hình thành hệ thống điểm trung tâm (đô thị) và kèm theo đó là nhiều cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp có tiềm lực khá, tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội có bước phát triển tốt Với tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trong đó Hà Nội và Hải Phòng là 2 thành phố lớn của cả nước, vùng ĐBSH đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đầu tư vốn, công nghệ như Canon, LG, Intel, … Nhờ đó mà vùng đã thu hút được lực lượng lao động đông đảo trên toàn quốc

Mạng lưới liên kết vùng nông thôn ĐBSH được phát triển mạnh dọc theo các con sông và hệ thống đường quốc lộ và liên tỉnh Tỷ lệ phần trăm đường được rải nhựa trong vùng ĐBSH đạt 83,5%, cao nhất và gần gấp đôi tỷ lệ này của cả nước

Trang 26

Hệ thống giao thông được phát triển tương đối thuận lợi khi thời gian vận chuyển giảm nhiều so với trước Các trục huyết mạch đã hoàn thành việc nâng cấp hoặc đang được cải tạo, cũng như nhiều tuyến đường mới đang được tiến hành xây dựng.

Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng trong vùng cũng còn nhiều bất cập Các công trình thủy lợi đều đã xuống cấp, gặp nhiều khó khăn cho việc thoát nước, tưới nước Hệ thống giao thông đô thị còn lạc hậu và bị quá tải bởi dân số quá đông Việc cấp thoát nước trong đô thị cũng là một vấn đề nan giải, điều này được thể hiện qua “trận lũ lịch sử” của Hà Nội năm 2008

ĐBSH là vùng tập trung nhiều ngành công nghiệp của đất nước và có cơ cấu công nghiệp tương đối phát triển so với các vùng khác Vùng ĐBSH hiện có 32 khu công nghiệp trên tổng số 145 khu đã thành lập và đi vào hoạt động của cả nước Mô hình kinh doanh các loại hình dịch vụ ngày càng được nâng cao với các trung tâm phát triển dịch vụ lớn nhất của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…

2.1.3 Đánh giá chung lợi thế tiềm năng và thách thức của khu vực ĐBSH

- Vùng có tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế khá hơn so với nhiều vùng trong cả nước Với một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng như nguồn nhân lực dồi dào, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, vùng ĐBSH sở hữu những nguồn lực có ưu thế hơn hẳn so với những vùng khác Vùng có lợi thế để phát

Trang 27

triển cả ba ngành: Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ Đặc biệt, với sự kiện Vịnh

Hạ Long được thừa nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới sẽ thu hút đông đảo hơn nữa lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến vùng

- Vùng ĐBSH có lợi thế về quy mô dân số, lực lượng lao động dồi dào và trình

độ tay nghề cao Vùng có dân cư đông đúc đã mang lại cho vùng nguồn cung lực lượng lao động dồi dào Hơn nữa lực lượng lao động của vùng cũng là dân số trẻ _ một bộ phận dân số có tính năng động, sáng tạo hơn Với sự góp mặt của các trường đại học, dạy nghề hàng đầu của cả nước, lao động trong vùng có trình độ chuyên môn

kỹ thuật vượt trội so với các vùng khác Đây cũng là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước rót vốn đầu tư phát triển cho vùng

- Vùng ĐBSH có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển Với vai trò là trung tâm phát triển của cả nước, cơ sở hạ tầng của vùng đã bước đầu được quan tâm phát triển, và có số lượng các công trình hạ tầng được đầu tư nhiều

2.1.3.2 Thách thức

- Mật độ dân số quá cao gây sức ép giải quyết việc làm cũng như các mặt đời sống xã hội Diện tích tự nhiên của vùng ĐBSH là nhỏ nhất cả nước (21.049 _ chiếm 6,4% so với cả nước) trong khi lại có dân số đông đã khiến vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước, 934 người/ (gấp 3,57 lần so với cả nước và 1,57 lần so với vùng có mật độ dân số cao thứ hai_ vùng Đông Nam Bộ) và là một trong những vùng nông thôn có mật độ dân số cao nhất thế giới

- Đất nông nghiệp của vùng manh mún và phân tán trong nhiều hộ gia đình, dẫn tới khó khăn cho quá trình cơ giới hóa và điện khí hóa nông nghiệp Bên cạnh đó, đất nông nghiệp, đất sản xuất đang có xu hướng giảm dần cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động và thiếu việc làm ở cả khu vực thành thị và nông thôn

Trang 28

- Bên cạnh đó, mặc dù có chất lượng lao động cao nhất cả nước nhưng nhìn chung, chất lượng lao động của vùng chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra Hầu hết các chủ đầu tư nước ngoài đều phải mất vài tháng đào tạo đối với các lao động giản đơn hoặc cử các lao động có trình độ đi tu nghiệp ở nước ngoài Điều này đã làm tăng chi phí và thời gian đối với các công ty muốn đầu tư vào vùng và làm giảm tính hấp dẫn của vùng.

- Kết cấu hạ tầng ở nhiều nơi còn chưa đồng bộ, chưa tạo đủ điều kiện để phát triển nhanh và hiệu quả Tuy vùng đã có sự đầu tư nhiều vào công trình hạ tầng nhưng đa số lại rất khó cải tạo, nâng cấp và mở rộng các công trình hiện có, đặc biệt

là đường giao thông, điện nước Hiện nay, cơ sở hạ tầng cấp nước của vùng chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa, mới chỉ khoảng 30% số hộ dân vùng ĐBSH được sử dụng nước máy Nguyên nhân chủ yếu là do việc quy hoạch không hợp lý đồng thời rất tốn kém khi phải đền bù giải phóng mặt bằng Nhiều khu đô thị mới nhanh chóng xuống cấp và thiếu ác khu dịch vụ đi kèm nên đã không phát huy được hiệu quả

- Cơ cấu ngành chưa hiện đại, trình độ công nghệ còn thấp Hiện nay, tỷ trọng công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp trong Vùng chưa được 3%, tỷ lệ tự động hóa dưới 10% Nhìn chung hiệu quả sản xuất trong vùng còn tương đối thấp ở trong nhiều lĩnh vực, cụ thể là năng suất lao động các ngành thấp, tiêu hao điện năng…

- Bảo vệ môi trường chưa hiệu quả, chất lượng môi sinh ngày càng giảm sút Chất lượng vệ sinh môi trường của toàn vùng nói chung và khu vực đô thị nói riêng đang là một vấn đề chính mà ĐBSH đang phải đương đầu Tốc độ đô thị hóa của vùng diễn ra rất nhanh chóng trong khi kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa đáp ứng kịp là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề môi trường Tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ đe dọa đến chất lượng cuộc sống con người mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, từ đó mà ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm bền vững

Trang 29

Có thể tóm tắt một số thông tin chung về ĐBSH trong bảng sau:

Bảng 3: Một số thông tin cơ bản về vùng ĐBSH năm 2008.

8 Đóng góp cho tăng trưởng của cả nước

10 Tổng số lao động đang làm việc 1.000người 10.728 23,9

11 Tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 129.132 30,9

13 Diện tích canh tác nông nghiệp 1.000 ha 897,4 9,41

Trang 30

15 Diện tích gieo trồng lúa 1.000 ha 1.120 15,0

17 BQ LD NN/ha đất canh tác lúa Người 9,0 148,4

18 BQ LĐ NN/ha đất gieo trồng lúa Người 4,17 127,7Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH đến năm 2020

2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian qua.

2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 nhóm ngành chính

2.2.1.1 Tổng quan về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành

- Thời kỳ 2000-2008, thông qua đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế phi nông nghiệp, ĐBSH có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao đi kèm với chuyển dịch cơ cấu lao động tương đối nhanh so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Về cơ bản , tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra nhanh và theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là ngành công nghiệp

Hình 1: Quy mô lao động vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008.

Trang 31

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh

Từ năm 2000 đến năm 2008, lao động đang làm việc của vùng đồng bằng sông Hồng liên tục tăng, từ 8.932.166 người (năm 2000) lên 10.728.000 người (năm 2008) Số lượng lao động tăng thêm từ năm 2000 đến năm 2008 là 1.795.834 người, bình quân mỗi năm tăng 224.479 người

Từ 2000 đến 2008, số lượng lao động của các ngành trong vùng cũng liên tục thay đổi Xu hướng chung là lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần So với năm 2000, năm 2008 lao động ngành nông nghiệp đã giảm 24%, lao động ngành công nghiệp và lao động ngành dịch vụ tăng gấp đôi

Trong thời gian này, cùng với sự thay đổi lao động của các ngành là sự thay đổi

về tỷ trọng lao động của từng ngành so với tổng số lao động hoạt động kinh tế của vùng

Bảng 4: Quy mô lao động vùng ĐBSH theo ngành giai đoạn 2000 – 2008.

Trang 32

Đơn vị: Người.

Nông nghiệp 6185971 5896963 5559796 5323830 5125077 4877825Công nghiệp 1265427 1747931 2214050 2358996 2557424 2931075Dịch vụ 1480768 2054924 2173548 2446955 2654712 2919100

1033721

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các tỉnh

Bảng 5 : Cơ cấu lao động vùng ĐBSH giai đoạn 2000 – 2008

Trang 33

Biểu 1: Cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH các năm 2000, 2005 và 2008.(%)

Trang 34

Tỷ trọng lao động của ngành nông nghiệp năm 2000 là 69,3%, ngành công nghiệp là 14,2%, ngành dịch vụ là 16,5%; đến năm 2005 tỷ trọng này đã có sự thay đổi đáng kể, ngành nông nghiệp giảm xuống còn 55,9%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng lên là 22,3% và ngành dịch vụ là 21,9% Đến năm 2008, cơ cấu lao động theo 3 nhóm ngành chính là: lao động nông lâm thủy sản chiếm 43,6%, lao động ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 27,4% và lao động các ngành dịch vụ chiếm 29%

Như vậy, trong giai đoạn 2000 – 2008, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm từ 69,3%, xuống còn 43,6% (giảm 25,7%); ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 14,2% lên 27,4% (tăng 13,2%), và ngành dịch vụ tăng từ 16,5% lên 29% (tăng 12,5%) Tính bình quân thì mỗi năm đã giảm được 3,2% tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp 1,7%/năm và tăng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ 1,6%/năm

Ta thấy, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp liên tục giảm , tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng trong giai đoạn 2000 –

2008 Tốc độ giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp là khá nhanh so với ngành công nghiệp và dịch vụ Trong giai đoạn từ 2000 đến 2008 thì sự biến động mạnh nhất diễn ra từ năm 2006 đến 2007: tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 52,54% đến 48%, của ngành công nghiệp tăng lên từ 23,3% đến 25,1%, và ngành dịch vụ tăng từ 24,2% đến 26,9%

So với các vùng còn lại, tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác ở ĐBSH là cao nhất Nguyên nhân cơ bản là do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong vùng ĐBSH thời gian qua Sự nhỏ hẹp của quỹ đất sản xuất nông nghiệp, không đủ để người nông dân sinh sống bằng nghề nông,

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kế hoạch 48A

Trang 35

buộc họ phải chuyển nhanh sang các vùng khác(vẫn làm nông nghiệp) hoặc chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp tại chỗ và ở các đô thị lân cận.

Bảng 6 : Cơ cấu lao động theo ngành các tỉnh vùng ĐBSH năm 2008

vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và các điều kiện lợi thế về nguồn tài nguyên địa phương Giai đoạn 2000 – 2008, Vĩnh Phúc

là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, bình quân 15,7%/năm Khu vực công nghiệp tăng rất nhanh với 21,5%/năm và dịch vụ tăng 15,7%/năm Trong vòng 7 năm, tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm từ 84,6% xuống còn 33%, tỷ lệ lao động công nghiệp tăng từ 6,3% lên 24,5%, lao động dịch vụ tăng

từ 7,3% lên 42,5%

Hiện nay vùng ĐBSH có 34 khu công nghiệp tập trung được thành lập, trong đó

Trang 36

23 KCN đang hoạt động và 11 KCN đang triển khai xây dựng cơ bản Tổng diện tích quy hoạch cho các KCN là 6.455 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm 66,3% Các địa phương có nhiều KCN tập trung là Hà Nội, Hải Phòng,

Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương Đây là điều kiện thuận lợi cho

số lượng lao động công nghiệp trong vùng sẽ tăng lên nhanh chóng Tuy nhiên, đi đôi với việc mở rộng các KCN, chính quyền sở tại cũng cần có những biện pháp thiết thực đảm bảo điều kiện sống cho người lao động trong các khu công nghiệp, để họ có thể an tâm lao động, sản xuất

2.2.1.2 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn

2000 – 2008.

Để có cái nhìn trực quan hơn về quá tình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của vùng ĐBSH, ta sẽ sử dụng phương pháp vector để tính ra chỉ tiêu tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành như sau:

Bảng 7: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2000-2008

Thời kỳ 00-01 01-02 02-03 03-04 04-05 05-06 06-07 07-08

Tỷ lệ 4.821 5.050 4.661 4.759 3.349 4.218 3.790 5.221

Ta có thể biểu diễn sự biến động của tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH thời kỳ 2000-2008 qua đồ thị sau:

Trang 37

Hình 2: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn

2000-2008

Nhìn đồ thị trên ta thấy, từ năm 2007 đến năm 2008 là có tỷ lệ chuyển dịch cao nhất, ở mức 5,221%; tỷ lệ chuyển dịch thấp nhất là từ năm 2004 đến năm 2005, ở mức 3,349% Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu trung bình mỗi năm là 4,484% Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu có xu hướng giảm xuống, cho thấy trong thời gian này tuy cơ cấu lao động đã có sự biến đổi nhưng với tốc độ giảm dần (do góc hợp bởi hai vector cơ cấu ngày càng bé dần) Tuy nhiên từ năm 2005 đến năm 2008, tỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên, chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ

Như vậy, có thể thấy rằng tuy tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động biến động không ổn định qua các năm nhưng trong thời gian gần đây đã có những biểu hiện tích cực, thể hiện tốc độ chuyển dịch của vùng ngày càng tăng

2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành

555979 6

532383 0

Nông nghiệp lâm nghiệp 97,6 97,4 97,2 97,0 96,9 96,7

Trang 38

Thủy sản 2,4 2,6 2,8 3,0 3,1 3,3

Nguồn : Tổng cục thống kê.Trong nội bộ ngành nông nghiệp thì lao động ngành nông – lâm nghiệp giảm dần qua các năm Tổng số lao động trong ngành này năm 2000 là 6.035.521 người, năm 2005 là 5.429.685 người, và đến năm 2008 thì còn 4.718.836 người Như vậy trong vòng 8 năm, lao động trong nông – lâm nghiệp đã giảm xuống 21,8%, bình quân mỗi năm giảm khoảng 2,7%

Cùng với việc số lượng lao động trong ngành nông – lâm nghiệp giảm xuống thì tỷ trọng lao động trong ngành này cũng giảm đi, từ 97,6% năm 2000 xuống 96,7% năm 2008 Tuy nhiên, sự giảm này là rất ít, không đáng kể

Lao động trong ngành thủy sản thay đổi thất thường, tuy nhiên lao động thủy sản từ năm 2000 đến năm 2008 đã có xu hướng tăng, từ 152.384 người lên 158.504 người Tỷ trọng lao động trong ngành này đã có xu hướng tăng Lao động thủy sản tăng từ 2,4% lên 3,3% thể hiện sự phát triển nhất định của ngành này Tuy nhiên, với mức thu hút lao động như hiện nay thì tiềm năng về thủy sản của vùng chưa được khai thác đầy đủ, nhất là ở các tỉnh có biển của vùng như Thái Bình, Nam Định…

Trang 39

Hình 3: Sự thay đổi cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp vùng ĐBSH qua

các năm

Nhìn chung sự thay đổi cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp của vùng là giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông – lâm nghiệp, tăng lao động trong ngành thủy sản Lao động trong ngành nông – lâm nghiệp đã có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng vẫn còn lớn Lao động trong ngành thủy sản có xu hướng tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng Như vậy, xu hướng chuyển dịch nội

bộ ngành nông nghiệp của vùng đã theo đúng hướng

Do đặc thù của vùng đồng bằng là diện tích đất lâm nghiệp rất ít do đó cơ cấu lao động lâm nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ 0,06% và hầu như không tăng

174793 1

221405 0

235899 6

Trang 40

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Ta thấy, phần lớn lao động công nghiệp trong vùng là lao động trong ngành công nghiệp chế biến Số lượng lao động và tỷ trọng lao động công nghiệp chế biến tăng trong suốt thời kỳ này Năm 2000 lao động công nghiệp chế biến là 859.095 người, đến năm 2005 đã là 1.477.855 người, và đến năm 2008 là 1.899.541 người Như vậy bình quân mỗi năm tăng 130.005 người, tương đương với 15,1%

Bên cạnh đó, tuy số lượng lao động trong ngành công nghiệp khai thác vẫn tăng hàng năm nhưng tỷ trọng lao động trong khu vực này ngày càng giảm Năm 2000 tỷ trọng lao động trong ngành này là 8%, đến năm 2008 chỉ còn 5% Sở dĩ lao động trong ngành này tăng là do một số tỉnh trong vùng có lợi thế khai thác tài nguyên khoáng sản phục vụ cho phát triển kinh tế, như Quảng Ninh, Ninh Bình

Lao động trong ngành xây dựng có xu hướng tăng dần qua các năm Năm 2000, lao động ngành xây dựng là 280.195 người, đến năm 2005 là 563.173 người, năm

2008 là 821.107 người, bình quân mỗi năm tăng 67.614 người – tương đương với mức tăng 24%/năm

Như vậy, trong nhóm ngành công nghiệp, lao động nhóm ngành công nghiệp chế biến và xây dựng có xu hướng tăng, tỷ trọng lao động trong khu vực khai thác có

xu hướng giảm xuống Tuy nhiên sự thay đổi của ngành công nghiệp chế biến còn phức tạp Trong mấy năm gần đây tỷ trọng lao động công nghiệp chế biến có xu hướng giảm Do đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp còn chưa thực sự hợp lý Bởi một trong những dấu hiệu của chuyển dịch hợp

lý và tiến bộ là tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp chế biến tăng theo thời gian

Ngày đăng: 05/04/2013, 11:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi vùng ĐBSH năm 2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 2 Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi vùng ĐBSH năm 2008 (Trang 24)
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi vùng ĐBSH năm 2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 2 Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi vùng ĐBSH năm 2008 (Trang 24)
Bảng 3: Một số thông tin cơ bản về vùng ĐBSH năm 2008. - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 3 Một số thông tin cơ bản về vùng ĐBSH năm 2008 (Trang 29)
Bảng 3: Một số thông tin cơ bản về vùng ĐBSH năm 2008. - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 3 Một số thông tin cơ bản về vùng ĐBSH năm 2008 (Trang 29)
Hình 1: Quy mô lao động vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008. - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Hình 1 Quy mô lao động vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008 (Trang 30)
Hình 1: Quy mô lao động vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008. - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Hình 1 Quy mô lao động vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008 (Trang 30)
Bảng 4: Quy mô lao động vùng ĐBSH theo ngành giai đoạn 2000 – 2008. - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 4 Quy mô lao động vùng ĐBSH theo ngành giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 31)
Bảng 4: Quy mô lao động vùng ĐBSH theo ngành giai đoạn 2000 – 2008. - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 4 Quy mô lao động vùng ĐBSH theo ngành giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 31)
Bảng 6: Cơ cấu lao động theo ngành các tỉnh vùng ĐBSH năm 2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 6 Cơ cấu lao động theo ngành các tỉnh vùng ĐBSH năm 2008 (Trang 35)
Bảng 6 : Cơ cấu lao động theo ngành các tỉnh vùng ĐBSH năm 2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 6 Cơ cấu lao động theo ngành các tỉnh vùng ĐBSH năm 2008 (Trang 35)
Bảng 7: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2000-2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 7 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2000-2008 (Trang 36)
Bảng 7: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2000-2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 7 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2000-2008 (Trang 36)
Hình 2: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Hình 2 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008 (Trang 37)
Hình 2: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn  2000-2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Hình 2 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008 (Trang 37)
Bảng 8: Số lượng lao động trong ngành Nông nghiệp của vùng ĐBSH - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 8 Số lượng lao động trong ngành Nông nghiệp của vùng ĐBSH (Trang 37)
Bảng 10: Số lượng lao động nội bộ ngành công nghiệp giai đoạn 2000 – 2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 10 Số lượng lao động nội bộ ngành công nghiệp giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 39)
Hình 3: Sự thay đổi cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp vùng ĐBSH qua các năm - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Hình 3 Sự thay đổi cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp vùng ĐBSH qua các năm (Trang 39)
Bảng 11: Cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2002 – 2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 11 Cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2002 – 2008 (Trang 39)
Hình 3: Sự thay đổi cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp vùng ĐBSH qua  các năm - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Hình 3 Sự thay đổi cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp vùng ĐBSH qua các năm (Trang 39)
Bảng 12: Quy mô lao động các tiểu ngành thuộc ngành dịchvụ - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 12 Quy mô lao động các tiểu ngành thuộc ngành dịchvụ (Trang 40)
Bảng 12: Quy mô lao động các tiểu ngành thuộc ngành dịch vụ - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 12 Quy mô lao động các tiểu ngành thuộc ngành dịch vụ (Trang 40)
Bảng 13:Cơ cấu lao động các nhóm ngành dịchvụ ĐBSH - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 13 Cơ cấu lao động các nhóm ngành dịchvụ ĐBSH (Trang 41)
Bảng 13:Cơ cấu lao động các nhóm ngành dịch vụ ĐBSH - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 13 Cơ cấu lao động các nhóm ngành dịch vụ ĐBSH (Trang 41)
Bảng 14: Cơ cấu GDP thực tế vùng ĐBSH theo ngành - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 14 Cơ cấu GDP thực tế vùng ĐBSH theo ngành (Trang 42)
Bảng 14: Cơ cấu GDP thực tế vùng ĐBSH theo ngành - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 14 Cơ cấu GDP thực tế vùng ĐBSH theo ngành (Trang 42)
Bảng 15 : GDP bình quân một lao động vùng ĐBSH - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 15 GDP bình quân một lao động vùng ĐBSH (Trang 43)
Bảng 16: Tỷ lệ lao động có việc làm tại thời điểm 1/7 theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 16 Tỷ lệ lao động có việc làm tại thời điểm 1/7 theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2008 (Trang 44)
Bảng 16: Tỷ lệ lao động có việc làm tại thời điểm 1/7 theo trình độ chuyên môn  kỹ thuật năm 2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 16 Tỷ lệ lao động có việc làm tại thời điểm 1/7 theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2008 (Trang 44)
Bảng 19: Dự báo dân số vùng ĐBSH đến năm 2015. - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 19 Dự báo dân số vùng ĐBSH đến năm 2015 (Trang 61)
Bảng 1 8: Dự báo cầu và cơ cấu lao động trong thời kỳ tới. - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 1 8: Dự báo cầu và cơ cấu lao động trong thời kỳ tới (Trang 61)
Bảng 19: Dự báo dân số vùng ĐBSH đến năm 2015. - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 19 Dự báo dân số vùng ĐBSH đến năm 2015 (Trang 61)
Bảng 18 : Dự báo cầu và cơ cấu lao động trong thời kỳ tới. - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 18 Dự báo cầu và cơ cấu lao động trong thời kỳ tới (Trang 61)
Bảng tính hồi quy hệ số co giãn giữa lao động ngành nông nghiệp và GDP - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng t ính hồi quy hệ số co giãn giữa lao động ngành nông nghiệp và GDP (Trang 91)
Bảng quy mô lực lượng lao động vùng ĐBSH thời kỳ 2000 – 2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng quy mô lực lượng lao động vùng ĐBSH thời kỳ 2000 – 2008 (Trang 91)
Bảng quy mô lực lượng lao động vùng ĐBSH thời kỳ 2000 – 2008 - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng quy mô lực lượng lao động vùng ĐBSH thời kỳ 2000 – 2008 (Trang 91)
Bảng tính hồi quy hệ số co giãn giữa Việc làm và GDP ngành công nghiệp - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng t ính hồi quy hệ số co giãn giữa Việc làm và GDP ngành công nghiệp (Trang 92)
Bảng tính hồi quy hệ số co giãn giữa việc làm và GDP ngành dịchvụ - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng t ính hồi quy hệ số co giãn giữa việc làm và GDP ngành dịchvụ (Trang 93)
Bảng tính hồi quy hệ số co giãn giữa việc làm và GDP ngành dịch vụ - Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015
Bảng t ính hồi quy hệ số co giãn giữa việc làm và GDP ngành dịch vụ (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w