MỤC LỤC
Trước hết, chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng gia tăng lao động có tay nghề kỹ thuật cao sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Muốn giải quyết vấn đề này thì chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa phải là điều kiện tiên quyết.
Mặt khác, các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, đòi hỏi nhiều nhân lực có trình độ thì lại thiếu trầm trọng, nên năng suất lao động trong các ngành này cũng bị thấp. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp sẽ làm tăng năng suất lao động trong các ngành nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung. Cuối cùng, chuyển dịch cơ cấu lao động để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, đáp ứng tốt quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước.
Nhà kinh tế học W.Arthur Lewis trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển kinh tế” đưa ra “Mô hình hai khu vực” lập luận về mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời đưa ra lý thuyết về chuyển dịch lao động giữa hai khu vực trên cơ sở lý luận về tiền công lao động ở góc độ thu nhập. Bên cạnh đó, mô hình Lewis còn có những hạn chế khi cho rằng, tăng trưởng của khu vực công nghiệp dựa chủ yếu vào thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị với mức tiền công giá rẻ, chỉ cần cao hơn so với thu nhập ở khu vực nông nghiệp. Điều này làm mô hình Lewis không giải thích được tại sao công nhân vẫn đình công ở các nhà máy trong khi tiền lương cao hơn so với khu vực nông nghiệp hay dòng dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra khu vực đô thị vẫn không ngừng tiếp diễn trong khi vẫn tồn tại thất nghiệp ở khu vực đô thị.
- Giai đoạn đầu: tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp để tạo việc làm cho lao động thiếu việc làm ở khu vực nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân đồng thời để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho dân số tăng lên và xuất khẩu nông sản để có ngoại tệ nhập khẩu máy móc cho phát triển công nghiệp. Giai đoạn này kết thúc khi sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển trên quy mô lớn, đặt ra yêu cầu phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, trước hết là các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ở nông thôn như công nghiệp phân bón, công nghiệp chế biến, các dịch vụ ở nông thôn. Xét theo quá trình CNH – HĐH phát triển một nền kinh tế, giai đoạn này có thể coi là giai đoạn nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp hay nền kinh tế nông nghiệp với tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động còn khá cao.
Mụ hỡnh của Oshima phản ỏnh khỏ rừ cỏc giai đoạn phỏt triển của một nền kinh tế gắn với tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động đồng thời có tính bền vững khi xác định tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động cần phải dựa trên tích lũy và đầu tư của cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, kết hợp hài hòa phát triển khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó có ưu tiên phát triển từng khu vực trong mỗi giai đoạn gắn với tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động.
Những thập kỷ gần đây, sau khi trở thành một trong những nước phát công nghiệp mới (NICs) ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia phát triển theo mô hình dựa chủ yếu vào khu vực công nghiệp, thu hút mạnh lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn ra khu vực đô thị, làm việc trong các ngành dịch vụ và các KCN. Để tạo việc làm phi nông nghiệp tại chỗ cho lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, chính phủ tổ chức các dịch vụ đào tạo, dạy nghề cho người đến tuổi lao động ở nông thôn kể cả đối với nông dân thiếu việc làm để họ có thể làm việc trong các doanh nghiệp, nhà máy ở nông thôn. Các vùng phía Tây phần lớn chậm phát triển, tỷ lệ nghèo cao trong khi một số vùng ven biển phía Đông phát triển quá nóng, ô nhiễm môi trường kể cả ô nhiễm môi trường đô thị do sản xuất công nghiệp tập trung ngày càng gia tăng làm quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu lao động thiếu tính bền vững.
Những năm gần đây, để giảm bớt mức độ chênh lệch về phát triển giữa các vùng trong nước, giữa khu vực nông thôn và đô thị, Trung Quốc đẩy mạnh phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời đưa ra khẩu hiệu tiến về phía Tây, phát triển các vùng sâu trong nội địa để phân bố lại lực lượng sản xuất, kết hợp hài hòa phát triển giữa các vùng. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển ồ ạt, thiếu quản lý chặt chẽ của nhà nước, đến những năm cuối của thập kỷ 1990, mô hình phát triển xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc dần bộc lộ một số hạn chế như sản phẩm làm ra có giá thành cao, chất lượng thấp, thiếu sức cạnh tranh nên khó tiêu thụ trên thị trường. Nhật Bản tiến hành CNH – HĐH từ một nền nông nghiệp cổ truyền, tự túc, tự cấp, sản xuất manh mún với những hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ (bình quân 0,5ha) và nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới với một nền nông nghiệp và công nghiệp tiên tiến, kinh tế thành thị và nông thôn phát triển.
Từ ngành cơ khí chế tạo các loại máy nông nghiệp có công suất 4 – 10 sức ngựa, Nhật Bản mở rộng ra phát triển các ngành công nghiệp cơ khí khác, nổi bật là các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất ô tô, máy kéo thu hút nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2001-2008 của vùng ĐBSH tuy chưa cao (7,3%) nhưng đã đóng góp 23,7% cho tăng trưởng của cả nước và tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ đạt tốc độ khá đã tạo ra một cơ cấu GDP khá hiện đại trong vùng ĐBSH( tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 80%), trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 41%. Nguồn: Báo cáo Điều tra lao động việc làm 2008 – Tổng cục thống kê Về phân bố lực lượng lao động, mặc dù vùng có tốc độ đô thị hóa cao nhất trong cả nước, song là hệ quả của sự phân bố dân cư, lực lượng lao động vùng ĐBSH tập trung chủ yếu ở nông thôn với tỷ lệ cao hơn mức bình quân cả nước. Một trong những nguyên nhân lý giải về trình độ học vấn của lao động vùng ĐBSH là hiện tại, 64% các trường đại học và cao đẳng của cả nước, hầu hết các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học đầu ngành của đất nước đều tập trung ở vùng ĐBSH.
Tại đây, có mạng lưới gần 600 cơ quan khoa học và công nghệ kể cả của Trung ương và tỉnh/thành phố trong tổng số cả nước có trên 1.200 cơ quan khoa học và công nghệ (Viện, Trung tâm, Liên hiệp khoa học sản xuất…). Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, xây dựng nền kinh tế tri thức và nâng cao năng lực cạnh tranh, lợi thế to lớn trên về nguồn nhân lực so với các vùng khác đã tạo ra một sức cạnh tranh và hấp dẫn cho vùng ĐBSH. Có một sự phát triển lâu đời, vùng ĐBSH từ lâu đã hình thành hệ thống điểm trung tâm (đô thị) và kèm theo đó là nhiều cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp có tiềm lực khá, tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội có bước phát triển tốt.
Với tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trong đó Hà Nội và Hải Phòng là 2 thành phố lớn của cả nước, vùng ĐBSH đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đầu tư vốn, công nghệ như Canon, LG, Intel, … Nhờ đó mà vùng đã thu hút được lực lượng lao động đông đảo trên toàn quốc.
Xu hướng chung là lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Trong thời gian này, cùng với sự thay đổi lao động của các ngành là sự thay đổi về tỷ trọng lao động của từng ngành so với tổng số lao động hoạt động kinh tế của vùng.