B CÔNG TH Ộ CÔNG THƯƠNG ƯƠNG NG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBộ môn : Văn Hóa Doanh Nghiệp Đề tài : Văn hóa ứng xử tốt trong nội bộ doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp
Trang 1B CÔNG TH Ộ CÔNG THƯƠNG ƯƠNG NG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bộ môn : Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề tài : Văn hóa ứng xử tốt trong nội bộ doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp dễ dàngthành công hơn, bạn hãy trình bày vai trò của văn hóa ứng xử, các biểu hiện của văn hóaứng xử trong nội bộ doanh nghiệp (cấp trên đối với cấp dưới, cấp dưới đối với cấp trên,giữa các đồng nghiệp) và những tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp.Những điều cần tránh trong văn hóa ứng xử nội bộ doanh nghiệp
Nhóm thực hiện : Nhóm 2Nguyễn Thị Mỹ Hảo 13042511Nguyễn Phạm Thiên Thanh 13048691Trần Thị Thu Thảo 13045481Nguyễn Thị Thanh Thúy 13069281Nguyễn Bích Thùy 13053411Lớp học phần : 210606702
Khoa : Khoa May -Thời TrangGVHD : Nguyễn Thị Thanh Trúc
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.THẾ NÀO LÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP 2
2.VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 3
3.BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 3
4.TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 7
5.MƯỜI NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG ỨNG XỬ CÔNG SỞ 8
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ NHỮNG ỨNG XỬ CẦN TRÁNH TẠI NƠI LÀM VIỆC 11
1.THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 11
2.NHỮNG ỨNG XỬ CẦN TRÁNH NƠI LÀM VIỆC 14
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa là một lĩnh vực đa dạng phức tạp Vì vậy việc vận dụng và phát huy đúng đắn, có hiệu quả các giá trị của văn hóa vào hoạt động kinh doanh là mộttrong những nhân tố quan trọng đảm bảo sự bền vững của các chủ thể kinh doanh Thực tiễn đã chứng minh, vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản với phương pháp honda, các công ty Mỹ bắt đầu quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp, vốn được coi là những tác nhân chủ yếu đến sự thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới Đầu thập niên 90, người ta bắt đầu
đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu sự phát triển của một doanh nghiệp Trong những năm gần đây, khái niệm văn hóa doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn
đề văn hoá doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp Để có được tài sản vô hình đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa riêng cho mình như : đồng phục cho nhân viên,văn hóa ứng xử trong nội
bộ doanh nghiệp (giữa cấp trên với cấp dưới, cấp dưới đối với cấp trên và giữa cácđồng nghiệp…)… Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của nước ta hiện nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Dưới đây là bài nghiên cứu của chúng tôi về văn hóa doanh nghiệp (văn hóa ứng
xử trong nội bộ doanh nghiệp)
Trang 6CHƯƠNG I : VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hóa doanhnghiệp Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duytrì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanhnghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp Bên cạnh đó,môi trường làm việc ngày càng trở nên đa dạng, nên càng đòi hỏi văn hóaứng xử phải được thiết lập bền vững Tuy nhiên , nhiều doanh nghiệp ViệtNam hiện nay chưa hề chú trọng tới việc xây dựng, củng cố văn hóa ứng xửtrong doanh nghiệp mình Vì vậy, các mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ xảy
ra liên tiếp, nhân viên bỏ viêc…
Người xưa có câu: “ Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi –cái đó là văn hóa” và văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của doanhnghiệp, là chìa khóa vàng dẫn đến thành công Để xây dựng doanh nghiệp vàvăn hóa doanh nghiệp bền vững, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng đượcnhững nguyên tắc ứng xử trong nội bộ phù hợp với văn hóa doanh nghiệpriêng
1 THẾ NÀO LÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là các mối quan hệ ứng xử giữa cấptrên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với côngviệc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểmriêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng Sự phát triển của doanhnghiệp phải gắn liền với việc xây dựng củng cố các mối quan hệ trong nội bộdoanh nghiệp Chỉ khi đó doanh nghiệp mới phát triển bền vững
Trang 72 VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố gópphần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản
Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp: Cách ứng xử giữa cấp trên với cấp
dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc,tới sự thành công của công việc, tới sự thành công của doanh nghiệp Cách cư
xử trong doanh nghiệp được mọi người trong doanh nghiệp hưởng ứng,sẽ thúcđẩy tinh thần làm việc, phát huy tính dân chủ, phát triển khả năng cá nhân củacủa mọi thành viên Cả doanh nghiệp sẽ gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác,phát triển, cùng đóng góp cho mục tiêu chung Sự gắn kết đó tạo sức mạnh đưa
doanh nghiệp tiến lên phía trước
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng: Văn hóa ứng xử
là một phần của văn hóa doanh nghiệp Xây dựng, củng cố các mối quan hệtrong doanh nghiệp, chính là cách xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp
3 BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP
Nguyên tắc ứng xử của nhà lãnh đạo với cấp dưới
Là người đứng đầu doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọngtrong quá trình xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
Họ phải biết tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ, đưa ra chế độthưởng phạt công minh, biết cách thu phục nhân viên, lắng nghe tiếp nhậnthông tin phản hồi từ nhân viên, biết giải quyết mâu thuẫn, xung đột nội bộ cóhiệu quả Khi thực hiện những nguyên tắc này, nhà lãnh đạo sẽ xây dựng đượcnét văn hóa ứng xử tốt đẹp trong doanh nghiệp:
Tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ: Khi nhà lãnh đạo
tuyển chọn đúng người và dùng đúng người, đúng việc sẽ phát huy được
Trang 8tiềm năng của nhân viên, tạo cho nhân viên niềm say mê trong côngviệc.
Chế độ thưởng phạt công minh: Khi thực hiện công việc quản lý,
đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khiển trách, khen thưởng và phải tiến hànhcông bằng Khi khiển trách, nhà lãnh đạo phải dựa trên lợi ích của tậpthể, của doanh nghiệp Khiển trách cũng phải đòi hỏi có nghệ thuật, saocho nhân viên vui vẻ chấp nhận và phấn đấu làm tốt hơn Khi nhân viênlàm tốt, hãy khen thưởng nhân viên trước tập thể
Thu phục nhân viên dưới quyền: Nhà lãnh đạo không chỉ đơn thuần
đưa ra các yêu cầu, mệnh lệnh rồi bắt nhân viên thực hiện Nhà lãnh đạophải có nghệ thuật, am hiểu tâm lý con người để thu phục các nhân viên
tự nguyện đi theo mình Giao việc cho nhân viên, nhưng chính nhà lãnhđạo cũng phải có thái độ hăng hái giống như mình bắt tay vào làm
Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân viên: Những phản hồi của
nhân viên cũng giống như những phản hồi của khách hàng Vì vậy, nhàlãnh đạo hãy xem xét tới ý kiến phản hồi của nhân viên
Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn nội bộ có hiệu quả: Trước
hết, hãy giúp các nhân viên tự giải quyết những mâu thuẫn của mình.Khi mâu thuẫn, xung đột lên cao, nhà lãnh đạo phải biết tìm ra cách giảiquyết sao cho không ảnh hưởng tới công việc chung, và các bên liênquan đều thõa mãn
Nguyên tắc ứng xử của cấp dưới với nhà lãnh đạo
Những nhà lãnh đạo thành công đều là những người trao quyền và tạođiều kiện tốt nhất cho cấp dưới quản lý được cấp trên, tạo sự thấu hiểu giữa haibên Để đạt được điều này, ứng xử của cấp dưới với nhà lãnh đạo, phải đượcxây dựng trên những nguyên tắc cụ thể: cấp dưới phải thể hiện được vai trò củamình, phải trở thành người hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo
Cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình: Trước hết, nhân
viên phải hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm
Trang 9cao nhất Họ cũng phải mạnh dạn thử sức với những công việc mới,thách thức để chứng minh khả năng của mình với nhà lãnh đạo Sự cốgắng đó không phải chỉ cho doanh nghiệp, cho ông chủ của mình, màtrước hết là cho chính bản thân mình Khi thể hiện được vai trò củamình, mỗi nhân viên sẽ tự nâng giá trị cá nhân của mình lên Doanhnghiệp sẽ gắn kết các giá trị riêng lẻ với nhau trong giá trị chung củadaonh nghiệp.
Cấp dưới phải trở thành người hỗ trợ đắc lực của nhà lãnh đạo:
Không chỉ hoàn thành phận sự của mình một cách hoàn hảo, bạn phải làcánh tay đắc lực của nhà lãnh đạo trong lĩnh vực nằm trong phạm vichuyên môn của bạn, những nhà cố vấn hiệu quả cho cấp trên củamình.Nên nhớ rằng nhà lãnh đạo đánh giá bạn thông qua năng lực vàcách hành xử, chứ không phải dựa vào suy nghĩ của bạn, vì vậy hãy tíchcực làm việc và đóng góp để đạt hiệu quả công việc tốt nhất Một nhânviên hỗ trợ đắc lực còn là một nhân viên biết tạo dựng lòng tin với lãnhđạo Hãy đưa ra ý kiến và thuyết phục nhà lãnh đạo tán thành ý tưởngcủa mình Tất nhiên để làm được điều đó, nhân viên phải hiệu được nhàlãnh đạo mong muốn điều gì
Nguyên tắc ứng xử giữa các đồng nghiệp
Muốn xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp bền vững, mọithành viên phải xây dựng được mối quan hệ đồng nghiệp, xây dựng được thái
độ cởi mở, hợp tác lẫn nhau Mỗi cá nhân dù có mạnh đến đâu, cũng khó làmnên thành công nếu không hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau Mối quan hệ đồng nghiệpxây dựng vững chắc, sẽ tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp
Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp: Các nhà quản trị cho rằng, việc
sử dụng con người như thế nào, coi cái gì là quan trọng trong đối nhân xử thếcủa nhà lãnh đạo, chính là yếu tố trực tiếp tạo nên mối quan hệ giữa các cánhân trong doanh nghiệp Vì vậy, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp không
Trang 10thể chỉ là những câu nói, cử chỉ mang tính chất xã giao, mà phải dựa trên sựhợp tác, thúc đẩy cùng hướng tới mục tiêu chung.
Xây dựng thái độ cởi mở, hợp tác với nhau: Năng động, có khả năng
tư duy độc lập, có kinh nghiêm… vẫn chưa đủ tạo nên tác phong làm việcchuyên nghiệp Mọi thành viên trong doanh nghiệp phải có tinh thần cởi mở,hợp tác với các đồng nghiệp Sự phối hợp ăn ý sẽ tạo nên hiệu quả công việccao nhất Chỉ có thái độ cởi mở, chia sẻ thông tin với nhau, thẳng thắn góp ý vàtiếp nhận ý kiến phản hồi của nhau, doanh nghiệp mới xây dựng được các mốiquan hệ tin cậy trong nội bộ
Nguyên tắc ứng xử đối với công việc
Dù là lãnh đạo hay là nhân viên thì thái độ ứng xử của bạn với công việcđều là phải tôn trọng công việc của mình Chỉ khi đó bạn mới có thể làm việchiệu quả và mới tìm thấy niềm vui trong công việc
Thể hiện thái độ tôn trọng công việc bằng tinh thần trách nhiệm vớicông việc Hãy nhận trách nhiệm khi mắc lỗi, bằng cách làm việc tích cực hơn,đảm bảo điều sai lầm sẽ không xảy ra nữa
Hãy thực hiện công việc được giao đúng kế hoạch, tiến độ, với sáng tạo
và nổ lực cao nhất, để đạt được kết quả cao nhất Song bạn cũng không nêndừng lại ở công việc được giao, mà hãy luôn tìm tòi, phát hiện khả năng củamình ở những lĩnh vực mới
Thái độ tôn trọng với công việc được thể hiện ở mọi khía cạnh : tôntrọng giờ giấc làm việc, không lãnh phí thời gian làm việc tại công ty vàonhững việc riêng cá nhân, hãy thực hiện đúng những quy định làm việc củacông ty…
4 TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NỘI BỘ DOANH
NGHIỆP
Trang 11Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hóa doanh nghiệp.Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì, pháttriển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây lànguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp Văn hóa ứng xử trong nội bộ tácđộng không nhỏ đến người lao động nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
Tạo sự an tâm công tác cho người lao động
An tâm công tác là một nhân tố hàng đầu trong việc xây dựng thái độlao động của nhân viên Thiếu an tâm công tác làm giảm hiệu năng lao động,giảm sự gắn bó với doanh nghiệp, với tập thể Chiến lược sử dụng nguồn nhânlực của các công ty Nhật Bản luôn đề cao sự gắn bó lâu dài cả về lợi ích vậtchất và lợi ích tinh thần giữa người lao dộng với doanh nghiệp như: chế độ làmviệc suốt đời, sự thăng tiến, tạo cho người lao động hội nhập được mục tiêu sựnghiệp của họ vào mục tiêu chung của doanh nghiệp và tạo tiền đề để xây dựng
sự đồng lòng trong doanh nghiệp
Sự an tâm công tác này được tạo ra bởi các mối quan hệ trong nội bộdoanh nghiệp như quan hệ của cấp trên với cấp dưới và quan hệ giữa ngườiđồng cấp Các quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp phải đảm bảo rằng mọingười không bị phân hóa bởi những nghi kỵ, những bất đồng ý kiến, gièmpha… Và hơn nữa phải cho họ những quyền chính đáng để thích nghi và đónggóp vào những quyết định chung của tập thề Khi điều kiện được thõa mãn sẽkhiến người lao động cống hiến tích cực hơn cho doanh nghiệp
Tạo hứng khởi làm việc và mang lại hiệu quả công việc cao
Tinh thần làm việc của nhân viên luôn quyết định sự thành công của mỗicông ty Để có được một đội ngũ nhân viên năng động, làm việc hết mình thìmỗi công ty ngoài hệ thống tiền lương hợp lý cũng cần có những biện phápkích thích khả năng của nhân viên Người lãnh đạo doanh nghiệp giỏi luôn biếtkết hợp các hình thức khen thưởng về vật chất và tinh thần Nhiều khi chỉ làmột ánh mắt nhìn thân thiện hay một lời khen thưởng, một lời hỏi thăm chânthành cũng có tác dụng động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân
Trang 12viên Bởi con người ngoài những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống còn có nhucầu xã hội, nhu cầu được khẳng định mình.
Ông Chiristophe Wood, chủ tịch công ty Estee Lauder Group tại NhậtBản chia sẽ: “ chỉ cần một ánh mắt thân thiện, một cái bắt tay nhiệt tình, nhữnglời khuyết khích động viên của người quản lý, bạn sẽ thấy hiệu quả công việccủa các nhân viên được nâng cao một cách đáng ngạc nhiên”
Người lao động cũng như nhà quản lý cần gắn bó với nhau và cố gắng
để trong đời sống thường nhật, ranh giới giữa người quản lý và nhân viên cànggiảm bớt khoảng cách càng tốt Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự đồngcảm, quan tâm và biết cách giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết Quan tâm tới nhaunhân ngày sinh, ngày cưới, nagyf khánh thành nhà mới…, mọi người cùng đến
để thăm hỏi khi đồng nghiệp ốm đau, sinh con… Từ đó, xây dựng dược nhữngnét văn hóa riêng có trong doanh nghiệp, làm cho các thành viên cảm nhậnđược tình cảm gắn bó lẫn nhau trong một gia đình lớn là doanh nghiệp, thúcđẩy tinh thần làm việc mang lại hiệu quả công việc cao
Môt ngày bạn làm việc 8h tại công sở, bạn thường xuyên tiếp xúc vớinhà lãnh đạo, đồng nghiệp và các khách hàng… Giao tiếp, ứng xử với họ nơicông sở như thế nào để đạt được hiểu quả cao nhất và thể hiện nét văn hóatrong ứng xử đang là boăn khoăn của không ích “ dân công sở”
5 MƯỜI NGUYÊN TẮC TRONG ỨNG XỬ CÔNG SỞ
Học cách ứng xử với cấp trên
Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên bạn nên giữ thái độbình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình Khi gặp bất công vớisếp về quan điểm hay công việc bạn hãy cư xử thậy khéo léo và góp ý sếp mộtcách tế nhị Tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp khi ý kiến của bạn không đượcchấp nhận điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp vàđồng nghiệp