1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế nhà máy cơ khí

31 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 513,59 KB

Nội dung

Lời nói đầu Thiết kế nhà xưởng là một lĩnh vực chuyên môn quan trọng của ngành cơ khí, mang tính tổng hợp cao: bởi vì nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu thiết kế kết cấu sản phẩm, thiết kế công nghệ chế tạo, thiết kế trang thiết bị và dụng cụ sản xuất, tổ chức sản xuất theo các dây chuyền công nghệ. Chất lượng của công việc này có ảnh hưởng lâu dài đến quá trình sản xuất của nhà máy được cải tạo hoặc xây dựng mới. Mặc khác, thiết kế mới hoặc cải tạo nhà máy công nghiệp còn góp phần tận dụng có hiệu quả sức sản xuất của xã hội, cụ thể là thu hút và sử dụng lực lượng lao động dư thừa, nhằm đẩy mạnh sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu, tạo điều kiện tăng nhanh mức thu nhập quốc dân và cải thiện đời sống nhân dân lao động và toàn xã hội. Công việc thiết kế nhà máy phải theo kế hoạch phát triển kinh tế của nhà máy hay địa phương. Thiết kế nhà máy mới chủ yếu dựa trên những dự kiến và yêu cầu cụ thể của một địa phương để xây dựng nhà máy mới. Trong thiết kế các yêu cầu phải đáp ứng tới mức tối đa những điều kiện của địa phương như: tình hình khí hậu, đất đai, giao thông vận tải, nguồn cung cấp nguyên liệu, vật liệu, điện, nước, nhân lực Như vậy khi thiết kế nhà máy cơ khí cần phải phân tích và xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa các phân xưởng và bộ phận sản xuất trên chương trình sản xuất chung theo các luận điểm cơ bản về các hệ thống kỹ thuật. Mặt khác, thiết kế mới hoặc cải tạo nhà máy cơ khí còn góp phần tận dụng có hiệu quả sức sản xuất của xã hội nhằm đẩy mạnh sản xuất, tăng nhanh mức thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân lao động và toàn xã hội. Vì vậy việc được đi thực tập môn học thiết kế nhà xưởng đã giúp chúng em những sinh viên nghành công nghệ chế tạo máy ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên nghành còn được hiểu biết thêm những kiến thức thiết kế một nhà máy cơ khí. Chúng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, CBCNV công ty ………………………………… đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho chúng em có được điều kiện thực tập và tim hiểu về công ty một cách tốt nhất, đồng thời chúng em xin cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Trúc đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em hoàn thành bài tập này. Nhóm sinh viên Phần I. Bố trí mặt bằng phân xưởng. Khái niệm Bố trí tổng mặt bằng nhà máy là xếp đặt nhà máy vào địa điểm xây dựng đã chọn, và xếp đặt vị trí các phân xưởng, bộ phận cấu thành nhà máy vào trong khu vực nhà máy, đồng thời sắp xếp vị trí các máy móc, thiết bị vào phân xưởng và bộ phận. Sự xếp đặt này mang tính chất tổ chức hoạt động được biểu diễn trên bản đồ mặt bằng. Do đó một cách ngắn gọn có thể nói : bố trí mặt bằng nhà máy là sự xếp đặt các vị trí họat động của nhà máy trong khu vực, của các phân xưởng trong nhà máy, của các bộphận, chỗ làm việc trong phân xưởng. Bố trí mặt bằng nhà máy được xuất phát từ 2 cách nhìn : 1) Theo sự hoạt động của nhà máy 2) Theo quan điểm xây dựng nhà máy Từ 2 cách nhìn đó, có hai phương pháp tiến hành bố trí : 1) Bố trí theo sản phẩm, chi tiết (theo công việc : mỗi phân xưởng chỉ chế tạo và lắp ráp các chi tiết của một bộ phận hay một sản phẩm nhất định) 2) Bố trí theo công nghệ: chi tiết của các bộ phận sản phẩm được phân nhóm theo mức độ tương tự về quá trình công nghệ và kích thước của chúng. Thường sử dụng trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt. Các phân xưởng cơkhí được chia ra các gian, công đoạn theo kiểu chi tiết và mức độ giống nhau về qui trình công nghệ, ví dụ phân xưởng gia công nhóm các chi tiết hộp, phân xưởng gia công nhóm trục . . . Những nguyên tắc chung khi bố trí tổng mặt bằng Theo Egorov, khi bố trí m ặt bằng nhà máy, cần cố gắng tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây : 1/ Tuỳtheo khả năng, cần bố trí vị trí tương quan giữa các phân xưởng bộ phận theo trình tự của quá trình sản xuất ra sản phẩm sao cho đường vận chuyển là ngắn nhất 2/ Cần tận lượng bốtrí các phân xưởng phụ gần với các phân xưởng chính mà nó phục vụ 3/ Các toà nhà trong nhà máy phải được bố trí sao cho đảm bảo khả năng bảo vệ, an toàn lao động 4/ Bố trí các toà nhà hợp lý nhất, chú ý đảm bảo khả năng phát triển mở rộng sau này 5/ Tận lượng bố trí mặt bằng để sử dụng tốt nhất hệ thống đường giao thông 6/ Nên bố trí phân xưởng chính và phụ có liên quan nhau trong cùng mặt toà nhà. 7/ Các phân xưởng, bộ phận phải được bố trí đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên thích hợp. 8/ Các phân xưởng bộ phận phải được bố trí ở các vị trí không gây ảnh hưởng xấu tới các phân xưởng, bộ phận khác. 9/ Trên cơ sở công nghệ và an toàn nên phân nhà máy thành những khu vực thích hợp. Các yêu cầu cơ bản khi bố trí mặt bằng : 1. Bố trí thiết bị phù hợp với hình thức sản xuất,quy trình công nghệ. 2. Đảm bảo an toàn thuận tiện : Khả năng tháo lắp vận chuyển dễ dàng. 3. Bố trí thiết bị đảm bảo chi tiết vận chuyển ngắn nhất, đường đi không cắt nhau. 4. Tận dụng không gian. 5. Tạo điều kiện quan sát dễ dàng. Mặt bằng phân xưởng được thiết lập trên cơ sở đảm bảo hợp lý vị trí các máy so với đường vận chuyển, theo cấu trúc của dây chuyền công nghệ và những khoảng cách an toàn theo quy định. Dây chuyền gia công là một hệ thống kỹ thuật, có cấu trúc hệ thống với 3 yếu tố sau : - Kỹ thuật ( Trình độ cơ khí tự động hóa theo trang thiết bị, dụng cụ gia công, hệ thống cung cấp phôi tự độn, dụng cụ…). - Thời gian thứ tự gia công chu kỳ gia công và quan hệ về thời gian giữa các trạm gia công. - Không gian ( cấu trúc mặt bằng sản xuất máy, vị trí máy…). Về mặt không gian dây truyền gia công ta chọn dạng cấu trúc sau : - Bố trí các máy theo thứ tự các nguyên công của quá trình công nghệ thành máy nối tiếp hay song song hoặc kết hợp cả hai. Phạm vi ứng dụng : Theo phương pháp xác định thí dạng sản xuất của phân xưởng là dạng sản xuất loạt lớn vì vậy ta dùng phương pháp bố trí theo kiểu I là theo các nguyên công của quá trình công nghệ. - Vị trí của các thiết bị công nghệ so vơi đường vận chuyển : Thực tế ta chọn các thiết bị công nghệ bố trí so với đường vận chuyển theo phương thức như sau : Máy đặt song song với đương vận chuyển - Bố trí máy đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định : + Khoảng cách giữa máy với tường nhà là 0,5m + Khoảng cách giữa máy với cột nhà là 0,5m + Khoảng cách máy với đường vận chuyển , đường đi là 0,8m + Khoảng cách các máy đặt liên tiếp nhau theo chiều dài máy 0,6m + Chiều rộng đường vận chuyển giữa hai hang máy đặt đối diện nhau, sử dụng xe đẩy tay là 3,2m 1.1 Kết cấu nhà xưởng. Tuỳ theo loại sản phẩm cần chế tạo, kết cấu và trọng lượng của sản phẩm; tuỳ theo đặc điểm của qui trình công nghệ và thiết bị cần thiết để chế tạo sản phẩm; tuỳ theo dạng sản xuất của nhà máy mà phân xưởng cơ khí có những đặc điểm khác nhau. Ta có trọng lượng chi tiết, kích thước của chi tiết thuộc đạng trung bình. Vì vậy nhà xưởng của công ty là nhà xưởng một tầng. Chiều rộng B = 24m. Chiều dài L = 36m. Chiều cao từ nền tới trần H = 4,8…9,6m thiết bị nâng chuyển trong nhà xưởng là cầu trục tải trọng tối đa là 5 tấn. Kết cấu chịu lực của loại nhà xưởng này là bê tông cốt thép, khung lắp ghép tiêu chuẩn từ vật liệu kết cấu thường. Kích thước chủ yếu của phân xưởng : Là bề rộng gian B 0 , bước cột t, chiều cao phân xưởng H, chiều rộng nhà xưởng B, chiều dài nhà xưởng L. - Bề rộng gian B 0 còn gọi là nhịp/bước cột ngang, thường có giá trị là bội số của 3m, phụ thuộc kích thước sẩn phẩm, kích thước thiết bị công nghệ. Theo tiêu chuẩn B 0 = 12,15, 18m vì sản phẩm có trọng lượng trung bình nên ta chọn : B 0 = 12 - Bước cột t còn gọi là bước cột dọc , giá trị tùy thao loại vật liệu xây dựng, kết cấu kiến trúc, tải trọng phân xưởng và tải trọng thiết bị nâng chuyển. - Nhà xưởng có kết cấu chiụ lực bằng vật liệu thường t = 3, 6, 9m ta chọn t = 6m - Mạng lưới cột B 0 .t với trị số tiêu chuẩn là : B 0 .t = 12.6 - Chiều cao phân xưởng H : Phụ thuộc kích thước sản phẩm, kích thước thiết bị công nghệ, kích thước cầu trục và yêu cầu vệ sinh công nghiệp. H = h 1 + h 2 + h 3 h h h 2 3 1 H Kết cấu nhà xưởng - Chiều rộng nhà xưởng B là bội số của bề rộng gian B 0 : B = 2B 0 = 24m - Chiều dài nhà xưởng L là bội số của bước cột t : L = 36m - Dạng khung nhà xưởng BxL Giá trị của B và L được xác định theo nhu cầu diện tích thục tế của phân xưởng sản xuất và tỉ lệ tiêu chuẩn về kích thước : f L = L/B = 1, 1.5, 2, 2.5, 3, 3.5, 4, 4.5 , 5 theo quan hệ như sau : B = (A/f L ) 1/2 vµ L = B.f L thợ Như đã tính L/B = 36/24 = 1,5 Khi xác định các giá trị của L, H và B phải lưu ý đảm bảo yêu cầu quy định theo tiêu chuẩn về diện tích và không gian làm việc tối thiểu cho môt công nhân sản xuất là : - Diện tích sản xuất tối thiểu : A min = 4m 2 /thợ - Không gian sản xuất tối thiểu : V min = 13m 3 /thợ Dưới đây là hình chiếu đứng ,chiếu bằng của một phân xưởng : 24 m 36 m 6 m 6m 8m 1.2 Mặt bằng bố trí máy móc thiết bị : Tuỳ thuộc vào đặc tính sản phẩm, qui trình công nghệ, dạng sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phân xưởng cơ khí được chia thành từng gian, bộ phận hoặc đường dây. Thông thường có 2 trường hợp sau : - Trong dạng sản xuất hàng khối thường chia phân xưởng cơ khí ra từng gian để gia công từng bộ phận. Mỗi gian lại chia ra các đường dây để gia công các chi tiết khác nhau của bộ phận. Ví dụ phân xưởng động cơ ô tô có gian blốc - xilanh, gian trục khủy - trục cam. Trong gian trục khuỷ- trục cam có đường dây gia công trục khuỷ, đường dây gia công trục cam - Trong các dạng sản xuất hàng loạt, phân xưởng cơ khí có thể được chia ra từng gian hoặc từng bộ phận để gia công các kiểu chi tiết khác nhau hoặc những loại chi tiết có kích thước khác nhau. Ví dụ trong phân xưởng cơ khí sản xuất máy tiện có các gian gia công trục, gian gia công bạc, gian gia công hộp hoặc có bộ phận gia công chi tiết lớn, bộ phận gia công chi tiết nhỏ Các phương pháp bố trí máy trong phân xưởng cơ khí Có hai phương pháp bố trí máy trong phân xưởng : + Bố trí theo loại máy Trong phương pháp này, máy được đặt theo từng loại có cùng tính chất gia công. Có nơi còn gọi phương pháp này này là đặt theo nhóm máy. Khi bố trí theo nhóm máy cần chú ý các điểm sau : - Các nhóm máy cần sắp đặt theo trình tự tổng quát để gia công đa số các chi tiết điển hình. Ví dụ: chi tiết điển hình có dạng tấm thì máy nên đặt theo thứ tự: bàn lấy dấu, máy phay giường, máy bào giường, máy khoan, máy mài phẳng - Mỗi nhóm máy nên chia thành những nhóm nhỏ có tính năng gần nhau và đặt thành cụm. - Đặt máy sao cho tận lượng sử dụng hết khả năng của cầu trục. Các máy lớn và các máy gia công các chi tiết lớn nên đặt dưới tầm hoạt động của cầu trục. Kho phôi liệu Phân xưởng Cơ khí Kho trung gian Phân xưởng lắp ráp + Bố trí máy theo thứ tự các nguyên công Dựa vào qui trình công nghệ, đặt máy để gia công liên tục các chi tiết theo một đường đi suốt. Phương pháp này ứng dụng trong sản xuất hàng khối và hàng loạt lớn, trong tổ chức sản xuất theo dây chuyền. Những điểm cần chú ý khi đặt máy vào mặt bằng phân xưởng trong bản thiết kế + Các máy được ký hiệu bằng những hình hình học theo tỉ lệ nhất định, thường lấy tỉ lệ1:100, 1:200. Những hình hình học này có chú ý đến kích thước lớn nhất ca mỏy, gii hn chuyn ng xa nht ca mỏy, phn nhụ ra xa nht ca phụi. Cỏc ký hiu cú th tham kho trong s tay thit k xng. + V trớ ng lm vic ca cụng nhõn c biu din bng 1 vũng trũn 500 mm v theo t l, phn trng biu th mt, phn gch biu th lng ca ngi cụng nhõn + Phi m bo nhng khong cỏch cn thit cụng nhõn lm vic, thao tỏc thun li, an ton, cú ch a chi tit vo v ly chi tit ra. + Khụng nờn b trớ cụng nhõn ng lm vic nhỡn ra ng cỏi, vn hoa ni ụng ngi i li. + Cỏc mỏy chớnh xỏc cn b trớ xa ch cú va p, rung ng, bi bm. Nờn b trớ thnh khu vc hoc phũng riờng. Kho chứa phôi WC Nam WC Nữ 1A616 6H10 1A616 1A616 3B110 6H10 3B110 3B110 1A616 Phòng cán bộ 1A616 1A616 3B110 6H10 1A616 Phòng Nghỉ công nhân Phòng Nghỉ công nhân Phòng cán bộ Kho chứa sản phẩm 3B110 1A616 6H10 3B110 6H10 1A616 1A616 3B110 6H10 1A616 1A616 1A616 1A616 1A616 36m 6m 24m Bàn máp Bàn máp 3B110 3B110 3B110 3B110 Sơ đồ mặt bằng bố trí máy móc thiết bị trong một phân xưởng của công ty Những nguyên tắc cơ bản khi lập qui trình công nghệ để thiết kế phân xưởng cơ khí Khái niệm Cần thiết phải nhận thức rằng: thiết kế công nghệ(bao gồm lập qui trình công nghệ, lựa chọn thiết bị, bố trí dây chuyền sản xuất ) trong bản thiết kế nhà máy chế tạo là phần chủ yếu nhất, có tính chất quyết định nhất đến năng suất, chất lượng sản phẩm và trình độ kỹ thuật của nhà máy. Cũng là lập qui trình công nghệ để gia công các chi tiết, nhưng giữa người kỹ thuật viên trong phân xưởng cơ khí và người thiết kế xưởng có sự khác nhau cơ bản: - Người kỹ thuật viên trong phân xưởng sản xuất bị ràng buộc bởi điều kiện máy móc thi ết bị, dụng cụ, đồ gá và trình độ công nhân đang có trong phân xưởng của mình. - Người thi ết kế xưởng phải biết tận dụng những thành tựu tiên tiến và hiện đại nhất (trong điều kiện cho phép của kỹ thuật và qui mô của phân xưởng) để lập qui trình công nghệ hợp lý và tiên tiến nhất. Trên cơ sở đó đề ra yêu cầu về chọn thiết bị, dụng cụ, đồ gá, bậc thợ để thực hiện qui trình công nghệ đó. Các nguyên tắc cơ bản khi lập qui trình công nghệ để thiết kế phân xưởng cơ khí Dựa vào yêu cầu : đảm bảo hiệu quả kinh tế và yêu cầu kỹ thuật tiên tiến đến tối đa, theo qui mô nhà máy mà người thiết kế tiến hành lập qui trình công nghệ. Khi tiến hành cụ thể, người thiết kế cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản sau: 1/ Chọn phương pháp chế tạo phôi tiên tiến, chính xác nhằm giảm lượng dư gia công cơ, tiết kiệm kim loại, tiết k ệm thời gian gia công. Ví dụ: thay đúc trong khuôn cắt bằng đúc dưới áp lực, thay rèn tự do bằng rèn khuôn 2/ Tận lượng sử dụng các phương pháp gia công tiên tiến như gia công bằng tia lửa điện, gia công bằng siêu âm. Tăng cường sử dụng các phương pháp gia công tăng bền như phun bi, lăn ép. 3/ Triệt để giảm thời gian gia công cơ. Ví dụ: để giảm thời gian máy nên tập trung nguyên công, sử dụng máy tổ hợp, máy chuyên dùng, dao tiên tiến Để giảm thời gian phụ nên sử dụng đồ gá kẹp nhanh, cấp phôi tự động, kiểm tra tự động 4/ Có thể đề nghị thiết kế máy mới, có năng suất cao. 5/ Áp dụng phương pháp gia công tại chỗ: thường dùng đối với những chi tiết lớn (>15 tấn) gia công bằng máy tổ hợp. 6/ Áp dụng phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền (đặc biệt đối với dạng sản xuất hàng khối và hàng loạt l ớn) 7/ Phải bám sát điều kiện thực tế của Việt Nam. Trong nhi ều trường hợp cần kết hợp giữa cơ khí và thủ công. Nhưng cần chú ý cơ khí hoá và hiện đại hoá các khâu nặng nhọc và dây chuyền sản xuất chủyếu. 8/ Khi lựa chọn thiết bị cần chú ý: - Điều kiện khí hậu ẩm nóng, cần chọn thiết bị đã qua nhiệt đới hóa. - Chọn thiết bị cùng nước sản xuất. - Tránh chọn máy móc, thiết bị đã ngừng sản xuất hoặc mới sản xuất mà chưa biết rõ tính năng kỹ thuật. - Cân đối thiết bị trong dây chuyền sản xuất và thiết bị dự trữ. - Thiết bị có công sản xuất càng lớn càng kinh tế. 9/ Khi thiết kế phân xưởng cơ khí theo chương trình sản xuất chính xác thì: - Với những chi tiết chính, lớn và phức tạp cần tiến hành lập qui trình công nghệ tỉ mỉ kèm theo phiếu công nghệ ghi rõ: các nguyên công, thiết bị, dụng cụ cắt, đồ gá, định mức thời gian, chế độ cắt gọt - Với các chi tiết trung bình, không phức tạp lắm cần lập qui trình công nghệ đầy đủ, kèm theo phiếu công nghệ. - Với những chi tiết đơn giản chỉ cần lập bảng kê các nguyên công có định mức có thời gian kèm theo. 10/ Khi thiết kế phân xưởng theo chương trình sản xuất ước định thì: [...]... quốc tế Thiết kế các q trình cơng nghệ và dây truyền sản xuất để chế tạo sản phẩm cơ khí (chế tạo phơi, gia cơng cơ, nhiệt, kiểm tra chất lượng, lắp ráp, bảo quản, bao gói ) theo trương trình của nhà máy thiết kế là trọng tâm kỹ thuật rất quan trọng và phức tạp Chất lượng thiết kế, thư nghiệm các giải pháp và dây truyền cơng nghệ chế tạo các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến các nội dung thiết kế khác... tiết ống dẫn 2 có thể gia cơng tại hầu hết các cơ sở sản xuất cơ khí hiện hành tại Việt Nam Quy trình cơng nghệ gia cơng chi tiết loại này có thể có ở các nhà máy, cơ sở sản xuất, hoặc trong một số tài liệu chun ngành Các quy trình cơng nghệ đều được xây dung trên cơ sở điều kiện trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, kinh tế, vốn, tổ chức sản xuất thực tế của cơ sở sản xuất • Ngun cơng 1 : Phay mặt đầu và... thời gian hồn vốn đầu tư cơ bản: Cơng thức : T= K CB1 − K CB 0 ( G0 − G1 ).H [ năm ] Trong đó : KCB1 : Vốn đầu tư cơ bản để xây dựng nhà máy theo phương án thiết kế K CB0 : Vốn đầu tư cơ bản để xây dựng nhà máy theo phương án mẫu làm cơ sở so sánh G0 : Giá thành sản phẩm theo phương án mẫu G1 : Giá thành sản phẩm theo phương án thiết kế H : Sản lượng hằng năm Trong nghành chế tạo máy thường T Đánh giá... thiết kế khác và đến chất lượng chung của đề án thiết kế nhà máy cơ khí Xác định thời gian cần thiết để chế tạo một sản phẩm và tồn bộ sản lượng Tính tốn, xác định số lượng, chủng loại trang thiết bị và dụng cụ cơng nghệ cần thiết ứng với các cơng đoạn, phân xưởng sản xuất (chế tạo phơi, gia cơng, nhiệt lun, lắp ráp, kiểm tra ) Xác định bậc thợ và số lượng cơng nhân sản xuất, số lượng kỹ thuật viên, lực... thiết kế một nhà máy cơ khí Điều đó đảm bảo cho việc vận hành sản xuất của cơng ty diễn ra một cách tốt nhất ,đảm bảo tiến độ sản xuất và đảm bảo điều kiện làm việc cho người cơng nhân một cách tốt nhất 1 5 Nội quy an tồn lao động phân xưởng của cơng ty Được chia thàn 2 nhóm chính: 1 Các hoạt động để tránh tổn thương hoặc tai nạn cho cơng nhân 2 Các hoạt động để tránh nguy hiểm đối với máy móc và thiết. .. 25-50 Tóm lại: u cầu cơ bản ở đây là đảm bảo cho nhà máy thiết kế là một hệ thống đồng bộ về các mặt kỹ thuật, tổ chức và kinh tế phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và điều kiện sản xuất cụ thể sao cho q trình sản xuất của nhà máy đạt hiệu quả cao và đáp ứng tốt nhu cầu xã hội Nhận xét Việc bố trí mặt bằng sản xuất và các thiết bị máy móc trong phân xưởng của cơng ty đã hợp lý và... phận máy và có thể làm cho các bộ phận bị mau mòn • 1 Một số quy định an tồn: khơng được vận hành máy khi chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động của máy và chưa biết cách dừng máy nhanh chóng Biết cách dừng máy nhanh chóng có thể tránh được các tai nạn nguy hiểm 2 Trước khi vận hành máy phải được chang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động và các thiết bị an tồn các thiết bị an tồn là để bảo vệ người vận hành máy. .. Thiết bị Sớ lượng ( chiếc) Trị giá ( triệu đờng) Máy cưa đĩa 5 125 Máy khoan 5 250 Cần trục 1 300 Máy tiện 10 500 Máy phay 10 600 Xe nâng 2 tấn 2 400 Máy hàn 10 200 Máy phay CNC 2 4000 Máy tiện CNC 2 3600 Các loại máy móc thiết bị khác 200 Tởng chi phí về thiết bị dụng cụ là :10.200 ( triệu đờng) 2.1.3 Các chi phí khác về xây dụng cơ bản : Chi phí về đào tạo cán bộ , nhân viên kỹ thuật... dựng , đền bù tài sản Chi phí thiết kế Chi phí về quản lý Chi phí về hợp tác Các chi phí khác về vận chuyển , khánh thành… Tổng các chi phí khác về xây dựng cơ bản 200 triệu đồng 2.2 Chi phí sản xuất hàng năm :Chi phí sản xuất trong nhà máy theo phương án thiết kế bao gồm các thành phần sau: Chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ … Chi phí về trang thiết bị , dụng cụ cần thiết trong q trình chế tạo... phí xây lắp nhà xưởng KTB : Chi phí về thiết bị , dụng cụ sản xuất KXD : Chi phí khác về xây dựng cơ bản 2.1.1 Chi phí về xây lắp nhà xưởng KXL : Chi phí xây dựng , mở rộng hoặc cải tạo các cơng trình kiến trúc ( nhà xưởng, kho tang bến bãi…) Thành phần chi phí được xác định theo dự tốn theo giá quy định của nhà 3 2 nước ( đ/m , đ/m , đ/m ) Ví dụ : - Giá xây lắp nhà xướng sản xuất chính nhà nhiều tầng, . thiết kế nhà máy phải theo kế hoạch phát triển kinh tế của nhà máy hay địa phương. Thiết kế nhà máy mới chủ yếu dựa trên những dự kiến và yêu cầu cụ thể của một địa phương để xây dựng nhà máy. đầu Thiết kế nhà xưởng là một lĩnh vực chuyên môn quan trọng của ngành cơ khí, mang tính tổng hợp cao: bởi vì nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu thiết kế kết cấu sản phẩm, thiết kế. bằng nhà máy là xếp đặt nhà máy vào địa điểm xây dựng đã chọn, và xếp đặt vị trí các phân xưởng, bộ phận cấu thành nhà máy vào trong khu vực nhà máy, đồng thời sắp xếp vị trí các máy móc, thiết

Ngày đăng: 27/04/2015, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w