1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG-THIẾT KẾ NHÀ MÁY CƠ KHÍ

33 542 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 347,95 KB

Nội dung

- Thiết kế mới hoặc cải tạo công trình cơ khí nói chung và các nhà máy cơ khí nói riêng nhằm để chế tạo sản phẩm công nghiệp: Máy móc, trang thiết bị công nghiệp… Nhằm đáp ứng kịp thời n

Trang 1

Trường đại học kỹ thuật công nghiệp

Khoa cơ khí

Bộ môn: Chế tạo máy

Bài giảng: Thiết kế nhà máy cơ khí

Biên soạn: Th.S Phạm Ngọc Duy

Dùng cho đào tạo bậc đại học theo học chế tín chỉ ngành

cơ khí chế tạo máy

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Thái nguyên – 2008

Trang 2

Chương I Những vấn đề cơ bản về thiết kế công trình công nghiệp cơ khí

1.1 Khái niệm chung

1.1.1 í nghĩa kinh tế, kỹ thuật và x3 hội

- Thiết kế mới hoặc cải tạo công trình cơ khí nói chung và các nhà máy cơ khí nói riêng nhằm để chế tạo sản phẩm công nghiệp: Máy móc, trang thiết bị công nghiệp… Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của các ngành kinh tế

- Thiết kế mới hoặc cải tạo nhà máy cơ khí còn góp phần tận dụng có hiệu quả sức sản xuất của XH: Thu hút và sử dụng sức lao động dư thừa nhằm mở rộng sản xuất →tạo điều kiện tăng thu nhập quốc dân →cải thiện đời sống XH

1.1.2 Những nguyên tắc cơ bản

1.1.2.1 Nguyên tắc xác lập nhiều phương án khả thi

- Khi xác lập các phương án cho một đề án phải xuất phát từ ba mục tiêu cơ bản cần phải đạt được: Kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tối ưu

- Giai đoạn lập các phương án phải đi từ thô đến tinh, đi từ bản vẽ phác thảo

đến bản vẽ tỷ mỷ và các tính toán cụ thể →tạo thành một phương án có mức độ hoàn thiện cao nhất

- Các phương án phải đươc xác lập rõ ràng đúng nguyên lý để các khâu kiểm tra, thay đổi hoặc bổ sung sau này được thuận tiện

1.1.2.2 Nguyên tắc thiết kế theo giai đoạn và theo từng bước

Để tránh các công việc không cần thiết: Làm đúp,những tính toán tỉ mỉ không cần thiết hoặc thiếu hụt trong quá trình thiết kế phải thiết kế theo từng giai

đoạn, từng bước từ thô đến tinh Việc lựa chọn các giai đoạn hay các bước thiết kế phải dựa trên các phép tư duy logic

1.1.2.3 Nguyên tắc trung thành với đề án

- Thực tế trong giai đoạn thiết kế đề án: Từ đệ đề án đến triển khai đề án và

đưa đề án trở thành hiện thực Có rất nhiều những thay đổi về KHKT tác động đến tính kiên định của đề án: Phải đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng ngay trong đề án Nhưng cũng có nhiều trường hợp khi đưa KHKT vào áp dụng thì lại giảm hiệu quả kinh tế do những ảnh hưởng của chúng tới các yếu tố khác lại không

được xét hoặc chưa xét đúng mức

Trang 3

Như vậy theo nguyên tắc này nhưng thay đổi về đề án chỉ nên tiến hành nếu sai sót Thiết kế được xác định rõ ràng phải lưu ý đến những tác động tới các yếu tố khác khi có sự thay đổi này

1.1.2.4 Nguyên tắc trật tự và thống nhất

Một đề án bao giờ cũng là sự tổng hợp của nhiều lĩnh vực Để giải quyết triệt

để tìm đến phương án tối ưu→ phải có sự phối hợp làm việc của các nhà KH hoặc những chuyên gia ở các lĩnh vực, phải quy định những tiêu chuẩn chung thống nhất các thiết bị cũng phải được tiêu chuẩn hoá

1.1.2.5 Nguyên tắc lựa chọn lời giải tối ưu thông qua kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả

- Sau khi hoàn thành đề án thiết kế một xưởng, một nhà máy hay một tổ hợp công nghiệp phải đặt ra một câu hỏi: Với mục tiêu đ` đặt ra thì cái gì cần phải đạt

được và đ` đạt được như thế nào?

- Với một đề án thiết kế công trình ở đây phải cần được kiểm nghiệm và

đánh giá theo các tiêu chuẩn:

+ Tính kinh tế của thời gian: Thời gian thiết kế, triển khai đề án ngắn nhất + yêu cầu về điều kiện làm việc: Phải đảm bảo an toàn, sử dụng lao động hợp

+ Đảm bảo mục tiêu về quy hoạch không gian: Phải đáp ứng yêu cầu sử dụng diện tích tối ưu, phải có thể thay đổi thích nghi nhanh khi cần

- Phải đánh giá thiết kế đề án sau khi đề án đi vào làm việc→đưa ra kết luận

→ giúp việc thiết kế những đề án khác sau này

1.1.3 Các trường hợp thiết kế

- Căn cứ vào chương trình sản xuất và mức đầu tư vốn cho sản xuất mà công việc thiết kế công trình công nghiệp nói chung và nhà máy cơ khí nói riêng được phân ra những trường hợp:

+ Thiết kế cải tạo nhà máy, phân xưởng, bộ phận sẵn có: Trường hợp thay

đổi mặt hàng, tăng sản lượng hoặc thay đổi về công nghệ →gọi là đề án cải tạo

+ Thiết kế nhà máy, phân xưởng, bộ phận hoàn toàn mới → gọi là lập đề án mới

1.1.4 Tổ chức công tác thiết kế

Trang 4

- Thiết kế nhà máy cơ khí là một công việc tổng hợp phức tạp đòi hỏi phải có

sự cộng tác chặt chẽ của một tập thể các chuyên gia về khoa học kỹ thuật, về quản

lý kinh tế kỹ thuật thuộc các chuyên môn khác nhau Tập thể thiết kế này phải được

tổ chức hợp lý theo cơ chế thích hợp do một chủ nhiệm công trình quản lý và điều hành

Chủ nhiệm công trình phải là người có trình độ chuyên môn về cơ khí, chế tạo và có khả năng điều hành tập thể thiết kế: phân chia công việc thiết kế hợp lý nhất theo từng chuyên môn: Nhóm cơ khí, nhóm kỹ thuật điện, nhóm xây dựng công nghệ ( người chủ nhiệm công trình ít nhất phải là một kỹ sư)

1.2 Nội dung thiết kế, kỹ thuật và tổ chức của công trình thiết kế

Nhà máy cơ khí là một hệ thống kỹ thuật phức tạp, được tổ chức tối ưu tuỳ thuộc quy mô sản xuất nhằm đạt được hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và x` hội nhất

định Vì vậy thiết kế nhà máy cơ khí cần nghiên cứu và giải quyết triệt để các vấn

đề kinh tế, x` hội, tổ chức

1.2.1 Nội dung về kinh tế

1 Xác định được chương trình sản xuất của máy: loại sản phẩm, số lượng, giá cạnh tranh trên thị trường

2 Dự trù nguồn cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng để máy hoạt động lâu dài: Vật liệu chính, vật liệu phụ, điện, nước, lao động

3 Phối hợp với cơ quan chức năng để lựa chọn địa điểm xây dựng công trình nhà máy

4 Xác định quy mô, cấu tạo của nhà máy: công trình lớn, vừa, nhỏ

5 Lập kế hoạch dự kiến khả năng mở rộng phát triển nhà máy tương lai

6 Lập phương án kinh doanh, liên kết (hợp tác) với các xí nghiệp khác lân cận

7 Giải quyết cụ thể vấn đề vốn đầu tư, xây dựng nhà máy, đầu tư thiết bị

8 Nghiên cứu giải quyết vấn đề đời sống, sinh hoạt văn hoá, phúc lợi đối với lực lượng lao động trong nhà máy

1.2.2 Nội dung kỹ thuật của công tác thiết kế

Trang 5

1 Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm (chế tạo phôi, gia công cơ, nhiệt, kiểm tra chất lượng, lắp ráp, bảo quản, bao gói ) Đây là nội dung kỹ thuật quan trọng nhất

2 Xác định thời gian cần thiết để chế tạo một sản phẩm và toàn bộ sản lượng

3 Xác định chủng loại và số lượng máy móc thiết bị

4 Xác định số lượng, trình độ công nghệ, cán bộ kỹ thuật và nhân viên phục

vụ trong nhà máy

5 Xác định về nhu cầu năng lượng, nguyên liệu, vận chuyển

6 Nghiên cứu, giải quyết vấn đề vận chuyển: Vận chuyển trong từng phân xưởng và vận chuyển trong toàn bộ nhà máy

7 Giải quyết tốt vấn đề vệ sinh công nghiệp

8 Tính toán nhu cầu về diện tích và bố trí mặt bằng phân xưởng nhà máy

9 Giải quyết vấn đề kiến trúc nhà xưởng

1.2.3 Nội dung tổ chức của công tác thiết kế

Về phương diện tổ chức khi thiết kế cần nghiên cứu và giải quyết tốt các vấn

đề sau:

1 Xác định hệ thống l`nh đạo, quản lý nhà máy: Các phòng ban phân xưởng

2 Tổ chức hệ thống quản lý kỹ thuật và quản lý sản xuất : phó giám đốc kỹ thuật, phòng kỹ thuật viên, quản đốc phân xưởng

3 Nghiên cứu giải quyết các vấn đề quản lý lao động, bồi dưỡng trình độ cho công nhân cán bộ

4 Tổ chức hệ thống bảo vệ nhà máy

5 Giải quyết tốt vấn đề sinh hoạt văn hoá, chính trị, x` hội

1.3 Tài liệu ban đầu

Những tài liệu ban đầu cần thiết để tiến hành thiết kế nhà máy:

+ Hợp đồng thiết kế: Là văn bản ký kết trách nhiệm giữa chủ công trình và tổ chức thiết kế

Trang 6

+ Giải trình về công trình sẽ thiết kế – luận chứng kinh tế, kỹ thuật về công trình

+ Các bản vẽ sản phẩm gồm: bản vẽ lắp sản phẩm, các bản vẽ chi tiết cơ khí + Các tài liệu điều tra, khảo sát về địa điểm xây dựng nhà máy

+ Các văn bản liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: hợp

đồng cung ứng nguyên vật liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm

Trong các tài liệu ban đầu trên thì luận chứng kinh tế, kỹ thuật là tài liệu ban

đầu quan trọng nhất

1.3.1 Luận chứng kinh tế, kỹ thuật về công trình ( dự án khả thi)

- Luận chứng này do chủ công trình kết hợp với sự hỗ trợ của tập thể các chuyên gia sẽ thiết kế công trình lập lên Nội dung gồm:

1 Tên chính xác và tên gọi tắt được quốc tế hoá theo chức năng sản xuất kinh doanh của nhà máy

2 Loại sản phẩm chính, phụ và các điều kiện kỹ thuật cơ bản

3 Sản lượng hàng năm của từng loại sản phẩm → quy mô sản xuất

4 Các chức năng sản xuất kinh doanh phụ của nhà máy: bảo hành sản phẩm, sửa chữa

5 Dự kiến về mở rộng và phát triển sản xuất sau này

6 Địa điểm xây dựng nhà máy

7 Những số liệu và chỉ tiêu làm cơ sở thiết kế nhà máy: số thiết bị, lao động, diện tích cần, tổng vốn đầu → ước tính được giá thành của sản phẩm

8 Dự tính về chế độ lao động: số ca sản phẩm/ ngày; số ngày làm việc/ 1 năm

9 Các số liệu kinh tế kỹ thuật:

+ Năng suất lao động tính cho một đơn vị thiết bị sản xuất

+ Năng suất lao động tính cho một công nhân sản xuất

10 Thời hạn đưa công trình vào hoạt động

11 Thời hạn hoàn vốn đầu tư xây dựng công trình

12 Phương án tổ chức, quá trình thiết kế nhà máy: Phân chia các giai đoạn thiết kế, phân công thiết kế từng chuyên môn

1.3.2 Xác định chương trình sản xuất

Trang 7

- Quy mô của công trình

- Dữ liệu ban đầu về sản phẩm (giá trị sử dụng, nhu cầu, độ chính xác chế tạo)

- Hợp đồng thiết kế nhà máy, luận chứng kinh tế kỹ thuật

Nội dung của chương trình sản xuất đối với một nhà máy cơ khí:

- Mặt hàng (loại sản phẩm, giá trị sử dụng, đặc tính kinh tế)

- Giải pháp công nghệ chế tạo

- Sản lượng Nck

1.4 Các phương pháp thiết kế

Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, tính chính xác và đầy đủ của tài liệu ban

đầu, nội dung của luận chứng kinh tế kỹ thuật và thời gian cho phép thiết kế mà lựa chọn và sử dụng phương pháp cho phù hợp Thực tế có hai phương pháp thiết kế

- Xác định khối lượng lao động cho các khâu gia công, lắp ráp

- Xác định nhu cầu về trang thiết bị dụng cụ, lao động, vật liệu, năng lượng, diện tích

- Xác định số liệu kinh tế kỹ thuật đặc trưng cho hiệu quả sản xuất của nhà máy: Ggiá

Trang 8

- Định mức thời gian nguyên công và cả quy trình công nghệ cho chi tiết

điển hình đại diện

- Xác định khối lượng lao động cần thiết cho cả số lượng các loại đ` quy đổi

ra loại đại diện điển hình

- Xác định về nhu cầu, trang thiết bị dụng cụ, vật liệu, năng lượng, diện tích của nhà máy

- Xác định số liệu kinh tế kỹ thuật đặc trưng cho năng lực và hiệu quả sản xuất của nhà máy thiết kế

1.5 Các giai đoạn thiết kế

để hoàn thành từng khối lượng công việc cụ thể tạo cơ sở cho việc thực hiện các bước tiếp theo người ra phân ra 2 giai đoạn: thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công

1.5.1 Thiết kế kỹ thuật

Đây là giai đoạn phức tạp nhất tốn nhiều thời gian và công sức nhất trong quá trình thiết kế nhà máy cơ khí, giai đoạn này cần đi sâu nghiên cứu quy trình công nghệ, vấn đề vệ sinh, an toàn lao động Cụ thể:

1 Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phù hợp với quy mô sản xuất: chế tạo phôi, gia công cơ khí, nhiệt luyện, kiểm tra, lắp ráp

5 Xác định và tính toán hệ thống kho tàng, các công trình phụ và phục vụ

6 Xác định nhu cầu về năng lượng, nhiên liệu, nước, khí xác định phương tiện

7 Xác định biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

8 Xác định kiến trúc, kết cấu nhà xưởng, bố trí mặt bằng phân xưởng sản xuất

9 Xác định hệ thống tổ chức l`nh đạo, quản lý nhà máy

10 Xác định các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật: G, Kvốn đầu tư ,Tthời gian hoàn vốn

Trang 9

1.5.2.Thiết kế thi công

Giai đoạn này thực hiện sau khi có kết quả của thiết kế kỹ thuật: Nội dung thiết kế của giai đoạn này là: lập kế hoạch thi công và lập các bản vẽ thi công →cung cấp tài liệu, bản vẽ cho việc thi công xây dựng công trình

Các bản vẽ thi công cần hoàn thành trong giai đoạn này:

1 Bản vẽ mặt bằng nhà máy( xác định rõ độ cao, khoảng cách giới hạn giữa các hạn mục: nhà xưởng, hệ thống cấp thoát nước, đường xá, sân b`i )

2 Bản vẽ kiếm trúc xây dựng từng hạng mục với đầy đủ mặt cắt ngang, mặt cắt dọc thể hiện hệ thống điện, nước, thiết bị công nghệ

3 Bản vẽ kết cấu các chi tiết kiến trúc: khung, dầm, bệ

4 Bản vẽ mặt bằng lắp đặt thiết bị công nghệ và lắp đặt thiết bị phụ

1.6 Mô hình tổng quát của quá trình thiết kế

1.7 ứng dụng kỹ thuật tin học trong thiết kế nhà máy cơ khí

Trang 10

CHƯƠNG II Thiết kế quy hoạch mặt bằng nhà máy cơkhí.

2.1 Xác định địa điểm xây dựng nhà máy

2.1.1 Tổng quát về địa điểm

- Địa điểm xây dựng nhà máy rất quan trọng với quá trình sản xuất của nhà máy

Địa điểm hợp lý tạo điều kiện khai thác và sử dụng năng lực sản xuất →

nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà máy

- Địa điểm xây dựng nhà máy có ảnh hưởng rất lớn → trạng thái cân bằng về chính trị, kinh tế, văn hoá x` hội của một vùng l`nh thổ Địa điểm xây dựng nhà máy phải nằm phải nằm trong quy hoạch dài hạn về phân vùng kinh tế, phân vùng dân cư của trung ương và địa phương

Vì vậy khi xây dựng địa điểm xây dựng công trình cần lưu ý những vấn đề sau:

1 Vị trí và vai trò của công trình trong quy hoạch phát triển của nền kinh tế quốc gia

2.Vị trí và vai trò của công trình trong quy hoạch phát triển của vùng kinh tế

3 Vị trí và vai trò của công trình trong quy hoạch phát triển về công nhân của vùng kinh tế

4 Vị trí và vai trò của công trình trong quy hoạch phát triển của địa phương

2.1.2 Những nguyên tắc cơ bản để xác định địa điểm

Khi lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy cần tuân theo những nguyên tắc:

1 Địa điểm xây dựng nhà máy phải gần nguồn cung cấp vật tư, nguyên liệu, năng lượng, lao động và nguồn tiêu thụ sản phẩm

2 Địa điểm xây dựng nhà máy phải nằm trong quy hoạch phân vùng kinh tế, phân vùng dân cư của trung ương và địa phương

3 Địa điểm xây dựng nhà máy phải là vùng có điều kiện thiên nhiên (khí hậu, địa chất, thuỷ văn…) thuận lợi cho quá trình sản xuất của nhà máy (ít thiên tai

lũ lụt, hạn hán…)

4 Địa điểm xây dựng nhà máy phải đảm bảo an ninh, quốc phòng

5 Địa điểm xây dựng nhà máy phải thuận lợi cho việc liên doanh, liên kết sản xuất trong vùng công nghiệp và vùng kinh tế

6 Ngoài ra còn phải đảm bảo:

Trang 11

+ Đủ diện tích để xây dựng mở rộng

+ Nhà máy hoạt động không gây ảnh hưởng xấu đến khu vực xung quanh: độc hại, bụi, chấn động…

+ Không chiếm nhiều diện tích canh tác, chăn nuôi

+ Điều kiện địa chất ổn định

2.1.3 Phương pháp tính toán xác định địa điểm

Địa điểm tối ưu được xác định theo chỉ tiêu chi phí ứng với địa điểm cụ thể:

Ki = KXi + T KVi

Ki : Tổng chi phí

KXi : Chi phí xây dựng nhà máy

T : Thời hạn sử dụng của nhà máy

KVi : Chi phí vận chuyển hàng năm trong sản xuất

2.1.4 Thủ tục chung để xác định địa điểm

1 Lập dự án xây dựng công trình

Chủ công trình dựa vào luận chứng kinh tế kỹ thuật về công trình để lập ra

dự án xây dựng công trình → trình lên cơ quan hành pháp địa phương và quốc gia→ duyệt và định hướng về địa điểm xây dựng

2 Khảo sát vị trí xây dựng được cơ quan hành pháp định hướng (thăm dò khảo sát điều kiện thiên nhiên, kinh tế kỹ thuật, chính trị, x` hội, môi trường…) So sánh các phương án về địa điểm → chọn địa điểm tối ưu

3 Lập hồ sơ và xác định địa điểm xây dựng → trình cơ quan hành pháp quốc gia hoặc cấp tỉnh

Hồ sơ gồm có :

+ Tờ trình xin xét duyệt địa điểm xây dựng

+ Dự án xây dựng công trình

+ Giải trình về các phương án, địa điểm thông qua số liệu khảo sát

+ Bản đồ khu vực về địa điểm xây dựng

+ Bản đồ địa điểm dự kiến

+ Các văn bản xác nhận tính hợp lý của địa điểm dự kiến do các cơ quan có chức năng lập (viện quy hoạch, kiến trúc sư…)

Trang 12

2.2 Sơ đồ cấu tạo tổng quát của nhà máy cơ khí

(A)

(B)

(C)

2.3 Thiết kế quy hoạch mặt bằng

2.3.1 Tài liệu cần thiết

Khi thiết kế quy hoạch mặt bằng nhà máy cần có những tài liệu:

1 Tài liệu về địa điểm xây dựng nhà máy

2 Chương trình sản xuất

3 Tài liệu về các dây truyền công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí

4 Sơ đồ cấu trúc tổng quát của nhà máy (của từng phân xưởng, bộ phận)

5 Nhu cầu về lao động, về điện, nước, khí, về văn hoá x` hội, y tế

6 Dữ liệu về nhà máy có sẵn có (trường hợp cải tạo mở rộng nhà máy)

7 Thiết kế mẫu (đối với chương trình mới)

2.3.2 Nguyên tắc thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng

Khi thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng cần phải đảm bảo những nguyên tắc:

1 Bố trí các phân xưởng, bộ phận phù hợp với quá trình công nghệ và tổ chức sản xuất đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và hợp lý khi vận chuyển

2 Xác định sơ đồ bố trí tổng mặt bằng phải thích hợp với từng địa hình cụ thể

Chế tạo phôi Gia công cơ Lắp ráp Nhiệt luyện

Kho bán thành phẩm

Kho phôi liệu

Sửa chữa cơ điện Chế tạo dụng cụ

Kho sản phẩm

Các phòng ban

chức năng

Khu vực sinh hoạt

Trạm y tế

Trang 13

VD: khu chế tạo phôi, khu gia công cơ khí, khu lắp ráp, khu kiểm tra…

4 Giữa các phân xưởng, các hạng mục công trình phải có khoảng cách

→ giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo thông gió, chiếu sáng tự nhiên tốt, phòng chống cháy nổ

5 Khi thiết kế quy hoạch mặt bằng phải chú ý khi mở rộng phát triển của nhà máy thì vẫn đảm bảo đủ diện tích

6 Tận dụng đường giao thông có sẵn và hợp lý sơ đồ vận chuyển trong nội bộ nhà máy(đường vận chuyển an toàn, không cản trở sản xuất, không cắt nhau…)

dòng vận chuyển thẳng

Trang 14

7 Chú ý bố trí hệ thống cây xanh trong nhà máy để cân bằng môi trường (làm mát, tăng vẻ đẹp, khử độc hại, chống xói mòn, chống ồn…)

8 Bố trí các công trình bảo vệ máy: tường, cổng… hợp lý (cổng ra vào phải cách xa các phân xưởng, kho bán thành phẩm → tránh mất mát)

2.3.3 Trình tự công việc thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng

1 Nghiên cứu, phân tích các tài liệu ban đầu, lưu ý điều kiện cụ thể của địa hình xây dựng, lập sơ đồ tổng quát của nhà máy thiết kế

2 Lập các phương án quy hoạch tổng mặt bằng sơ bộ theo sơ đồ cấu trúc tổng quát

3 Tính toán thiết kế quy hoạch vế công nghệ cho các hạng mục công trình( xưởng, bộ phận)

4 Thiết kế sơ đồ vận chuyển vật liệu hợp lý theo quá trình sản xuất

5 Phân tích mối quan hệ giữa các phân xưởng theo sơ đồ cấu trúc tổng quát

và sơ đồ vận chuyển để điều chỉnh các phương án quy hoạch tổng mặt bằng

6 Xét nhu cầu về diện tích của từng hạng mục công trình (phân xưởng, bộ phận)

7 Bố trí từng hạng mục công trình theo các phương án quy hoạch tổng mặt

Trang 15

8 Xác định diện tích dành để mở rộng sau này, diện tích cây xanh

9 Lập sơ đồ quy hoạch mặt bằng nhà máy chính xác theo các phương án tổng mặt bằng sơ bộ đ` được điều chỉnh

10 So sánh các phương án quy hoạch tổng mặy bằng chính xác → xác định phương án tối ưu

11 Hoàn thiện các tài liệu về thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy để trình duyệt

2.4 Quy hoạch mặt bằng phân xưởng sản xuất

2.4.1 Nguyên tắc bố trí thiết bị

Các thiết bị công nghệ cần bố trí theo nguyên tắc:

1 Bố trí máy theo mối quan hệ về công nghệ để đảm bảo dây truyền sản xuất hợp lý:

+ Sản xuất đơn chiếc loạt nhỏ: Máy bố trí theo cùng kiểu loại gần nhau + Sản xuất hàng khối: Bố trí máy theo dây chuyền

2 Bố trí nhiều máy trên một mặt phẳng phải đảm bảo khỏang cách giữa các máy, khoảng chác giữa các máy với kết cấu xây dựng của phân xưởng: tường, cột… khoảng cách giữa máy với đường vận chuyển → đảm bảo thuận tiện, an toàn,

đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp

3 Vị trí của từng máy đặt trong phân xưởng hoặc dây truyền sản xuất cần

được xác định sao cho chi phí vận chuyển trong sản xuất là ít nhất

2.4.2 Quy định về bố trí mặt bằng phân xưởng sản xuất

1 Vị trí của các thiết bị công nghệ so với đường vận chuyển

2 Bố trí máy theo cấu trúc dây truyền công nghệ

Trang 16

3 Bố trí đảm bảo các khoảng cách an toàn theo quy định

- Khoảng cách giữa máy với tường nhà

- Khoảng cách giữa máy với đường vận chuyển

- Khoảng cách giữa các máy

Ngày đăng: 18/05/2015, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w