1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GA L2 TUAN 23

29 987 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 320 KB

Nội dung

BUỔI SÁNG Thứ hai, ngày 21 tháng 2 năm 2011 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2+3: Môn: Tập đọc Bài: BÁC SĨ SÓI A.Mục tiêu - Đọc trôi chảy từng đoạn , toàn bài . Nghỉ hơi đúng chỗ - Hiểu ND : Sói gian gian bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt , không ngờ bị ngựa thông minh dùng mẹo trị lại ( trả lời được CH 1,2,3,4 ) *HS K-Giỏi biết tả cảnh Sói bị Ngựa đá (CH4) B. Chuẩn bị : - SGK - Bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc C. Các hoạt động dạy học : Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học I.Ổn định tổ chức II. Kiểm tra: (5’)Cò và Cuốc. -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Cò và Cuốc. - Nhận xét, cho điểm HS. III. Bài mới: ( 30’) 1. Giới thiệu bài : - Treo bức tranh 1 và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - Liệu Ngựa có thoát khỏi bàn tay của Sói không ? Lớp mình cùng học bài tập đọc Bác sĩ Sói để biết được điều đó nhé. - Ghi tên bài lên bảng. 2. Luyện đọc Đọc mẫu -GV đọc mẫu : - GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc: + Giọng kể: vui vẻ, tinh nghịch. + Giọng Sói: giả nhân, giả nghĩa. + Giọng Ngựa: giả vờ lễ phép và - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét bài đọc, nhận xét câu trả lời của bạn. -Vài em nhắc lại tên bài -Lớp lắng nghe đọc mẫu . 1 TUẦN 23 rất bình tĩnh. - Yêu cầu đọc từng câu . *Rút từ khó Đọc từng đoạn : -Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp. - Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh . Hướng dẫn ngắt giọng : - Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp + Giải nghĩa: -Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. - Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc . Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc . -Yêu cầu các nhóm thi đọc -Lắng nghe nhận xét và ghi điểm . *Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. -Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài. -Rèn đọc các từ như: toan, mũ, khoan thai, phát hiện, cuống lên, bình tĩnh, giở trò, giả giọng, chữa giúp -Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp . - Bốn em đọc từng đoạn trong bài . -Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/ một áo choàng khoác lên người,/ một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.// - khoan thai,phát hiện,bình tĩnh,làm phúc, đá một cú trời giáng. (SGK). -Đọc từng đoạn trong nhóm (3em ) -Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc . - Các nhóm thi đua đọc bài Tiết 2 Hoạt động dạy Hoạt động học 3.Tìm hiểu nội dung: -Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, TLCH: Câu 1 : Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa? *Ý 1:Sói lập mưu lừa ngựa - Yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 2 của bài. Câu 2: - Sói đã làm gì để lừa ngựa? *Ý 2:Ngựa bình tĩnh chống lại Sói. Câu 3: Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào? -Sói thèm rỏ dãi. -Nó giả làm bác sĩ khám bệnh cho ngựa. -Khi phát hiện ra Sói đang đến gần. Ngựa biết là cuống lên thì chết bèn giả đau, lễ phép nhờ “bác sĩ Sói” khám cho cái chân sau đang bị đau Kĩ năng sống. 2 *Ý 3:Ngựa cho Sói một bài học đích đáng. Câu 4: Tả lại cảnh ngựa bị Sói Đá? Câu 5: Chọn một tên khác cho chuyện ? *GV rút nội dung bài. 4. Luyện đọc lại : - Theo dõi luyện đọc trong nhóm . - Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc . - Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh . 5. Củng cố Dặn dò: -GV nhận xét tiết học; khen ngợi nhóm, cá nhân đọc tốt. -HS chuẩn bị tiết kể chuyện. -Nghe Ngựa rên rỉ kêu đau và nhờ khám bệnh, Sói tưởng đã lừa được Ngựa thì mừng lắm. Nó bèn mon men lại phía sau Ngựa định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa, chẳng ngờ đâu Ngựa đã chuẩn bị sẵn sàng nên khi vừa thấy Sói cúi xuống đúng tầm, Ngựa liền tung một cú đá trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra. + Chọn tên là Lừa người lại bị người lừa vì tên này thể hiện nội dung chính của truyện. + Chọn tên là Chú Ngựa thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh nhanh trí của Ngựa. - Hai em nhắc lại nội dung bài . - Theo dõi luyện đọc trong nhóm . - Lần lượt các nhóm thi đọc . - Nhận xét chỉnh sửa cho -Học sinh lắng nghe Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Tiết 4: Môn:Toán Bài: SỐ BỊ CHIA,SỐ CHIA,THƯƠNG A. Mục tiêu: - Nhận biết đđược số bị chia - số chia – thương . - Biết cch tìm kết quả của phép chia . * Bài tập cần làm: Bài 1,2. *HS khá giỏi:bài 3. -Phát triển khả năng tư duy của học sinh. B. Chuẩn bị : -SGK C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học I.Ổn định tổ chức II. Kiểm tra: (5’) Luyện tập. - Sửa bài 3 Bài giải Số lá cờ của mỗi tổ là: - 2 HS lên bảng sửa bài 3. - Bạn nhận xét. 3 18 : 2 = 9 (lá cờ) Đáp số: 9 lá cờ GV nhận xét -GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: ( 30’) 1.Giới thiệu bài : -GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi lên bảng: Số bị chia,số chia,thương 2. Giới thiệu tên gọi của thành phần và kết quả phép chia. -GV nêu phép chia 6 : 2 -HS tìm kết quả của phép chia? -GV gọi HS đọc: “Sáu chia hai bằng ba”. -GV chỉ vào từng số trong phép chia (từ trái sang phải) và nêu tên gọi: 6 : 2 = 3 Số bị chia Số chia Thương -GV nêu rõ thuật ngữ “thương” Kết quả của phép tính chia (3) gọi là thương. -GV có thể ghi lên bảng: Số bị chia Số chia Thương 6 : 2 = 3 Thương -HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng số trong phép chia đó. -GV nhận xét. 3.Luyện tập – thực hành: Bài 1: HS thực hiện chia nhẩm rồi viết vào vở (theo mẫu ở SGK) Bài 2: Ở mỗi cặp phép nhân và chia, HS tìm kết quả của phép tính rồi viết vào vở. Chẳng hạn: 2 x 6 = 3 -Vài em nhắc lại tựa bài. - 6 : 2 = 3. - HS đọc: “Sáu chia hai bằng ba”. - HS lập lại. - HS lập lại. - HS lập lại. - HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng số trong phép chia. Bạn nhận xét. -HS thực hiện chia nhẩm rồi viết vào vở -HS làm bài. Sửa bài Phép chia Số bị chia Số chia Thương 8:2=4 8 2 4 10:2=5 10 2 5 14:2=7 14 2 7 18:2=9 18 2 9 20:2=10 20 2 10 -HS quan sát mẫu. 2x4=8 2x5=10 2x6=12 8:2=4 10:2=5 12:2=6 4 6 : 2 = 3 Bài 3: HS K-G làm Qua ví dụ (mẫu) ở SGK cần nêu lại: 8 : 2 = 4 2 x 4 = 8 8 : 4 = 2 - Từ một phép nhân (2 x 4 = 8) có thể lặp lại hai phép chia tương ứng ( 8 : 2 = 4 và 8 : 4 = 2). - HS làm tiếp theo mẫu. - GV nhận xét. 3) Củng cố- Dặn dò: -HS đọc tên gọi thành phần và kết quả của phép chia. -GV nhận xét giờ học. -HS về nhà hoàn thành bài tập vào vở - HS làm bài. Sửa bài Phép nhân Phép chia Số bị chia Số chia thương 2x4=8 8:2=4 8 2 4 8:4=2 8 4 2 2x6=12 12:2=6 12 2 6 12:6=2 12 6 2 2x9=18 18:2=9 18 2 9 18:9=2 18 9 2 -HS đọc tên gọi thành phần và kết quả của phép chia. -HS nhận xét giờ học. -HS về nhà hoàn thành bài tập vào vở Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Thứ ba, ngày 22 tháng 2 năm 2011. BUỔI CHIỀU Tiết 1: Môn:Kể chuyện Bài:BÁC SĨ SÓI A. Mục tiêu : - Dựa theo tranh , kể lại được từng đoạn của câu chuyện . *HS khá , giỏi biết phân biệt phân vai để dựng lại câu chuyện ( BT2) -Yêu thích môn học. B . Chuẩn bị: -Tranh ảnh minh họa. Bảng phụ viết lời gợi ý tóm tắt câu chuyện . C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học I.Ổn định tổ chức II. Kiểm tra: (5’) Một trí khôn hơn trăm trí khôn. -Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. -GV nhận xét, ghi điểm. - HS 1 kể đoạn 1, 2 HS 2 kể đoạn 3, 4. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. 5 III. Bài mới: ( 30’) 1.Giới thiệu bài : -Trong tiết kể chuyện này, các con sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Bác sĩ Sói - Ghi tên bài lên bảng. 2.Hướng dẫn kể chuyện a)Hướng dẫn kể từng đoạn truyện - GV treo tranh 1 và hỏi: Bức tranh minh hoạ điều gì? - Hãy quan sát bức tranh 2 và cho biết Sói lúc này ăn mặc như thế nào? -Bức tranh 3 vẽ cảnh gì? - Bức tranh 4 minh hoạ điều gì? - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em thực hiện kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình. - Yêu cầu HS kể lại từng đoạn truyện trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm HS. b)Phân vai dựng lại câu chuyện. - Hỏi: Để dựng lại câu chuyện này chúng ta cần mấy vai diễn, đó là những vai nào? - Khi nhập vào các vai, chúng ta cần thể hiện giọng ntn? - Chia nhóm và yêu cầu HS cùng nhau dựng lại câu chuyện trong nhóm theo hình thức phân vai. - Nhận xét và cho điểm HS. 3) Củng cố - dặn dò : -Giáo viên nhận xét đánh giá . -Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe -1 em nhắc tựa bài. -Bức tranh vẽ một chú Ngựa đang ăn cỏ và một con Sói đang thèm thịt Ngựa đến rỏ dãi. -Sói mặc áo khoác trắng, đầu đội một chiếc mũ có thêu chữ thập đỏ, mắt đeo kính, cổ đeo ống nghe. Sói đang đóng giả làm bác sĩ. -Sói mon men lại gần Ngựa, dỗ dành Ngựa để nó khám bệnh cho. Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói. -Ngựa tung vó đá cho Sói một cú trời giáng. Sói bị hất tung về phía sau, mũ văng ra, kính vỡ tan, … - Thực hành kể chuyện trong nhóm. - Một số nhóm nối tiếp nhau kể lại câu chuyện trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. -Cần 3 vai diễn: người dẫn chuyện, Sói, Ngựa. -Giọng người dẫn chuyện vui và dí dỏm; Giọng Ngựa giả vờ lễ phép; Giọng Sói giả nhân, giả nghĩa. -Các nhóm dựng lại câu chuyện. Sau đó một số nhóm trình bày trước lớp. Học sinh lắng nghe Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Tiết 3: Môn :Tập viết 6 Bài :Ch÷ hoa s A.Mục tiêu. - Viết đúng chữ hoa T (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Thẳng(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ),Thẳng như ruột ngựa(3 lần) -Giáo dục ý thức rèn chữ đẹp giữ vở sạch. B. Chuẩn bị: - Mẫu chữ hoa trong khung chữ - Bảng phụ viết cụm từ ứng dụng. -Vở tập viết C. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học I.Ổn định tổ chức II. Kiểm tra: (5’) - Kiểm tra vở viết. - Yêu cầu viết: S - Hãy nhắc lại câu ứng dụng. Viết : Sáo tắm thì mưa -GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: ( 30’) 1.Giới thiệu bài : - Hôm nay chúng ta sẽ tập viết chữ hoa T và một số từ ứng dụng có chữ hoa T 2.Hướng dẫn viết chữ cái hoa * Quan sát số nét quy trình viết chữ T. -Chữ T hoa cao mấy li ? -Chữ T hoa gồm có những nét cơ bản nào ? Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang. * HD viết : GV vừa viết vừa nêu cách viết . -Nét 1: Đặt bút giữa đường kẽ 4 và 5, viết nét cong trái nhỏ, dừng bút trên đường kẽ 6. -Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, dừng bút trên đường kẽ 6. -Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, viết tiếp nét cong trái to. Nét cong trái cách nét lượn ngang, tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ, rồi chạy xuống dưới, phần cuối nét uốn cong vào trong, dừng bút ở đường kẽ 2. * Viết bảng : -Yêu cầu HS viết chữ T vào bảng. 3.Viết cụm từ ứng dụng : - HS viết bảng con. - HS nêu câu ứng dụng. - 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. -Lớp theo dõi giới thiệu -Vài em nhắc lại tựa bài. -Học sinh quan sát . -HS quan sát chữ mẫu T -Cao 5 li. -Chữ Tgồm 1 nét -3- 5 em nhắc lại. T - HS viết chữ T vào bảng. -Cả lớp viết bảng. -Viết vào bảng con T -Đọc : T 7 -Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng. * Quan sát và nhận xét : - Thẳng như ruột ngựa:ý nói thẳng thắn, không ưng điều gì thì nói ngay. -Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào GV viết mẫu Thẳng: Thẳng Viết bảng. HS viết bảng. GV quan sát giúp đỡ cho HS 4.Hướng dẫn viết vào vở : -Chú ý chỉnh sửa cho các em. 1 dòng 2 dòng 1 dòng 1 dòng 2 dòng 5.Chấm chữa bài -Chấm từ 6 - 7 bài học sinh . -Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 6.Củng cố-dặn dò: -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở . -2-3 em đọc : Thẳng như ruột ngựa -Quan sát. -Nghe. -1em nêu: 4tiếng : Thẳng,như,ruột,ngựa -Bảng con : Thẳng -Viết vở. - T ( cỡ vừa : cao 5 li) - T(cỡ nhỏ :cao 2,5 li) - Thẳng (cỡ vừa) - Thẳng(cỡ nhỏ) -Thẳng như ruột ngựa ( cỡ nhỏ) Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Tiết 3: Môn :Tập viết Bài : ÔN TẬP CHO HỌC SINH VIẾT CHỮ ĐẸP A.Mục tiêu: - Hs viết đúng chữ hoa ,từ,câu ứng dụng theo nét đúng và nét nghiêng. -HS yêu thích môn học,cố ý thức rèn chữ viết. B. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ cái viết hoa đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ từ,câu ứng dụng C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học I.Ổn định tổ chức 8 II. Kiểm tra: (5’) -GV chấm điểm vở viết ở nhà. III. Bài mới: ( 30’) 1. Giới thiệu bài ; 2. Hướng dẫn viết chữ hoa -GV cho hs quan sát mẫu chữ -Nêu cấu tạo của chữ -GV nhận xét, kết luận . -GV hướng dẫn viết và viết mẫu -GV nhận xét sửa 3. Hướng dẫn viết từ,câu và bài ứng dụng GV giải nghĩa từ,câu ứng dụng: -GV viết mẫu và hướng dẫn viết -GV nhận xét sửa cho hs 4. Thực hành viết vở tập viết -GVquan sát uốn nắn -GV thu chấm, nhận xét 5.Củng cố dặn dò: (3’) -Cho quan sát, học tập bài viết đẹp - GV nhận xét giờ học - Dặn dò về nhà tập viết -HS quan sát, lắng nghe. -HS quan sát, và nhắc lại cách viết -HS đọc từ và câu ứng dụng -HS nghe -HS nhận xét độ cao khoảng cách -HS quan sát và nhắc lại cách viết -HS thực hành viết vở nét đúng và nét nghiêng. -HS quan sát, nhắc lại cách viết -HS về nhà tập viết Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Thứ tư, ngày 23 tháng 2 năm 2011. Tiết 1 : Môn: Toán. Bài: MỘT PHẦN 3 A. Mục tiêu: - Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan ) “ Một phần ba ” biết đọc , viết 1/3 - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau . *Bài tập cần làm: Bài 1,3 *HS K-G làm các BT còn lại. -Phát triển khả năng tư duy cho học sinh. B. Chuẩn bị : -SGK C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Ổn định tổ chức II. Kiểm tra: (5’) - HS đọc bảng chia 3 9 - Gọi HS đọc bảng chia 3 -GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: ( 30’) 1.Giới thiệu bài -GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi lên bảng: Một phần 3 2.Giới thiệu “Một phần ba” (1/3) -HS quan sát hình vuông và nhận thấy: -Hình vuông được chia thành 3 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần ba hình vuông. -Hướng dẫn HS viết: 1/3; đọc: Một phần ba. -Kết luận: Chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) đuợc 1/3 hình vuông. 3.Luyện tập – thực hành: Bài 1: HS trả lời đúng đã tô màu 1/3 hình nào - Đã tô màu 1/3 hình vuông (hình A) - Đã tô màu 1/3 hình tam giác (hình C) - Đã tô màu 1/3 hình tròn (hình D) Bài 2: HS K-G làm HS quan sát hình vẽ và trả lời: -Hình A được tô màu 1/3 số ô vuông của hình đó -Hình B được tô màu 1/3 số ô vuông của hình đó -Hình C được tô màu 1/3 số ô vuông của hình đó Bài 3:Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK và tự làm bài - Yêu cầu HS nêu miệng + Vì sao em nói hình b đã khoanh vào một phần ba số con gà? - GV nhận xét và sửa sai. 3) Củng cố-dặn dò -Tổng kết và nhận xét tiết học. -Về nh chuẩn bị bi sau -Vài em nhắc lại tựa bài. -HS quan sát hình vuông - HS viết: 1/3; đọc: Một phần ba. - HS tô màu 1 phần. - HS lập lại. -HS trả lời - Hình A - Hình C - Hình D - HS quan sát hình vẽ - HS trả lời. Bạn nhận xét - HS quan sát hình vẽ - HS trả lời. Bạn nhận xét - Hình nào đã khoanh vào 1/3 số con gà? - HS làm miệng - Vì hình b có 12 -Học sinh trình bày -Học sinh lắng nghe -Tổng kết và nhận xét tiết học. -Về nh chuẩn bị bi sau 10 [...]... 3x9=27 27:3=9 3x3=9 9:3=3 3x1=3 3:3=1 - HS tính và viết theo mẫu 15cm:3=5cm 9kg:3=3kg 14cm:2=7cm 21l:3=7l 10dm:2=5dm Bài 4: Hướng dẫn HS lm Đọc đề Làm vở Làm bảng Nhận xét Đổi vở chấm Bài giải: Số kilôgam gạo trong mỗi túi là: 15 : 3 = 5 (kg) Đáp số: 5 kg gạo Đọc đề Lm vở Lm bảng Nhận xt Đổi vở chấm Bài giải Số can dầu là: 27 : 3 = 9 (can) Đáp số: 9 can dầu - Học sinh trình bày -Nhận xét Bài 5: HS K-G... số 3 Trình bày: 3 x X = 15 - HS viết và tính:X = 15 : 3 X = 15 : 3 X=5 X=5 -Kết luận: Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia (như SGK) 3 Luyện tập, thực hành - HS viết vào bảng con Bài 1 23 -HS tính nhẩm theo từng cột -Giáo viên nhận xét đánh giá - HS lập lại Bài 2: -Tìm x (theo mẫu) HS nhắc lại kết luận -HS tính nhẩm và làm bài Sửa bài trên 2x4=8 3x4=12 3x1=3 X x2=10 8:2=4 12:3=4 3:3=1... -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét 3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 : -Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2a Gọi 1 HS lên bảng làm bài và yêu cầu -Đoạn văn có 4 câu -Dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ba chấm -Viết hoa và lùi vào một ô vuông -Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn - Nêu các từ khó và thực hành viết bảng con tưng bừng, nục nịch, nườm nượp, rực rỡ,… HS viết -Nhìn bảng để soát và tự... dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp B Chuẩn bị: - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt - Học sinh: ý kiến phát biểu C Tiến trình sinh hoạt lớp tuần 23 1 Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ - Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm - Lớp trưởng nhận xét, . nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, dừng bút trên đường kẽ 6. -Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, viết tiếp nét cong trái to. Nét cong trái cách nét lượn ngang, tạo 1 vòng xoắn nhỏ. cơ bản nào ? Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang. * HD viết : GV vừa viết vừa nêu cách viết . -Nét 1: Đặt bút giữa đường kẽ 4 và 5, viết nét. bài đọc, nhận xét câu trả lời của bạn. -Vài em nhắc lại tên bài -Lớp lắng nghe đọc mẫu . 1 TUẦN 23 rất bình tĩnh. - Yêu cầu đọc từng câu . *Rút từ khó Đọc từng đoạn : -Yêu cầu tiếp nối đọc từng

Ngày đăng: 27/04/2015, 01:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w