Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
370,5 KB
Nội dung
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân LỜI CAM ĐOAN Trong thời gian từ ngày 02/01/2014 đến ngày 25/05/2014, em đã có cơ hội được thực tập tại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin để nghiên cứu và thực hiện chuyên đề thực tập “Hoàn thiện công tác tiền lương tại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin”. Em xin cam đoan rằng chuyên đề thực tập này là do em tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng nên dựa theo các số liệu được cung cấp bởi phòng Lao động tiền lương và tham khảo các nguồn khác như giáo trình, sách báo và internet. Vì vậy các kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực. Nếu có sai sót em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Em xin chân thành cảm ơn và kính mong quý thầy cô nhận xét và chỉ bảo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Khương Duy SV: Nguyễn Khương Duy Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân MỤC LỤC 2.4.Nhận xét chung về công tác tiền lương tại TCT Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin 18 2.4.1. Những ưu điểm trong công tác tiền lương 18 2.4.2.Những hạn chế trong công tác tiền lương 19 SV: Nguyễn Khương Duy Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT VLNCN Vật liệu nổ công nghiệp CBCNV Cán bộ công nhân viên LĐ Lao động TB Thương binh XH Xã hội HĐTV Hội đồng thành viên LĐTL Lao động tiền lương TCT Tổng công ty SXKD Sản xuất kinh doanh BCH Ban chấp hành TGĐ Tổng giám đốc PTGĐ Phó tổng giám đốc GĐ Giám đốc PGĐ Phó giám đốc KTT Kế toán trưởng TP Trưởng phòng TQL Tổng quỹ lương SV: Nguyễn Khương Duy Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân DANH MỤC BẢNG 2.4.Nhận xét chung về công tác tiền lương tại TCT Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin 18 2.4.1. Những ưu điểm trong công tác tiền lương 18 2.4.2.Những hạn chế trong công tác tiền lương 19 SV: Nguyễn Khương Duy Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân LỜI MỞ ĐẦU Tổng công ty (TCT) công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin thuộc tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước, có nhiệm vụ: nghiên cứu, sản xuất, phối chế - thử nghiệm, bảo quản, dự trữ quốc gia vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), xuất nhập khẩu thuốc nổ, nguyên liệu, hóa chất để sản xuất VLNCN và các dịch vụ cung ứng như: vận chuyển, thiết kế mỏ, nổ mìn và các nhiệm vụ khác ngoài VLNCN. Đứng trước xu thế toàn cấu hóa, và không xa là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty đang tích cực trong việc thay đổi cơ chế quản lý, khai thác sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Do nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi một tổ chức, doanh nghiệp, vì thế việc sử dụng, thu hút nguồn nhân lực một cách hiệu quả, giúp họ phát huy được khả năng của bản thân hay việc gắn bó lâu dài với tổ chức, doanh nghiệp là việc làm rất cần thiết. Mặt khác, tiền lương luônlà phần quan trọng thiết yếu đối với tất cả thành viên của một tổ chức, từ những người lao công, công nhân đến cán bộ chủ chốt, giám đốc…tiền lương là nguồn sống chính của họ. Vì vậy, việc quản lý tiền lương như thế nào, cơ chế trả lương, cách thức trả lương hay cách phân phối tiền lương ra sao chính là vấn đề mà nhà quản lý hết sức quan tâm. Là một doanh nghiệp kinh doanh, lại chịu sự chi phối của Nhà nước cho nên Tổng công ty có những chính sách tiền lương rất đặc thù của mình. Và để tìm hiều công tác tiền lương của Tổng công ty có thực sự tốt, em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tiền lương tại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin.” Trên cơ sở sử dụng các lý luận cơ bản về tiền lương, các hình thức trả lương, kết hợp với phương pháp phân tích số liệu của Tổng công ty, chuyên đề tập trung đến các nội dung: • Thực trạng công tác tiền lương tại Tổng công ty trong thời gian vừa qua. • Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác tiền lương mà Tổng công ty đã thực hiện. Với đề tài này, em sẽ có những hiểu biết, kiến thức cơ bản về tiền lương, thông qua đó tìm hiểu được tình hình quỹ lương, quy chế trả lương, các hình thức trả lương tại Tổng công ty. Do đó, kết cấu của chuyên đề sẽ gồm ba phần chính là: • Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu SV: Nguyễn Khương Duy Lớp: Kinh tế lao động 52B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân • Chương II: Công tác tiền lương tại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin. • Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin Do nhận thức cũng như khả năng còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý từ các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Vũ Hoàng Ngân đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Khương Duy Lớp: Kinh tế lao động 52B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tiền lương Hiện nay ở nước ta, tiền lương của người lao động là vấn đề rất được coi trọng. Bản thân các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào người lao động cho nên việc đáp ứng nhu cầu cho người lao động đang là vấn đề đặt ra hàng đầu. Và thời gian qua cũng đã có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề tiền lương, công tác tiền lương. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể như sau: - Nguyễn Đình Nghĩa (2012), Một số đề xuất về cải cách chính sách tiền lương cán bộ , công chức trong giai đoạn 2012 – 2020, Viện khoa học tổ chức nhà nước - Bộ nội vụ. Tác phẩm nêu ra một số chính sách có tác động trực tiếp đến cải cách tiền lương nhằm hướng đến cái đích là đảm bảo cho cán bộ, công chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội. - TS. Nguyễn Hữu Dũng (2011), Chính sách tiền lương: thực trạng, vấn đề, và yêu cầu đặt ra cho giai đoạn 2011 – 2015, Viện khoa học Lao động và Xã hội. Tác giả đã đưa ra những nhận thức cơ bản về chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường, đánh giá khái quát thực trạng chính sách tiền lương hiện nay ở Việt Nam, những nút thắt cần tháo gỡ và đưa ra những cải cách trong giai đoạn 2011 – 2015. - Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Một số vấn đề đặt ra trong chính sách tiền lương khi thực hiện cải cách, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM. Nội dung của tác phẩm đưa ra lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu trong thời gian tới, cơ chế quản lý tiền lương trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước và xây dựng tiền lương cho viên chức quản lý doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. - Trường Đại học Lao động – Xã hội (2012), Hội thảo khoa học về cải cách tiền lương công chức hành chính. Hội thảo đã đánh giá thực trạng tiền lương công chức hành chính hiện hành và đề xuất những cơ sở khoa học cho việc cải cách chính sách tiền lương công chức hành chính trong giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các đề tài, luận văn nghiên cứu về vấn đề tiền lương: - Nguyễn Hữu Sứng (2014), Nghiên cứu và phương hướng hoàn thiện công SV: Nguyễn Khương Duy Lớp: Kinh tế lao động 52B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân tác trả lương tại Xí nghiệp may 3 – Công ty May 10 (GARCO 10), Đồ án tốt nghiệp. Đồ án bao gồm 4 phần: quá trình hình thành và phát triển của công ty May 10; cơ sỏ lý luận chung về tiền lương; phân tích công tác trả lương, thưởng tại Xí nghiệp May 3- công ty May 10; một số phương hướng hoàn thiện công tác trả lương tại Xí nghiệp. - Nguyễn Ngọc Sinh (2008), Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng ở Tổng công ty Dệt – May Hà Nội và đề xuất một số giải pháp hoàn thiên, đồ án tốt nghiệp. Nội dung của đề tài gồm 3 chương: Cơ sở lý luận về tiền lương trong doanh nghiệp; phân tích tình hình trả lương của Công ty CP Dệt – May Hà Nội; một số biện pháp hoàn thiện công tác tiền lương. - Nguyễn Vũ Tiến (2008), Cải tiến công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ. Nội dung của luận văn được trình bày thành 3 chương: Một số vấn đề về tiền lương, tiền thưởng và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp; phân tích và đánh giá công tác tiền lương, tiền thưởng tại Công ty Cổ phần xuất khẩu Bắc Giang; Một số cải tiến nhằm hoàn thiện công tác tiền lương, tiền thưởng tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang…. 1.2. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp, phương pháp điều tra xã hội, thống kê, xử lí thông tin, so sánh, lập bảng biểu, tổng hợp số liệu…nhằm làm rõ những vấn đề khoa học một cách chi tiết. Việc kết hợp các phương pháp sẽ giúp phân tích vấn đề một cách khách quan và toàn diện nhất. Khóa luận có tham khảo những lý thuyết về tiền lương trong các giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, giáo trình Kinh tế lao động, giáo trình Phân tích lao động. Bên cạnh đó là việc sử dụng các số liệu thu thập được từ TCT Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin. Ngoài ra, em đã tiến hành phỏng vấn lấy thông tin với nội dung chính là: “ Mức độ hài lòng về tiền lương của người lao động trong đơn vị TCT”. Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, em đã gặp và thu nhận thông tin từ 30 nhân viên của TCT (chiếm 20,54% tổng số nhân viên trong cơ quan quản lý TCT) bao gồm SV: Nguyễn Khương Duy Lớp: Kinh tế lao động 52B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân các nhân viên tại các phòng ban và lao công. Sau khi thu thập số liệu, sinh viên đã tiến hành tổng hợp, phân tích kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn về công tác tiền lương và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác tiền lương tại TCT. SV: Nguyễn Khương Duy Lớp: Kinh tế lao động 52B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân CHƯƠNG II: CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ VINACOMIN. 2.1.Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty 2.1.1. Ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty 2.1.1.1. Ngành, nghề chính - Sản xuất, phối chế - thử nghiệm Vật liệu nổ Công nghiệp (VLNCN). - Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, sử dụng VLNCN. - Xuất, nhập khẩu VLNCN, nguyên liệu, hóa chất để sản xuất VLNCN. - Bảo quản, đóng gói, cung ứng, dự trữ quốc gia về VLNCN. - Dịch vụ khoan, nổ mìn. - Đầu tư, xây dựng, sản xuất, mua, bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các sản phẩm hóa chất, nitơrat amôn, dầu mỏ, muối mỏ, sô đa, amoniac, xút, axit, xăng, dầu, khí hóa lỏng, cồn công nghiệp (metanol) và các sản phẩm hóa chất khác. 2.1.1.2. Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề chính - Sản xuất, cung ứng vật tư kĩ thuật, dây điện, bao bì đóng gói thuốc nổ, giấy sinh hoạt. - Sản xuất vật liệu xây dựng. - Thiết kế, thi công xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, kết cấu hạ tầng. - Vận tải đường bộ, đường thủy, vận tải quá cảnh, đại lý vận tải thủy. - Quản lý, khai thác cảng và bến thủy nội địa. - Sửa chữa, cải tạo các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy. 2.1.1.3. Ngành, nghề khác - Sản xuất hàng bảo hộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu. - Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, xăng dầu, nguyên liệu may mặc. - Kinh doanh các dịch vụ khách sạn, du lịch lữ hành (nội địa và quốc tế), vận chuyển khách du lịch, tổ chức hội nghị, hội thảo. - Điều dưỡng cho cán bộ công nhân viên ngành than. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Hiện nay Tổng công ty đang sản xuất và cung ứng các loại VLNCN cho các công trình bao gồm: - Thuốc nổ phá đá AD1. - Dây mìn công trình lộ thiên. - Thuốc nổ nhũ tương lò đá, thuốc nổ nhũ tương lò than, sản phẩm thuốc nổ Zecno, Anfo chịu nước, thuốc nổ Powergel Magnum 3151, điện, mồi nổ năng lượng cao 175g và 400g, mồi kích nổ, mồi nổ MN-31 và TX1A. SV: Nguyễn Khương Duy Lớp: Kinh tế lao động 52B 6 [...]... NXB Lao động 4 Đặng Thị Lương (2012), Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin, Khoa Khoa học quản lý trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 Vũ Nam Dơng (2003), Giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại Tổng công ty cổ phần ôtô vận tải Hà Tây, Khoa Vận tải kinh tế trường ĐH Giao thông vận tải, Đề tài tốt nghiệp 6 Luật số 10/2012/QH13... hưởng lương 100% theo chế độ PC: Các khoản phụ cấp Phương thức tính lương trên được áp dụng để tính lương cho người lao động thuộc những công ty con trực thuộc Tổng công ty, không áp dụng ở đơn vị Tổng công ty Hiện nay ở đơn vị Tổng công ty đang áp dụng phương thức phân phối lương hai lần 2.4 Nhận xét chung về công tác tiền lương tại TCT Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin 2.4.1 Những ưu điểm trong công tác. .. tế Lao động 52B Khoa : Kinh tế & Quản lý nguồn nhân lực Trường : Đại học Kinh tế quốc dân Khóa : 52 Đã hoàn thành thực tập tại: Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin, thời gian từ ngày 06/02/2014 tới ngày 21/05/2014 với đề tài: Hoàn thiện công tác tiền lương tại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... dụng VLNCN 2.2 Quỹ lương của Tổng công ty Căn cứ Quyết định số 6668/QĐ – BCT ngày 20/12/2010 của Bộ trưởng Bộ công thương về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin Quyết định số 929/QĐ – HĐTV ngày 27/04/2012 của HĐTV Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin Căn cứ Quyết... TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ VINACOMIN Định hướng phát triển toàn diện cho Tổng công ty nói chung và định hướng cho sự phát triển công tác tiền lương nói riêng là một việc làm khó khăn nhưng để hoàn thiện công tác quản trị trong doanh nghiệp và cho sự phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp trong tương lại lại là một nhiệm vụ chiến lược mà các nhà quản trị cần tính đến Định hướng hoàn. .. chức hoàn thiện công tác tiền lương Nhà quản trị chức năng nào của TCT cũng phải có định hướng cụ thể cho công việc của họ đang điều hành, nhà quản trị tiền lương cũng vậy Đó là việc định hướng cho sự phát triển hoàn thiện trong công tác tiền lương, cụ thể là hoàn thiện các hình thức trả lương là một việc làm mang tính chiến lược mà các nhà quản trị cần tính đến Định hướng hoàn thiện công tác tổ chức tiền. .. binh và xã hội (29/12/1998), Công văn 4320/LĐTBXH- TL 9 Các tài liệu tại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin SV: Nguyễn Khương Duy Lớp: Kinh tế lao đông 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc o0o GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP Đơn vị thực tập: Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin Xác nhận cho: Sinh... chờ chấm công của người lao động, hiệu suất công việc thấp, thu nhập theo lương thì thấp mà tiền thưởng cao không đảm bảo phân phối công bằng trong công tác trả lương Bảng 3.2: Bảng tính điểm hệ số mức độ hoàn thành công việc để tính lương Hạng thành tích Hệ số Tiêu chuẩn (k) -Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công việc -Có ý thức trách nhiệm trong giờ công tác, chất lượng đảm bảo ngày giờ đủ 26 công/ tháng... định quỹ tiền lương tập thể • Công thức xác định tổng tiền lương trong kì thanh toán của từng cá nhân người lao động: SV: Nguyễn Khương Duy 17 Lớp: Kinh tế lao đông 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân TL = TLsp + TL100% + PC TL: Tổng tiền lương trong kì thanh toán của từng cá nhân TLsp: Tiền lương theo sản phẩm của mỗi cá nhân TL100%: Tiền lương được trả cho những ngày công nghỉ... - Tiền lương theo đơn giá từ sản xuất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp - Tiền lương theo đơn giá từ dịch vụ nổ mìn - Tiền lương theo đơn giá từ cung ứng vật liệu nổ công nghiệp - Thiền lương theo đơn giá từ sản xuất kinh doanh khác - Tiền lương do Tập đoàn cà Ngân sách cấp (dự trữ quốc gia VLNCN, nghiên cứu khoa học, điều dưỡng phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng sau rửa phổi…) - Tiền lương . tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân • Chương II: Công tác tiền lương tại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin. • Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác trả lương. nên Tổng công ty có những chính sách tiền lương rất đặc thù của mình. Và để tìm hiều công tác tiền lương của Tổng công ty có thực sự tốt, em chọn đề tài: Hoàn thiện công tác tiền lương tại Tổng. 2.4.Nhận xét chung về công tác tiền lương tại TCT Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin 18 2.4.1. Những ưu điểm trong công tác tiền lương 18 2.4.2.Những hạn chế trong công tác tiền lương 19 SV: Nguyễn