Nó rất hay.nó là 1 tài lệu tốt cho bạn bạn hãy học tập bằng cái này sẽ giúp học tốt hơn và thông minh hơn.nó là một tài lệu bạn không thể thiếu.hay ủng hộ nge ngộ tải về máy nhé các bạn nhé.......................................................................................................................................................
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nam - Phòng Giáo dục & Đào tạo Duy Tiên - Trường THCS Chuyên Ngoại. - Địa chỉ: Xã Chuyên Ngoại– Huyện Duy Tiên – Tỉnh Hà Nam. - Điện thoại: ; Email: - Họ và tên giáo viên: PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI 1. Tên dự án dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN: LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, SINH HỌC, NGỮ VĂN,GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7. TiÕt 22 :Bµi 14: B¶o vÖ m«i trêng vµ tµi nguyªn thiªn. 2. Mục tiêu dạy học: a, Mục tiêu chung: - Môi trường dung dưỡng con người, tài nguyên nuôi sống con người. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số, về khoa học kỹ thuật. Con người đã tác động tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên làm cho nó suy thoái và ô nhiễm. Để góp phần vào hoạt động bảo vệ môi trường mà cả thế giới đang quan tâm nhóm giáo viên chúng tôi đã tiến hành tích hợp liên môn. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học. Và vì thế từ nhân thức được học sinh sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. b, Mục tiêu cụ thể: * Về kiến thức: - Môn GDCD: HS nªu ®îc m«i trêng lµ g×, tµi nguyªn thiªn nhiªn lµ g×?KÓ ®îc c¸c yÕu tè cña m«i trêng vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn.Nªu ®îc nguyªn nh©n g©y « nhiÔm m«i tr- êng.Thấy ®îc vai trß cña MT, TNTN ®èi víi con ngêi. - Môn Ngữ văn, Môn Địa lí, Môn Lịch sử và sinh học- HS hiểu lí giải rõ hơn được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tầm quan trọng của môi trường và tài ngưyên thiên nhiên với cuộc sống con ngưòi * Về kỹ năng: - Giúp các em rèn thành thạo khả năng tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập thông tin, phân tích , xử lí thông tin, liên hệ thực tế. - Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. * Về thái độ: - Giáo dục học sinh Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật về, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 3. Đối tượng dạy học của dự án: * Đối tượng dạy học của dự án là học sinh - Số lượng học sinh: 36 em - Số lớp thực hiện: 1 lớp - Khối lớp: 7 * Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án: - Dự án mà tôi thực hiện là một tiết giáo dục công dân với học sinh lớp 7 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện:Các em học sinh đã tiếp cận hơn 1 năm với kiến thức chương trình bậc THCS. Ngoài ra với tiết học này kiến thức rất gần gũi và được đề cập đến trong nhiều môn.Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ. 4. Ý nghĩa của dự án: - Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em gải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. - Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” vận dụng kiến thức liên môn là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó. - Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. * Cụ thể: - Đối với dự án này, khi thực hiện liên môn Địa Lí, Sinh Học, Lịch Sử, Văn Học sẽ giúp các em có được kiến thức toàn diện để hiểu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên và hành động của bản thân trước vấn đề bức thiết của xã hội hiện nay. * Trong thực tế: Tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên sâu sắc, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: - Thiết bị dạy học: + Máy chiếu +Thông tin, tranh ảnh, videoclip về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học A MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên. - Kể tên các yếu tố của môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người. - Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 2. Kỹ năng: - Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật về, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. B.CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC - Kiểm Tra bài cũ - Giới thiệu bài mới - Củng cố - Hướng dẫn học bài C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp quy nạp bằng hệ thống câu hỏi đàm thoại vấn đáp gợi tìm nêu và giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm D.PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Kiểm tra đánh giá đầu giờ và suốt quá trình học *Hoạt động của Học sinh : Nghe câu hỏi phát vấn của GV suy nghĩ trả lời * Hoạt động của giáo viên: Quản lí lớp học, phát vấn câu hỏi, hướng dẫn học sinh trả lời, chốt kiến thức, bình E. NỘI DUNG Các hoạt động dạy và học trong bài diễn ra bình thường. Nhưng giáo viên cần lưu ý một số vấn đề trong bài để giúp học sinh kết hợp với kiến thức của các môn học khác để hiểu rõ hơn, sâu hơn về vấn đề đó - Để dạy hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin sự kiện giáo viên cần kết hợp với kiến thức môn Địa lí và môn sinh học để HS hiểu rõ vai trò của rừng trong ngăn chặn lũ và là lá phổi xanh của trái đất, môn Lịch sử để giúp học sinh thấy cụ thể phương thức và kĩ thuật hiện đại trong chiến tranh mà giặc Mĩ gây cho chúng ta hậu quả không chỉ cho rừng mà còn bao thế hệ mai sau - Để dạy hoạt động 2:Nội dung bài học giáo viên sẽ tích hợp với môn Sinh học, môn Địa lí, môn Ngữ Văn để học sinh nhận ra môi trường là như thế nào, tái nguyên thiên nhiên là gì, vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Quá trình kiểm tra đánh giá chính kết quả câu trả lời trong giờ và bài kiểm tra 15 phút với nội dung câu hỏi sau: 8. Các sản phẩm của học sinh Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn Trên đây là dự án thử nghiệm của nhóm giáo viên chúng tôi mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý thầy, cô để chúng tôi hoàn thiện hơn dự án này Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! . giáo viên: PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI 1. Tên dự án dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN: LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, SINH HỌC, NGỮ VĂN,GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7. TiÕt 22. rằng tích hợp vận dụng kiến thức liên môn là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn. dung bài học giáo viên sẽ tích hợp với môn Sinh học, môn Địa lí, môn Ngữ Văn để học sinh nhận ra môi trường là như thế nào, tái nguyên thiên nhiên là gì, vai trò của môi trường và tài nguyên thiên