Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu của nước ta trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để hoạt động xuất khẩu diễn ra chủ động, vừa tranh thủ được lợi ích do hội nhập mang lại vừa không làm tổn hại lợi ích quốc gia, tất yếu đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước thông qua chính sách quản lý xuất khẩu. Thời gian qua, chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu đã đóng vai trò quan trọng vào việc quản lý và tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tích cực thực hiện cải cách và điều chỉnh hệ thống chính sách thương mại và các văn bản pháp luật theo hướng tự do và tương thích với các chuẩn mực quốc tế. Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu thời gian qua đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, khi tham gia vào “sân chơi” toàn cầu đòi hỏi Việt Nam phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế cũng như các cam kết song phương và đa phương trong thời kỳ hội nhập. Trong thực tế, khả năng cạnh tranh trên các cấp độ của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, khả năng điều chỉnh chưa cao, chưa theo kịp với những điều chỉnh của môi trường kinh tế quốc tế. Vì vậy, để giảm thiểu những mặt tiêu cực, tối đa hóa lợi ích kinh tế và thương mại từ hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải có chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hoàn thiện và đồng bộ trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội khác của nhà nước. Tuy nhiên, kể từ khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam từ năm 2007 đến nay còn chịu nhiều tác động tương tác giữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với các yếu tố chủ quan và khách quan khác. Nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp, khủng hoảng tài chính bùng nổ năm 2008 và kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Trong bối cảnh kinh tế mới đó, việc hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa như thế nào để vừa phù hợp với các cam kết hội nhập vừa góp phần thúc đẩy xuất khẩu đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Đó chính là lý do để đề tài “Chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đến năm 2015” được chọn để nghiên cứu.
Trang 1DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 6
1.1 Khái niệm và nội dung của chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu 6
1.1.1 Khái niệm chính sách quản lý xuất khẩu 6
1.1.2 Nội dung của chính sách quản lý xuất khẩu 13
1.2 Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập 23
1.2.1 Vai trò của chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu 23
1.2.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập 25
1.3 Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu hàng hoá của các nước và bài học đối với Việt Nam 28
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 28
1.3.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 30
1.3.3 Bài học đối với Việt Nam 32
Chương 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM 34
2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời gian qua 34
2.2 Thực trạng chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 36
2.2.1 Chính sách quản lý xuất khẩu hàng hóa 36
2.2.2 Chính sách liên quan đến mặt hàng và thị trường xuất khẩu 40
2.2.3 Chính sách khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu 48
2.3 Đánh giá chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 55
Trang 22.3.2 Những hạn chế của chính sách quản lý của nhà nước đối với
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 59 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 64
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 68 3.1 Phương hướng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đến năm 2015
68 3.1.1 Mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đến năm 2015
68 3.1.2 Quan điểm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý
của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập KTQT 70
3.2 Cơ hội, thách thức và những yêu cầu cơ bản của chính sách quản
lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2015 72
3.2.1 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam trong quá
trình hội nhập 72 3.2.2 Những yêu cầu cơ bản của chính sách quản lý của nhà nước đối
với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2015 79
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đến năm 2015 82
3.3.1 Hoàn thiện chính sách quản lý xuất khẩu hàng hóa phù hợp với
điều kiện hội nhập và cam kết với WTO 82 3.3.2 Hoàn thiện chính sách phát triển mặt hàng chủ lực và thị trường
trọng điểm 84 3.3.3 Hoàn thiện các chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
87 3.3.4 Hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu và
Trang 3KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 4STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
The Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Agriculture Hiệp định về Nông nghiệp
hóa
Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
5 FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
6 GATT General Agreement
on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
7 HS Harmonized System Hệ thống hài hòa
11 MUTRAP Multilateral Trade
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Trang 518 VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng
Organization Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 6SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Nội dung của chính sách quản lý xuất khẩu hàng hoá 14
BẢNG Bảng 2.1 : Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 1993- 2009 36
Bảng 2.2: Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu 39
Bảng 2.3: Xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam 2001-2009 43
Bảng 2.4: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu 2004-2009 (%) 62
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 : Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2000-2009 25
Biểu đồ 2.1: KNXK của Việt Nam 2005 – 2009 35
Biểu đồ 2.2: KNXK sang một số thị trường lớn 2007 - 2009 47
Biểu đồ 3.1: Dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 69
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu của nước tatrở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế.Tuy nhiên, để hoạt động xuất khẩu diễn ra chủ động, vừa tranh thủ được lợi ích dohội nhập mang lại vừa không làm tổn hại lợi ích quốc gia, tất yếu đòi hỏi phải có sựquản lý của nhà nước thông qua chính sách quản lý xuất khẩu
Thời gian qua, chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu đã đóng vaitrò quan trọng vào việc quản lý và tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu của các doanh nghiệp Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đãtích cực thực hiện cải cách và điều chỉnh hệ thống chính sách thương mại và cácvăn bản pháp luật theo hướng tự do và tương thích với các chuẩn mực quốc tế Nhờ
đó, hoạt động xuất khẩu thời gian qua đạt được những thành tựu đáng kể, góp phầnvào sự phát triển kinh tế đất nước Tuy nhiên, khi tham gia vào “sân chơi” toàn cầuđòi hỏi Việt Nam phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế cũng nhưcác cam kết song phương và đa phương trong thời kỳ hội nhập Trong thực tế, khảnăng cạnh tranh trên các cấp độ của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, khả năng điềuchỉnh chưa cao, chưa theo kịp với những điều chỉnh của môi trường kinh tế quốc tế
Vì vậy, để giảm thiểu những mặt tiêu cực, tối đa hóa lợi ích kinh tế và thương mại
từ hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải có chính sách quản lý của nhà nước đối vớixuất khẩu hoàn thiện và đồng bộ trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội khác củanhà nước
Tuy nhiên, kể từ khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam từ năm 2007 đến naycòn chịu nhiều tác động tương tác giữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với cácyếu tố chủ quan và khách quan khác Nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp,khủng hoảng tài chính bùng nổ năm 2008 và kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.Trong bối cảnh kinh tế mới đó, việc hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước đốivới xuất khẩu hàng hóa như thế nào để vừa phù hợp với các cam kết hội nhập vừagóp phần thúc đẩy xuất khẩu đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam
Đó chính là lý do để đề tài “Chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam đến năm 2015” được chọn để nghiên cứu.
Trang 8Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
1.1 Khái niệm và các bộ phận của chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm chính sách quản lý xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động cơ bản trong các giao dịch kinh tế đối ngoại, làphương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thungoại tệ và đáp ứng nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế là một mục tiêuquan trọng Tuy nhiên, để xuất khẩu diễn ra có hiệu quả cần có sự quản lý tập trungcủa nhà nước thông qua chính sách quản lý xuất khẩu
Chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu với tư cách là một bộphận của chính sách kinh tế đối ngoại, là một hệ thống các nguyên tắc, quy định,công cụ và biện pháp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu ởnhững thời kỳ nhất định nhằm đặt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triểnkinh tế xã hội
Các quốc gia xây dựng chính sách quản lý xuất khẩu theo hai xu hường: xuhướng bảo hộ và xu hướng tự do hóa cũng như sự kết hợp giữa hai xu hướng nàymột cách biện chứng
1.1.2 Các nội dung chính sách quản lý xuất khẩu
Chính sách quản lý xuất khẩu có thể được xem xét ở các góc độ khác nhau :
Chính sách quản lý xuất khẩu
- Quản lý xuất khẩu bằng công cụ thuế quan
Thuế xuất khẩu có thể được dùng để giảm xuất khẩu do nhà nước khôngkhuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếmđang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toànlương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết Hàng rào thuế quan đượcWTO cho phép sử dụng để bảo hộ thị trường trong nước nhưng phải cam kết ràngbuộc với một mức thuế trần nhất định và có lịch trình cắt giảm, do vậy xu hướngnày ngày càng giảm đi
Trang 9- Hạn ngạch:
Hạn ngạch là biện pháp hạn chế về số lượng hoặc giá trị hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu từ một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định (thông thường làmột năm)
- Cấm xuất khẩu:
Cấm xuất khẩu là biện pháp mang tính bảo hộ, gây hạn chế đối với thươngmại quốc tế WTO không cho phép các nước thành viên được sử dụng biện phápnày Tuy nhiên, do trình độ phát triển giữa các nước thành viên không đồng đều chonên các quốc gia vẫn có thể thi hành các biện pháp cấm nhập khẩu trên cở sở khôngphân biệt đối xử trong một số trường hợp theo quy định
- Giấy phép xuất khẩu:
Đây là hình thức cơ quan có thẩm quyền cho phép các nhà kinh doanh đượcxuất khẩu Công cụ này có hiệu lực mạnh hơn so với thuế quan nhưng thuộc nhómhạn chế phi thuế quan nên xu hướng chung là các nước dần dần ít sử dụng
Chính sách mặt hàng và thị trường xuất khẩu
- Xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực :
Hàng chủ lực là những hàng hóa có điều kiện sản xuất ở trong nước với hiệuquả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác: có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định,chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia
Việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa rất lớn trong việc
mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa.Xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng góp phần tăng nhanh kim ngạch xuấtkhẩu, tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường xuất khẩu và nhập khẩu đồng thờitạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật vớinước ngoài
- Phát triển thị trường xuất khẩu trọng điểm
Thị trường xuất khẩu trọng điểm là thị trường mà nước xuất khẩu sẽ nhằmkhai thác chủ yếu và lâu dài.Vì vậy, quốc gia sẽ xây dựng chiến lược và đầu tư pháttriển các thị trường này Đối với thị trường trọng điểm, trong quan hệ ngoại thương,nước xuất khẩu có thể phải chấp nhận một số thiệt thòi về lợi ích trước mắt để thuđược lợi ích lâu dài, nhất là trong đàm phán ký kết các hiệp định thương mại cấpChính phủ
Trang 10Chính sách hỗ trợ xuất khẩu
- Trợ cấp xuất khẩu :
Trợ cấp xuất khẩu chính là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành chocác doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Mục đích của trợ cấp xuất khẩu làgiúp người xuất khẩu tăng thu nhập nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, do
đó đẩy mạnh được xuất khẩu
- Tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu là một trong những biện pháp, chính sách tài chính nhằmkhuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu Chính sách này có ý nghĩa quan trọnggóp phần làm tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu, tạo nên lợi thế cạnh tranh củamột quốc gia Do vậy, chính sách này được rất nhiều nước áp dụng nhằm đẩy mạnhxuất khẩu Tuy nhiên, trong điều kiện là thành viên WTO, các quốc gia đã bị hạnchế áp dụng các biện pháp trợ cấp và tín dụng xuất khẩu để tránh vi phạm quy địnhcủa hiệp định SCM
1.2.Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
Vai trò của chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu
- Góp phần tác động đến quá trình tái sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấukinh tế đất nước, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển
- Thúc đẩy xuất khẩu phát triển, khai thác các lợi thế so sánh của nền kinh tế,tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ CNH, HĐH đất nước
- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường
- Là cơ sở để thực hiện các cam kết quốc tế, mở rộng và thúc đẩy các quan hệKTQT của đất nước
Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế không ngừng của đất nước
- Xu hướng tự do hoá thương mại và yêu cầu của tiến trình hội nhập
- Tuân thủ các các cam kết quốc tế và quy định của WTO
1.2 Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu hàng hoá của các nước và bài học đối với Việt Nam
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đâychủ yếu dựa vào tăng trưởng xuất khẩu được đánh giá là hết sức ngoạn mục
Trang 11Trong vòng 3 năm sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã tiến hành thốngnhất và minh bạch hóa việc thực hiện các chính sách thương mại trên toàn quốc,củng cố hệ thống luật pháp có liên quan đến thương mại và sớm thông qua các luật
lệ cần thiết, thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm loại bỏ dần độc quyền xuất nhậpkhẩu đối với tất cả các loại hàng hóa Nhờ chính sách thương mại phù hợp, trong đóphải kể đến chính sách ưu đãi thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thưởng xuất khẩu tạo độnglực cho các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng quy mô xuất khẩu
Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Chính sách xuất khẩu của Hàn Quốc đã được điều chỉnh một cách linh hoạtcho phù hợp với mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn Chính sách xuất khẩu củaHàn Quốc đã được điều chỉnh và thực hiện một cách linh hoạt qua các thời kỳ khácnhau phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và của thế giới Chính sự linh hoạtnày góp phần tạo ra thành công cho Hàn Quốc trong lĩnh vực xuẩt khẩu nói riêng vàcùng với các chính sách khác đưa Hàn Quốc trở thành nước công nghiệp phát triển
Bài học đối với Việt Nam
- Hướng vào xuất khẩu đồng thời kết hợp với chính sách thay thế nhập khẩunhằm hạn chế nhập siêu
- Xây dựng chính sách phát triển mặt hàng và phát triển thị trường xuất khẩuphù hợp với điều kiện của đất nước
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu
Trang 12Chương 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
2.1 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua
Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, hoạt động kinh doanh xuất khẩu củaViệt Nam đã không ngừng phát triển Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng vớimức tăng trưởng xuất khẩu trung bình giai đoạn 1991-1995: 30,8%, 1996-2000:19,4%, 2001-2005: 17,5%
Sau khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tiếptục tăng với tốc độ tăng trưởng năm 2007, 2008 là 21,9% và 29,1% Tuy nhiên,tăng trưởng xuất khẩu năm 2007 và 2008 chưa thể hiện sự bứt phá so với các nămtrước và như kỳ vọng sau khi gia nhập WTO Năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩuchỉ đạt 57,6 tỷ USD giảm sụt so với năm trước gần 5,6 tỷ USD hay 8,9% Sự giảmsút xuất khẩu năm 2009 là do nhiều nguyên nhân Nguyên nhân quan trọng là do tácđộng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới Trongcác ngành và lĩnh vực, xuất khẩu được coi là lĩnh vực bị tác động trực tiếp, lớn nhất
từ khủng hoảng
1.3 Thực trạng chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
Bộ máy thực hiện chính sách của nhà nước đối với xuất khẩu
Trước năm 2007, Bộ Thương mại là cơ quản chủ quản quản lý xuất khẩu hànghóa Kể từ tháng 12 năm 2007, Bộ Công Thương được thành lập trên cơ sở sápnhập Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp Vì vậy, hiện nay Bộ Công Thương là cơquản quản lý trực tiếp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn được quy định trong Nghị định số 189/NĐ-CP của Chính phủ
Chính sách quản lý xuất khẩu hàng hóa
- Hạn ngạch xuất khẩu
Việt Nam thực hiện giới hạn hàng hóa xuất khẩu ở một số công ty vào năm
1990 Sau đó, hạn ngạch xuất khẩu gạo được Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn cùng thực hiện Thực tế hai năm vừa qua, Chính phủ ápdụng biện pháp chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu gạo Bản chất của quy định này cũngchính là hạn ngạch nhằm mục đích điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu với mongmuốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa đảm bảo an
Trang 13ninh lương thực quốc gia Ngoài ra thuế xuất khẩu áp dụng đối với mặt hàng dệtmay xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU theo quy định của các thị trường này.
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu
Danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu trước đây được Chính phủ công bố hàngnăm, từ năm 2001 được quy định cho thời gian 5 năm, từ năm 2006 trở đi áp dụngdài hạn Những mặt hàng Việt Nam cấm xuất khẩu là nhằm đảm bảo an ninh quốcgia, an toàn môi trường, an toàn lao động cũng như vì các lý do liên quan đến vănhóa là cơ bản phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia Nghị định 12/CP ngày 23/1/2006 quy định danh mục các mặt hàng các hàng
bị cấm xuất khẩu áp dụng trong suốt thời kỳ từ sau 2006
- Giấy phép xuất khẩu
Theo quyết định 46/2001/QĐ-Ttg, các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải cógiấy phép chỉ giới hạn ở các mặt hàng cần kiểm soát XNK theo quy định của cácĐiều ước mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc do Bộ Thương mại công bố cho từngthời kỳ Hiện nay, việc quản lý XNK hàng hóa được thực hiện theo Nghị định số12/2006/QĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của BộThương mại và các Bộ quản lý chuyên ngành So với thời kỳ trước đó, các quy định
về quản lý XNK hiện hành được hoàn thiện theo hướng thông thoáng và minh bạchhơn, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý hoạt động XNK
-Quản lý xuất khẩu bằng công cụ thuế quan
Hiện nay, thuế xuất khẩu của Việt Nam áp dụng với một số ít mặt hàng nhưmặt hàng không chế biến, nguyên liệu thô… Việt Nam áp dụng thuế xuất khẩu caođối với một số mặt hàng khoáng sản và nguồn tài nguyên thiên nhiên được xuấtdưới dạng thô Mục đích chính của các khoản thuế này là để bảo vệ nguồn tàinguyên khan hiếm, hạn chế xuất khẩu các loại hàng hoá chiến lược, và để điềuchỉnh và hài hoà nguồn thu ngân sách cho nhà nước Thuế xuất khẩu hiện nay được
áp dụng theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và nghị định số
149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuếxuất khẩu, nhập khẩu
Chính sách liên quan đến mặt hàng và thị trường xuất khẩu
- Chính sách xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Vấn đề xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã được Nhà nước đề ra từcuối những năm 1960 Tuy nhiên, trong thời gian gần đây khi chúng ta tiếp xúcmạnh mẽ với thị trường thế giới thì vấn đề này mới được coi trọng
Trang 14Tính đến năm 2007, đã có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USDgồm: Dầu thô, dệt may, giầy dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử và máy tính, càphê, gạo, cao su, than đá Cơ cấu xuất khẩu cũng có sự chuyển biến tích cực nhờ tácđộng gián tiếp của việc gia nhập WTO Đó là sự chuyển dịch từ các sản phẩm thô(dầu mỏ, than đá, cao su, gạo) sang sản phẩm công nghiệp chế biến, kể cả sản phẩm
có hàm lượng công nghệ và GTGT cao hơn
- Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu trọng điểm
Một trong những khâu then chốt của chiến lược phát triển xuất khẩu được nhànước ta nhấn mạnh là mở rộng và đa dạng hóa thị trường Quan điểm chủ đạo làtích cực, chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa cácthị trường, tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường
đã có song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mới, tăng cườngtiếp cận các thị trường cung ứng công nghệ nguồn
ASEAN, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ là các bạn hàng lớn nhất củaViệt Nam và cũng là các thị trường chính cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may và giày dép Các thị trường này chiếmtới hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Chính sách khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu
- Trợ cấp xuất khẩu
Chính sách trợ cấp xuất khẩu trực tiếp bằng ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
đã chính thức chấm dứt vào năm 1989 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu sau đó đượcthực hiện thông qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, thưởng kim ngạch, thưởng thành tích.Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được thành lập theo quyết định số 195/1999/QĐ-TTg củaChính phủ ngày 27 tháng 9 năm 1999
Ngay sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp xuấtkhẩu Tuy nhiên, theo khuôn khổ hiệp định nông nghiệp, Việt Nam đang bảo lưuhai hình thức: trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị bao gồm cả chi phí xử lý, nâng cấp,tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển và ưu đãi về cước phívận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơn hàng nội địa
- Tín dụng xuất khẩu
Tại Việt Nam, với mục tiêu tạo ra một hệ thống chính sách đồng bộ về tíndụng ưu đãi đối với hoạt động sản xuất chế biến, gia công, kinh doanh hàng xuấtkhẩu, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 133/2001/QĐ-Ttg ngày 10/9/2001ban hành quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
Trang 15Hoạt động hỗ trợ tín dụng xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp nâng cao khảnăng cạnh tranh hàng hóa của mình trên thị trường thế giới, giúp cho các nhà sảnxuất bán được sản phẩm và mở rộng thị trường
- Xúc tiến xuất khẩu
Năm 2005, Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình Xúc tiến thương mạiquốc gia giai đoạn 2006-2010 tại Quyết định 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005của Thủ tướng Chính phủ Một trong những mục tiêu của chương trình này là đẩymạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, xâydựng chính sách phát triển thị trường xuất khẩu, thành lập các trung tâm xúc tiếnthương mại tại các địa phương
2.2 Đánh giá chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
Những kết quả đã đạt đuợc trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện chính sách xuất khẩu hàng hóa
- Chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóangày càng được hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất nhập khẩu của đấtnước và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế
- Các chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa thông quacác công cụ thuế quan và phi thuế quan đã được hoàn thiện dần và trở nên minhbạch, tiến tới phù hợp với quy định của WTO
- Chính sách phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu đã phát huy tác dụng
Những hạn chế của chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
Luật thuế xuất nhập khẩu ban hàng kèm theo một loạt các văn bản pháp luậthướng dẫn Việc thay đổi, điều chỉnh thuế suất còn đột ngột trong thời gian qua.Nhiều doanh nghiệp không thể dự đoán trước được khi nào thuế sẽ thay đổi và mứcthuế suất sẽ thay đổi trong khoảng thời gian nào…
Các quy định về tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu cũng thường xuyên thayđổi Việc phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc hoàn thiện chính sách xuất nhậpkhẩu theo còn yếu
Thủ tục hành chính Hải quan còn phức tạp, chưa thực sự tạo thuận lợi cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu Quy mô triển khai thủ tục hải quan điện tử còn thấp so vớiyêu cầu đặt ra
Trang 16Xuất khẩu của Việt Nam dễ bị tổn thương từ bên ngoài như các biến động vềcác cú sốc giá cả hay sự xuất hiện rào cản thương mại mới Điều này một phần cũng
là do chủng loại mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn nghèo nàn, tập trung vàomột số ít hàng xuất khẩu chủ lực, thiếu đột phá
Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan là do biến động của nền kinh tế toàn cầu Hội nhậpsâu rộng hơn cũng có nghĩa là tăng trưởng xuất khẩu của nhiều mặt hàng, nhất làđối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, biến động mạnh cùng với thăng trầm củanền kinh tế thế giới, nhất là các bạn hàng chính Nguyên nhân chủ quan là do nhữngyếu kém và hạn chế từ nội tại nền kinh tế Việt Nam như chính sách, công cụ quản
lý chưa thống nhất, còn nhiều bất cập, công nghệ, cơ sở hạ tầng kém, công nghiệp
hỗ trợ chưa phát triển, thủ tục hành chính hải quan còn phức tạp, công tác dự báo thịtrường còn chưa hiệu quả
Trang 17Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
3.1 Định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2015
3.1.1 Mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2015
Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức gấp
1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng năm 1,5-2005 Cơ cấu hàng chế biến, chế tạo đạt mức từ80-85% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào năm 2015 Tăng tỷ trọng xuất khẩuvào thị trường Đông Á, duy trì tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ và EUtrong tổng kim ngạch xuất khẩu Đặc biệt chú trọng xuất khẩu vào thị trường TrungQuốc để giảm nhập siêu từ thị trường này; đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩumới ở khu vực Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Châu Đại dương
3.1.2 Quan điểm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hội nhập KTQT
Quan điểm về hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩuhàng hóa trong điều kiện hội nhập KTQT bao gồm :
Hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóaphải chủ động gắn liền với mục tiêu CNH HĐH và các mục tiêu kinh tế xã hội khác
Hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa làmột trong các hoạt động góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơcấu kinh tế
Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu phải đảm bảo tuân thủ các nguyêntắc chung, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ thành viên của các tổ chức khu vực vàquốc tế mà Việt Nam tham gia nhưng không bó buộc trong một lịch trình nhất định
Hoàn thiện chính sách phải đảm bảo sự tham gia của không chỉ của các cơquan nhà nước mà cả các đối tượng khác như cộng đồng doanh nghiệp, các hiệphội, và giới nghiên cứu
3.2 Những yêu cầu cơ bản của chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Chính sách xuất khẩu phải tạo điều kiện phát triển xuất nhập bền vững
Trang 18- Chính sách xuất khẩu phải góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
- Chính sách xuất khẩu phải đáp ứng yêu cầu CNH HĐH đất nước và các vấn
Thách thức
Cùng với quá trình hội nhập KTQT, việc mở cửa thị trường dẫn đến cạnhtranh tăng lên, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh trong nước mà cònphải cạnh tranh cả trên thị trường quốc tế Do tác động của khủng hoảng kinh tế thếgiới, các nước sẽ gia tăng biện pháp bảo hộ bằng cách tăng thuế hoặc dựng lênnhững hàng rào kỹ thuật ngày càng tinh vi và khắc nghiệt
3.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2015
Hoàn thiện các công cụ thuế quan và phi thuế quan phù hợp với điều kiện hội nhập và cam kết với WTO
Hệ thống thuế Việt Nam đã được cải thiện khá nhiều trong những năm qua,tuy nhiên nếu xét trên quan điểm của một hệ thống thuế hiện đại, cần thiết cho mộtnền kinh tế mở và đáp ứng đòi hỏi của các tổ chức KTQT trong quá trình hội nhập,tiêu biểu là WTO thì hệ thống thuế của Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp Vìvậy, hệ thống thuế của Việt Nam cần phải tiếp tục được hoàn thiện Chính sách thuếquan phải được minh bạch hoá, có khả năng dự đoán hơn, bao gồm cả các biện phápcải tiến sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến hoạch định và triển khai chínhsách thương mại
Trang 19Các biện thủ tục hành chính cần phải rõ ràng, đơn giản và công khai Các cơquan chức năng phải nâng cao năng lực quản lý, nhanh chóng ban hành văn bảnhướng dẫn thủ tục và thời gian cấp phép qua đó Nhà nước quản lý tốt hơn xuấtkhẩu Cần nhanh chóng hoàn thiện và đưa hải quan điện tử vào sử dụng rộng rãi đểthủ tục hải quan được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi cho các doanh nghiệpxuất khẩu.
Hoàn thiện chính sách phát triển mặt hàng chủ lực và thị trường trọng điểm
Hiện nay, Việt Nam đang có một danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lựcchủ yếu là hàng nông lâm thủy hải sản với thế mạnh và tiềm năng sẵn có; hàng côngnghiệp nhẹ chế biến chế tạo như dệt may, giày dép, điện- điện tử với lợi thế về giánhân công thấp, hàng khoáng sản gồm dầu thô Tuy nhiên, việc xuất khẩu các mặthàng này ngày càng gặp nhiều khó khăn vì nhiều yếu tố khách quan như môitrường, thời tiết, thời vụ, nhu cầu tiêu dung thay đổi Do vậy, bên cạnh việc pháthuy những thế mạnh và khắc phục những khó khăn này cần tập trung nâng caoGTGT của những mặt hàng chủ lực sẵn có bằng cách giảm tỷ trọng và hạn chế dầnviệc xuất khẩu các mặt hàng thô, sơ chế
Cần tăng cường đàm phán thương mại để đạt được các thỏa thuận về việc cácnước công nhận hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, cácquy định Hải quan của Việt Nam Đồng thời, việc đàm phán cũng cần chú trọngviệc nới lỏng các hàng rào phi thuế quan để tăng cường khả năng cạnh tranh củahàng hóa Việt Nam Đặc biệt, cần sử dụng đàm phán mở cửa thị trường mới, mặthàng mới để tiến tới cân bằng cán cân thương mại, buôn bán truyền thống với từngnước cụ thể để ký các Hiệp định cấp Chính phủ đối với các mặt hàng xuất khẩuchiếm tỷ trọng lớn trên thị trường thế giới nhưng lại chịu nhiều bất lợi về giá cả nhưmặt hàng nông sản Việc nghiên cứu thị trường cần được thực hiện thông qua độingũ đại diện ngoại giao hay thám tán thương mại ở nước ngoài để phản ánh kịpthời, chính xác và đề xuất các phương án giải quyết trước những diễn biến phức tạpcủa thị trường ở nước sở tại, đặc biệt là khi tình hình thế giới có nhiều biến động
Hoàn thiện các chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
Các hình thức hỗ trợ xuất khẩu cần được đa dạng hoá, vừa đảm bảo khuyếnkhích các doanh nghiệp đồng thời không vi phạm cam cam kết gia nhập WTO củaViệt Nam Nhà nước cần có sự hỗ trợ về vốn để các doanh nghiệp có phương ánchủ động điều tiết thu mua hàng dự trữ, không phải đợi đến lúc thị trường mất giá
Trang 20mới bàn đến chuyện mua tạm trữ Có thể mở rộng các hình thức khác như bảo hiểmtín dụng xuất khẩu
Nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu và xây dựng chương trình dự báo và đề án đẩy mạnh xuất khẩu theo ngành hàng.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu, tăng cườngcông tác thu thập và phổ biến thông tin cũng như công tác dự báo để định hướngcho hoạt động sản xuất, xuất khẩu Xây dựng chương trình dự báo, phân tích khảnăng cạnh tranh đối với các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Xây dựng và thựchiện các đề án đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng dựa trên quan điểm, mục tiêu pháttriển và các giải pháp định hướng của đề án, chương trình dự báo, phân tích khảnăng cạnh tranh đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển ngành hàng đã đượcChính phủ phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2015 Để phát triển xuất khẩu bềnvững, một giái pháp quan trọng là xây dựng chương trình hỗ trợ tăng cường nănglực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam
Hoàn thiện bộ máy thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa
Bộ máy quản lý xuất khẩu hàng hóa của nhà nước đòi hỏi hoạt động hiệu quảtrong quá trình thực hiện chính sách Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nướcTrung ương và các ban ngành địa phương, giữa các bộ, ngành có liên quan Việcphân cấp quản lý trong bộ máy Nhà nước cần phải rõ ràng, tránh sự chồng chéo.Việc phân cấp quản lý giữa các bộ, ngành liên quan phải rõ ràng, minh bạch nhằmtạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Cần có sự phối hợp chặtchẽ giữa các bộ- ngành- địa phương, giữa các định chế quản lý tạo thành sức mạnhtổng hợp Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc bên cạch việc minh bạch hóa chínhsách, các quốc gia thường tập trung quyền phối hợp hoàn thiện chính sách vào một
cơ quan
Trang 21KẾT LUẬN
Vấn đề hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hànghóa trong điều kiện hội nhập KTQT là vấn đề không chỉ của Việt Nam mà củanhiều nền kinh tế trên thế giới Đối với các nước đang phát triển đang thực hiệnchiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu như Việt Nam, nội dung và cáchthức hoàn thiện chính sách đặt ra yêu cầu cần giải quyết về nhận thức giữa tự doahóa thương mại và bảo hộ mậu dịch, hoàn thiện các công cụ của chính sách quản lýxuất khẩu và đặc biệt là việc phối hợp hoàn thiện chính sách
Chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa gồm hai nhómchính sách thuế quan và chính sách phi thuế quan Việc xây dựng và hoàn thiện cácchính sách này phải vừa phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế vừa phù hợpvới bối cảnh trong nước để vừa tranh thủ lợi ích tối đa của hội nhập mang lại và tậndụng tối đa lợi thế so sánh và tiềm năng của đất nước Kinh nghiệm của các quốcgia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc cũng là những bài học quý giá choViệt Nam trong quá trình hoàn thiện chính sách của mình
Trên cơ sở những quan điểm chủ đạo đó và từ thực tiễn xuất khẩu của ViệtNam, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý củanhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa đến năm 2015 Nội dung hoàn thiện chínhsách xuất khẩu được thực hiện thông qua chính sách thuế quan và các công cụ phithuế quan: tiếp tục minh bạch hóa và vận dụng linh hoạt các công cụ thuế quanđồng thời sử dụng có hiệu quả hệ thống các công cụ phi thuế quan Hệ thống quản
lý và phương thức quản lý cần được hoàn thiện phù hợp với tình hình kinh mớinhằm xây dựng được định hướng xuất khẩu rõ ràng và dài hạn ở tầm vĩ mô Vai trò
và hiệu quả hoạt động các hiệp hội ngành hàng cũng cần được coi trọng Chính phủban hành cơ chế điều hành xuất khẩu theo hướng: hoàn thiện hệ thống pháp luật,chính sách, quy định vê quản lý thương mại, chủ động phê chuẩn các công ướcquốc tế về thương mại quốc tế và ký kết các hiệp định định thương mại với cácnước để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của ViệtNam Quá trình thay đổi chính sách là quá trình tiếp tục hoàn thiện chính sách, vìvậy cần tiếp tục hoàn thiện chính sách xuất khẩu để phù hợp với điều kiện hội nhập,đặc biệt là phù hợp với các quy định của WTO
Trang 22LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu của nước tatrở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có chức năng gắn kết thịtrường trong nước với thị truờng nước ngoài, phát huy lợi thế so sánh của đất nướctrong phân công lao động quốc tế, góp phần phát triển kinh tế đất nước Tuy nhiên,
để hoạt động xuất khẩu diễn ra chủ động, vừa tranh thủ được lợi ích do hội nhậpmang lại vừa không làm tổn hại lợi ích quốc gia, tất yếu đòi hỏi phải có sự quản lýtập trung của nhà nước thông qua chính sách quản lý xuất khẩu
Thời gian qua, chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu đóng vaitrò quan trọng vào việc quản lý và tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu của các doanh nghiệp Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâurộng, đặc biệt kể từ khi trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO, ViệtNam đã tích cực thực hiện cải cách và điều chỉnh hệ thống chính sách thương mại
và các văn bản pháp luật theo hướng tự do và tương thích với các chuẩn mực quốc
tế Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu thời gian qua đạt được những thành tựu đáng kể,góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước Tuy nhiên, khi tham gia vào “sân chơi”toàn cầu đòi hỏi Việt Nam phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tếcũng như các cam kết song phương và đa phương trong thời kỳ hội nhập Trongthực tế, khả năng cạnh tranh trên các cấp độ của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, khảnăng điều chỉnh chưa cao, chưa theo kịp với những điều chỉnh của môi trường kinh
tế quốc tế Vì vậy, để giảm thiểu những mặt tiêu cực, tối đa hóa lợi ích kinh tế vàthương mại từ hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải có chính sách quản lý của nhànước đối với xuất khẩu hoàn thiện và đồng bộ trong hệ thống chính sách kinh tế xãhội khác của nhà nước
Tuy nhiên, kể từ khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam từ năm 2007 đến naycòn chịu nhiều tác động tương tác giữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với cácyếu tố chủ quan và khách quan khác Nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp,khủng hoảng tài chính bùng nổ năm 2008 và kinh tế thế giới rơi vào suy thoái
Trang 23Trong bối cảnh kinh tế mới đó, việc hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước đốivới xuất khẩu hàng hóa như thế nào để vừa phù hợp với các cam kết hội nhập vừagóp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với
Việt Nam Đó chính là lý do để đề tài “Chính sách quản lý của nhà nước đối với
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đến năm 2015” được chọn để nghiên cứu.
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay đã có các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:
- Luận văn thạc sỹ (2005) “Vai trò của nhà nước đối với việc đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” của Trần Thị
Tố Linh đề cập đến những vấn đề cơ bản về vai trò của Nhà nước đối với việc đẩymạnh xuất khẩu, đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách và công cụ quản lýNhà nước đối vớii hoạt động xuất khẩu hàng hoá Từ đó luận văn đưa ra các quanđiểm và giải pháp nhằm đổi mới và tăng cường vai trò của Nhà nước đối với việcđẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam Luận văn chưa đặt vấn đề nghiên cứutrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ (2007) “Tự do hóa thương mại dịch vụ trong WTO với
việc điều chỉnh chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam” của Nguyễn Lệ
Thanh nghiên cứu các quy định về tự do hóa thương mại và dịch vụ trong WTO,phân tích thực trạng chính sách thương mại, dịch vụ của Việt Nam, đánh giá nhữngmặt hạn chế cần phải điều chỉnh để phù hợp với cam kết gia nhập WTO của ViệtNam Từ đó luận văn đề xuất giải pháp điều chỉnh chính sách thương mại và dịch
vụ của Việt Nam phù hợp với quy định của WTO
- Luận án tiến sĩ (2007): “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của Mai Thế Cường tập trung
vào phân tích lý luận về chính sách thương mại quốc tế, nghiên cứu kinh nghiệmcủa một số nước, phân tích thực trạng chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam
từ năm 1986 đến năm 2006 Trên cơ sở đó, luận án đánh giá những ưu nhược điểm,những bất cập và đề ra phương hướng giải quyết những bất cập đó Tuy nhiên, luận
Trang 24án chỉ đi vào phân tích chính sách thương mại đối với hàng hoá, chủ yếu là hoạtđộng xuất nhập khẩu khi Việt Nam chưa là thành viên của WTO
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2008) “Phương hướng điều chỉnh chính sách
xuất nhập khẩu khi Việt Nam là thành viên của WTO” do Trịnh Thị Thanh Thủy,
Bộ Công Thương là chủ nhiệm đề tài đã dựa trên các quy định của WTO về chínhsách xuất nhập khẩu trong các lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ
và những điều chỉnh của Việt Nam trong thời gian qua để đề ra phương hướng điềuchỉnh chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam về các lĩnh vực nói trên trong thờigian tới Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các quy định của WTO
và kinh nghiệm điều chỉnh chính sách xuất nhập khẩu của các nước để đề xuấtphương hướng điều chỉnh chính mang tính khái quát mà chưa gắn với bối cảnh kinh
tế mới hiện nay
- Báo cáo (2008) “Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành
viên của WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế” do Bộ Công Thương phối
hợp với Uỷ ban Châu Âu thực hiện được tài trợ bởi Dự án hỗ trợ chính sách thươngmại đa biên (MUTRAP) đánh giá tác động về cải cách thể chế và thương mại màViệt Nam đã thực hiện trong quá trình gia nhập WTO Nghiên cứu tập trung phântích tác động đến các chính sách kinh tế vĩ mô, hoạt động ngoại thương, tác độngđến một số ngành cụ thể như công nghiệp và nông nghiệp, môi truờng kinh doanh
và đầu tư nước ngoài, tác động đến xã hội Trên cơ sở đó, báo cáo đã đề ra cácchính sách, khuyến nghị hành động nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế nhữngtác động tiêu cực của quá trình hội nhập
- Báo cáo (2009) “Tác động của hội nhập đối với nền kinh tế sau 2 năm Việt
Nam gia nhập WTO” do Bộ Kế hoạch và Đầu đánh giá tác động chung của hội nhập
KTQT và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam trên cáckhía cạnh thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, tácđộng xã hội và tác động đối với thể chế kinh tế Trên cơ sở đó báo cáo đánh giákhái quát tác động của hội nhập KTQT đối với nền kinh tế Việt Nam sau hai năm
Trang 25gia nhập WTO và đưa ra một số kiến nghị về các vấn đề cải cách chính sách cầntập trung xử lý
- Dự thảo báo cáo (2010) “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền
kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục đánh giá tác động của hội nhập KTQTđối với tăng trưởng kinh tế, đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư, ổn định kinh
tế vĩ mô, xã hội và thể chế kinh tế từ đó đưa ra kiến nghị về các nhóm chính sáchnhư chính sách ngành và doanh nghiệp, chính sách xã hội, chính sách về thể chế…
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thốngchính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Vì vậy,
đề tài được lựa chọn nghiên cứu của luận văn là mới và cần thiết
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận và phân tích thực tiễn về chính sáchquản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu để đề xuất giải pháp nhằm hoànthiện chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Namđến năm 2015
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Namthời gian đến năm 2010, giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước đốivới xuất khẩu hàng hóa đến năm 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương phápduy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, dự báo đểgiải quyết vấn đề đặt ra
Nguồn thông tin sử dụng cho luận văn được khai thác từ các công trìnhnghiên cứu, báo cáo của các Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục
Trang 26Thống kê và các website khác của các Bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về hoạtđộng xuất khẩu và các diễn đàn kinh tế
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong ba chương :
Chương 1: Khái quát về chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu
hàng hóaChương 2: Thực trạng chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý của nhà
nước đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đến năm 2015
Trang 27Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
1.4 Khái niệm và nội dung của chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu
1.1.3 Khái niệm chính sách quản lý xuất khẩu
1.1.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của các giao dịch kinh tế đối ngoại, là phươngtiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ vàđáp ứng nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọngcủa chính sách thương mại Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩycác ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộngxuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước Tuynhiên để hoạt động xuất khẩu diễn có hiệu quả cần có sự quản lý tập trung của nhànước thông qua chính sách quản lý
Chính sách quản lý nhà nước có thể chia thành ba nhóm chính sách: Chínhsách về đường lối bao gồm chiến lược phát triển, các Luật do Quốc hội ban hành,chính sách quản lý bao gồm các nghị định, quyết định…, chính sách điều tiết, điềuhành bao gồm các văn bản hướng dẫn như thông tư, quy định…Quản lý nhà nướcđối với xuất nhập khẩu là một bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, là
sự quản lý đối với các hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Chínhsách xuất nhập khẩu nghĩa rộng bao gồm các bộ phận cấu thành như chính sách mặthàng, chính sách thị trường, chính sách thuế quan, các biện pháp cấm đoán, hạnchế, kiểm soát hay khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá Do đó, chính sáchxuất nhập khẩu ảnh hưởng đến khối lượng cũng như cơ cấu hàng hoá xuất nhậpkhẩu từ đó ảnh hưởng đến cung cầu của nhiều loại hàng hoá khác nhau trong nước,ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, quy mô đầu tư cũng như mô hình tăng
Trang 28trưởng của cả nền kinh tế Như vậy, chính sách xuất nhập khẩu có thể tác động đếnmọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.
Chính sách quản lý của nhà nước đối với xuất khẩu, với tư cách là một bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại, là một hệ thống các nguyên tắc, quy định, công cụ và biện pháp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu ở những thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy có thể thấy chính sách quản lý xuất khẩu là một bộ phận quan trọngtrong chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Tuy nhiên, khi tham gia vào
“sân chơi” toàn cầu và là thành viên của WTO thì việc xây dựng và thực thi chínhsách này cần phù hợp với các quy định trong các hiệp định cũng như các nguyên tắc
và hành vi thương mại quy định trong WTO
1.1.1.2 Các xu hướng xây dựng chính sách quản lý xuất khẩu
Mỗi quốc gia có chính sách thương mại quốc tế khác nhau, tuy nhiên chúngđều vận động theo những quy luật chung và chịu sự chi phối của hai xu hướng cơbản là xu hướng bảo hộ mậu dịch và xu hướng tự do hoá thương mại
- Xu hướng bảo hộ
Bảo hộ mậu dịch là sự gia tăng can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vàlĩnh vực buôn bán quốc tế Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế thế giới, sự canthiệp của Nhà nước mang tính chọn lựa và giảm thiểu phạm vi, quy mô… can thiệp,nâng cao hiệu lực, hiệu quả của sự can thiệp
Cơ sở khách quan của xu hướng này là sự phát triển không đồng đều và sựkhác biệt trong điều kiện sản xuất giữa các quốc gia nên cần phải có các biện phápbảo hộ sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất nướcngoài nhằm đảm bảo chủ quyền kinh tế cho quốc gia, tránh sự lệ thuộc với các quốcgia khác Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất hiện ngay từ khi hình thành và tiếp tụcđược củng cố trong quá trình phát triển của nền thương mại quốc tế với công cụhành chính, các biện pháp kỹ thuật khác trước sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽcủa các luồng hàng hoá từ bên ngoài, cũng tức là bảo vệ lợi ích quốc gia Để xây
Trang 29dựng chính sách thương mại theo xu hướng bảo hộ mậu dịch Chính phủ và các bộngành thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp công cụ chínhsách phù hợp với xu thế biến động của môi trường kinh tế quốc tế cũng như mụctiêu, điều kiện phát triển trong nước để bảo vệ cho nền sản xuất trong nước trước sựcạnh tranh với hàng hoá nước ngoài đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác cácnguồn lực trong nước.
- Xu hướng tự do hoá
Tự do hoá thương mại là sự nới lỏng, mềm hoá sự can thiệp của Nhà nướchay Chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế Xu hướng này bắt nguồn từ quá trìnhquốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá,lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới của mỗi quốc gia, sựphân công lao động quốc tế và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, vai trò củacác công ty đa quốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xâydựng mô hình “kinh tế mở” với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh chomỗi quốc gia dù trình độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với xu thế phát triểnchung của nền văn minh nhân loại
Nội dung của tự do hoá thương mại là Nhà nước áp dụng các biện pháp cầnthiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong của rào thuế quan và hàng ràophi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế cả chiều rộng và chiều sâu Tự do hóathương mại nhằm mục đích phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, cụ thể làphát triển khả năng xuất khẩu hàng hoá sang các nước khác đồng thời mở rộng hoạtđộng nhập khẩu những hàng hoá không có điều kiện để sản xuất hoặc sản xuất cóhiệu quả thấp Thông qua chính sách tự do hoá thương mại, các doanh nghiệp trongnước có động lực quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại trongmôi trường cạnh tranh của quá trình hội nhập KTQT Kết quả của tự do hoá thươngmại là tạo điều kiện mở cửa thị trường nội địa để hàng hoá, công nghệ nước ngoàicũng như hoạt động dịch vụ quốc tế được thâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa,đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước
Trang 30ngoài Điều đó có nghĩa là cần phải đạt tới một sự hài hoà giữa tăng cường xuấtkhẩu với nới lỏng nhập khẩu.
Xây dựng chính sách quản lý xuất khẩu theo xu hướng tự do hoá thương mại,Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ biện pháp gây hạn chế cho hoạt động xuấtkhẩu như thuế quan, hạn ngạch, các thủ tục hành chính… nhằm tạo điều kiện chohoạt động xuất khẩu diễn ra một cách thuận lợi Bên cạnh đó, Nhà nước còn từngbước thực hiện các chính sách và biện pháp quản lý như các quy định về tiêu chuẩn
kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chốngđộc quyền, chính sách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng hoá theo cáccam kết trong các hiệp định hợp tác đã ký kết và theo chuẩn mực chung của thếgiới Đồng thời, Chính phủ các nước cũng phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời và thíchhợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội cũngnhư vượt qua được những thử thách trong quá trình mở cửa thực hiện tự do hóathương mại
Hai xu hướng bảo hộ mậu dịch và tự do hoá thương mại không bao giờ đượcthực hiện một cách triệt để hoàn toàn mà thường được kết hợp với nhau trong quátrình xây dựng các chính sách TMQT của các quốc gia trong đó xu hướng bảo hộmậu dịch được điều chỉnh theo hướng giảm dần đồng thời xu hướng tự do hoángày càng được các quốc gia tăng cường với các biện pháp bảo hộ mậu dịch từngbước được chuyển từ những biện pháp truyền thống như thuế quan, hạn ngạchsang các biện pháp hiện đại hơn như các rào cản về kỹ thuật, chính sách chốngbán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền, biện pháp bảo hộ
Trang 31đối với xuất khẩu là một bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, đó là
sự quản lý đối với các hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế
Quá trình phát triển của kinh tế thế giới đến nay đã khẳng định vai trò kinh tếngày càng quan trọng của Nhà nước trong việc điều chỉnh nền kinh tế thị trường.Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường luôn là đề tài được nhiều nhà kinh tế quantâm nhằm tìm hiểu quá trình tăng trưởng kinh tế và những chính sách tác động đếnquá trình này Ngày nay, vai trò của nhà nước được thừa nhận là một tất yếu trongnền kinh tế hiện đại Đặc biệt trong giai đoạn mà xu thế toàn cầu hoá và hội nhậpngày càng tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệcủa nền kinh tế tri thức, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường ngày càng gắn bóchặt chẽ với nhau Chính vì vậy, Nhà nước quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hoácũng là một tất yếu khách quan
Chủ nghĩa trọng thương (từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII) ra đời khiphương thức sản xuất sản xuất phong kiến tan rã, chuyển từ kinh tế hàng hoá giảnđơn sang nền kinh tế thị trường Chủ nghĩa trọng thương đề cao vai trò của tiền tệ,coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải Tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được dưới
sự giúp đỡ của Nhà nước Do vậy, Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế, trựctiếp hướng dẫn, điều tiết lưu thông tiền tệ Ngoài ra nhà nước cũng đóng vai tròquan trọng trong việc mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu Những người theochủ nghĩa trọng thương của thế kỷ XVII đã nhận thấy vai trò quan trọng của nhànước trong việc quản lý kinh tế
Trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế, các trường phái cổ điển vàtân cổ điển đã từng đặt vấn đề không nên có sự can thiệp của Nhà nước vào hoạtđộng kinh tế của đất nước Các nhà kinh tế học này cho rằng: hãy để cho nó tự dophát triển theo quy luật tự điều tiết của thị trường Nhưng thực tiễn đã chỉ ra nhữngkhuyết tật của nền kinh tế thị trường thuần tuý, tự điều tiết, không có sự can thiệpcủa Nhà nước Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 là một minhchứng rõ ràng về những khuyết tật đó Hàng loạt quốc gia áp dụng lý thuyết “Bàn
Trang 32tay vô hình” của Adam Smith (1723-1790) đã lâm vào cảnh suy thoái nghiêm trọngdẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này
Nhà kinh tế học John Maynard Keynes (1883-1946), người đầu tiên tronglĩnh vực khoa học kinh tế đã đưa ra quan điểm của mình về vai trò của Nhà nướctrong việc khắc phục những khiếm khuyết của thị trường bằng các chính sách kinh
tế vĩ mô Các lý thuyết thương mại mới cho rằng sự can thiệp của Chính phủ có thểgiúp doanh nghiệp khai thác được hiệu quả kinh tế theo quy mô Khi Nhà nước theođuổi một chính sách thương mại chiến lược nào, sẽ hướng nền kinh tế đi theo conđường đó
Ngày nay, tất cả các chính phủ đều nhận thức được rằng nhà nước phải canthiệp vào hoạt động kinh tế của quốc gia dù nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp Đó
là sự can thiệp cần thiết và phù hợp với quy luật bởi hoạt động kinh tế rất đa dạng.Chỉ có Nhà nước mới có đủ khả năng điều tiết các mặt tích cực và tiêu cực của nềnkinh tế thị trường Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, quan hệ kinh tế không chỉdừng lại trong nội bộ một nước mà là mối quan hệ giữa các quốc gia trong quá trìnhphân công lao động quốc tế, vai trò quản lý của Nhà nước càng trở nên quan trọng
và trở thành một yếu tố khách quan Bất cứ một Nhà nước nào, khi tiến hành quản
lý nền kinh tế đều phải hình thành một hệ thống chính sách kinh tế nhằm biến chủtrương, đường lối của nhà nước thành hiện thực Do tầm quan trọng của hoạt độngkinh doanh xuất khẩu đối với đất nước, Nhà nước thông qua các cơ quan chức năngnghiên cứu, ban hành và sửa đổi các chính sách phù hợp với thực tế nhằm nâng caohiệu quả của hoạt động này
b, Cơ sở thực tiễn
Thực tế cho thấy, chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá nhằm tạo lập môi trường pháp lý, phát triển sản xuất, nâng cao nănglực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới vừa phải phù hợp với điều kiệnkinh tế của đất nước, vừa phù hợp với các thông lệ quốc tế, các hiệp định, điều ướcquốc tế…Một chính sách quản lý xuất khẩu hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các doanhnghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm tăng quy mô xuất khẩu
Trang 33và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời bảo hộ hợp lý thị trườngtrong nước trước sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài Một chính sách quản lýxuất khẩu được coi là hợp lý khi chính sách đó vừa phù hợp với bối cảnh kinh tế thếgiới và tình hình trong nước.
Bối cảnh quốc tế
Toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại là một xu thế khách quan của thời đạingày nay Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quanchi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắtnguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế Trong bối cảnh đó, sức ép cạnh tranh ngày càng tăng, cạnh tranh không chỉ mangtính khu vực mà còn mở rộng trên phạm vi toàn cầu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp với sựthay đổi chóng mặt của giá năng lượng, lương thực và nhiều loại nguyên liệu khác,
sự khủng hoảng của hệ thống tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu ở cấp độ rộng.Nhưng cho đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã được kiểm soát nhờChính phủ các nước đã can thiệp kịp thời bằng nhiều biện pháp tích cực khiến nềnkinh tế toàn cầu trở nên khả quan hơn
Bối cảnh trong nước
Công cuộc đổi mới của nước ta bắt đầu từ năm 1986 Tiến trình hội nhậpkinh tế của đất nước cũng trải qua hơn 20 năm Việc trở thành thành viên ASEANnăm 1995 đánh dấu bước đi quan trọng đầu tiên trong tiến trình hội nhập KTQT củađất nước ta Từ năm 1996, Việt Nam bắt đầu thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung (CEPT) nhằm thiết lập khu vực thương mại tự do AFTA ViệtNam cũng tham gia APEC, ASEM, ASEAN+3…Việt Nam ký kết và thực hiệnHiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ năm 2001 Một mốc quantrọng trong tiến trình hội nhập KTQT là việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO
đã có tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩunói riêng Tiếp đó, năm 2008, hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt Nam-Nhật Bản (JVEPA) cũng đã được ký kết
Trang 34Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây còn chịu tác độngtương tác giữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều yếu tố chủ quan khác.Hội nhập góp phần mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế giới, tìmkiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấukinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nước Trong thời gian qua, nền kinh tế ở ViệtNam đã đạt được những kết quả quan trọng như: tăng trưởng GDP ở nhịp độ cao,
cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch
vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp
Trong bối cảnh đó, chính sách quản lý của nhà nước phải phù hợp với cácthông lệ, quy định quốc tế, phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước để vừa tranhthủ những cơ hội mà hội nhập mang lại đồng thời tận dụng tối đa lợi thế so sánh vàtiềm năng của đất nước Chính sách quản lý xuất khẩu cũng phải được xây dựng vàhoàn thiện đáp ứng yêu cầu này
1.1.4 Nội dung của chính sách quản lý xuất khẩu
Xét về nội dung, chính sách xuất khẩu có thể gồm ba loại chính sách:
- Chính sách về quản lý xuất khẩu bao gồm các quy định về thủ tục xuấtkhẩu, quy định về mặt hàng được phép xuất khẩu, quy định về cấm xuất khẩu, quyđịnh về xuất khẩu có điều kiện, các hình thức xất khẩu đặc biệt…
- Chính sách liên quan đến thị trường xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩugồm chính sách xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chính sách phát triển thịtrường trọng điểm
- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu bao gồm các công cụ và biệnpháp như: xúc tiến xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu, sử dụng công
cụ thuế như như một biện pháp khuyến khích xuất khẩu…
Nguyên tắc xây dựng chính sách quản lý xuất khẩu:
Ngoài việc hội đủ những nguyên tắc thông thường như: thống nhất, đồng
bộ, khách quan, khả thi, phù hợp với các điều kiện xã hội của đất nước…mà bất kỳmột chính sách nào cũng có, chính sách quản lý xuất khẩu còn phải chứa đựng cácnguyên tắc thuộc về thương mại quốc tế Theo quy định của WTO đối với các nước
Trang 35thành viên, chính sách thương mại nói chung và chính sách quản lý xuất khẩu nóiriêng phải tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản:
Chính sách thị trường
Trợ cấp xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu
Xúc tiến xuất khẩu
Chính sách mặt hàng, thị trường
Nguồn: Tác giả xây dựng
Sơ đồ 1.1: Nội dung của chính sách quản lý xuất khẩu hàng hoá
1.1.2.1 Chính sách quản lý xuất khẩu hàng hóa
Chính sách quản lý xuất khẩu gồm những quy định về đối tượng, mặthàng xuất khẩu, cấm xuất khẩu, xuất khẩu có điều kiện và các trường hợp xuấtkhẩu đặc biệt…
- Hạn ngạch:
Hạn ngạch là biện pháp dùng để hạn chế về số lượng hoặc giá trị hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu từ một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định (thông
Trang 36thường là một năm) Điều XI- GATT/1994 đã quy định các nước không được sửdụng biện pháp này, vì nó làm ảnh hưởng nhiều đến thương mại thế giới Biện phápnày được quy định nghiêm ngặt hơn thuế quan bởi hai lý do :
Thứ nhất, các biện pháp phi thuế quan nói chung và những biện pháp địnhlượng nói riêng không thể hiện tính minh bạch như thuế quan do tính pháp lý khôngcao bằng thuế và thời gian quy định thông thường chỉ trong vòng một năm
Thứ hai, hạn ngạch và các biện pháp hạn chế định lượng dễ biến tướng hơnthuế quan Nhiều khi chỉ cần thay đổi cách gọi tên biện pháp nhưng nội dung thựcchất vẫn là hạn ngạch
Tuy nhiên, tại điều XVIII- GATT/1994, WTO vẫn cho phép được sử dụnghạn ngạch trong những trường hợp đặc biệt như:
+ Áp dụng hạn ngạch nhằm hạn chế tạm thời, ngăn ngừa, khắc phục sự khanhiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác
+ Áp dụng hạn ngạch nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cânthanh toán của nước mình Khi sự thâm hụt nghiêm trọng về dự trữ tiền tệ, hoặc khi
có số dự trữ quá ít, cần thiết phải nâng mức dự trữ lên một mức hợp lý
+ Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn chế số lượng trong chươngtrình trợ giúp của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế, hoặc hạn chế đẻ bảo vệcho một số ngành công nghiệp
Ngoài ra hạn ngạch còn được áp dụng trong các trường hợp như bảo vệ đạođức xã hội, bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ động thực vật quý hiếm, xuất nhậpkhẩu vàng bạc, tài sản quốc gia liên quan đến văn hoá nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ,tài nguyên thiên nhiên khan hiếm
Khi sử dụng hạn ngạch, WTO yêu cầu các quốc gia thành viên phải thựchiện các điều kiện kèm theo sau:
+ Cam kết không làm ảnh hưởng tới lợi ích của các nước thành viên khác,đồng thời phải dần dần nới lỏng biện pháp này khi kinh tế đã khôi phục, sau đó dỡ
bỏ hoàn toàn nhằm thực hiện nguyên tắc chung của WTO
Trang 37+ Do tính pháp lý không cao và thời gian thông thường chỉ một năm trở lại,nên khi tiến hành áp dụng hạn ngạch, các quốc gia phải công bố thời gian cụ thể vànhững thay đổi nếu có.
- Cấm xuất khẩu:
Cấm xuất khẩu là biện pháp mang tính bảo hộ, gây hạn chế đối với thươngmại quốc tế WTO không cho phép các nước thành viên được sử dụng biện phápnày Tuy nhiên, trình độ phát triển giữa các nước thành viên không đồng đều nêncác quốc gia vẫn có thể thi hành các biện pháp cấm nhập khẩu trên cơ sở khôngphân biệt đối xử trong một số trường hợp theo quy định, cụ thể là:
+ Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia;
+ Cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội;
+ Cần thiết để bảo vệ con người, động thực vật;
+ Liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng và bạc;
+ Cần thiết để bảo vệ các tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ;+ Cần thiết để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm
Tuy nhiên việc thực hiện biện pháp này cần phải thực hiện kèm theo việc hạnchế sản xuất hay tiêu dùng nội địa liên quan tới chúng Tại GATT/1994 điều XXcũng quy định các trường hợp được phép sử dụng biện pháp cấm xuất khẩu như:
+ Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếmlương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác;
+ Cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy định để phân loại, xếp hạnghay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế
- Giấy phép xuất khẩu:
Đây là hình thức cơ quan có thẩm quyền cho phép các nhà kinh doanh đượcxuất khẩu Công cụ này có hiệu lực mạnh hơn so với thuế quan nhưng thuộc nhómhạn chế phi thuế quan nên xu hướng chung là các nước dần dần ít sử dụng
Giấy phép xuất khẩu có nhiều loại :
+ Giấy phép chung: Chỉ quy định tên hàng và thị trường không hạn chế địnhlượng và không ghi rõ địa chỉ doanh nghiệp cấp
Trang 38+ Giấy phép riêng: Cấp riêng cho từng nhà kinh doanh, ghi rõ số lượng, giátrị, thị trường và mặt hàng cụ thể.
Ngoài ra còn có các hình thức khác như giấy phép có điều kiện, giấy phépđổi hàng, giấy phép ưu tiên…
1.1.2.2 Chính sách liên quan đến mặt hàng và thị trường xuất khẩu
Chính sách liên quan đến thị trường xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩu gồmnhư chính sách xây dựng mặt hàng chủ lực và phát triển thị trường trọng điểm
- Xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Mặc dù có chính sách đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, nghĩa là một nướckhông chỉ chuyên vào xuất khẩu một vài sản phẩm nhưng các quốc gia đều có chínhsách xây dựng những mặt hàng chủ lực Hàng chủ lực là những hàng hóa có điềukiện sản xuất ở trong nước với hiệu quả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác: cóthị trường tiêu thụ tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của một quốc gia
Vị trí của mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải là vĩnh viễn Một mặt hàng
ở thời điểm này có thể được coi là hàng xuất khẩu chủ lực nhưng ở thời điểm khácthì không Hoặc nó chỉ chiếm thị phần ở một số thị trường nhất định chứ không phải
ở tất cả các thị trường Việc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực luôn được cácquốc gia coi trọng và tập trung đầu tư phát triển Ví dụ các nước phát triển như Mỹ
có những nhóm hàng như máy bay, ô tô, điện tử, tin học, các sản phẩm công nghệsinh học…; Đức có ô tô, thiết bị điện, dụng cụ chính xác ; Nhật có ô tô, điện tử…Các nước đang phát triển như Thái Lan có gạo, gỗ, sản phẩm công nghiệp nhẹ,Malaysia có dầu cọ, gỗ, dầu khí, dịch vụ du lịch…
Việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa rất lớn trong việc
mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa.Xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng góp phần tăng nhanh kim ngạch xuấtkhẩu, tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời
Trang 39tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật vớinước ngoài.
Việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là một nội dung hết sức quantrọng trong chính sách phát triển xuất khẩu Không có một công thức cố định vềviệc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để áp dụng chung cho tất cả các quốcgia mà phải phụ thuộc và điều kiện của quốc gia đó
- Phát triển thị trường xuất khẩu trọng điểm
Thị trường xuất khẩu hàng hoá bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hoátrực tiếp hay thị trường tiêu thụ hàng hoá cuối cùng, và thị trường xuất khẩu hànghoá gián tiếp Thị trường xuất khẩu không chỉ là thị trường ở ngoài nước mà nó còn
là thị trường ở ngay trong chính quốc gia đó hay còn gọi là hình thức xuất khẩu tạichỗ Để có thể vạch ra được chiến lược xuất khẩu hàng hoá phù hợp, phải tìm đượcnhững khu vực thị trường thích hợp với điều kiện quy mô và sản phẩm của nướcxuất khẩu Do đó cần phải phân loại thị trường và xác định thị trường trọng điểm đểchú trọng phát triển xuất khẩu
Căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên trong chính sách phát triển xuấtkhẩu của quốc gia đối với thị trường có lợi thế xuất khẩu hàng hoá để xây dựng thịtrường xuất khẩu trọng điểm Thị trường xuất khẩu trọng điểm chính là thị trường
mà nước xuất khẩu sẽ nhằm khai thác chủ yếu và lâu dài.Vì vậy, quốc gia sẽ xâydựng chiến lược và đầu tư phát triển các thị trường này Đối với thị trường trọngđiểm, trong quan hệ ngoại thương, nước xuất khẩu có thể phải chấp nhận một sốthiệt thòi về lợi ích trước mắt để thu được lợi ích lâu dài, nhất là trong đàm phán kýkết các hiệp định thương mại cấp Chính phủ
Tuy nhiên, việc phát triển thị trường xuất khẩu trọng điểm còn phải căn cứvào lợi thế cạnh tranh của quốc gia xuất khẩu cũng như nhu cầu, thị hiếu của thịtrường nhập khẩu Đồng thời cần kết hợp tìm hiểu và khai thác những thị trường mà
ở quốc gia có khả năng sản xuất xuất khẩu được mà ở thị trường đó chưa có quánhiều đối thủ cạnh tranh cũng là một ưu thế quan trọng Phát triển thị trường xuấtkhẩu trọng điểm cũng chính là một nội dung quan trọng trong chính sách quản lýxuất khẩu của nhà nước
Trang 401.1.2.3 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu
Bên cạnh các công cụ nhằm hạn chế xuất khẩu còn có những công cụ dùng
để khuyến khích hoạt động xuất khẩu Chính sách khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩugồm: trợ cấp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu, xúc tiến xuất khẩu…
- Trợ cấp xuất khẩu :
Theo quan điểm của WTO thì trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanhnghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có.Như vậy, trợ cấp xuất khẩu chính là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành chocác doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp người xuất khẩu tăng thu nhập nângcao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu
Các hình thức trợ cấp xuất khẩu:
+ Trợ cấp trực tiếp là việc nhà nước trực tiếp dành cho doanh nghiệp những
thuận lợi khi xuất khẩu hàng hoá như: Trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho vay ưu đãihoặc góp cổ phần) hoặc Chính phủ bảo lãnh các khoản vay Chính phủ miễn nhữngkhoản lẽ ra phải đóng như thuế, phí và áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuấtkhẩu…Chính phủ cho các nhà xuất khẩu được hưởng các giá ưu đãi cho các đầuvào sản xuất hàng xuất khẩu như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá xuấtkhẩu …Từ đó, trợ cấp xuất khẩu trực tiếp làm giảm giá thành tăng khả năng cạnhtranh xuất khẩu
+ Trợ cấp gián tiếp là Nhà nước gián tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp giatăng xuất khẩu như: giới thiệu, triển lãm, quảng cáo, đào tạo, tạo điều kiện thuận lợicho các giao dịch xuất khẩu Nhà nước cũng có thể giúp đỡ kỹ thuật hoặc đào tạochuyên gia cho các doanh nghiệp xuất khẩu Khác với tín dụng xuất khẩu, khi ngườixuất khẩu nhận được một khoản trợ cấp dù gián tiếp hay trực tiếp họ không phảihoàn trả lại cho Nhà nước
Do trợ cấp xuất khẩu có tính hợp lý về mặt kinh tế nên Điều 26 khoản 1 củaGATT và Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng SCM của WTO chophép các nước thành viên duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thương