Phân tích nguyên tắc định hướng khách hàng và việc áp dụng nguyên tắc này tại một doanh nghiệp cụ thể.
BÀI THẢO LUẬN: Lớp : 1004QMGM0311 Nhóm : 06 Đề tài : Phân tích nguyên tắc định hướng khách hàng và việc áp dụng nguyên tắc này tại một doanh nghiệp cụ thể. Thành viên: 1 Lê Diệu Linh (Nhóm Trưởng) 2 Nguyễn Thùy Linh 3 Nguyễn Hoàng Lương 4 Phạm Thị Miền (Thư Ký) 5 Đỗ Thị Minh 6 Hà Diệp My 7 Nguyễn Thị Huyền My 8 Nguyễn Trang Huyền My 9 Tạ Thành Nam 10 Vũ Xuân Nam 11 Trần Quang Vịnh 2 NỘI DUNG CHÍNH: I/ Lời mở đầu: II/ Nguyên tắc định hướng khách hàng: 2.1 Nội dung nguyên tắc định hướng khách hàng: 2.2 Phân tích nguyên tắc định hướng khách hàng: III/ Viettel và nguyên tắc định hướng khách hàng: 3.1 Lợi ích của nguyên tắc định hướng khách hàng mang lại : 3.2 Quá trình áp dụng nguyên tắc và kết quả đạt được : VI/ Kết luận: 3 I/ Lời mở đầu: Ngày này quá trình toàn cầu hóa, tính cạnh tranh, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng đã làm thị trường biến đổi. Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong thị trường đầy biến động này họ phải giải quyết những yếu tố trong đó chất lượng là một yếu tố then chốt. Các sản phẩm công nghệ cao của Nhật luôn được đón nhận trên toàn thế giới do họ là những người tiên phong trong lĩnh vực chất lượng sau chiến tranh thế giới thứ 2. Nhu cầu của khách hàng là không ngừng thay đổi, do đó doanh nghiệp phải cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng đáp ứng và vượt mong muốn của họ. Để thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, doanh nghiệp cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý hệ thống hoạt động của mình. Toàn cầu hóa về kinh tế và sự ra đời của tổ chứ thương mại quốc tế WTO đã làm phá vỡ biên giới các nước. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho thế giới ngày càng phẳng. Từ các đặc điểm đó đã khiến chất lượng trở thành một yếu tố cạnh tranh cho các doanh nghiệp để xâm nhập vào những thị trường đem lại lợi nhuận cao. Hiện nay, ở các nước kém phát triển, các nguồn lực tự nhiên không còn là một lợi thế cạnh tranh lâu dài. Mà thông tin kiến thức nhân viên có kỹ năng, có văn hóa và phong cách làm việc mới là nguồn đem lại sức mạnh. Ở các nước phát triển, doanh nghiệp thành công luôn là những doanh nghiệp giải quyết thành công những vấn đề chất lượng, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh lời của hoạt động xản xuất kinh doanh. Theo số liệu thống kê, những doanh nhiệp có vị thế hàng đầu về chất lượng đã thiết lập giá ở mức cao hơn 8% so với đối thủ cạnh tranh có vị thế thấp hơn về chất lượng. 4 Trong những năm tiếp theo các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ tham gia nhiều hơn vào các vấn đề chất lượng và hào nhập chất lượng vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong kinh doanh đã trở thành một phương pháp quản lý, một chiến lược giúp các doanh nghiệp Việt Nam khẳng định bản lĩnh của mình. Tuy nhiên để áp dụng thành công một hệ thống quản lý chất lượng không phải một điều đơn giản, nó cần có sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong một tổ chức. Đi sâu hơn vào các hệ thống quản lý chất lượng có thể thấy rằng “khách hàng” là yếu tố được quan tâm nhất. Có thể nói rằng việc hướng tới khách hàng có ý nghĩa như một chìa khoá cho sự thành công của các doanh nghiệp khi áp dụng các bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng. Nguyên tắc Định hướng vào khách hàng, được coi như là nguyên tắc quan trọng đầu tiên vì chỉ có khách hàng mới đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Ta cùng tìm hiểu về nguyên tắc này. II/ Nguyên tắc định hướng khách hàng: 2.1 Nội dung nguyên tắc định hướng khách hàng: Chất lượng tạo giá trị cho khách hàng và do khách hàng đánh giá. Do đó doanh nghiệp phải biết rõ khách hàng của mình là ai, nhu cầu hiện tại và tương lại của họ, đặc biệt là những kỳ vọng không rõ ràng hoặc không được nói ra để phát triển, thiết kế những sản phẩm hữu dụng, đáng tin cậy, không chỉ đáp ứng mà còn cố gắng đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của khách hàng, tạo ưu thế so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Định hướng khách hàng, vì vậy là một khái niệm chiến lược. Nguyên tắc này đòi hỏi mở rộng phạm vi thỏa mãn khách hàng, không chỉ giới hạn ở phạm vi sản phẩm, dịch vụ mà 5 còn ở thái độ phục vụ, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nó cũng đòi hỏi sự cải tiến liên tục trong quản lý và kỹ thuật. Thông qua những cải tiến chất lượng này, hệ thống sản xuất sẽ được phát triển và quản lý một cách kinh tế nhất. Quản lý chất lượng xuyên suốt tất cả các giai đoạn sản xuất và cuối cùng đến với khách hàng, người mua thành phẩm. Giáo sư Mỹ William Edwards Deming từ những năm 1950 khi giảng dạy cho người Nhật đã hết sức nhấn mạnh chu trình MPPC: Chính vì định hướng vào khách hàng, cho nên các doanh gia cần quan tâm đầy đủ đến chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm. Định hướng vào khách hàng có thể coi là nguyên tắc cơ bản nhất trong quản trị chất lượng chính là lý do vì sao hoạt động quản trị chất lượng đã chuyển từ sự nhấn mạnh việc giữ vững chất lượng trong suốt quá trình sản xuất sang xây dựng chất lượng sản phẩm bằng cách phát triển, thiết kế, tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn cố chống lại quy trình đổi mới nhận thức, họ vẫn hướng vào sản xuất. Xu hướng này chỉ Nghiên cứu thị trường Marketing Thiết kế Project Khách hàng Consumers Sản xuất Production 6 thích hợp cho thị trường độc quyền, thị trường khép kín hay có đầu vào hạn chế. 2.2 Phân tích nguyên tắc định hướng khách hàng: 2.2.1 Tại sao phải áp dụng nguyên tắc định hướng khách hàng: Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng và vì thế phải hiểu nhu cầu trước mắt và trong tương lai của họ, phải thoả mãn nhu cầu đó và cố gắng vượt qua mức kỳ vọng của khách hàng. Ngày nay, khách hàng có nhiều quyền hơn trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ mà họ muốn mua. Sự lựa chọn của họ căn cứ vào nhận thức chính của chính họ về chất lượng và giá trị của sản phẩm/ dịch vụ. Các công ty cần nắm được những yếu tố quyết định giá trị và sự thỏa mãn khách hàng. Giá trị dành cho khách hàng là sự chênh lệch giữa tổng giá trị khách hàng nhận được so với tổng chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để nhận được sản phẩm/ dịch vụ. Khách hàng thường chọn những sản phẩm/dịch vụ nào thỏa mãn tốt nhất (phù hợp nhất) nhu cầu và mong muốn của họ. Các công ty hướng vào sản phẩm/dịch vụ thường mang tính hướng nội và thấy khó điều chỉnh theo văn hóa hướng ngoại. Dấu hiệu về các công ty hướng nội có rất nhiều, ví dụ: Hàng hóa tồn kho nhiều, khiếu nại khách hàng gia tăng, mức độ xáo trộn khách hàng cao, lợi ích khách hàng giảm. Nếu chỉ chú trọng đến sản phẩm hay dịch vụ thì chưa đủ, vì thực tế cho thấy có quá nhiều công ty thiết kế sản phẩm/dịch vụ của mình nhưng không tham khảo ý kiến khách hàng, nên kết quả là các sản phẩm/dịch vụ của họ đã bị thị trường từ chối và lâm vào con đường phá sản hay trì trệ. Sự đổ vỡ của 7 hàng loạt nhà máy đường, công ty dệt hay sự khó khăn lúng túng về tiêu thụ sản phẩm của các công ty giấy . trong nước thời gian gần đây đang là những minh chứng rõ nét cho sự bất cập của cách tư duy quản lý cũ nêu trên và sự cần thiết của một tư duy quản lý mới là hướng vào khách hàng và thị trường đang xuất hiện. Ta không có gì ngạc nhiên khi thấy trên thị trường tràn ngập những cuốn sách với tiêu đề như " công ty vì khách hàng", "Hãy giữ lấy khách hàng", "Vấn đề quan trọng duy nhất: hãy đặt quyền lực của khách hàng vào trung tâm doanh nghiệp của bạn" . Tại Mỹ -Trung tâm kinh tế và sáng tạo của thế giới, các "Thượng đế" chưa hẳn đã thực sự được tôn trọng đúng nghĩa. Theo kết quả khảo sát của một công ty tư vấn quản lý hàng đầu của Mỹ, người ta đã từng tiến hành đặt câu hỏi đối với trên 1000 nhà quản lý các cấp thuộc 500 công ty hàng đầu trong bảng xếp hạng của tạp chí Fortune để tìm hiểu xem mức độ hướng vào khách hàng của các công ty này thế nào. Kết quả cho thấy 87% trong số các nhà quản lý được hỏi đều khẳng định việc đem lại giá trị cho khách hàng là yếu tố then chốt để có được thành công trong sản xuất/kinh doanh. Một vài nghiên cứu gần đây: • Theo một nghiên cứu vào năm 2009 của Heidrick & Struggles, mục tiêu quản lý số một cho quản lý ở cấp độc C năm nay là khách hàng - tất cả nhằm thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng của và cải thiện giá trị cuộc sống của họ. • Một nghiên cứu được thực hiện bởi Marketingprofs cho thấy nhiều nhà quản lý coi việc giữ chân và thu hút khách hàng mới là mục tiêu marketing quan trọng nhất của họ. 8 • Và một nghiên cứu nữa được thực hiện cách đây vài năm bởi Deloitte và Touche cho thấy việc đặt khách hàng vào vị trí trung tâm tạo ra một diện mạo tốt cho công việc kinh doanh. Nghiên cứu nhận thấy, những công ty tập trung vào khách hàng có thể sinh lợi hơn 60%, lợi nhuận trên cổ phần, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản và mức độ tăng trưởng doanh thu, thị trường có khả năng gấp 2 lần những công ty tương tự nhưng ít tập trung vào khách hàng hơn. • Tiếp tục, một nghiên cứu gần đây của SpencerStuart với hơn 200 quản lý cho thấy chỉ có 33% tin rằng thành công của họ gắn chặt với những định hướng về khách hàng, ngoài ra, 92% CMO cho rằng họ phải sở hữu thương hiệu để thành công, so với 41% cho rằng họ phải sở hữu mối quan hệ khách hàng. Nhận định, giữ và phát triển giá trị khách hàng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có mục tiêu hàng đầu đưa khách hàng vào vị trí trung tâm trong tổ chức. Tại sao yếu tố khách hàng lại quan trọng như vậy? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong các xu hướng kinh doanh mạnh mẽ dưới đây có tác động tới bản chất nhu cầu của khách hàng và các công ty phản ứng nhu thế nào với các nhu cầu đó: • Sức mạnh của các khách hàng. Các khách hàng ngày nay đang sử dụng tầm ảnh hưởng lớn mạnh của mình lên hoạt động kinh doanh của các công ty. Họ yêu cầu được đối xử như những cá nhân duy nhất, và họ mong đợi các đối tác cung ứng của họ cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ và thông tin hiệu quả nhất. Với những mong đợi của khách hàng được đặt vào 9 các công ty hàng đầu, họ yêu cầu một chất lượng cao nhất với mức giá thấp nhất. Các khách hàng mong muốn tự động hoá các công cụ đặt hàng qua đó trao thêm quyền ảnh hưởng cho họ trong việc thiết kế nội dung sản phẩm và dịch vụ. Họ tìm kiếm những cam kết hoàn thành đơn đặt hàng một cách nhanh chóng, nội dung thông tin mạnh mẽ, hài hoà hoạt động tìm kiếm và đặt hàng, và tăng cường yếu tố hậu mãi. • Toàn cầu hoá. Những mô hình sản xuất và phân phối truyền thống đang dần thay đổi cơ bản cùng với sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế quốc gia, sự bùng nổ các nhà máy gia công ở những nước đang phát triển, và tốc độ tăng trưởng công nghiệp hoá mạnh mẽ ở nhiều nơi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Các chiến lược tiêu dùng lớn được xây dựng trên cơ sở sản xuất chi phí thấp nhanh chóng lấn áp các chiến lược tiêu dùng truyền thống tại phương Tây. Chiều hướng này có tác động không chỉ tới hàng hoá mà còn tới các dịch vụ và sản phẩm giá trị cao. • Các dây chuyền cung ứng mạng lưới. Tốc độ thay đổi trong nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm, thời gian tiếp thị, đương đầu với các sức ép sáng tạo gia tăng đã và đang yêu cầu các công ty tìm kiếm mối quan hệ cộng tác liên quan tới các kênh cung ứng. Mục tiêu là nhằm nâng cao năng lực cốt lõi và hướng khách hàng tới sự thoả mãn cũng như tăng trưởng lợi nhuận. Tóm lại, để tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp cần phải biết sử dụng một cách thông minh các nguồn lực sẵn có để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Những nỗ lực và cống hiến của doanh nghiệp bạn đối với khách hàng ngày hôm nay sẽ quyết định thành công và phát triển trong tương lai. 10 [...]... khách hàng hài lòng sẽ trung thành lâu hơn, mua hàng nhiều hơn, ít nhạy cảm về giá hơn và sẽ là những nhà quảng cáo, tuyên truyền tốt cho công ty 2.2.3 Việc áp dụng nguyên tắc định hướng khách hàng vào trong doanh nghiệp Như chúng ta đều biết sự thành công của doanh nghiệp trong việc định hướng khách hàng không chỉ phụ thuộc vào kết quả công tác tốt của từng bộ phận riêng rẽ, mà còn phụ thuộc vào việc. .. là hướng vào khách hàng và thị trường chưa? hay thế nào là một công ty định hướng khách hàng? Công ty định hướng khách hàng là một công ty có thể xác định rõ khách hàng hiện tại và tương lai của mình là những ai, họ ở đâu 13 và họ muốn gì Là công ty ở đó hoạt động sản xuất kinh doanh của nó được nhìn bằng con mắt của chính khách hàng Công ty thường xuyên giám sát giá trị của dịch vụ và sản phẩm đã và. .. ích của nguyên tắc định hướng khách hàng: Các lợi ích chính: • Tính hiệu quả tăng lên trong việc sử dụng các nguồn lực của tổ chức nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng • Tăng doanh thu và thị phần thông qua các phản ứng nhanh và linh hoạt đối với các cơ hội thị trường • Sự trung thành của khách hàng tăng lên, dẫn đến việc tái lập quan hệ kinh doanh Tiến hành nguyên tắc định hướng vào khách hàng nhằm:... cho khách hàng, các cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại giá trị ngoại sinh cho khách hàng như chọn số thật sự đã góp phần làm cho Viettel thành công hơn Thật đáng nói đến, khi Viettel đã lọt vào top 30 của thế giới về các tập đoàn viễn thông, và góp phần trong sự thành công này chính là việc áp dụng nguyên tắc định hướng khách hàng một cách có hiệu quả 3.2 Quá trình áp dụng nguyên tắc. .. quả của cuộc điều tra cũng giúp bạn xác định được các vấn đề ưu tiên liên quan đến đại đa số khách hàng và hành vi mua hàng của họ trong tương lai và kiểm tra các bước cải thiện lòng trung thành của họ với công ty có hiệu quả hay không III/ Viettel và nguyên tắc định hướng khách hàng: 16 3.1 Lợi ích của nguyên tắc định hướng khách hàng mang lại: Lịch sử ra đời và phát triển: Viettel được thành lập ngày... ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng “từ ngoài vào trong” có nghĩa là ưu tiên tin xây dựng và hoàn thiện hệ thống công cụ tin học cho lực lượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng sau đó mới triển khai các ứng dụng cho quản lý nội tại doanh nghiệp Qua đó có thể thấy rằng với tầm nhìn chiến lược và với một chiến lược định hướng khách hàng hợp lý, Viettel đang dần khẳng định được vị thế hàng đầu của một. .. kết hợp dữ liệu khách hàng và dữ liệu nội bộ để phân tích và nhận 15 biết các vấn đề trước khi khách hàng nhận ra Đây là một việc làm rất quan trọng bởi nếu doanh nghiệp không hiểu rõ vấn đề, đôi khi không thể giải quyết được thoả đáng những điều khách hàng mong muốn Và khả năng công ty mất khách hàng là rất cao Chỉ khi ấy, công ty mới hiểu hết được những chi phí thiệt hại khi khách hàng rời bỏ công... các nhu cầu và mong đợi của khách hàng 11 • Quản lý các mối quan hệ với khách hàng một cách có hệ thống Khi các công ty chuyển từ quan điểm hướng vào sản phẩm/dịch vụ sang quan điểm hướng vào khách hàng, họ sẽ sáng tạo ra và triển khai những chương trình nhằm lôi kéo khách hàng quay trở lại, mua thêm nữa các sản phẩm/dịch vụ và luôn trung thành với công ty Điều thách thức là phải xây dựng một quan hệ... nhóm khách hàng lợi nhuận trên càng lâu càng tốt Biện pháp hiệu quả nhất là công ty phải trở thành một tổ chức định hướng vào khách hàng - tức phải luôn coi khách hàng là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của mình, đồng thời xem họ như động lực chèo lái và phát triển của tổ chức Phương châm của các công ty đi theo mô hình này là: "Tồn tại và phát triển không theo lợi nhuận trước mắt mà phải vì một. .. nhuận lâu dài và bền vững" Vậy, làm thế nào để trở thành một tổ chức hay một công ty định hướng khách hàng? Sau khi nghiên cứu hàng trăm công ty tại 17 quốc gia trên toàn thế giới, ông Joseph đã đúc kết được 6 yếu tố cơ bản làm nên một tổ chức 14 định hướng khách hàng Đây là 6 yếu tố thường xuất hiện trong những công ty thành công trong lĩnh vực này: • Tạo mối liên kết từ lãnh đạo tới khách hàng Lãnh đạo . Phân tích nguyên tắc định hướng khách hàng: 2.2.1 Tại sao phải áp dụng nguyên tắc định hướng khách hàng: Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng và vì. Nhóm : 06 Đề tài : Phân tích nguyên tắc định hướng khách hàng và việc áp dụng nguyên tắc này tại một doanh nghiệp cụ thể. Thành viên: 1 Lê Diệu