1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DẠY LANGUAGE FOCUS

5 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 243,63 KB

Nội dung

Hướng dẫn dạy kỹ Kiến thức ngôn ngữ – Tiếng Anh 10 NDC, chien.eltvn@gmail.com http://sites.google.com/site/eltsite 1 HƯỚNG DẪN DẠY KIẾN THỨC NGÔN NGỮ TIẾNG ANH 10 (THỰC HIỆN TỪ NĂM HỌC 2006-2007) Nguồn: http://sites.google.com/site/eltsite/tap-huan-giao-vien-teacher-training Biên tập: Nguyễn Danh Chiến, GV tiếng Anh tham gia tập quốc gia Hà Tây, năm 2006  Mục đích tiết dạy: Củng cố năng lực ngôn ngữ của học sinh trong đơn vị bài học.  Các phần chính: Pronunciation (phát âm), Grammar and Vocabulary (ngữ pháp, từ vựng)  Mục đích của từng phần: - Pronunciation giúp HS có thể phát âm đúng nguyên âm hoặc phụ âm trong từ và thực hành phát âm lưu loát những âm đơn này trong các phát ngôn. - Grammar and Vocabulary gồm các hiện tượng ngữ pháp và những từ ngữ được cho là quan trọng đối với việc phát triển các kỹ năng giao tiếp của HS (các hiện tượng ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp thường được lấy từ bốn tiết học trước, đặc biệt là tiết dạy Đọc hiểu “Reading”). I. DẠY PHÁT ÂM/NGỮ ÂM (PRONUNCIATION) Chương trình Tiếng Anh THPT đưa phần ngữ âm vào dạy chính thức một cách có hệ thống. Toàn bộ hệ thống các âm vị trong tiếng Anh được trình bày trong chương trình lớp 10 và một phần lớp 11. Tiếp theo đó các vấn đề cơ bản của ngữ âm và âm vị học tiếng Anh sẽ lần lượt được nêu ra và luyện tập không phải qua các vấn đề lí thuyết cao siêu, xa vời mà được thể hiện sinh động qua các bài tập thực hành thiết thực với học sinh. Sách giáo khoa tiếng Anh 10 tập trung vào các vấn đề chính của ngữ âm như là nguyên âm và phụ âm (vowels and consonants) Phần luyện tập phát âm (Pronunciation) trong các SGK tiếng Anh mới được bố trí ở phần LANGUAGE FOCUS dạy vào tiết cuối cùng trong tổng số 5 phần của mỗi đơn vị bài học. Theo SGK Tiếng Anh 10, học sinh được luyện tập một cách có hệ thống các âm vị (nguyên âm và phụ âm) tiếng Anh thông qua việc nhận biết sự khác biệt giữa các cặp âm trong các từ đơn lẻ. Sau đó học sinh luyện tập các âm vừa học trong các phát ngôn (thường là các câu hoàn chỉnh). Các phát ngôn được thiết kế để chứa các âm cần luyện tập tuy nhiên vẫn có ý nghĩa giao tiếp. Trong phần luyện âm, vai trò hướng dẫn của GV là rất quan trọng. GV cần tìm hiểu và chuẩn bị kỹ việc phát âm các cặp âm để làm mẫu cho học sinh. 1. Vai trò của GV và nhiệm vụ của HS trong luyện âm  Vai trò của GV: - Giúp HS nghe và tiếp thu mẫu phát âm càng chính xác càng tốt. - Giúp HS phát âm một cách chính xác. Hướng dẫn dạy kỹ Kiến thức ngôn ngữ – Tiếng Anh 10 NDC, chien.eltvn@gmail.com http://sites.google.com/site/eltsite 2 - Cung cấp cho HS những nhận xét phản hồi về phát âm của họ. - Sửa chữa lỗi của HS nếu cần thiết. - Chỉ ra cho HS những gì cần phải phát triển tiếp theo. - Thiết kế các hoạt động học phát âm khác nhau. - Đánh giá tiến bộ của HS.  Nhiệm vụ của HS: - Tiếp thu các mẫu phát âm càng chính xác càng tốt. - Thực hiện các hoạt động nhận biết, mô phỏng và lặp lại. - Thực hiện việc tự sửa các lỗi phát âm của mình. 2. Kỹ thuật dạy các âm đơn lẻ Phụ âm tiếng Anh có thể được phân loại theo vị trí phát âm, phương thức phát âm và thanh tính. Có 24 phụ âm trong tiếng Anh. 20 nguyên âm trong tiếng Anh được phân loại dựa theo vị trí của lưỡi, độ tròn môi và độ dài của nguyên âm. Ví dụ: Khi dạy hai âm / t / và / d /, các thủ pháp sau đây có thể được áp dụng:  Giới thiệu: - Giáo viên (GV) phát âm / t / rõ ràng 2 hoặc 3 lần để học sinh (HS) nghe, quan sát và tiếp thu mẫu. - HS phát âm lại âm / t / trong các từ. - HS lặp lại đồng thanh 2 hoặc 3 lần. - GV cho HS xem hình cơ quan phát âm đối với âm / t / và giải thích âm / t / được cấu tạo nh thế nào. - GV đề nghị HS nhắc lại những từ nói trên đồng thanh, theo nhóm và theo cá nhân. - Tương tự như vậy GV giới thiệu âm / d / và đề nghị HS lặp lại các bước nói trên. - GV so sánh sự đối lập giữa âm / t / và âm / d / trong các cặp từ. - HS được chia thành 2 nhóm nhắc lại các cặp từ theo băng hoặc theo GV một vài lần.  Luyện tập: - HS làm các bài tập nhận biết bằng cách nghe và nhặt ra âm / t / và âm / d / trong các từ được GV đọc theo các trật tự đã bị đảo lộn. - HS nhắc lại các cặp từ đối lập sau đó luyện tập phát âm các âm / t / và / d / trong các câu. 3. Một số lỗi thường gặp của HS trong phát âm - Nhầm lẫn giữa các nguyên âm và phụ âm, ví dụ: âm / l / trong từ lot và âm / n / trong từ not. Hướng dẫn dạy kỹ Kiến thức ngôn ngữ – Tiếng Anh 10 NDC, chien.eltvn@gmail.com http://sites.google.com/site/eltsite 3 - Không phát âm được một số âm, đặc biịet các âm không có trong tiếng Việt. - Thay thế giữa âm này và âm khác. - Không phát âm hoặc nuốt phụ âm cuối của từ. - Nhầm lẫn giữa các nguyên âm dài và nguyên âm ngắn. - Tuỳ tiện thêm phụ âm vào các tập hợp các phụ âm. - Không đánh trọng âm hoặc đánh trọng âm sai trong các từ. - Phát âm các từ tiếng Anh giống như các chữ viết theo kiểu tiếng Việt. II. DẠY TỪ VỰNG (VOCABULARY) Để làm tốt việc giới thiệu từ mới theo yêu cầu đặt ra, cần phân biệt hai khái niệm cơ bản: ngữ nghĩa và cách sử dụng. Nghĩa của một từ và cách chúng được dùng như thế nào là hai vấn đề rất khác biệt. Ví dụ, có rất nhiều trường hợp, nếu tra từ điển có thể hiểu được nghĩa của từ dễ dàng, song không phải như vậy là HS học sẽ biết được cách sử dụng từ đó. Cách sử dụng của một từ phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, thói quen của người bản ngữ và các mối quan hệ cùng với môi trường văn hoá và xã hội của họ. Cách sử dụng những ngữ liệu này chỉ có thể được hiểu rõ khi chúng được giới thiệu trong ngữ cảnh hay tình huống mà người bản ngữ đã sử dụng. 1. Chọn từ để dạy Thông thường, trong một bài học luôn xuất hiện từ mới. Song không phải từ mới nào cũng được dạy như nhau. Để lựa chọn từ cần dạy, cần xem xét những vấn đề từ chủ động - từ bị động (active and passive vocabulary) - Từ chủ động là những từ học sinh hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết. - Từ bị động là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc. Cách dạy và giới thiệu hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là cách sử dụng. Với từ bị động, có thể chỉ cần dừng lại ở mức nhận biết, không cần thực hiện các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem từ nào là từ chủ động và từ nào là từ bị động. 2. Những yếu tố cần làm rõ khi giới thiệu từ mới Khi giới thiệu ngữ liệu mới, cần phải rõ 3 yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là form (sound, spelling), meaning, use. Khi giới thiệu từ mới, nếu chỉ cho biết chữ viết và định nghĩa như ở từ điển thì chưa đảm bảo cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, đặc biệt là với những từ chủ động. Học sinh cần phải biết cách phát âm không chỉ từ đơn lẻ mà còn phải nhận biết và phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói và đặc biệt là biết nghĩa và cách dùng trong giao tiếp. Những yếu tố cần làm rõ khi giới thiệu từ mới được cụ thể hoá bằng sơ đồ giới thiệu ngữ liệu chung như sau: Hướng dẫn dạy kỹ Kiến thức ngôn ngữ – Tiếng Anh 10 NDC, chien.eltvn@gmail.com http://sites.google.com/site/eltsite 4 Giới thiệu từ mới qua: - Ngữ âm (pronunciation) - Chữ viết (spelling) - Ngữ nghĩa (lexical meaning) - Hình thái ngữ pháp (Gramatical forrm) - Cách sử dụng (use) 3. Kỹ thuật dạy nghĩa từ  Dùng giáo cụ trực quan GV có thể sử dụng các đồ vật trong lớp hoặc mang tới lớp, sử dụng tranh, ảnh, biểu bảng, sơ đồ hoặc có thể vẽ trực tiếp lên bảng. GV có thể sử dụng các hành động, cử chỉ, điệu bộ. Bản thân GV và HS luôn là nguồn trực quan sinh động mà nếu khéo vận dụng sẽ đem lại hiệu quả tích cực.  Dùng tình huống GV có thể sử dụng các tình huống thực trong lớp hoặc ngoài lớp để chỉ ra nghĩa của từ. Ví dụ: GV có thể chỉ vào 1 nam HS ngồi giữa 2 nữ HS để giới thiệu ý nghĩa của từ between bằng cách nói Tuan is between Lan and Huong.  Dùng ngôn ngữ lời nói GV có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Việt để chỉ ra ý nghĩa của từ mới. Có thể thực hiện bằng hình thức định nghĩa, sử dụng ngôn cảnh, sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc dịch. Sau khi chỉ ra ý nghĩa của từ mới, GV có thể thực hiện một số các thủ pháp sau để trình bày hình thức của từ đó. - Vẽ tranh lên bảng để chỉ ra ý nghĩa của từ. - Nói 1 hoặc 2 câu có chứa từ đó. - Yêu cầu cả lớp lặp lại từ và cả câu đồng thanh 2 hoặc 3 lần. - Viết từ hoặc câu đó lên bảng nếu cần thiết. - Yêu cầu HS dịch câu đó sang tiếng Việt. - Đặt thêm ví dụ để củng cố từ. - Đặt câu hỏi để HS trả lời trong đó có chứa từ vừa học. - Yêu cầu HS chép từ vào vở. 4. Các loại hình bài tập khi dạy từ Một số bài tập được dùng khi luyện tập từ mới: Matching, odd-man-out, grouping, arrangement, blank filling, substitution, replacement, sentence making. Hướng dẫn dạy kỹ Kiến thức ngôn ngữ – Tiếng Anh 10 NDC, chien.eltvn@gmail.com http://sites.google.com/site/eltsite 5 III. DẠY NGỮ PHÁP (GRAMMAR) Nhìn chung, việc dạy các cấu trúc ngữ pháp có thể được thực hiện theo 2 cách chính: diễn dịch và quy nạp. Theo cách diễn dịch, đầu tiên HS được cung cấp một quy tắc cấu trúc ngữ pháp kèm theo lời giải thích và ví dụ minh hoạ. Sau đó HS luyện tập cách sử dụng. Theo cách quy nạp, đầu tiên HS được tiếp cận một loạt các ví dụ, từ các ví dụ này HS phải khái quát hoá thành các quy tắc với sự gợi ý của GV. Việc lựa chọn một trong hai cách này tuỳ thuộc vào độ khó của cấu trúc, năng lực của HS cũng như ý thích của GV. 1. Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp Đầu tiên GV giới thiệu bằng lời cấu trúc mới rồi ghi lên bảng. Cấu trúc ngữ pháp đó phải nằm trong ngữ cảnh. Cách đơn giản nhất để trình bày một cấu trúc là chỉ ra một cách trực tiếp, sử dụng các vật thể mà HS có thể nhìn thấy trong và ngoài lớp, tranh ảnh, hình vẽ minh hoạ, bản đồ, biểu bảng, bản thân GV và HS hoặc bằng hành động. Một cách khác để chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc là đặt ra một tình huống ở trong và ngoài lớp mà trong đó cấu trúc đó có thể sử dụng một cách tự nhiên. Tình huống có thể có thực, tưởng tượng hoặc sáng tạo. Việc kết hợp các thủ pháp khác nhau là cần thiết trong việc chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc mới bởi HS có nhiều có nhiều cơ hội để tiếp thu nó một cách trọn vẹn hơn. Ví dụ: Để dạy về cấp so sánh hơn và cấp so sánh tuyệt đối đối với các tính từ ngắn (bài 16 sách tiếng Anh 10) GV có thể vẽ lên bảng hình 3 cậu bé với 3 độ cao khác nhau rồi từ đó trình bày cấu trúc. Bên cạnh việc chỉ ra một cấu trúc ngữ pháp được sử dụng và có ý nghĩa như thế nào thì GV cũng cần phải chỉ ra hình thức của cấu trúc ấy. Có nhiều cách thể hiện hình thức cấu trúc ngữ pháp: - Đọc cấu trúc và yêu cầu HS nghe và nhắc lại. - Viết cấu trúc lên bảng. - Yêu cầu một số cá nhân nhắc lại - Giải thích cấu trúc ngữ pháp mới được hình thành như thế nào. - Yêu cầu cả lớp chép cấu trúc vào vở - Đặt thêm ví dụ và tình huống để luyện tập. 2. Các loại hình bài tập khi dạy cấu trúc ngữ pháp Việc luyện tập một cấu trúc ngữ pháp mới có thể thực hiện qua các loại hình bài tập sau đây: Repetition, substitution, conversion or transformation, matching, rearrangement, question and answer, completion, making true sentence. (Tham khảo các tài liệu về ELT methodology để tìm hiểu thêm) . từ bốn tiết học trước, đặc biệt là tiết dạy Đọc hiểu “Reading”). I. DẠY PHÁT ÂM/NGỮ ÂM (PRONUNCIATION) Chương trình Tiếng Anh THPT đưa phần ngữ âm vào dạy chính thức một cách có hệ thống. Toàn. Phần luyện tập phát âm (Pronunciation) trong các SGK tiếng Anh mới được bố trí ở phần LANGUAGE FOCUS dạy vào tiết cuối cùng trong tổng số 5 phần của mỗi đơn vị bài học. Theo SGK Tiếng Anh 10,. ngữ đã sử dụng. 1. Chọn từ để dạy Thông thường, trong một bài học luôn xuất hiện từ mới. Song không phải từ mới nào cũng được dạy như nhau. Để lựa chọn từ cần dạy, cần xem xét những vấn đề

Ngày đăng: 26/04/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w