1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Quy trình thẩm định bất động sản thế chấp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc sài gòn”

32 971 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 91,85 KB

Nội dung

Tuy nhiên, những nămgần đây, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã thực sự tạo ra những hậu quả nghiêmtrọng cho Việt Nam sau một thời gian tăng trưởng nhanh như lạm phát, giảm phát,các doanh n

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 01

Chương 1 Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Sài Gòn 03

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 03

1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 03

1.1.2 Giới thiệu ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Sài Gòn 05

1.2 Cơ cấu tổ chức và mô tả vị trí kiến tập 05

1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 05

1.2.2 Mô tả vị trí kiến tập 07

1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh Bắc Sài Gòn 08

Chương 2 Quy trình thẩm định giá bất động sản thế chấp tại chi nhánh Bắc Sài Gòn 09

2.1 Mô tả quy trình 09

2.1.1 Tiếp nhận hồ sơ bất động sản của ngân hàng 09

2.1.2 Xác nhận phân cấp tài sản đảm bảo 10

2.1.3 Phân công hồ sơ định giá tài sản đảm bảo 10

2.1.4 Định giá tài sản đảm bảo 11

2.1.5 Kiểm soát 11

2.1.6 Hoàn thiện quá trình định giá tài sản đảm bảo 12

2.1.7 Nội dung thẩm định bất động sản 12

2.2 Quy định của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam về điều kiện hồ sơ bất động sản thế chấp 14

2.3 Tóm tắt báo cáo thẩm định giá bất động sản số 37/10 C1, phường 13, quận Tân Bình cho mục đích thế chấp 14

2.4 Đánh giá quy trình 16

Trang 2

2.4.2 Nhược điểm 18

Chương 3 Các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện quy trình thẩm định giá bất động sản thế chấp tại chi nhánh Bắc Sài Gòn 20

3.1 Giải pháp 20

3.1.1 Nâng cao chất lượng thông tin 20

3.1.2 Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro 21

3.1.3 Đa dạng hóa các phương pháp đánh giá rủi ro 21

3.1.4 Liên tục cập nhật các văn bản Luật trong định giá bất động sản 22

3.1.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 22

3.2 Một số kiến nghị 23

3.2.1 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 23

3.2.2 Kiến nghị với Chính phủ 24

KẾT LUẬN 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

PHỤ LỤC 27 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

Trang 3

Trang 4

Từ viết tắt Ý nghĩa

BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

QL&DV Quản lý và dịch vụ

Trang 5

1 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức BIDV- Bắc Sài Gòn 06

2 Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định bất động sản thế chấp 09

3 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng 16

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động ngân hàng luôn được xem là “mạch máu của nền kinh tế mỗi quốcgia” Mạch máu này có hoạt động ổn định, tăng trưởng bền vững mới làm cho nềnkinh tế đất nước có thể phát triển Trong giai đoạn hội nhập, xu thế toàn cầu hóadiễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay thì hoạt động tín dụng của các Ngân hàngthương mại càng trở nên quan trọng, đóng vai trò trung gian đưa vốn đến các nhàđầu tư, góp phần không nhỏ vào sự đi lên của nền kinh tế Tuy nhiên, những nămgần đây, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã thực sự tạo ra những hậu quả nghiêmtrọng cho Việt Nam sau một thời gian tăng trưởng nhanh như lạm phát, giảm phát,các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của cácngân hàng có xu hướng tăng nhanh, tính đến thời điểm ngày 30/06/2012, nợ xấu củangân hàng quốc doanh là 3,76%, trong khi khối cổ phần là 4,73% Mặc dù có nhiềunguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao ở các Ngân hàngthương mại Việt Nam, nhưng theo nhiều chuyên gia tài chính, chủ yếu là do hoạtđộng quản trị rủi ro tại các ngân hàng còn không ít hạn chế và chưa đồng bộ, thiếuchuyên viên có năng lực cao và nhiều kinh nghiệm Có thể nói, vấn đề an toàn vàgiảm thiểu rủi ro trong các hoạt động tín dụng là đòi hỏi tất yếu ảnh hưởng đến côngtác tín dụng tại ngân hàng Để thực hiện điều này thì khi tiến hành cho vay, ngânhàng thường đòi hỏi khách hàng phải có tài sản thế chấp Các tài sản thế chấp rất đadạng nhưng chủ yếu là bất động sản Vì vậy, ngân hàng phải tiến hành thẩm địnhgiá bất động sản để xác định mức cho vay và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, tránhdẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao Thẩm định giá bất động sản đã xuất hiện trênthế giới từ khá lâu, nhưng ở Việt Nam hoạt động định giá khá mới mẻ và còn nhiềuhạn chế cũng như thiếu tính chính xác Chính vì những lý do đó, tác giả quyết địnhlựa chọn đề tài “Quy trình thẩm định bất động sản thế chấp tại Ngân hàng Đầu tư vàphát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Sài Gòn” để tìm hiểu công tác định giá đối vớitài sản đảm bảo là bất động sản tại ngân hàng, từ đó đưa ra những đề xuất, biệnpháp để hoạt động này ngày càng có chất lượng, hiệu quả hơn

Đề tài được kết cấu gồm 3 phần:

Trang 7

Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc

Sài Gòn

Chương 2: Quy trình thẩm định giá bất động sản thế chấp tại chi nhánh Bắc Sài

Gòn

Chương 3: Các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện quy trình thẩm định giá bất

động sản thế chấp tại chi nhánh Bắc Sài Gòn

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thạc sĩ Nguyễn Thu Hằng đãhướng dẫn, đóng góp ý kiến và giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình viết đềtài, cảm ơn anh Lê Võ Thanh Phong- Trưởng phòng giao dịch Tây Bắc Củ Chi đãtạo điều kiện thuận lợi cho tác giả được kiến tập tại ngân hàng, cũng như cung cấpcác số liệu, chứng từ hữu ích phục vụ cho bài viết Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đềtài, song do thời gian kiến tập ngắn cùng với hiểu biết và kiến thức thực tế còn hạnhẹp, báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được đóng gópcủa quý thầy cô để bài viết được đầy đủ và hoàn thiện hơn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2013 Sinh viên thực hiện

Lê Y Bình

Trang 8

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam

1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngân

hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà nội, Việt NamĐiện thoại: 04.2220.5544 - 19009247

Fax: 04 2220.0399

Email: Info@bidv.com.vn

- Giai đoạn 1957-1980, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng

Đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính với quy

mô ban đầu gồm 11 chi nhánh, 200 nhân viên với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát,quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vựckinh tế, xã hội

- Giai đoạn 1981-1989, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân

hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Namvới nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơbản thuộc kế hoạch nhà nước tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế

- Giai đoạn 1990-1994, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) với nhiệm vụ được thay đổi

về cơ bản: Ngoài việc tiếp tục nhận vốn Ngân sách để cho vay các dự án thuộc

kế hoạch nhà nước thì BIDV đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung dài hạn

để cho vay đầu tư phát triển: Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàngchủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển

- Giai đoạn 1995-2000, BIDV được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một

Ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước Đây

là thời kỳ BIDV đã khẳng định được vị trí, vai trò là Ngân hàng thương mại

Trang 9

hàng đầu tại Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcvới danh hiệu đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

- Giai đoạn 2001 đến nay, BIDV đã triển khai đồng bộ đề án cơ cấu lại được

chính phủ phê duyệt Dự án hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán doNgân hàng thế giới tài trợ tiến tới phát triển thành một Ngân hàng đa năng hàngđầu của Việt Nam, hoạt động ngang tầm với các Ngân hàng mang tầm khu vựcnăm 2011

Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước, BIDV luôn là công cụsắc bén, là lực lượng chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia Trong hoạtđộng, BIDV luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách nhà nước,bảo toàn và phát triển vốn Trong mối quan hệ với khách hàng, BIDV luôn nêu caophương châm hành động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạtđộng của BIDV”, quan hệ giữa BIDV và bạn hàng là mối quan hệ “Hợp tác cùngphát triển”, cùng chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng.Chính vì lẽ đó, BIDV luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ khách hàng để không ngừngnâng cao chất lượng dịch vụ, luôn tìm hiểu để thỏa mãn nhu cầu ngày một cao củakhách hàng Với cam kết “cung ứng những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chấtlượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng”, trong 3 năm trở lại đây, BIDV luônđược tổ chức BVQI (Tổ chức chứng nhận quốc tế độc lập) chứng nhận có hệ thốngquản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, BIDV luôn làm tròn nhiệm vụđược Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó Mục tiêu trong giai đoạn hiện nay màBIDV xác định là “Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”

1.1.2 Giới thiệu ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Sài Gòn

- Chi nhánh Bắc Sài Gòn (chi nhánh Tân Bình cũ) tiền thân là phòng giao dịchTân Bình được thành lập vào tháng 7/2000 trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu

tư và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

- Tháng 12/2003: Được nâng cấp lên thành chi nhánh II trực thuộc chi nhánh

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 10

- Ngày 1/12/2005: Được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng

Đầu Tư và phát Triển Việt Nam theo quyết định số 244/QĐ_HĐQT ngày28/11/2005 của hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu Tư và phát Triển Việt Nam

- Ngày 16/1/2008: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu Tư phát Triển Chi nhánh Bắc

Sài Gòn

- Điạ bàn được phân công của chi nhánh bao gồm các quận: Bình Thạnh, PhúNhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Quận 12 theo công văn số 3166/CV –QLCN2 ngày 16/06/2005

- Hiện nay chi nhánh Bắc Sài Gòn thành lập được 6 phòng giao dịch bao gồm:Cộng Hoà, Tân Bình,Tân Phú,Tây Bắc Củ Chi, Lê Thị Riêng, Gò Vấp nằm tạicác quận: Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Tây Bắc Củ Chi

1.2 Cơ cấu tổ chức và mô tả vị trí kiến tập

1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Với tư cách là chi nhánh cấp 1, chi nhánh Bắc Sài Gòn có cơ cấu tổ chứcgồm Ban giám đốc và 6 khối hoạt động: Khối quan hệ khách hàng, Khối rủi ro,Khối tác nghiệp, Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc Các phòng ban tươngứng với các khối là Phòng quan hệ khách hàng cá nhân, Phòng quan hệ kháchhàng doanh nghiệp, Phòng quản lý rủi ro, Phòng dịch vụ khách hàng doanhnghiệp, Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phòng quản trị tín dụng, Phòng dịch

vụ khách hàng cá nhân, Phòng tài chính kế toán, Tổ điện toán, Phòng nguồnvốn kế hoạch tổng hợp, Phòng tổ chức hành chính Ngoài ra còn có Tổ lái xe và

Tổ bảo vệ

Trang 11

Khối tác nghiệp Khối quản lýnội bộ Khối trực thuộc

Phòng DVKH doanh nghiệp

Phòng QL&DV kho qũy

Phòng quản trị tín dụng

Phòng DVKH

cá nhân

Phòng tài chính kế toán

Tổđiện Toán

Phòng nguồnvốn kếhọachtổnghợp

Phòng

tổ chức hành chính

6 phònggiao dịch:Cộng HòaTân Bình,

Lê ThịRiêng,Tân Phú,

Gò Vấp,Tây Bắc

Củ Chi

Tổ chức – hành chính

Tổ lái xe

Tổ bảo vệ

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức BIDV- Bắc Sài Gòn

(Nguồn: Tư liệu Phòng Tổ chức hành chính)

Trang 12

Chức năng của các phòng ban:

- Phòng quan hệ khách hàng cá nhân: Tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạchphát triển khách hàng cá nhân

- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Tham mưu đề xuất chính sách và kếhoạch phát triển khách hàng doanh nghiệp

- Phòng quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nângcao chất lượng hoạt động tín dụng, quản lý, giám sát, phân tích,đánh giá xếp hạngtín dụng vào việc quản lý

- Phòng quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện các tác nghiệp và quản trị cho vay bảolãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của chi nhánh

- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch vớikhách hàng cá nhân

- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịchvới khách hàng doanh nghiệp

- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ quản lý khoxuất-nhập quỹ

- Phòng tài chính kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết,

kế toán tổng hợp, thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính

- Phòng giao dịch: Thực hiện các biện pháp phát triển kinh doanh đảm bảo an toàn,hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của ngân hàng

1.1.2 Mô tả vị trí kiến tập

Từ ngày 3-6-2013 đến ngày 23-6-2013, tác giả được BIDV chi nhánh BắcSài Gòn nhận vào kiến tập tại phòng Quản lý rủi ro, thuộc khối Rủi ro Tại đây, tácgiả đã có cơ hội tìm hiểu, quan sát thực tế về các hoạt động giám sát, phân tích,đánh giá rủi ro đối với danh mục tín dụng của chi nhánh, kiểm tra việc thực hiệngiới hạn tín dụng của các phòng liên quan, cũng như được đọc một số hồ sơ thẩmđịnh tín dụng và đặc biệt là các bản báo cáo định giá tài sản bảo đảm nợ vay là bấtđộng sản thế chấp tại ngân hàng Tuy nhiên, do không thuộc chuyên ngành thẩmđịnh giá, tác giả đã gặp một số khó khăn trong việc tìm hiểu các phương pháp địnhgiá, các văn bản luật quy định liên quan cùng với bản kết cấu mặt bằng của các tàisản bất động sản mà chú yếu là nhà đất Dù vậy, đây cũng là một cơ hội quý báu để

Trang 13

tác giả được trực tiếp có mặt tại ngân hàng và tìm hiểu quy trình thẩm định giá bấtđộng sản, cụ thể là phân tích cách định giá một căn nhà xin thế chấp là như thế nào.

Hy vọng những bài học đút kết được trong thời gian kiến tập cùng với những kiếnthức tác giả được học ở nhà trường có thể mang lại những kinh nghiệm hữu ích chocông việc trong tương lai

1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh Bắc Sài Gòn

- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Dịch vụ tài khoản, gởi một, rút nhiều nơi; trảlương tự động, hoa hồng đại lý, thu tiền đại lý, dịch vụ quản lý vốn, thanh toán,định kỳ theo yêu cầu, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền trong nước, thanh toánxuất nhập khẩu, tín dụng doanh nghiệp, bảo lãnh các dịch vụ khác

- Đối với khách hàng cá nhân:

 Sản phẩm tín dụng: cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà; vay mua ô tô; cho vay cầm

cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm; cho vay cán bộ công nhân viên; cho vay duhọc…

 Sản phẩm huy động vốn: Tiền gởi thanh toán bằng Việt Nam Đồng, tiền gởithanh toán bằng ngoại tệ, tiết kiệm tích luỹ bảo an, tiết kiệm kỳ hạn, tiết kiệmbậc thang, tiết kiệm rút vốn linh hoạt

 Sản phẩm chuyển tiền: Chuyển tiền quốc tế đến, chuyển tiền quốc tế đi,chuyển tiền trong nước đi, chuyển tiền trong nước đến, dịch vụ hối phiếu,dịch vụ bán séc du lịch, dịch vụ mua séc du lịch, dịch vụ nhờ thu séc quốc tế,dịch vụ cung ứng séc trắng, bảo chi séc

 Sản phẩm ngân hàng điện tử: BIDV - Directbanking , dịch vụ gởi tin nhắnngân hàng qua điện thoại di động – BSMS, thanh toán hóa đơn điện EVN,thanh toán hóa đơn điện Viettel

 Sản phẩm chứng khoán: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán, môi giớichứng khoán, môi giới chứng khoán chưa niêm yết, lưu ký chứng khoán,cầm cố cho vay chứng khoán niêm yết Ngoài ra có các sản phẩm về bảohiểm và sản phẩm về dịch vụ ngân quỹ

 Sản phẩm mua bán ngoại tệ: sản phẩm mua bán ngoại tệ giao ngay và kỳhạn, sản phẩm chuyển đổi ngoại tệ, sản phẩm thu đổi ngoại tệ, nghiệp vụ ủythác tài sản, nghiệp vụ đầu tư tiền gởi cơ cấu/giấy tờ có giá cơ cấu

Trang 14

CHƯƠNG 2.

QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI

CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN 2.1 Mô tả quy trình

Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định bất động sản thế chấp

(Nguồn: Tư liệu Phòng quản lý rủi ro)

2.1.1 Tiếp nhận hồ sơ bất động sản thế chấp của khách hàng

Chuyên viên tại đơn vị kinh doanh tiếp nhận hồ sơ bất động sản thế chấp từ

khách hàng và kiểm tra hồ sơ Bất động sản thế chấp phải có đầy đủ hồ sơ chứng

minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của chủ tài sản đối với tài sản hoặc

các giấy tờ khác chứng minh tài sản sẽ hình thành trong tương lai và tính chân thực,

hợp lệ của tài sản Trường hợp bất động sản chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất thì khách hàng cần phải nộp các giấy tờ như quyết định giao đất, hợp

đồng thuê đất, giấy nộp tiền sử dụng đất

Trong thời gian thế chấp, ngân hàng nắm giữ toàn bộ giấy tờ gốc liên quan

Trang 15

xác nhận của lãnh đạo đơn vị kinh doanh và gửi cho Phòng định giá tài sản bằngfax, email hoặc gửi trực tiếp kèm theo hồ sơ pháp lý của TSĐB.

Khi tiếp nhận phiếu đề nghị định giá TSĐB và hồ sơ TSĐB cán bộ tiếp nhận

có trách nhiệm vào thư mục theo dõi hồ sơ định giá theo mẫu và chuyển giao choLãnh đạo phòng để phân công cho CVĐG hoặc trực tiếp phân công nếu được ủyquyền

2.1.2 Xác nhận phân cấp tài sản đảm bảo

Để đảm bảo sự chuyên môn hóa, tính khách quan trong việc thẩm địnhTSĐB là hạn chế rủi ro, việc định giá TSĐB sẽ được phân cấp theo các tiêu chí: loạitài sản, mức giá trị theo giá khung, vị trí địa lý, hoặc mức độ phức tạp của TSĐB

2.1.3 Phân công hồ sơ định giá tài sản đảm bảo

Mọi hồ sơ yêu cầu định giá đều phải được Lãnh đạo phòng định giá xem xéttrước khi chuyển giao cho CVĐG CVĐG không được tự ý tiến hành định giá bất

kỳ TSĐB nào mà chưa được sự chỉ định của Lãnh đạo phòng định giá Trongtrường hợp cấp thiết của các đơn vị thì CVĐG phải báo cáo ngay cho Lãnh đạophòng định giá hoặc Ban Giám đốc Khối tín dụng và quản trị rủi ro biết trước khitiến hành thẩm định tài sản đó

Khi giao hồ sơ cho CVĐG cần lưu ý đến các yếu tố sau:

- Tình trạng pháp lý, hiện trạng của TSĐB cần thẩm định giá

- Thời gian thẩm định, thời gian hoàn thành

- Tính hiệu quả của việc thẩm định giá

- Đối với TSĐB khó thẩm định giá (máy móc, thiết bị thuộc những lĩnh vựcchuyên ngành đặc thù; bất động sản ở những vị trí địa lý đắc địa, diện tích lớn )phải có sự tham gia của Lãnh đạo phòng định giá hoặc thuê chuyên gia bênngoài định giá

2.1.4 Định giá tài sản đảm bảo

Khi tiếp nhận hồ sơ, CVĐG cần tiến hành nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy khôngđầy đủ các thông tin liên quan đến TSĐB cần định giá thì yêu cầu chuyên viên kinhdoanh bổ sung thêm các hồ sơ cần thiết để đảm bảo các thông tin về TSĐB đượcđầy đủ và chính xác Sau đó kiểm tra thực tế hiện trạng tài sản và thực hiện định giáTSĐB một cách khách quan

Trang 16

Chuyên viên kinh doanh có trách nhiệm phối hợp với CVĐG trong quá trìnhkiểm tra thực tế và định giá TSĐB.Sau khi thẩm định TSĐB, CVĐG cần tìm hiểuthêm các thông tin liên quan đến tài sản cần định giá (như trình độ công nghệ, tínhhợp pháp, không hợp pháp, thông tin về quy hoạch, đền bù của TSĐB).

Thu thập thông tin giá thị trường của TSĐB qua các giao dịch thực tế, báochí, trang Web, trung tâm định giá tài sản, sàn giao dịch CVĐG lập phiếu định giáTSĐB theo mẫu quy định

2.1.5 Kiểm soát

- Kiểm soát 1: Sau khi thẩm định và lập phiếu định giá TSĐB xong, CVĐG trìnhphiếu định giá TSĐB lên kiểm soát viên, kiểm soát viên sau khi kiểm tra cụ thểtình trạng hồ sơ, tính chất pháp lý, giấy tờ chứng minh tài sản, giá do CVĐG đềxuất thực hiện:

 Nếu không có sự thay đổi nào thì ký kiểm soát

 Nếu thiếu thông tin về tài sản thì yêu cầu CVĐG cung cấp thêm

 Nếu chưa có sự thống nhất về giá thì yêu cầu CVĐG đó định giá lại hoặcCVĐG khác định giá

- Kiểm soát 2 và phê duyêt:

CVĐG trình phiếu định giá TSĐB đã có chữ ký của kiểm soát viên cho Lãnhđạo phòng định giá, Lãnh đạo phòng định giá sau khi kiểm tra cụ thể tình trạng hồ

sơ tính chất pháp lý, giấy tờ chứng minh tài sản, giá do CVĐG đề xuất thực hiện:

 Nếu không có sự thay đổi nào thì ký kiểm soát

 Nếu thiếu thông tin về tài sản thì yêu cầu CVĐG cung cấp thêm

 Nếu chưa có sự thống nhất về giá thì yêu cầu CVĐG đó định giá lại hoặcCVĐG khác/ kiểm soát viên/ Lãnh đạo phòng định giá tiến hành định giá

2.1.6 Hoàn thiện quá trình định giá tài sản đảm bảo

Thời gian tối đa để hoàn thiện quy trình định giá TSĐB:

- Đối với miền Bắc và miền Trung: không quá 48 giờ bắt đầu tính từ thời gianđịnh giá TSĐB được ghi trong phiếu đề nghị định giá TSĐB của chi nhánh

- Đối với miền Nam: tính từ thời gian định giá TSĐB được ghi trong phiếu đềnghị định giá TSĐB của chi nhánh, không quá 48 giờ đối với các tài sản giá trịnhỏ hơn 10 tỷ đồng tại thành phố Hồ Chí Minh, không quá 72 giờ với tài sản có

Ngày đăng: 25/04/2015, 07:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w