Các ngân hàng kinh tế đang đòi hỏi ở ngân hàng là phải huy động đủ vốn tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển không bị tụthậu, đó chính là vấn đề về vốn.Trong thực tiễn hoạt động của A
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
-ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau 3 năm được học tập và rèn luyện tại trường ĐH Tài chính - Marketing, với sựdạy dỗ tận tình của thầy cô đã giúp em có được những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tếtài chính nói chung và đặc biệt là môn chuyên ngành Kế toán ngân hàng nói riêng Tuy đóchỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng đã góp phần giúp em học hỏi và tích luỹ đượcnhiều kinh nghiệm thực tế để có thể áp dụng cho công việc trong tương lai Và báo cáothực tập này chính là kết quả cụ thể cho sự kết hợp, áp dụng giữa lý thuyết đã có đượctrong quá trình học tập vào thực tiễn nói trên
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chinhánh An Phú cùng các anh, các chị tại phòng Kế toán đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ và tạođiều kiện thuận lợi cung cấp cho em những kinh nghiệm quý giá trong quá trình thực tập,nghiên cứu để hoàn thành bài báo cáo của mình
Cảm ơn cô Đặng Thị Ngọc Lan- là giáo viên trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn em trong khoảng thời gian em thực tập để có thể hoàn thành bài báo cáohoàn chỉnh như hôm nay
Do kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này khó tránh khỏinhững thiếu sót và khuyết điểm Kính mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô và các anh,chị tại phòng kế toán ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh An Phú
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
========*******========
Họ và tên người nhận xét
Chức vụ
Nhận xét về quá trình thực tập của sinh viên: Hồ Thị Thu Hương Lớp 11DKN - Khoa Kế toán – Kiểm toán Khoá học: 2011-2015 ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Người nhận xét
(Ký tên, đóng dấu)
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
======********=======
Họ và tên giáo viên hướng dẫn
Đơn vị
Chức vụ
Nhận xét về chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên: Hồ Thị Thu Hương Lớp 11DKN- Khoa Kế Toán- Kiểm Toán Khoá học: 2011-2015 Tên đề tài: " Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- chi nhánh An Phú” ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Điểm:
- Bằng số:
- Bằng chữ:
Ký tên
Trang 5CMND : Chứng minh nhân dân
TGTT : Tiền gửi thanh toán
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Agribank An Phú
Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy
Sơ đồ 1.5: Quy trình luân chuyển chứng từ
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tóm tắt thủ tục mở tài khoản của khách hàng
Bảng 1: Hoạt động kinh doanh của Agribank AP trong 2 năm 2011-2012
Bảng 2: Biến động của nguồn vốn huy động VND
Bảng 3: Biến động của nguồn vốn huy động USD
Bảng 4: Tình hình huy động vốn từ doanh nghiệp – tổ chức kinh tế
Bảng 5: Kết cấu tiền gửi của doanh nghiệp – TCKT
Trang 7
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN – CHI NHÁNH AN PHÚ 1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập Chi nhánh Agribank An Phú 1
1.2 Thị trường hoạt động 4
1.3 Phương thức hoạt động huy động vốn 5
1.3.1 Huy động vốn bằng tiền gửi không hỳ hạn 5
1.3.2 Huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm 5
1.3.2.1 Huy động tiền gửi có kỳ hạn 6
1.3.2.2 Huy động tiền gửi tiết kiệm 6
1.3.3 Huy động vốn qua đi vay 6
1.3.3.1 Vay từ NHTƯ 6
1.3.3.2 Vay từ các tổ chức tín dụng khác 7
1.3.4 Huy động vốn qua phát hành công cụ nợ 7
1.3.5 Các hình thức huy động vốn khác 7
1.4 Tổ chức quản lý 8
1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Agribank An Phú 9
1.5.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 9
1.5.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 9
1.5.3 Chức năng và nhiệm vụ của các nhân sự phòng kế toán 10
1.5.4 Hình thức kế toán 10
1.5.5 Hệ thống chứng từ sử dụng 12
1.5.6 Tổ chức vận dụng các chế độ, phương pháp kế toán 12
1.5.7 Phương tiện phục vụ công tác kế toán 14
1.6 Tình hình kinh doanh trong giai đoạn gần đây 14
1.7 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH AN PHÚ16 2.1 Các hình thức huy động vốn của NHKD 16
2.1.1 Huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng 16
Tiền gửi: bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn 16
2.1.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 17
2.1.3.Vay vốn từ các TCTD khác và từ NHNN 17
2.1.4.Huy động từ các nguồn vốn khác 18
2.2 Kế toán nghiệp vụ tiền gửi 18
2.2.1 Nội dung 18
Trang 82.2.2 Tài khoản sử dụng 18
2.2.3 Chứng từ sử dụng 19
2.2.4 Phương pháp thanh toán 19
2.2.5 Kế toán tiền gửi tiết kiệm 22
2.3 Phát hành giấy tờ có giá 23
2.2.1 Tài khoản sử dụng 24
2.2.2 Chứng từ sử dụng 24
2.2.3 Phương pháp hạch toán 24
2.3 Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi 25
2.4 Kế Toán nghiệp vụ huy động vốn Tại Ngân Hàng Agribank AP 26
2.4.1 Những quy dịnh về tiền gửi và tài khoản giao dịch 26
2.4.2 Hồ sơ mở tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Agribank AP 26
2.5 Kế toán nghiệp vụ huy đọng vốn tổ chức cá nhân trong nước của ngân hàng 28
2.5.1 Nguyên tắc kế toán 28
2.5.2 Quy trình thủ tục các sản phẩm tiền gửi 29
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH AN PHÚ 34
3.1 Nhận xét 34
3.1.1 Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại chi nhánh Agribank An Phú 34
3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tại chi nhánh Agribank An Phú 34
3.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn và kế toán huy động vốn tại chi nhánh Agribank An Phú 35
3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước 35
3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 36
3.2.3 Kiến nghị với chi nhánh Agribank An Phú 37
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và kế toán huy động vốn tại chi nhánh Agribank An Phú 39
3.3.1 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 39
3.3.1.1 Đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền 39
3.3.1.2 Phát triển tài khoản cá nhân và sử dụng sec cá nhân 39
3.3.1.3 Triển khai các hình thức tiết kiệm mới 40
3.3.1.3.1 Triển khai thực hiện tiết kiệm gửi góp 40
3.3.1.3.2 Triển khai hình thức tiết kiệm dưỡng lão 40
3.3.1.3.3.Triển khai hình thức tiết kiệm học đường 41
3.3.1.3.4 Triển khai hình thức tiết kiệm xây dựng nhà ở: 41
3.3.1.3.5 Triển khai hình thức rút tiền qua may rút tiền tự động (ATM) 41
3.3.2 Vận dụng chính sách lãi suất hợp lý 42
3.3.3 Mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng 43
Trang 93.3.4 Cải tiến nghiệp vụ thanh toán và thủ tục gửi rút tiền 433.3.5 Thực hiện tốt chính sách khách hàng-tích cực tìm kiếm, chọn lọc khách hàng lớn 443.3.6 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên 443.3.7 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo hiểm tiền gửi 45
KẾT LUẬN 46
Trang 10LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt,kinh doanh(Tiền tệ) Nên ngân hàng nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quátrình phát triển đất nước Đó là góp phần giúp nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô,thông qua vai trò trung gian tài chính Nghĩa là thực hiện điều tiết nguồn vốn giữa cáckhu vực trong nền kinh tế quốc dân Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi ngân hàngphải có sự đầu tư vốn lớn và năng động
Một số nhà kinh tế học cho rằng: Ngân hàng là một trong những sản phẩm kỳ
vị nhất trong những phát minh của nhân loại Ngân hàng ra đời như những đứa con
ưu tú nhất của nền kinh tế hàng hoá và đến nay chính ngân hàng đã dẫn dắt nền kinh
tế đạt được những bước tiến to lớn
Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đã và đang là mục tiêu của tất cả cácquốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Mặc dù trong những năm quaViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành hình tượng của khu vực ĐôngNam Á, song kết quả vẫn còn rất khiêm tốn.Trong lĩnh vực công nghiệp việc áp dụngcông nghệ khoa học, đưa thiết bị mới vào sản xuất còn rất hạn chế, lĩnh vực nông nghiệpthì chưa được cơ giới háo nhiều kỹ thuật canh tác chủ yếu là kỹ thuật truyền thống chậmđổi mới, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, hạn chế và bất cập Đó sẽ là những nhân tốquan trọng nhất làm giảm tốc độ phát triển nền kinh tế đất nước trong thời gian tới màđặc biệt khi chúng ta gia nhập AFTA vào năm 2006 và gia nhập WTO Vì vậy, trongthời gian tới muốn đạt được sự phát triển vượt bậc về kinh tế, ổn định chính trị - xã hộithì một nguồn lực có ý nghĩa quyết định không thể thiếu được, đó chính là vốn, đặcbiệt là nguồn vốn trung và dài hạn
Đối với Ngân hàng, nếu như nói nguồn vốn tự có là cơ sở để tổ chức hoạtđộng kinh doanh, là tiền đề cho sử khởi đầu của hoạt động kinh doanh ngân hàng thìnguồn vốn huy động đóng vai trò chủ đạo cho mở rộng hoạt đông kinh doanh, đảm bảo
cơ sở tài chính cho hoạt động kinh doanh Vì vậy song song chính sách, chiến lượckhách hàng thì chiến lược nguồn vốn là một trong hai chiến lược quan trọng quyếtđịnh sự thành công hay thất bại của ngân hàng Mặt khác, để tăng trưởng nguồn vốnhoạt động đòi hỏi Ngân hàng phải có một hệ thống chiến lược sản phẩm hiệu quả nghĩa
là các biện pháp huy động vốn phải đạt hiệu quả
Trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng đều đặt công tác huy động vốn thànhmục tiêu hoạt động cơ bản, ở đâu và khi nào có cơ hội tạo vốn thì ở đó, lúc đó NgânHàng có mặt Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế làđiều quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là các ngân hàng phải từng bước nâng caohiệu quả công tác huy động vốn, để đứng vững trong nên kinh tế thị trường
Chính vì vậy qua học tập, khảo sát thực tế và nghiên cứu em thấy rằng vấn đề
cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn của ngân hàng là rất quan trọng và cần thiết ,
Trang 11nên em chọn đề tài: “Kế toán huy động vốn tại chi nhánh Agribank An Phú” để nghiên
cứu
Do thời gian nghiên cứu ngắn nên chuyên đề không tránh khỏi hạn chế, rấtmong được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các động chí lãnh đạo củachi nhánh Agribank AP để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Sự cần thiết của đề tài
Vấn đề về vốn đang là một đòi hỏi rất lớn, chủ trương của Đảng và Nhà nước tahiện nay về vốn Ngân sách chỉ chi cho việc đầu tư các cơ sở hạ tầng không có khả năng thuhồi vốn, còn toàn bộ nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh kể cả đầu tư xây dựng, vốn cốđịnh và vốn lưu động đều phải đi vay Như vậy đòi hỏi về vốn không chỉ ngắn hạn mà còn
cả vốn trung, dài hạn Nếu không có vốn thì không thể thay đổi được cơ cấu kinh tế, khôngthể xây dựng được các cơ sở công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn Tuy đã có những thayđổi về nhiều phương diện, hệ thống Ngân hàng đã có những bước tiến dài nhưng hệ thốngngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn của nền kinh tế
Từ năm 1994 trở đi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vấn đề về vốnnổi lên là một yêu cầu hết sức cấp bách trong điều kiện chưa có thị trường vốn Giải quyếtnhu cầu vốn là đòi hỏi lớn đối với hệ thống ngân hàng Các ngân hàng kinh tế đang đòi hỏi
ở ngân hàng là phải huy động đủ vốn tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển không bị tụthậu, đó chính là vấn đề về vốn.Trong thực tiễn hoạt động của Agribank AP hoạt động huyđộng vốn đã được coi trọng đúng mức và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng bêncạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại do đó cần phải nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn
để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm phục vụ công tác công nghiệp hoá- hiện đại hoá đấtnước
Mặt khác xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đến gần gây áp lực lớn cho các Ngânhàng thương mại Việt Nam về khả năng tồn tại và cạnh tranh để đứng vững Huy độngvốn, một trong những hoạt động trọng tâm của ngân hàng, đang được các ngân hàng quantâm nhiều nhất trong những năm gần đây vì nền kinh tế có nhiều biến động làm ảnh hưởngđến khả năng thanh khoản và trạng thái khan hiếm vốn của các ngân hàng Đặc biệt, ngày4/11/2010 Chính phủ cho phép lãi suất huy động để giữ chân và thu hút khách hàng
Để tạo dựng cho mình một năng lực cạnh tranh đủ mạnh và bền vững, việc quản trị chiếnlược ngân hàng cũng như chiến lược huy động vốn được đặt ra và các Ngân hàng thươngmại cần đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tốt hơn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàngtrên cơ sở công nghệ hiện đại Agribank VN một trong những ngân hàng thương mại nhànước hàng đầu tại Việt Nam, đang tự khẳng định mình, phát huy thương hiệu mạnh, tạo ranhiều sản phẩm huy động vốn hiện đại
Trang 12Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở chiến lược huy động vốn, thực trạng về vốn và kế toán huy động vốn tạingân hàng trong những năm gần đây, việc nghiên cứu điều tra, thu thập số liệu, phân tíchnhận định đánh giá những mặt được-mất, ưu- nhược điểm hiện có trong quá trình hoạtđộng của ngân hàng là để đưa ra những chiến lược và giải pháp thiết thực nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả cho chất lượng dịch vụ mà ngân hàng đưa ra để có thể đáp ứng nhu
cầu của người dân đồng thời làm tăng nhanh doanh thu cho ngân hàng
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác huy động vốn tại chi nhánh Agribank An Phú
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp: So sánh, phân tích, luận, giải
Bố cục của chuyên đề
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh AnPhú
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn – chi nhánh An Phú
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huyđộng vốn và kế toán huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chinhánh An Phú
Trang 13CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN – CHI NHÁNH AN PHÚ 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập Chi nhánh Agribank An Phú
I, trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Hoà cùng nhịp độ phát triển của đất nước, qua 7 năm xây dựng và trưởng thành;đặc biệt từ khi mới thành lập trở lại đây thực hiện đề án phát triển hoạt động kinh doanhtrên địa bàn đô thị loại I Chi nhánh Agribank An Phú đã có những bước đi vững chắc trêncon đường đổi mới hoạt động, chuẩn bị hội nhập và đã gặt hái được những thành quả đángmừng trên mọi phương diện, cụ thể là:
Về màng lưới, ngoài Hội sở đến nay chúng tôi đã có 7 phòng giao dịch trực thuộctrên địa bàn thành phố
Về công nghệ, Ngân hàng đã áp dụng chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệthống thanh toán theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, nhằm cung cấp những sản phẩm,dịch vụ ngân hàng hoàn hảo cho khách hàng
Từ năm 2005 đến nay họat động kinh doanh đã có bước tăng trưởng khá Nguồnvốn tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 40%, dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm25%, lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm 20%/năm Họat động thanh tóan quốc tế
và kinh doanh ngọai tệ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%, chi nhánh đã có quan hệthanh tóan với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; uy tín vị thế của Chi nhánh trên địa bànđối với các đối tác và khách hàng tiếp tục được nâng cao
Là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt Agribank An Phú đã quy tụ đội ngũCBNV có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi, đạo đức nghề nghiệp, nhạy bén trongquan hệ giao tiếp Với đội ngũ trẻ và năng động chúng tôi tin tưởng sẽ mang lại cho quý
Trang 14khách hàng những dịch vụ ngân hàng tốt nhất Hiện giám đốc Agribank An Phú là thànhviên của hội doanh nghiệp Q.Tân Bình và Tp.HCM.
CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG
Phương châm hoạt động
- Mang phồn thịnh đến với khách hàng
- Lựa chọn mở rộng và đa dạng khách hàng
- Quan hệ hợp tác, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi
- Quan hệ bền vững, gắn bó lâu dài
- Sát cánh cùng khách hàng ngay cả khi khách hàng gặp khó khăn
Hỗ trợ ưu đãi
- Agribank An Phú cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng với chất lượngcao, giá rẻ với thái độ phục vụ tốt nhất và phong cách chuyên nghiệp
- Cung cấp đầy đủ các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại
- Kết hợp chặt chẽ qua dịch vụ tín dụng – thanh toán quốc tế - chuyển tiền – kinhdoanh ngoại tệ
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để kịp thời hỗ trợ
- Quy trình thuận lợi để phục vụ khách hàng tốt hơn
- Ứng dụng công nghệ ngân hàng để cung cấp các tiện ích tốt nhất cho khách hàng
- Cạnh tranh trong khuôn khổ của pháp luật
- Giữ vững, tăng thị phần và nâng cao vị thế kinh doanh của mình
- Cạnh tranh bằng phong cách phục vụ tận tâm và chuyên nghiệp
- Không ngừng hoàn thiện dịch vụ, đội ngũ, công nghệ để phục vụ khách hàng tốthơn
PHONG CÁCH PHỤC VỤ
Đội ngũ CBNV có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi, nhạy bén, thái độ phục
vụ ân cần lịch sự Với đội ngũ trẻ và năng động cùng việc không ngừng nâng cao chấtlượng dịch vụ, công nghệ ngân hàng tin tưởng sẽ mang lại cho quý khách hàng những dịch
vụ ngân hàng tốt nhất với độ tin cậy và an toàn cao
Trang 15SẢN PHẨM DỊCH VỤ
Chi nhánh Agribank An Phú đang thực hiện tất cả các sản phẩm, dịch vụ hiện cócủa một ngân hàng hiện đại; với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, sáng tạo, tinh thôngnghiệp vụ, luôn tận tâm, nhiệt thành phục vụ khách hàng trên các lĩnh vực sau:
1 Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ từ các
tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn Tiền gửi của các thành phần kinh
tế được bảo hiểm theo qui định của Nhà nước
2 Thực hiện đồng tài trợ bằng VND, USD các dự án, chương trình kinh tế lớn với
tư cách là ngân hàng đầu mối hoặc ngân hàng thành viên với thủ tục thuận lợi nhất, hoànthành nhanh nhất
3 Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho vay
đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND và các ngoại tệ mạnh Cho vay cá nhân, hộgia đình có bảo đảm bằng tài sản, cho vay tiêu dùng, cho vay du học sinh…
4 Phát hành thẻ ATM (Success), thẻ tín dụng nội địa
5 Bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnhthanh toán, bảo lãnh đối ứng
6 Chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức phí thấp
7 Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ thốngSWIFT với các ngân hàng lớn trên thế giới bảo đảm nhánh chóng, an toàn, chi phí thấp
8 Chuyển tiền nhanh chóng trong và ngoài nước, với dịch vụ chuyển tiền nhanhWestern Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối
9 Mua bán trao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ; thu đổi ngọai tệ mặt
10 Thanh toán thẻ Visa, Master, ACB Card …
11 Cung cấp dịch vụ kiểm ngân tại chỗ, dịch vụ thu hộ, chi hộ theo yêu cầu củakhách hàng
12 Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM)
13 Dịch vụ vấn tin, nhắn tin qua điện thoại, giao dịch từ xa qua mạng
14 Thực hiện các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng
Với phương châm kinh doanh “ Agribank An Phú góp phần làm gia tăng lợi ích của khách hàng” đến với ngân hàng Quý khách sẽ được phục vụ nhiệt tình, tận tâm, chu
đáo, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả Với mong muốn trở thành người bạn đồng hànhcùng với quá trình phát triển của doanh nghiệp và mọi nhà, Ngân hàng mong tiếp tục nhậnđược sự quan tâm, hợp tác của các đối tác và của Quý khách hàng
Phương châm hoạt động: Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn
khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với
Trang 16nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứmệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi cácchính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ViệtNam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.
Mục tiêu hoạt động: Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn,
nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Namgia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàntoàn thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu vàđịnh hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tíntrong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới
Chính sách hoạt động: Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ
thống thực hiện đồng bộ các giải pháp Trước tiên, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, kịp thờichủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ
Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn,tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổchức, doanh nghiệp lớn, tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để bổ sung vốncho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”
Thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và
nợ xấu để quay vòng vốn đáp ứng vốn cho ‘tam nông” và các chương trình trọng điểm củaChính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàngNhà nước
Tổ chức triển khai xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìnđến 2020; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank
Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống IPCAS II đểphát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu củakhách hàng, nâng cao thế cạnh tranh
Chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất lượng đápứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới, đưa thương hiệu, văn hóaAgribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và vươn xa hơn trên thịtrường khu vực và quốc tế, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững củangân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng
1.2 Thị trường hoạt động
Thị trường hoạt động chủ yếu là thị trường cho vay và thị trường bán lẻ
1.3 Phương thức hoạt động huy động vốn
Trang 17Sau khi đã sử dụng hết lượng vốn tự có nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu giaodịch, thanh toán của khách hàng thì ngân hàng phải tiến hành huy động vốn từ bên ngoài.Thông thường nguồn vốn huy động này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong kết cấunguồn vốn của ngân hàng, và cũng đảm bảo cho ngân hàng có thể hoạt động một cách bìnhthường Quá trình huy động vốn của ngân hàng chủ yếu dưới các hình thức sau:
1.3.1 Huy động vốn bằng tiền gửi không hỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền mà chủ sở hữu của khoản tiền này có thể rút tiềnhoặc trả cho đối tác kinh doanh của họ bằng hình thức phát séc Ở những nước có hệ thốngNgân hàng phát triển hoạt động dựa trên công nghệ cao, thì việc rút tiền từ tài khoản nàyphần lớn được thực hiện bằng điện thoại hoặc thực hiện qua các máy rút tiền tự động ATMđược lắp đặt rộng rãi
Đối với khách hàng, việc gửi tiền vào tài khoản này với mục đích chủ yếu là thanhtoán và chi trả cho các hoạt động kinh doanh, các hoạt động dịch vụ phát sinh một cáchthường xuyên Nên việc dễ dàng chuyển nhượng, dễ dàng thanh toán được xem là yếu tốrất quan trọng, còn việc hưởng lãi đối với khoản tiền gửi này chỉ là thứ yếu Do đó, loạitiền gửi này còn được gọi là tiền gửi theo yêu cầu, nó không đem lại lợi tức cao cho ngườigửi Ngược lại, đối với ngân hàng thì đây lại là một khoản vốn huy động với mức chi phíthấp nhất trong tất cả các khoản vốn huy động được khác Ngân hàng chỉ phải bỏ ra nhữngkhoản chi phí nhỏ về quản lý tài khoản hoặc trả lãi (nếu có thì nó cũng rất nhỏ) bù lại làđược sử một phần lớn làm vốn kinh doanh
Tuy nhiên, vốn tiền gửi không kỳ hạn lại là khoản vốn có sự biến động nhiều nhất,
số dư của khoản vốn này tăng giảm phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của ngườigửi tiền Do vậy, ngân hàng chỉ có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn này khi và chỉ khi đưa
ra được các dự đoán về sự biến động số dư trên tài khoản tiền gửi này một cách chính xác
1.3.2 Huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm.
Khác với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm là hai loạitiền gửi có tính ổn định hơn, chi phí huy động và quản lý cao, hơn nữa hai loại tiền gửinày lại có độ nhạy cảm cao về lãi suất nên trong quá trình huy động cũng có những điểmkhác biệt
1.3.2.1 Huy động tiền gửi có kỳ hạn
Trang 18Đây là loại tiền gửi trong đó đã có sự thoả thuận giữa người gửi tiền và Ngân hàng
về lãi suất và thời hạn rút tiền Về cơ bản, các khoản tiền gửi này thường có kỳ hạn tươngđối dài và không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các khoản chi trả bằng vốn trêntài khoản vãng lai Chính vì vậy, mức lãi suất đối với loại tiền gửi này có thể cố định hoặclinh hoạt tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của khách hàng với Ngân hàng Đối với các khoảntiền gửi có lãi suất linh hoạt, khách hàng có thể gửi thêm tiền trước hạn định
1.3.2.2 Huy động tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm từ lâu đã được coi là công cụ huy động vốn truyền thống của cácNHTM Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng tương đối trong cơcấu tiền gửi vào Ngân hàng, ví dụ: Tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM Việt nam chiếmkhoảng 60- 70% tổng tiền gửi, còn ở Mỹ là khoảng 25% Lãi suất huy động tỷ lệ thuận vớithời gian gửi tiền sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài hơn Ngân hàngthường dùng nguồn vốn có tính ổn định cao này để đầu tư các dự án dài hạn nhưng phụthuộc rất lớn vào đặc tính về dân số – xã hội, tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là thu nhậpcủa dân cư, do đó các ngân hàng áp dụng mọi biện pháp để nâng cao uy tín và danh tiếngcủa ngân hàng mình nhằm lôi kéo nhiều khách hàng gửi tiền tiết kiệm nhất
1.3.3 Huy động vốn qua đi vay.
Các khoản vốn vay ngày càng chiếm tỷ trọng cũng như vị trí đặc biệt quan trọngtrong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại không chỉ về mặt quy mô đơnthuần mà còn mang ý nghĩa như là một biện pháp quản lý các danh mục trong tài sản nợ.Vốn vay của ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu vẫnbao gồm những nguồn cơ bản sau:
1.3.3.1 Vay từ NHTƯ.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều cho phép NHTM và các tổ chức tài chính kháctrong nước mình được phép vay tiền từ NHTƯ trong những trường hợp cấp thiết như: thiếuhụt dự trữ hoặc quá kẹt về vốn Tuy nhiên để giữ ổn định giá trị đồng bản tệ cũng như ngănchặn sự lạm dụng của các NHTM trong việc vay vốn, NHTƯ thường không muốn cho cácNHTM vay quá nhiều, khi đó nó có thể nâng mức lãi suất chiết khấu, lãi suất phạt lên caohoặc đưa ra những điều kiện vay mà hiếm NHTM nào có thể chịu được
1.3.3.2 Vay từ các tổ chức tín dụng khác.
Trang 19Cũng giống như trên, trong quá trình hoạt động của mình có những lúc NHTM phảiđối đầu với những tình huống khó khăn về tài chính như: thiếu hụt dự trữ bắt buộc, mấtkhả năng thanh toán những khoản tiền lớn và để tránh nguy cơ mất khách hàng, bảo đảm
uy tín cho Ngân hàng thì giải pháp tốt nhất là đi vay NHTM có thể đi vay từ nhiều nguồnkhác nhau và một trong số đó là đi vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liênngân hàng hay thị trường tiền tệ trong và ngoài nước
Việc vay mượn vốn giữa các NHTM, giữa NHTM với các tổ chức tín dụng khácđược diễn ra liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nó hình thànhnên một loại tài sản nợ khá thường xuyên trong bảng cân đối tài sản Mặt khác nó còn đảmbảo cho ngân hàng có những mối quan hệ tốt với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống,đồng thời tạo ra cơ hội cho các ngân hàng giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình kinh doanh
1.3.4 Huy động vốn qua phát hành công cụ nợ.
Các NHTM có thể phát hành các loại công cụ nợ ở mức mà người gửi có thể chấpnhận được Có thể nói, những người mua chứng chỉ tiền gửi này rất nhạy cảm với nhữngbiến động của lãi suất trên thị trường Do vậy, để có thể làm cụ nợ ra thị trường để huyđộng vốn như: chứng chỉ tiền gửi ngân hàng có mệnh giá lớn, trái phiếu, kỳ phiếu Trong
đó, việc huy động vốn bằng các công cụ nợ ngắn hạn (gồm có chứng chỉ tiền gửi, giấy thoảthuận mua lại ) lại có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý tài sản nợ bên cạnh việc huyđộng vốn, bởi vì nó có thể được sử dụng mọi lúc khi cần thiết
Mức lãi suất được trả cho loại công cụ nợ ngắn hạn này thường được quy định bằngcách thỏa thuận trực tiếp giữa ngân hàng và người gửi tiền hoặc được quy định nguồn vốnnày đòi hỏi các NHTM phải đưa ra mức lãi suất cao hơn so với mức lãi suất của các loạichứng chỉ tiền gửi khác hoặc cũng có thể cao hơn cả mức lãi suất của trái phiếu
1.3.5 Các hình thức huy động vốn khác.
Ngoài các hình thức huy động vốn trên, NHTM cũng có thể sử dụng những hìnhthức huy động vốn khác để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, từ nền kinh tế thông quacác hoạt động uỷ thác về các dịch vụ xã hội như: dịch vụ câu lạc bộ… hoặc đứng ra làmdịch vụ đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty, làm trung gian thanh toán…qua đóngân hàng có thể sử dụng một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi đáng kể trong quá trình thu hộhoặc chi hộ khách hàng
Trang 20GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Ban giám đốc: điều hành lãnh đạo và chịu trách nhiệm tất cả các cônng
việc tại chi nhánh trước HĐQT, TGĐ và pháp luật trong phạm vi được TGĐ
uỷ quyền
Phòng tín dụng: thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay Thu hồi vốn, lãi
cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi Phối hợp tốt các phòng chứcnăng để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng Hướng dẫn khách hàng làmđơn vay vốn…
Phòng kế toán: quản lý về tài khoản, thanh toán, điện toán thông tin,
chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, điều chuyển vốn nội bộ, chi tiêu theo kế hoạch
Trang 21Báo cáo thực tập tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Thu Hương
được hội sở duyệt và các báo cáo kế toán, quyết toán, tham mưu cho giámđốc xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới
Phòng hành chính nhân sự: Tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ,
quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thựchiện chính sách cán bộ, và thi đua khen thưởng Lập kế hoạch đầu tư xâydựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiệntheo kế hoạch được duyệt Thực hiện công tác văn thư hành chính quản trị
Phòng kế toán ngân quỹ: thu chi tiền mặt, xuất nhập ấn chỉ có giá, Kiểm
trá thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán, thu đổi ngoại tệ Chịu tráchnhiệm bảo quản tiền, ấn chỉ quan trọng, và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cốcủa khách hàng vay
1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Agribank An Phú
1.5.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán đồng bộ
xuống các chi nhánh và có một số kế toán trưởng chịu trách nhiệm Toàn bộ công việc
kiểm tra chứng từ ban đầu, phân loại chứng từ, hạch toán… đều được thực hiện tại ngân
hàng, sau đó lập báo cáo theo mẫu quy định và gửi ra Hội sở
1.5.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đ ồ 1.2 : Bộ máy kế toán
Trang 221.5.3 Chức năng và nhiệm vụ của các nhân sự phòng kế toán.
Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm chỉ đạo, phổ biến thực hiện công tác kế toán
theo chế độ quy định Kế toán trưởng làm nhiệm vụ kiểm soát kinh tế của Nhà nước, giúpgiám đốc trong việc phân tích tình hình kinh tế, hoàn thiện chế độ hạch toán theo yêu cầuđổi mới cơ chế quản lý
Kiểm soát viên: kiểm tra thực hiện nghiệp vụ kế toán
Kế toán viên: hạch toán, lập báo cáo và quyết toán định kỳ.
Thủ quỹ: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, có nhiệm vụ mở sổ theo dõi
việc thu, chi tiền mặt, ghi chép sổ quỹ, và báo cáo quỹ theo định kỳ
1.5.4 Hình thức kế toán
Dựa vào tình hình kế toán và khối lượng công việc kế toán đồng thời căn cứ vào sốlượng và trình độ nghiệp vụ của các kế toán viên, Agibank AP đã lựa chọn hình thức kếtoán phù hợp là Nhật ký chung với các loại sổ kế toán chủ yếu:
Các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký chung.
Sổ cái
Hình thức sử dụng Nhật ký chung có ưu điểm chính xác, rõ ràng, nhanh chóngthích hợp cho việc sử dụng phần mềm máy tính, tuy nhiên hình thức này đòi hỏi người làmcông tác kế toán phải có trình độ nhất định về kế toán và tin học
Công việc ghi chép số liệu vào sổ sách kế toán đều được thực hiện trên máytính.Ngân hàng đã sử dụng một hệ thống máy tính và các biểu mẫu, báo cáo tài chính đượccài đặt sẵn trên máy, giúp cho kế toán viên có thể giảm nhẹ công việc kế toán và làm đượcnhiều nghiệp vụ khác Việc kiểm tra cũng đơn giản, chỉ việc in rồi đối chiếu với chứng từgốc, nếu sai sót có thể chỉnh sửa lại trên máy Sau đó kiểm tra in ra biểu mẫu theo yêu cầucủa cấp trên
Trang 23Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết Chứng từ kế toán
chi tiết
Bằng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Trang 24
: ghi cuối tháng
: đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 1.4 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TÊN
Mua BHYT, BHXH cho nhân viên
Tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, báo cáo tài chính được lập và trìnhbày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền
Trang 25 Phương pháp hạch toán được kê khai thường xuyên.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình sử dụng tài sản cốđịnh được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại
Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng Thời gian khấu hao đượcước tính như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: 15-35 năm
Thiết bị, dụng cụ quản lý: 03-06 năm
Tài sản cố định hữu hình khác: 02 năm
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư
Bất động sản đầu tư được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình nắm giữ chờtăng giá, hoặc cho thuê hoạt động, bất động sản đầu tư được ghi nhận theo nguyêngiá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại
Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính
Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí phải trả
Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tích trước vào chi phí tong
kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến, trên cơ sở đảm bảonguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí
Nguyên tắc ghi nhận các khoản dự phòng phải trả
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận theo số chênh lệch lớn hơn hoặc nhỏ hơn giáthực tế phát hành và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu bổ sung hoặc táiphát hành cổ phiếu quỹ Vốn khác của chủ sở hữu được ghi theo giá trị còn lại giữagiá trị hợp lý của các tài sản được biếu, tặng sau khi trừ khoản thuế phải nộp (nếucó) liên quan và khoản bổ sung vốn kinh doanh từ kết quả hoạt động kinh doanh.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận sau các hoạt động của ngânhang sau khi từ các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán
và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Các nghiệp vụ kế toán khác: theo chuẩn mực kế toán
Hình thức sổ kê sổ kế toán: hình thức nhật ký chung
Trang 261.5.7 Phương tiện phục vụ công tác kế toán.
Toàn bộ công việc hạch toán kế toán ngân hàng đều được thực hiện trên máy tính,
hệ thống máy tính được nối mạng nên thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu
Phần mềm Fast Accounting được lập trình sẵn giúp kế toán không mất nhiều thờigian, giúp tiến độ công việc được nhanh hơn
1.6 Tình hình kinh doanh trong giai đoạn gần đây
Bảng 1:Hoạt động kinh doanh của Agribank AP trong 2 năm 2011-2012
(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Agribank An Phú)
1.7 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển
Thuận lợi: Nằm trong khu vực đông dân cư, và có nhiều điều kiện phát triển nhấtcủa thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thay nhau mọc lên vàkinh doanh nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau đòi hỏi phải liên kết chặt chẽ vớingân hàng
Khó khăn: Nguồn huy động vốn của Agribank AP tuy lớn nhưng cơ cấu chưa hợp
lý, thiếu tính ổn định.Nguồn tiền gửi thanh toán của các TCKT chiếm tỷ trọng lớn
Trang 27nhưng luôn biến động, tiền gửi không kì hạn chiếm tỷ trọng cao Nguồn tiền gửi cánhân tương đối ổn định nhưng cả năm không tăng.
Cơ cấu dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp đã dịch chuyển theo hướng tích cực,nhưng tốc độ còn chậm, tỷ trọng dư nợ còn thấp, vốn tín dụng vẫn còn tập trungvào một số khách hàng
Các sản phẩm dịch vụ triển khai chậm, thiếu đồng bộ Các dịch vụ đang khai thácchủ yếu là các sản phẩm truyền thống, không có sự khác biệt trên thi trường Tỉtrọng thu phí dịch vụ tuy có tăng song còn thấp so với tổng thu nhập, nguồn thu chủyếu vẫn là những khoản thu từ lãi điều hoà vốn và đầu tư cho vay
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần hiểu rõ lợi ích của ngân hànghoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, vào lợi ích củangười gửi tiền.Vì vậy, ngân hàng phải có chính sách khách hàng đúng đắn Đó làthu hút nhiều khách hàng, duy trì, mở rộng khách hàng truyền thống, đảm bảo lợiích cho cả ngân hàng và khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng cũngphải nhằm giúp đỡ doanh nghiệp khắc phục những khó khăn,yếu kém,tạo mối quan
hệ lâu dài.Ngân hàng chia khách hàng ra làm nhiều loại để có cách đối xử cho phùhợp Những khách hàng lâu năm, có số dư tiền gửi lớn, được ngân hàng tín nhiệm,thì ngân hàng sẽ có chính sách ưu tiên về lãi suất, kỳ hạn món vay
Để thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày một nhiều thì ngân hàng phải đặt
ra chiến lược khách hàng Vì lợi ích của khách hàng, ngân hàng cần có phòngMarketing riêng chuyên thu thập thông tin, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, phânloại thị trường, phân loại khách hàng để từ đó có cách xử lý cho phù hợp
Trải qua cuộc khoảng kinh tế, nền kinh tế Việt nam đang dần phục hồi và đi vào
ổn định Trong bối cảnh đó, ngân hàng đề ra các chỉ tiêu sau:
Thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ
Tiếp tục tái cấu trúc cơ cấu, xây dựng ngân hàng Agribank An Phú thànhmột ngân hàng hiện đại Tập trung vào các hoạt động chính của ngân hàngnhư hoạt động tín dụng, thanh toán và sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Tiếp tục thực hiện định hướng là ngân hàng trách nhiệm hữu hạn, mở rộngthị phần qua việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, hướng tới tiêu dùng cánhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tập trung đào tạo nhân sự dài hạn, nâng cao trình độ năng lực nhân viên
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp lành mạnh
Nhận diện thương hiệu Agribank An Phú là một ngân hàng tốt
Trang 28CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH AN PHÚ
2.1 Các hình thức huy động vốn của NHKD
2.1 1 Huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng
Tiền gửi: bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn
o Tiền gửi không kỳ hạn:
Loại tiền gửi này của danh nghiệp và các tổ chức kinh tế, các nhân gửi vào ngânhàng với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinhdoanh và tiêu dùng Do vậy tài khoản này còn được gọi là tài khoản thanh toán Với đặcđiểm linh hoạt là có thể gửi và rút ra bất cứ lúc nào nên tiền gửi thanh toán không đượcngân hàng trả lãi hoặc là trả với mức lãi suất thấp
o Tiền gửi có kỳ hạn
Loại tiền này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàngthương mại với mục đích hưởng lãi Người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền sau một thời hạnnhất định từ một vài tháng đến một vài năm Tuy nhiên, do những lý do khác nhau, ngườigửi tiền có thể rút trước thời hạn, trường hợp này người gửi tiền không được hưởng lãi,hoặc được hưởng lãi theo lãi suất thấp tùy theo quy định của mỗi ngân hàng.Trường hợpđến hạn rút tiền nhưng KH không đến rút tiền thì coi như gửi tiếp kì hạn mới
Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết
kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhậntiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửitiết kiệm có kỳ hạn
o Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút theo yêu cầu mà không cần báotrước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
Đối với khách hàng khi chọn hình thức tiền gửi thì mục tiêu an toàn và tiện lợiquan trọng hơn mục tiêu sinh lợi Đối với ngân hàng, vì loại tiền này khách hàng muốn rútbất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kếhoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng Do vậy ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loạitiền gửi này
o Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiềnnhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
Trang 29Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi lựa chọn hình thức gửi tiền này là lợi tức
có được theo định kỳ Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượngkhách hàng này Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suấtđịnh cho loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Mức lãi suất còn thay đổi theo kỳ hạn gửi(3,6,9 hay 12 tháng), tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng), vàtùy theo uy tín và rủi ro của NH nhận tiền gửi
Ngoài 2 loại tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm, hầu hết các ngân hàng thương mại đều
có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khangvới nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầucủa khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnhtranh
2.1.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do Ngân hàng phát hành để huy động vốn trênthị trường
o Huy động vốn ngắn hạn:
Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giángắn hạn Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳphiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
o Huy động vốn trung và dài hạn
Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3,5 hay 10 năm) các NHTM có thể phát hành
kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu NHTM phát hành giấy tờ có giá theo 3 phương thức làphát hành giấy tờ có giá ngang giá, phát hành giấy tờ có giá chiết khấu và phát hành giấy
tờ có giá phụ trội
2.1.3.Vay vốn từ các TCTD khác và từ NHNN
Các TCTD khác khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại NHTM.Qua tài khoản này, NHTM có thể huy động vốn giống như đối với các tổ chức kinh tế bìnhthường Ngoài các TCTD, NHNN cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hìnhthức cho vay
NHTM vay NHNN theo các loại sau : Vay theo hồ sơ tín dụng, vay chiết khấu, táichiết khấu các giấy tờ có giá, vay cầm cố các giấy tờ có giá, vay thanh toán bù trừ, ………
Trang 302.1.4.Huy động từ các nguồn vốn khác
Vay vốn từ các nguồn vốn khác: vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, vốn để cho vayđồng tài trợ, nhận vốn liên doanh, liên kết…….bằng đồng VN hay bằng ngoại tệ của Chínhphủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác giao cho NHTM sử dụng theo các mục đíchchỉ định NHTM nhận vốn từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hoặc chuyểnvốn qua thanh toán vốn giữa các ngân hàng
2.2 Kế toán nghiệp vụ tiền gửi
2.2.1 Nội dung
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn tiền củangân hàng, đây là nguồn tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờngân hàng giữ và thanh toán hộ bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi thanh toán là loại hình tiền gửi không kì hạn được sử dụng với mục đíchchủ yếu là thực hiện các giap dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanhtoán như: séc lĩnh tiền mặt, uỷ nhiệm chi (thu), chuyển tiền điện tử,…nhằm đáp ứg nhu cầuthanh toán nhanh nhất của khách hàng Ngoài ra, đối với khách hàng là các tổ chức có thể
sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiếtkiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiềngửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Tiền gửitiết kiệm gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm với mục đích chủ yếu làhưởng lãi căn cứ vào thời hạn chọn khi gửi tiền Với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn chỉ có thểrút tiền sau một kì hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiếtkiệm
Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn thì khách hàng có thể gửi tiền vào hay rút ra bất cứlúc nào từ tiền gửi tiết kiệm không kì hạn mà không cần chờ đến thời điểm đái hạn
2.2.2 Tài khoản sử dụng
Nhóm TK tiền gửi của khách hàng:
Tài khoản cấp 1 : TK42 – Tiền gửi của KH
Tài khoản cấp 2 và 3:
TK 421 – Tiền gửi của KH trong nước bằng VND
TK 4211 – Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4212 – Tiền gửi có kỳ hạn
Trang 31TK 422 – Tiền gửi của KH trong nước bằng ngoại tệ
TK 4221 – Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4222 – Tiền gửi có kỳ hạn
TK 423 – Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ
TK 4231 – Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4232 – Tiền gửi có kỳ hạn
TK 424 – Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng
TK 4241 - Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4242 - Tiền gửi có kỳ hạn
TK 425 – Tiền gửi của KH nước ngoài bằng VNĐ
TK 4251 - Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4252 - Tiền gửi có kỳ hạn
TK 426 – Tiền gửi của KH nước ngoài bằng ngoại tệ
TK 4261 - Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4262 - Tiền gửi có kỳ hạn
TK 491 – Lãi phải trả cho tiền gửi
TK 4911 - Lãi phải trả cho tiền gửi VND
TK 4912 - Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ
TK 4913 - Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm VND
TK 4914 - Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ
Chứng từ ghi số: phiếu thu/chi, phiếu chuyển khoản, lệnh thanh toán,
2.2.4 Phương pháp thanh toán
Tiền gửi của khách hàng
(1) Ngày 03/01/13 căn cứ vào yêu cầu của DNTN Bình Minh, ngân hàng lập giấynộp tiền mặt số 72 về việc DNTN Bình Minh gửi vào ngân hàng 200.000
Nợ TK 1011: 200.000