1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án công nghệ thông tin Phân tích, thiết kế hệ thống Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên

91 929 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 5,29 MB

Nội dung

Một số đặc điểm của tiền gửi Ngân hàng - Tiền gửi tiết kiệm thông thường: Quý khách có nhiều lựa chọn về loại kỳ hạn để gửi tiền như không kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng … 24 tháng.. -KTTG in

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên chúng em xin chân thành gửi lời cám ơn và luôn ghi nhớ đến gia đình đã tạo đềukiện tốt cho chúng em trong quá trình thực tập và thầy, cô là các giảng viên trường Đại Học AnGiang, Khoa Kỹ Thuật – Công Nghệ - Môi Trường đã chỉ dẫn tận tình trong quá trình học và thựctập của chúng em.Đó là vốn hành trang tốt nhất cho chúng em tiếp cận với thực tế và công việc

Và đặc biệt chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Nguyễn Quang Huy (Giảng viênhướng dẫn thực tập), là người đã tận tình cố vấn, hướng dẫn cho chúng em những kinh nghiệm kĩnăng trong quá trình phân tích, thiết kế cũng như quá trình cài đặt phần mềm trong suốt quá trìnhthực tập cuối khóa

Cùng đó chúng em xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Thanh Hải (Cán bộ hướng dẫn thựctập) cùng tập thể cán bộ nhân viên của Ngân Hàng TMCP Mỹ Xuyên đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ và tạo đều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình thực tập cuối khóa

Cuối cùng chúng em cũng chân thành cám ơn các thầy cô, các anh chị và các bạn đã nhiệttình giúp đỡ động viên chúng em trong quá trình thực tập cuối khóa

 Nhóm thực hiện:

Phan Hồng Nhung Dương Kim Thanh

Đỗ Thị Bích Thảo

Trang 2

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA KHOA

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

CHƯƠNG 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU CƠ QUAN THỰC TẬP 10

I Chức năng và nhiệm vụ nơi cơ quan thực tập 10 1 Tổng quan về Ngân hàng Mỹ Xuyên 10

2 Vai trò của Ngân hàng MXBank 10

3 Chức năng của Ngân hàng 10

4 Phạm vi hoạt động 11

II Tổ chức Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan 12 1 Sơ đồ tổ chức 12

2 Tóm lược cơ cấu tổ chức trong bộ máy và cơ sở 13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG 15

I Lý do chọn đề tài 15 II Mô tả bài toán 15 1 Chức năng 15

2 Người dùng 15

4 Một số đặc điểm của tiền gửi Ngân hàng 15

5 Thủ tục cần thiết để gửi tiền 16

6 Chức năng quản lý 16

7 Nghiệp vụ 20

8 Lập báo cáo 23

9 Quản lý hệ thống 24

III Mục tiêu của hệ thống 24 IV Ràng buộc hệ thống 24 1 Ràng buộc quản lý hệ thống của người dùng 24

2 Ràng buộc nhân lực và thời gian 24

V Đánh giá khả thi 24 1 Khả thi về kinh tế 24

2 Khả thi về kỹ thuật 24

3 Công cụ phát triển 24

4 Bảng tổng hợp về rủi ro hệ thống 24

Trang 4

5 Bảng phân công Công việc 25

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH YÊU CẦU VÀ HƯỚNG ĐI 28

I Chức năng chính của hệ thống 28 II Yêu cầu phi chức năng 28 III Yêu cầu bảo mật 28 IV Yêu cầu cụ thể của hệ thống 28 1 Yêu cầu quản lý 28

2 Yêu cầu lập báo cáo 29

3 Yêu cầu thống kê 29

4 Yêu cầu tra cứu 29

V Môi trường thực hiện 29 VI Yêu cầu của nghiệp vụ 29 1 Các biểu mẫu 29

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 33

I Phân tích yêu cầu 33 1 Xác định tác nhân (Các Actor tác động vào hệ thống) 33

2 Sơ đồ use – case 34

3 Đặc tả một số use-case 39

4 Sơ đồ lớp (Classdiagram) 44

5 Mô tả chi tiết các lớp đối tượng 45

6 Danh Sách các quan hệ trên sơ đồ 46

7 Sơ đồ tuần tự 49

I Cây chức năng của phần mềm 58 II Thiết kế dữ liệu 59 1 Xây dựng cơ sở dữ liệu và mối quan hệ 59

2 Mô tả chi tiết các bảng cơ sở dữ liệu 60

III Thiết kế giao diện 72 1 Giao diện Đăng nhập hệ thống 72

2 Giao diện Đổi mật khẩu 72

3 Giao diện chính của hệ thống 73

Trang 5

4 Giao diện Mở sổ tiết kiệm 74

5 Giao diện Rút tiền sổ tiết kiệm 75

6 Giao diện Gửi thêm vốn vào sổ không kỳ hạn 76

7 Giao diện in sổ có kỳ hạn 77

8 Giao diện danh sách sổ tiết kiệm 78

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT 79

I Để cài đặt phần mềm cần thực hiện các bước sau 79 1.Bước 1: Double click vào biểu tượng 79

2 Bước 2: Click vào OK 79

3 Bước 3: Click vào nút Next 79

4 Bước 4: 80

5 Bước 5: Click Next để tiếp tục cài đặt 80

6 Bước 6: Click Install để cài đặt 81

7.Bước 7: Chờ chương trình cài đặt 81

8 Bước 8: Click Finish để hoàn thành cài đặt 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 6

DANH SÁCH HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1: Biểu mẫu phiếu gửi tiết kiệm (phiếu thu) 30

Hình 2: Biểu mẫu phiếu rút tiền (Phiếu chi) 31

Hình 3: Biểu mẫu phiếu lưu gửi tiền 31

Hình 4: Biểu mẫu sổ gửi không kỳ hạn 32

Hình 5: Biểu mẫu sổ có kỳ hạn 32

Hình 6: Biểu mẫu Bảng kê lãi 33

Hình 7: Sơ đồ use-case cho quy trinh làm việc của hệ thống 36

Hình 8: Sơ đồ use-case tổng quát 37

Hình 9: Sơ đồ use-case của kiểm soát 38

Hình 10: Sơ đồ use-case người quản lý 39

Hình 11: Sơ đồ use-case cho kế toán 39

Hình 12: Sơ đồ lớp của quản lý tiền gửi tiết kiệm 45

Hình 13: Sơ đồ tuần tự thêm Khách hàng 50

Hình 14: Sơ đồ tuần tự tìm Nhân viên 51

Hình 15: Sơ đồ tuần tự Tìm khách hàng 52

Hình 16: Sơ đồ tuần tự thêm Phòng giao dịch 53

Hình 17: Sơ đồ tuần tự tìm Sổ tiết kiệm 54

Hình 18: Sơ đồ tuần tự Đăng nhập 55

Hình 19: Sơ đồ tuần tự thêm Phát sinh tiết kiệm 56

Hình 20: Sơ đồ tuần tự Mở sổ tiết kiệm 57

Hình 21: Sơ đồ tuần tự Gửi thêm vốn vào sổ không kỳ hạn 58

Hình 22: Cơ sơ quan hệ và mối quan hệ giữa các bảng 60

Hình 23: from Đăng nhập vào hệ thống 73

Hình 24: from Đổi mật khẩu 73

Hình 25: from giao diện chính của hệ thống quản lý tiền gửi tiết kiệm 74

Hình 26: from Mở một sổ tiết kiệm 75

Hình 27: from Rút tiền tiết kiệm 76

Hình 28: from Gửi thêm vốn vào sổ tiết kiệm không kỳ hạn 77

Hình 29: Giao diện in sổ có kỳ hạn 78

Hình 30: Giao diện danh sách sổ tiết kiệm 79

Trang 7

DANH SÁCH CÁC KÝ HI U ỆU

Tác nhân

(Actor)

Một người/ nhóm người hoặc một thiết

bị hoặc hệ thống tác động hoặc thao tácđến chương trình

Control class

(Lớp điều khiển)

Thể hiện trình tự xử lý của hệ thốngtrong một hay nhiều use-case

Entity class

(Lớp thực thể)

Mô hình hóa các thông tin lưu trữ lâudài trong hệ thống, nó thường độc lậpvới các đối tượng khác ở xung quanh

Trang 8

Cơ quan thực tập: Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên.

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Quang Huy

Thời gian thực tập, từ ngày 02 tháng 02 năm 2009 đến ngày 04 tháng 04 năm 2009

Tuần Nội dung công việc được

giao

Tự nhận xét về mức

độ hoàn chỉnh

Nhận xétcủa GVhướng dẫn

Chữ ký của GVhướng dẫn

- Tìm hiểu cơ cấu của

cơ quan thực tập

- Xác định yêu cầu hệthống

Hoàn thành đúng kếhoạch đề ra

- Phân tích hệ thống

- Phân tích cơ sở dữliệu của bài viết

Hoàn thành đúng kếhoạch đề ra

- Thiết kế xây dựng cơ

sở dữ liệu

- Thiết kế giao diện cơbản của hệ thống

Hoàn thành đúng kếhoạch đề ra

- Tiến hành viếtchương trình

- Thiết kế giao diện

Hoàn thành đúng kếhoạch đề ra

Trang 9

Hoàn thành đúng kếhoạch đề ra.

Trang 10

CHƯƠNG 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU

CƠ QUAN THỰC TẬP

I Chức năng và nhiệm vụ nơi cơ quan thực tập

1 Tổng quan về Ngân hàng Mỹ Xuyên

- Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (Ngân hàng TMCPNT Mỹ

Xuyên) ban đầu là Quỹ tín dụng Mỹ Xuyên, được thành lập năm 1989 Hoạt động theo quyết định thành lập và cấp giấy phép của UBND tỉnh An Giang

- Cho đến 12/10/1992 đã được chuyển thể từ Quỹ tín dụng sang chính thức thành lập Ngân hàng với tên gọi mới là: Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên (My Xuyen Rural Commercial Joint Stock Bank) Với vốn điều lệ ban đầu là 303 triệu đồng

- Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên có trụ sở chính tại:

284 Trần Hưng Đạo, TP Long Xuyên, Tỉnh An GiangĐiện thoại: 076.843709

Fax: 076.841006

- Cũng như những Ngân hàng khác, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCPNT MỹXuyên là nhận tiền gửi, và đi vay để cho vay, ngoài ra Ngân hàng còn thực hiện cung cấpdịch vụ cho khách hàng như là chuyển tiền và chi trả kiều hối Thu nhập của Ngân hàng chủyếu từ hoạt động tín dụng, và thu phí dịch vụ Ngân hàng

- Qua thời gian từ năm 1992 đến nay, Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên không ngừng mởrộng hoạt động về mặt qui mô cũng như phạm vi hoạt động Hiện tại Ngân hàng Mỹ Xuyên

có 1 hội sở chính, 2 chi nhánh, 10 phòng giao dịch và 3 tổ tín dụng

- Phạm vi hoạt động vươn tới nhiều xã, phường trong tỉnh An Giang với đội ngũ cán bộđáng kể về mặt số lượng lẫn chất lượng Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên thường xuyên tổchức cho cán bộ công nhân viên chức tham gia các khoá huấn luyện, đào tạo để nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với sự phát triển chung của ngành ngân hàng, đápứng được yêu cầu phục vụ hơn 10000 hộ sản xuất, kinh doanh và công nhân viên chức trongtoàn tỉnh

2 Vai trò của Ngân hàng MXBank

- Sự có mặt của Ngân hàng không chỉ đơn thuần đáp ứng kịp thời vốn cho nền kinh tế củatỉnh, phục vụ nền kinh tế phát triển cao hơn mà còn góp phần cho đời sống người dân bớt cơcực, qua đó xóa dần nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn, tạo điều kiện tăng thu nhập và giảiquyết việc làm cho nhiều người dân ở tuổi lao động

- Với phương châm “Cùng nhau phát triển, cùng nhau thành công, đem lại sự phồn vinhcho xã hội” Ngân hàng Mỹ Xuyên luôn là nguồn tài chính, là người bạn đồng hành của mọithành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư tại tỉnh nhà

3 Chức năng của Ngân hàng

Trang 11

3.1 Huy động vốn

- Khai thác các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư trong tỉnh AnGiang qua các loại tiền gửi tiết kiệm

- Tiếp nhận vốn vay, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư nông nghiệp từ Ngân hàng Nhà Nước

và các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức Tín dụng tiền tệ trong và ngoài nước

- Phát hành các chứng khoán tiền gửi

3.2 Cho vay

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ

- Cho vay trả góp kinh doanh, làm kinh tế phụ, tiêu dùng

3.3 Các nghiệp vụ và dịch vụ của Ngân hàng

- Chiết khấu các chứng từ có giá

- Dịch vụ chuyển tiền nhanh, chi trả kiều hối

- Bảo lãnh thanh toán

- Thực hiện làm đại lý bảo hiểm

4 Phạm vi hoạt động

- Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên cho vay vốn cho tất cả các thành phần kinh tế trong địabàn tỉnh An Giang Nhưng hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là phục vụ cho nông dân đanghoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh An Giang

- Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng luôn được phát triển kịp thời theo tiềm năng và qui

mô hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh của ngân hàng Cũng như không ngừng, cảithiện và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng để phục vụ khách hàngđược tốt nhất

- Hướng phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động Ngân hàng xuống các địa bàn nông thônnhằm tạo thuận lợi cho bà con nông dân có thể dễ dàng liên hệ vay vốn của Ngân hàng đểđáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề truyền thống tạicác địa phương trong tỉnh An Giang

Trang 12

II Tổ chức Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan.

1 Sơ đồ tổ chức

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC ỦY BAN TRỰC THUỘC HĐQT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Â.KHỐI KINH DOANH

B.KHỐI GIÁM SÁT QUẢN LÝ

D.KHỐI TỔ CHỨC CÔNG NGHỆ VÀ CHIẾN LƯỢC

E.CÁC CÔNG TY TRỰC THUỘC

A.1 Phòng khách hàng cá nhân A.2 Phòng khách hàng doanh nghiệp A.3 Phòng ngoại hối và thanh toán quốc tế A.4 Phòng kinh doanh nguồn vốn

B.1 Phòng quản lý rủi ro B.2 Phòng pháp chế

C KHỐI HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ

C KHỐI HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ B.1 Phòng kế toán tài chính B.2 Trung tâm cuộc gọi B.3 Trung tâm thanh toán B.4 Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ

B.1 Phòng nhân sự và đào tạo B.2 Phòng công nghệ thông tin B.3 Phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp B.4 Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ

Sở giao dịch Chi nhánh Phòng giao dịch

Sở giao dịch Chi nhánh Phòng giao dịch

Trang 13

2 Tóm lược cơ cấu tổ chức trong bộ máy và cơ sở

 Đại hội đòng cổ đông

 Ban kiểm soát

- Kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng Mỹ Xuyên, giám sát chấp hànhchế độ hoạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngânhàng

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng, kiểm tra từng vấn đề cụthể liên quan đến hoạt động tài chính của Ngân hàng khi xét thấy cần thiết hoặc theoquyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn

- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động tham khảo

ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đạihội đồng cổ đông

- Được sử dụng hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ của Ngân hàng để thực hiệncác nghiệp vụ của mình

 Phòng kiểm soát nội bộ

 Hội đồng quản trị

- Hoạch định chiến lược, mục tiêu, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành

- Quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng MỹXuyên trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạtđộng cũng như những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ và vi phạm pháp luậtgây thiệt hại cho Ngân hàng Mỹ Xuyên

- Phê duyệt phương án hoạt động kinh doanh do tổng giám đốc đề nghị

 Các ủy ban trực thuộc HĐQT

 Ban tổng giám đốc

- Tổng giám đốc trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động củaNgân hàng Mỹ Xuyên, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật vềviệc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng

- Phó tổng giám đốc giúp việc cho tổng giám đốc điều hành một hoặc một sốlĩnh vực hoạt động của ngân hàng theo sự phân công của tổng giám đốc

- Ngoài ra, giúp việc cho tổng giám đốc còn có kế toán trưởng và bộ máychuyên môn nghiệp vụ

 Khối kinh doanh

 Đứng đầu Khối Kinh Doanh là Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụtrách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách khối cóthể có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc

 Khối giám sát quản lý

Trang 14

- Đứng đầu Khối Giám sát và Quản lý là Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giámđốc phụ trách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ tráchkhối có thể có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc.

 Khối hỗ trợ nghiệp vụ

- Đứng đầu Khối Hỗ trợ Tổng hợp là Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốcphụ trách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ tráchkhối có thể có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc

 Khối tổ chức công nghệ và chiến lược

- Đứng đầu Khối Tổ chức – Công nghệ & Chiến lược là Giám đốc Khối hoặcPhó Tổng giám đốc phụ trách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổnggiám đốc phụ trách khối có thể có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc

 Các công ty trực thuộc

- Công ty chứng khoán

- Công ty cho thuê tài chính

- Công ty kinh doanh bất động sảnVốn các Công ty trực thuộc có thể là 100% vốn của Ngân hàng Mỹ Xuyên hoặc

có thể dưới hình thức liên kết

 Sở giao dịch và Chi nhánh giao dịch

- Sở giao dịch là đơn vị trực thuộc Hội sở; Chi nhánh là đơn vị trực thuộc Hội

sở hoặc Sở giao dịch, có con dấu riêng, được thực hiện một số hoặc toàn bộ nghiệp

vụ do sự ủy quyền của Tổng Giám đốc, tùy theo nhu cầu của địa bàn và tùy theo tìnhhình nhân sự của Chi nhánh

- Sở giao dịch, Chi nhánh được thành lập các đơn vị trực thuộc; quản lý, theodõi và hỗ trợ hoạt động các đơn vị trực thuộc trên địa bàn quy định theo sự ủy nhiệmcủa Tổng Giám đốc

- Nhiệm vụ cụ thể của Phòng dịch vụ khách hàng: cung cấp tất cả các sảnphẩm Ngân hàng cho khách hàng; thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần;xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trìnhthực hiện kế hoạch

Trang 15

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG

I Lý do chọn đề tài

- Hơn bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động của Ngân hàng thương mại luôn phải đặt trongmôi trường cạnh tranh Vì môi trường đó nên mọi Ngân hàng cần phải luôn phát triển để đạtđến mục tiêu tạo vốn cho xã hội và làm giàu cho chính mình Vì thế mỗi Ngân hàng luônthay đổi chính sách và cơ chế hoạt động Một trong những thay đổi thiết thực và cấp bách làviệc tin học hóa trong nghiệp vụ

II Mô tả bài toán

1 Chức năng

- Với nhu cầu mở rộng các dịch vụ của các Ngân hàng hiện nay Với phần mềm

“QUẢN LÝ GIAO DỊCH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM” tìm hiểu và xây dựng một chương

trình sử dụng mà ở đó người dùng có thể dễ dàng quản lý các giao dịch về gửi tiền tiết kiệmcủa khách hàng

4 Một số đặc điểm của tiền gửi Ngân hàng

- Tiền gửi tiết kiệm thông thường: Quý khách có nhiều lựa chọn về loại kỳ hạn để gửi

tiền như không kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng … 24 tháng Tiền lãi được tính và nhập gốc

một lần vào cuối kỳ gửi Hết một kỳ hạn gửi tiền, nếu quý khách không đến rút gốc vàlãi thì tiền gửi sẽ tự động quay vòng một kỳ hạn tiếp theo Nếu quý khách có nhu cầu rúttiền trước hạn thì được hưởng mức lãi suất thấp hơn lãi suất đúng hạn, tùy theo quy địnhcủa Ngân hàng tại từng thời điểm Nếu chọn loại tiết kiệm này, vào giữa kỳ hạn, quýkhách sẽ không gửi thêm tiền vào Sổ Tiết Kiệm cũ, nếu gửi thêm tiền, quý khách sẽ cóthêm một xác nhận tiền gửi khác, thời gian gửi sẽ được tính bắt đầu từ ngày gửi

- Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt: Loại tiền gửi tiết kiệm này cũng được nhập lãi

một lần vào cuối kỳ và tự động quay vòng khi đến hạn Tuy nhiên, trong kỳ nếu quýkhách có nhu cầu rút một phần gốc trước hạn thì phần tiền rút ra được tính lãi suất không

kỳ hạn, phần còn lại gửi tiếp vẫn được áp dụng lãi suất có kỳ hạn kể từ ngày gửi

- Tiền gửi tiết kiệm trả lãi định kỳ (hàng tháng/ hàng quý): Loại tiền gửi này rất thuận

tiện cho quý khách cần phải dùng tiền lãi thu được từ việc gửi tiền tiết kiệm của mình,

để sử dụng chi tiêu định kỳ hàng tháng, hàng quý…, quý khách không cần chờ khi đếnhạn mới rút được tiền lãi Các quy định khác cũng giống như tiền gửi tiết kiệm thôngthường

Trang 16

- Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước: Quý khách nhận được tiền lãi ngay tại thời điểm gửi

tiền Lãi suất áp dụng cho hình thức tiền gửi này thấp hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạnlĩnh lãi cuối kỳ Loại tiền gửi này cũng không hỗ trợ quý khách rút gốc hoặc rút mộtphần gốc trước hạn Tiền gửi khi đến hạn mà quý khách không rút ra sẽ được chuyểnthêm kỳ hạn tiếp theo

- Tiền gửi tiết kiệm bậc thang: Lãi suất tiền gửi mà quý khách được hưởng sẽ tăng lên

tương ứng với số tiền gửi lớn và thời hạn gửi dài (tiền gửi bậc thang theo số tiền và thờihạn) Hình thức tiền gửi này cũng được nhập lãi một lần vào cuối kỳ, tự động chuyểnthêm một kỳ hạn tiếp theo nếu quý khách không rút tiền khi đến hạn

- Tiền gửi tiết kiệm gửi góp: Lựa chọn hình thức gửi tiền này, định kỳ sau một thời

gian như hàng tháng, 2 tháng…, mặc dù chưa đến hạn tất toán Sổ Tiết Kiệm, quý kháchvẫn có thể gửi thêm một số tiền nhất định vào số dư tiền gửi có sẵn trên Sổ tiết kiệm cũ(gửi góp) Như vậy, số tiền gốc sẽ tăng lên sau mỗi kỳ gửi góp, mà không phải là một số

cố định như hình thức tiết kiệm thông thường Số tiền lãi cũng được tính trên cơ sở sốtiền gốc tăng lên đó Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này thấp hơn lãi suất tiền gửi tiếtkiệm thông thường Quý khách sẽ không được rút tiền trước hạn, khi đến hạn nếu quýkhách không đến rút tiền, số dư không được chuyển thêm kỳ hạn gửi tiếp theo mà đượctính lãi với lãi suất không kỳ hạn

5 Thủ tục cần thiết để gửi tiền

- Cá nhân Việt Nam: CMND

- Cá nhân là người nước ngoài: Hộ chiếu

- Nếu chủ sở hữu là người chưa thành niên (dưới 15 tuổi) thì bắt buộc phải có người

giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật đứng tên kèm theo trên Sổ tiền gửi

- Các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ hợp pháp của ngườichưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự

6 Chức năng quản lý

- Quyền: Mã quyền, tên quyền

- Nhóm người dùng: Mã nhóm người dùng, tên nhóm người dùng

- Phân nhóm: Mã nhân viên, mã nhóm người dùng

- Phòng giao dịch: Mã phòng giao dịch, tên phòng giao dịch, địa điểm

Trang 17

- Quầy giao dịch: Mã phòng giao dịch, mã quầy giao dịch

- Nhân viên: Mã nhân viên, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại, mã phòng giao dịch

- Phân quyền: Mã quyền, mã nhóm người dùng, mã nhân viên, mật khẩu, tên đăngnhập

- Giao dịch viên: Mã nhân viên, hạn mức thu, hạn mức chi, hạn mức tòn quỹ

- Ngày giao dịch: Ngày giao dịch, ngắt giao dịch

- Khách hàng: Mã khách hàng, họ tên, CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, điện thoại

Trang 18

- Danh mục tài khoản: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản, tính chất số dư

- Tài khoản: Số hiệu tài khoản, ngày cập nhật, số dư đầu ngày, số phát sinh nợ, số phátsinh có

- Danh mục loại tiền: Mã loại tiền, loại tiền

- Danh mục loại giao dịch: Mã loại giao dịch, tên giao dịch

- Danh mục kỳ loại tiết kiệm: Mã kỳ tính lãi, loại kỳ tính lãi

- Loại tiết kiệm: Mã loại tiết kiệm, tên loại tiết kiệm, kỳ hạn, đang huy động, mã loạitiền, mã kỳ tính lãi, số hiệu tài khoản

Trang 19

- Lãi suất tiết kiệm: Mã loại tiết kiệm, ngày, mức lãi suất.

- Sổ tiết kiệm: Mã loại tiết kiệm, mã sổ tiết kiệm, ngày mở sổ, ngày hiệu lực, ngày đếnhạn, ngày tính lãi gần nhất, ngày tái ký gửi, lãi đã trả, lãi nhập vốn, ngày nhập vốn,phong tỏa, ngày hoàn tất, mã khách hàng

- Số dư tiết kiệm: Mã loại tiết kiệm, mã số tiết kiệm, ngày cập nhật, số dư

- Phát sinh tiết kiệm: Số bút toán, ngày giao dịch, đã duyệt, mã số tiết kiệm, mã loạigiao dịch, mã quầy giao dịch, mã phòng giao dịch, mã nhân viên

Trang 20

- Chi tiết phát sinh giao dịch: Số giao dịch, số bút toán, ngày giao dịch, số hiệu tàikhoản nợ, số hiệu tài khoản có, số tiền.

7 Nghiệp vụ

7.1 Gửi tiết kiệm

- Khách hàng xuất trình giấy chứng minh Thông báo số tiền cần gửi (nếu khách đếnlần đầu phải mở Sổ tiết kiệm) Thông tin Sổ tiết kiệm gồm có: Mã sổ, họ tên kháchhàng, CMND (hộ chiếu), ngày cấp, nơi cấp, ngày sinh, địa chỉ, ngày mở sổ

-Kế Toán Tiền Gửi (KTTG) hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin trên “giấy

đề nghị gửi tiền” Thông tin “giấy đề nghị gửi tiền” gồm có: họ tên, điện thoại, địachỉ, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, số tiền gửi, kỳ hạn gửi, hình thức rút lãi

-KTTG in ra giấy nộp tiền (người nộp, địa chỉ, CMND hoặc hộ chiếu, tên tài khoản

Có, nội dung, số tiền bằng chữ), phiếu lưu tiền gửi (loại, lãi suất, họ tên người gửi,địa chỉ, CMND, ngày cấp, chữ ký mẫu) đưa vào hồ sơ lưu chuyển cho khách hàng(trường hợp gửi tiền lần đầu)

-Kế Toán Trưởng kiểm tra các thông tin trên giấy đề nghị của khách hàng, giấy nộptiền, phiếu lưu, Sổ tiết kiệm phải khớp nhau và ký tên lên Sổ Tiết Kiệm

-Giám Đốc ký tên lên giấy nộp tiền, Sổ tiết kiệm

-Kiểm soát trước quỹ kiểm tra các yếu tố của bộ phận liên quan chữ ký (KTTG,KTT, BGĐ), ký tên lên góc phải giấy nộp tiền, đánh số, vào nhật ký quỹ

-Thủ quỹ nhận giấy nộp tiền, Sổ tiết kiệm, phiếu lưu tiền gửi, chờ Kiểm ngân thu

 Kiểm ngân sau khi thu xong, lập bảng kê nộp tiền, ký tên lên bảng kê nộp vàchuyển bảng kê cho thủ quỹ

 Thủ quỹ kiểm tra số tiền trên bảng kê, giấy nộp tiền, phiếu lưu, Sổ tiết kiệm.Nếu khớp đúng số tiền, ký tên lên giấy nộp tiền và bảng kê nộp, vào sổ theo dõi Nếukhông khớp đúng số tiền phải báo cho KTTG biết để điều chỉnh lại

Trang 21

 Sau đó chuyển giấy nộp tiền, bảng kê nộp, phiếu lưu, Sổ Tiết Kiệm cho Kiểmngân.

-Kiểm ngân: kiểm tra số tiền trên giấy nộp tiền, bảng kê nộp, phiếu lưu, Sổ TiếtKiệm, nếu sai Kiểm ngân chịu trách nhiệm Cho khách hàng ký tên lên giấy nộp tiền,bảng kê nộp, đăng ký chữ ký mẫu lên phiếu lưu, ký tên lên Sổ Tiết Kiệm, phiếu lưu(bên phần kiểm soát), ký nhận Sổ Tiết Kiệm

 Sau khi xong cho khách hàng ký nhận sổ và trả sổ cho khách hàng

 Sau đó ký tên lên góc trái chứng từ, đóng dấu đã thu tiền và vào sổ theo dõithu chi, giữ lại bảng kê nộp tiền để tổng hợp (cuối ngày giao lại cho Thủ quỹ)

-Thủ quỹ vào sổ quỹ

-Giấy nộp tiền cuối ngày Thủ quỹ chuyển qua bộ phận kết hợp chứng từ

- Khách hàng:

 Kiểm tra các yếu tố trên giấy gửi tiền

 Ký chữ ký mẫu lên phiếu lưu tiền gửi (hoặc các ký hiệu khác)

-Nhân viên ngân hàng in Giấy nộp tiền, Phiếu lưu, Sổ tiền gửi

7.2 Rút tiết kiệm-Khách hàng đến rút tiền mang Sổ tiết kiệm, CMND (hộ chiếu) đã đăng ký lúc gửitiền và thông báo đến KTTG số tiền cần rút (vốn, lãi)

Trường hợp rút hoàn toàn: KTTG sẽ căn cứ vào ngày đáo hạn, số tiền gửi, lãi

suất trên sổ, lập Phiếu tính lãi, in Giấy lãnh tiền, Phiếu chi lãi, in Sổ tiền gửi, ghiPhiếu lưu tiền gửi, ký tên chuyển qua cho KTT

Trường hợp khách hàng gửi lại đúng số tiền và định kỳ trên Sổ tiết kiệm:

KTTG sử dụng lại Sổ tiết kiệm cũ, Phiếu lưu cũ, lập Giấy nộp tiền, Giấy lĩnh tiền,Phiếu chi lãi, in Sổ tiết kiệm, ghi Thẻ lưu tài khoản, chuyển cho KTT

Trường hợp khách hàng gửi lại thay đổi số tiền: KTTG thực hiện như trường hợp rút hoàn toàn, sau đó làm giống như trường hợp gửi tiền, chuyển cho KTT.

-KTT kiểm tra lại ngày đáo hạn, cách tính lãi trên Phiếu tính lãi, Giấy lĩnh tiền,Phiếu chi lãi, Số dư trên Sổ tiền gửi và Phiếu lưu

 Kiểm tra Giấy nộp tiền (nếu khách hàng gửi lại đúng số tiền và định kỳ)

 Kiểm tra Giấy nộp tiền, Sổ tiết kiệm, Phiếu lưu

1 Nếu khách hàng gửi lại thay đổi số tiền và định kỳ

2 Nếu khớp đúng số tiền ký tên lên chứng từ và trình lên Giám Đốc

ký (trường hợp gửi lại)

3 Nếu không đúng phải báo cho KTTG biết để kiểm tra lại Chuyểnphiếu cho KSTQ

-KSTQ: kiểm tra lại chữ ký của KTTG, KTT, BGĐ

 Ký tên lên góc chứng từ, đánh số, vào nhật ký quỹ, đóng dấu

 Chuyển chứng từ qua Kiểm ngân, thông qua Thủ quỹ

-Kiểm ngân:

Trang 22

Trường hợp rút hoàn toàn: căn cứ vào Giấy lĩnh tiền, Phiếu chi lãi, lập Bảng

kê lĩnh tiền và ký tên lên Bảng kê lĩnh, chuyển cho Thủ quỹ

Trường hợp gửi lại: căn cứ vào Giấy nộp tiền, Giấy lĩnh tiền, Phiếu chi, lập

Bảng kê lĩnh tiền và ký tên lên Bảng kê lĩnh, chuyển cho Thủ quỹ

-Thủ quỹ:

 Kiểm tra lại số tiền trên các chứng từ

 Nếu khớp đúng ký tên lên các chứng từ, vào Sổ theo dõi, chuyển cho Kiểmngân

-Kiểm ngân:

 Cho khách ký tên lên chứng từ

 Đối chiếu chữ ký của khách hàng trên chứng từ Thẻ lưu

 Nếu đúng chữ ký, khách hàng ký tên lên Sổ tiết kiệm và Thẻ lưu, chi tiền chokhách hàng và trả Sổ tiết kiệm cho khách hàng

 Nếu không đúng phải báo cho KTTG để kiểm tra lại

 Chi xong ký tên lên góc trái chứng từ và đóng dấu “Đã chi tiền” vào Sổ theodõi, gữi lại Bảng kê để tổng hợp cuối ngày

 Chuyển Thẻ lưu, Sổ tiết kiệm (trường hợp TT) cho KTTG

 Chuyển chứng từ cho Thủ quỹ

 Cuối ngày chuyển chứng từ cho bộ phận Kết hợp chứng từ

7.3 Rút lãi tiết kiệm-Khách hàng đem STK đến Ngân hàng liên hệ KTTG để lĩnh lãi

-KTTG: Căn cứ vào STK, lãi suất trên STK, in Phiếu chi lãi, ghi Phiếu tính lãi, ghiPhiếu lưu tiền gửi và ký tên lên Phiếu chi lãi, Phiếu tính lãi, Phiếu lưu tiền gửi Sau

đó chuyển sang cho KSTQ

-KSTQ: Ký tên lên góc phải Phiếu chi, đánh số vào Nhật ký quỹ, chuyển sang choKiểm ngân thông qua Thủ quỹ (Nếu có sai sót KTTG và KSTQ chịu trách nhiệm).-Kiểm ngân:

 Căn cứ vào Phiếu chi lãi, lập Bảng kê lĩnh tiền và ký tên lên Bảng kê lĩnh

 Chuyển Phiếu chi lãi, Bảng kê lĩnh tiền cho Thủ quỹ

-Thủ quỹ kiểm tra số tiền trên Phiếu chi lãi và các chi tiết trên Bảng kê lĩnh, ký tênlên các Phiếu chi, sau đó chuyển chứng từ lên Kiểm ngân

-Kiểm ngân cho khách hàng ký tên lên Phiếu chi lãi và Bảng kê lĩnh tiền, đối chiếuchữ ký của khách hàng trên Phiếu chi lãi và Phiếu lưu tiền gửi Nếu đúng chữ ký,

KN ký tên lên STK, Thẻ lưu chi tiền và trả sổ cho khách hàng Nếu không đúng chữ

ký, phải báo ngay cho KTTG biết để kiểm tra

 Sau khi chi xong, ký tên lên góc trái chứng từ và đóng dấu “đã chi tiền”, vào

sổ theo dõi, giữ lại bảng kê lĩnh tiền để tổng hợp cuối ngày

 Chuyển Phiếu chi cho Thủ quỹ, Phiếu lưu cho KTTG giữ lại Bảng kê lĩnhtiền để tổng hợp cuối ngày

-Thủ quỹ: Vào Sổ quỹ

Trang 23

-Phiếu chi lãi cuối ngày chuyển cho bộ phận kết hợp chứng từ.

 Kiểm ngân chịu trách nhiệm về số tiền chi và chi đúng người

7.4 Chuyển khoản7.5 Phương pháp tính lãi

- Công thức tính lãi cho loại tiết kiệm có kỳ hạn

VD: Khách hàng gửi 10 triệu với kỳ hạn 2 tháng, lãi suất 1.2%/ tháng

Tiền lãi = 10000000 * 2* 1.2% = 240000

- Công thức tính lãi cho loại tiết kiệm không kỳ hạn

VD: Với số tiền gửi không kỳ hạn là 10 triệu

Ngày gửi: 1/4/20009, ngày tất toán 6/4/20009

Giả sử lãi suất trong thời điểm khách hàng rút 0.6%

- Rút vốn trước hạn (áp dụng lãi bậc thang):

Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn khi có nhu cầu rút vốn trước hạn được áp dụng lãi suất ở

kỳ hạn tương đương với thời gian gửi thực tế hoặc mức lãi suất ở kỳ hạn ngắn hơn kếtrước (nếu Ngân hàng không huy động loại kỳ hạn tương đương thời gian khách hàng đãgửi)

VD : Khách hàng gửi 10 triệu loại tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng lãnh lãi hàng tháng, lãi suất1.2%/ tháng

Ngày gửi : 1/4/2009, ngày hết hạn: 1/10/2009

Ngày đến rút : 9/8/20009 => thời gian thực gửi là: 4 tháng, 8 ngày Nếu tại thời điểm đóNgân hàng huy động tiết kiệm 3 tháng (Lãi suất: 1.4%/ tháng) và không kỳ hạn lãi suất0.6%/ tháng, tiết kiệm 1 tháng lãi suất 1.1%/ tháng

Tiền lãi = Số dư * Số tháng gửi * Lãi suất

Tiền lãi = (Số dư * Lãi suất) / 30 * Số ngày

Trang 24

8.1 Lập báo cáo tổng kết theo tháng

8.2 Lập báo cáo tổng kết theo quý

8.3 Lập báo cáo tổng kết theo năm

9 Quản lý hệ thống

9.1 Phân quyền người dùng

9.2 Thiết lập đường dẫn tới CSDL

9.3 Sao lưu và phục hồi dữ liệu

III Mục tiêu của hệ thống

- Hướng của phần mềm sẽ giúp quản lý tốt trong “Quản lý giao dịch gửi tiết kiệm”ràng buộc chặt chẽ, hệ thống có giao diện thân thiện giúp cho người dùng dễ sử dụng, tìmkiếm một cách chính xác, nhanh chóng, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro xảy ra vớiphần mềm

IV Ràng buộc hệ thống

1 Ràng buộc quản lý hệ thống của người dùng

- Người dùng với quyền Quản trị mới có thể nhập liệu và thay đổi các quy định chung của

hệ thống

- Ngày hoàn thành hệ thống với thời gian như lịch trình

- Hệ thống khi triển khai phải đáp ứng được nhu cầu tự động hóa các công việc hiện tại hơn 70% số lượng các công việc liên quan

2 Ràng buộc nhân lực và thời gian

- Đây là dự án có quy mô lớn, và cũng là dự án của cơ quan thực tập mà chỉ có 3 thành viên thực hiện tất cả các yêu cầu từ khâu khảo sát hiện trạng đến phân tích, thiết kế và lập trình

 Chưa có kinh nghiệm trong các nghiệp vụ của một dự án lớn do đó khâu phân tích

và thiết kế mất nhiều thời gian

 Chúng em phải hoàn thành cài đặt trong một thời gian ngắn nên phầm mềm còn nhiều hạn chế và thiếu sót về chức năng

V Đánh giá khả thi

1 Khả thi về kinh tế

- Không cao

2 Khả thi về kỹ thuật

- Thành viên tham gia dự án: 3 thành viên

- Thời gian thực hiện: gần 2 tháng

- Kích thước hệ thống: khá lớn

3 Công cụ phát triển

- Hệ điều hành Windown XP SP2

- Công cụ lập trình: Microsoft Visual Studio 2005

- Công cụ phân tích thiết kế: Visual Paradimg

4 Bảng tổng hợp về rủi ro hệ thống

Trang 25

STT Rủi ro Mức độ Mô tả đánh giá Cách phòng ngừa

1 Tâm lý người dùng chưa quen với

hệ thống mới

Cao Nhân viên nơi làm

việc đều có khả năng sử dụng máy

vi tính

Tổ chức đào tạo huấn luyện cho người sử dụng hệ hống Hỗtrợ trực tiếp người dùng trong thời gian đầu

Tiến hành triển khai thử từng bước

2 Kích thước hệ thống

Khá lớn Thời gian triển khai

hệ thống là 2 tháng

3 Chuyển

từ cách hoạt động

từ thủ công sang sử dụng phần mềm

Bình thường

Nhân viên sẽ nhanhchóng thích nghi với việc sử dụng hệ thống mới

Đào tạo một lớp sử dụng phần mềm trước khi sử dụng

4 Dữ liệu không thểphục hồi khi xóa

Cao Chọn chức năng

xóa

Đưa ra thông báo

5 Nhập dữ liệu sai

Khá cao

Trong quá trinh nhập không tránh khỏi khả năng nhậpsai

Có phân quyền, cảnh báo

6 Mở thêm tính năngcho phần mềm

5 Bảng phân công Công việc

5.1 Công việc chung

Trang 26

- Xác định yêu cầu hệ thống.

- Thu thập biểu mẫu

- Phân tich hệ thống bài toán

- Xây dựng hướng đi

- Xây dựng cơ sở lý thuyết

5.2 Công việc riêng( cho từng thành viên)

- Dương Kim Thanh: Tổng hợp trách nhiệm chính trong xây dựng cơ sở dữ liệu

- Đỗ Thị Bích Thảo: Tổng hợp trách nhiệm chính trong xây dựng lực đồ

- Phan Hồng Nhung: Tổng hợp trách nhiệm chính giao diện của phần mềm

Trang 28

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH YÊU CẦU VÀ

- Cấp quyền cho người dùng

II Yêu cầu phi chức năng

- Chương trình có giao diện thân thiện với người dùng

- Người dùng có thể dễ dàng sử dụng phần mềm bên cạnh có hướng dẫn sử dụng của phần mềm

III Yêu cầu bảo mật

- Mỗi người dùng có một quyền đăng nhập riêng

- Người dùng có thể backup (sao lưu) cơ sở dữ liệu dự phòng trong trường hợp có sự

cố xảy ra

IV Yêu cầu cụ thể của hệ thống

1 Yêu cầu quản lý

 Quản lý sổ tiết kiệm

 Quản lý chi tiết phát sinh giao dịch

 Quản lý loại tiết kiệm

 Quản lý phát sinh giao dịch

- Quản lý các loại danh mục:

 Quản lý danh mục tài khoản

 Quản lý danh mục loại tiền

 Quản lý danh mục loại giao dịch

 Quản lý danh mục kỳ lãi tiết kiệm

 Quản lý lãi suất

 Quản lý số dư tiết kiệm

Trang 29

3 Yêu cầu thống kê

- Xuất phiếu thu

- Xuất phiếu chi

- Lập phiếu lưu

4 Yêu cầu tra cứu

- Tra cứu thông tin khách hàng

- Thông tin nhân viên

- Thông tin sổ tiết kiệm

- Thông tin số lượng STK mà nhân viên trong ngày lập được

V Môi trường thực hiện

- Sử dụng hệ điều hành Windown XP

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access, SQL server

- Ngôn ngữ lập trình C-sharp(C#)

- Công cụ phân tích Visual Paradigm

- Công cụ thiết kế: Word 2003, Powerpoint 2003

VI Yêu cầu của nghiệp vụ

1 Các biểu mẫu

1.1 Biểu mẫu 1

Hình 1: Biểu mẫu phiếu gửi tiết kiệm (phiếu thu)

Trang 31

1.4 Biểu mẫu 4

Hình 4: Biểu mẫu sổ gửi không kỳ hạn

1.5 Biểu mẫu 5

Hình 5: Biểu mẫu sổ có kỳ hạn

Trang 32

1.6 Biểu mẫu 6

Hình 6: Biểu mẫu Bảng kê lãi

Trang 33

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

I Phân tích yêu cầu

1 Xác định tác nhân (Các Actor tác động vào hệ thống)

1

Người quản trị

Người quản trị hệ thống có chức năngphân quyền, sao lưu và phục hồi cơ sở dữliệu, chịu trách nhiệm quản lý các thông

Kế toán tiết kiệm

Là người lập các báo cáo cuối tháng, cuốinăm, kiểm tra thông tin giấy tờ, thực hiệnnhập vốn (đối với sổ đến hạn nhưng chưarút), tái ký gửi sổ tiết kiệm

4

Kiểm soát viên

Là người duyệt các bút toán, hay phongtỏa sổ tiết kiệm

Trang 34

Giám đốc

Thực hiện xem xét các báo cáo

2 Sơ đồ use – case

- Sơ đồ use-case nhằm mô tả một cách tổng quát các hoạt động trong hệ thống củaphần mềm quản lý

- Biểu đồ use-case đưa ra các tình huống sử dụng, các tác nhân và các quan hệ kết hợpgiữa chúng UC thể hiện các quan hệ và các tác động của người dùng đến phần mềm quảnlý

Trang 35

2.1 Sơ đồ use-case nghiệp vụ tiết kiệm

Hình 7: Sơ đồ use-case cho quy trinh làm việc của hệ thống

2.2 Sơ đồ use – case tổng quát

Trang 36

Hình 8: Sơ đồ use-case tổng quát

1.3 Sơ đồ use-case của kiểm soát

Trang 37

Hình 9: Sơ đồ use-case của kiểm soát

Trang 38

1.4 Sơ đồ use-case người quản lý

Hình 10: Sơ đồ use-case người quản lý

1.5 Sơ đồ use-case kế toán

Hình 11: Sơ đồ use-case cho kế toán

Trang 39

3 Đặc tả một số use-case

3.1 Đặc tả use case Quản lý mở sổ

 Thêm Sổ tiết kiệm

 Thêm Khách hàng

Trang 40

 Xóa Khách hàng

 Tra cứu Khách hàng

Ngày đăng: 24/04/2015, 22:09

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w