Biện pháp quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thứcvới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ Để đáp ứng đượcyêu cầu của thời đại mới và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng
ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đàotạo, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáoviên trong nhà trường Với phương châm giáo dục là quốc sách hàng đầu,
là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người,Đảng ta đã xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo nhằm nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người ViệtNam có tri thức, có kỹ năng, có thái độ ứng xử đáp ứng được công cuộc đổimới hiện nay Muốn thực hiện được điều đó, đội ngũ giáo viên đóng vai tròquan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo
Nghị quyết Ban chấp hành TW 2, khóa 8 đã khẳng định: “Giáo viên
là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục- đào tạo và được xã hội tôn vinh” Vì vậy ta có thể khẳng định việc xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên là một việc làm cực kỳ quan trọng trong công tácgiáo dục và đào tạo của nhà trường
Trường tiểu học Kiến Thiết – Yên Sơn – Tuyên Quang là một trườngcông lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường được thàng lậptheo Quyết định số 1387/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Chủtịch UBND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (chia tách Trường PTCSKiến Thiết, thành lập Trường tiểu học và Trường THCS Kiến Thiết).Trường đóng trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế xã hội (KTXH) đặc biệtkhó khăn (xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II: 2006-2011), xã có 11dân tộc cùng chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 85% Đời sống nhân dân
Trang 2trong xã còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao, cơ sở vật chất của nhà trườngcòn thiếu thốn Đội ngũ giáo viên còn thiếu theo qui định của Bộ GDĐT vàkhông đồng bộ về cơ cấu (thừa giáo viên dạy văn hoá, thiếu giáo viên dạycác môn năng khiếu), trình độ chuyên môn đào tạo tuy đã đạt chuẩn (100%giáo viên có trình độ THSP) xong chất lượng không đồng đều, có 60%giáo viên được đào tạo từ hệ 9+3 tháng và 9+1 năm sau đó đi học bồidưỡng trung học sư phạm Một số ít giáo viên nhận thức về vai trò và tráchnhiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục còn hạn chế
Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như đã phântích ở trên, với quá trình học tập, nghiên cứu và tiếp thu ý kiến các thầy côgiáo tại khoá học bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Tuyên Quang
năm 2008, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Biện pháp quản lý xây dựng đội
ngũ giáo viên trường tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm xây dựng độingũ giáo viên tiểu học
3.2 Phân tích thực trạng việc quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáoviên trường Tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáoviên trường Tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
4 Đối tượng nghiên cứu
Trang 3Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên trườngTiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu các tài liệu của Đảng về giáo dục - đào tạo, các vănbản của Bộ GDĐT và các ban ngành có liên quan đến công tác GDĐT
5.2 Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, các kinh nghiệm thực tiễn vềmột số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viêntrong quá trình học khoá bồi dưỡng CBQL giáo dục do Học viện quản lýgiáo dục tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang năm 2008
5.3 Khảo sát thực tế, điều tra, so sánh, thống kê chất lượng đội ngũgiáo viên trong 3 năm học 2004 - 2005; 2005 - 2006; 2006 - 2007 củatrường Tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Cơ sở lý luận.
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể
sư phạm nhà trường, là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạchgiảng dạy, giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượnghiệu quả cho nhà trường Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện quan
điểm của Đảng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, phát triển giáo dục nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Nghị quyết TW 2 khoá 8 đã nêu “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”
Trang 4Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
“Tiểu học là nền, lớp 1 là móng” Móng chắc, nền vững là cơ sở đảm bảocho việc xây dựng ngôi nhà học vấn phổ thông Đội ngũ giáo viên tiểu học
là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọithành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếpthực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học Thực tiễn cuộc sống đã chứngminh: những hiểu biết, kỹ năng và thói quen tốt đẹp của mỗi con người đãđược hình thành từ bậc học này Các thầy cô giáo mẫu mực và tâm huyếtvới nghề đã để lại dấu ấn trong mỗi học sinh của mình từ nét chữ, lời nói,ứng xử trong giao tiếp
“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở banđầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp trung học cơ sở” (Điều 27,khoản 2 Luật Giáo dục 2005) Toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹhọc sinh đều đặt niềm tin, niềm hy vọng vào các thầy cô giáo tiểu học trongviệc dạy dỗ con em mình để hình thành những nét nhân cách quan trọngđầu tiên cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước
Như vậy công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viêntrong trường tiểu học là việc làm hết sức quan trọng, quyết định sự pháttriển của mỗi nhà trường Do đó người cán bộ quản lý nhà trường phải coiđây là công việc đầu tiên, giữ vai trò quyết định đối với chất lượng giảngdạy và giáo dục của nhà trường
1.2 Cơ sở pháp lý.
Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương
về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Quyếtđịnh số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ Tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” đã nêu rõ mục tiêu là xây dựng
Trang 5đội ngũ nhà, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) đảm bảo đủ số lượng,nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu về củathời kỳ đổi mới Đây là văn bản vô cùng quan trọng về việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, cụ thể: “Phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước, là điều kiện để pháp huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và CBQLGD là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.
Luật Giáo dục 2005 đã nêu: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài và đúng đắn về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” Điều 15, Chương I (Luật giáo dục 2005) qui định “Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học”, khoản 4, điều 72, chương IV (Luật Giáo dục 2005) quy định nhiệm vụ của nhà giáo: “Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học” Điều 17, (Điều lệ trường tiểu học 2007) cũng đã qui định về quyền của hiệu trưởng “Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại giáo viên; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định”.
Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 Quyết định vềviệc ban hành Quy định “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học”
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 20/6/2007 Nghị quyết của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khóa (XIV) “Về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến 2010” Nghị quyết số
Trang 602-NQ/HU ngày 28/4/2006 của BCH Đảng bộ huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang “Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ huyện Yên Sơn”.
Như vậy công tác xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên trong trường tiểu học nói chung và Trường tiểu học Kiến Thiết –Yên Sơn – Tuyên Quang nói riêng thuộc về cán bộ quản lý nhà trườngđứng đầu là hiệu trưởng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên “vừa hồng, vừachuyên” Cho nên người người hiệu trưởng phải coi đây là một nhiệm vụquan trọng quyết định chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh
1.3 Cơ sở thực tiễn
Đội ngũ giáo viên tiểu học của nước ta tăng nhanh về số lượng và có
số lượng lượng lớn nhất so với các bậc học Trình độ ban đầu và năng lựcchuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều, mấy chục năm quagiáo viên tiểu học được đào tạo ở trình độ thấp, gồm nhiều hệ đào tạo như5+3, 7+1, 7+2, 9+3 tháng, 9+1 … Do yêu cầu bức thiết của sự phát triểnquy mô giáo dục tiểu học và công tác phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mùchữ, đặc biệt là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo …
Hội nghị TW 2 khóa 8 của Đảng đã chỉ ra những yếu kém của giáo
dục nước ta hiện nay trong đó có sự yếu kém của đội ngũ giáo viên “giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về qui mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện CNH-HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra yêu cầu hiện đại hoá,chuẩn hoá với ngành giáo dục nói chung, với việc xây dựng đội ngũ nóiriêng Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học không chỉ là đàotạo và đào tạo lại mà là quá trình phấn đấu để khắc phục sự không đồng
Trang 7đều của đội ngũ về mọi mặt, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiếnthức và kỹ năng sư phạm.
Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 21/7/2007 của Bộ Giáo dục
và đào tạo “Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường,
khoa sư phạm trong năm học 2007-2008” đã nêu: Đổi mới nội dung,
phương pháp bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý, thường xuyên rènluyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 20/6/2007 Nghị quyết của Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khóa (XIV) “Về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến 2010” đã xác định: Đến năm 2010, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường đều có trình
độ trung cấp lý luận chính trị, được đào tạo về nghiệp vụ quản lý giáo dục
và quản lý tài chính; 20% giáo viên có trình độ Cao đẳng và Đại học…
Trường Tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quangđóng trên địa bàn xã vùng cao đặc biệt khó khăn Trường có 11 phân hiệuđiểm trường, điểm xa nhất cách trung tâm 20 km (chủ yếu là đường liênthôn và đường dân sinh), năm học 2007-2008, trường có 30 lớp với 425học sinh và 41 cán bộ giáo viên Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn
và tạm bợ, điểm Trung tâm còn dùng chung cơ sở vật chất với TrườngTHCS Kiến Thiết Điều kiện sống của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn,đặc biệt là giáo viên cắm bản, thiếu nhà công vụ, thiếu điện thắp sáng vàcác phương tiện nghe nhìn
Đội ngũ giáo viên hiện tại đã đạt chuẩn và trên chuẩn, các thầy côgiáo luôn yên tâm công tác, tâm huyết với nghề, dạy học với tinh thần vàtrách nhiệm cao Tuy nhiên chất lượng giáo viên không đồng đều Một sốgiáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, chậm đổi mới phương pháp
Trang 8dạy học (do yếu tố đầu vào của giáo viên 60% đào tạo từ sơ cấp) Trườngcòn thiếu cán bộ quản lý (theo tiêu chuẩn trường Hạng 1, thiếu 1 phó hiệutrưởng) và thiếu giáo viên dạy chuyên các môn năng khiếu Tất cả nhữngkhó khăn bấp cập trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục Vìvậy việc xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòihỏi người cán bộ quản lý nhà trường trực tiếp là hiệu trưởng phải hết sứcquan tâm, đặt nó vào vị trí trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng giáodục toàn diện cho học sinh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KIẾN THIẾT – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
2.1 Đặc điểm tình hình chung.
2.1.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội tại địa phương.
Xã Kiến Thiết là xã vùng cao điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khókhăn của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Xã có 965 hộ với 4.611 nhânkhẩu, trong đó hộ nghèo là 630/965 hộ = 65% Địa bàn xã rộng với 17 thônbản và 11 dân tộc cùnh sinh sống, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 82%dân số Đời sống nhân dân còn nghèo, đất nông nghiệp ít, chủ yếu sốngbằng nghề trồng trọt và chăn nuôi nhỏ, đường xá đi lại khó khăn giữa cácthôn bản
Xã đã hoàn thành phổ cập giáo tiểu học – chống mù chữ năm 1995,hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2002 và phổ cấp giáo dục tiểu họcđúng độ tuổi năm 2004
Một số đồng bào dân tộc thiểu sốổtình độ văn hoá thấp, dân trí chậmphát triển, hủ tục còn lạc hậu như cho con lấy vợ, lấy chồng còn ở tuổi vịthành niên Đồng bào dân tộc H’.Mông còn thành lập và hoạt động cácnhóm đạo tin lành
Trang 9Tuy nhiên xã luôn giữ vững ổn định về chính trị an ninh quốc phòng,không có hiện tượng điểm nóng về chính trị, nhân dân lao động cần cù, tệnạn xã hội được đẩy lùi.
2.1.2 Đặc điểm của Trường tiểu học Kiến Thiết - Yên Sơn - Tuyên Quang năm học 2007 - 2008.
Trường tiểu học Kiến Thiết – Yên Sơn – Tuyên Quang được thànhlập tháng 5/2004, trường đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn Trường có
11 điểm trường nằm rải rác tại 17 thôn bản
+ Trường có 30 lớp với 425 học sinh, được phân bố tại 11 điểmtrường, có điểm cách Trung tâm 20 km, trong đó có 06 lớp ghép với 57 họcsinh Học sinh trong trường gồm 11 dân tộc, trong đó học sinh dân tộcH’Mông là 164/425 = 38,5%
+ Về các tổ chức trong nhà trường:
- Chi bộ: có 17 đảng viên (chính thức 16, dự bị 01; nam 4, nữ 13)
Ban chi uỷ 03 đồng chí (Bí thư chi bộ là Hiệu trưởng)
- Công đoàn: có 41 đoàn viên, nam 8, nữ 33 Ban chấp hành 5 đồngchí
- Đội thiếu niên: Liên đội có 14 chi đội và 16 sao nhi đồng Ban chỉhuy Liên đội có 5 em
+ Về cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có 41 đồng chí,
trong đó:
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 37
( Giáo viên dạy văn hoá: 35; Ngoại ngữ: 01; Mỹ thuật: 01).
- Tổng phụ trách Đội: 01
- Cán bộ kế toán: 01
- Trình độ chuyên môn: 41/41 đạt trình độ chuẩn
Trong đó: Đại học tiểu học 01; Cao đẳng 07; Trung cấp 33 (01 giáo viên đang học Cao đẳng tiểu học)
Trang 10Từ những đặc điểm của nhà trường cho thấy những thuận lợi và khókhăn trong công tác quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên của trường tiểu họcKiến Thiết như sau:
2.1.2.1 Thuận lợi:
- Trong công tác quản lý, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên của nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng,chính quyền huyện Yên Sơn, sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Phòng Giáodục - đào tạo Yên Sơn và Sở GDĐT tỉnh Tuyên Quang
- Nội bộ nhà trường đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh đạo của chi bộĐảng, nhiều năm liền Chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh (từ 2004 đến2007)
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đều hoạt động có hiệu quả,phát huy tác dụng tích cực trong công tác quản lý bồi dưỡng, nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên của nhà trường
- Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tìnhtrong công tác
- Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh được giữ vững và từngbước được nâng lên
- Sách giáo khoa, vở viết và thiết bị dạy học đều được Nhà nướctrang bị đủ từ lớp 1 đến lớp 5 (Chương trình 135)
2.1.2.2 Khó khăn:
- Kinh tế của nhân dân trong xã chậm phát triển, trình độ dân trí chưacao, nhận thức về công tác giáo dục - đào tạo và công tác xã hội hoá giáodục của nhân dân còn hạn chế
- Cơ cấu Ban giám hiệu còn thiếu theo tiêu chuẩn trường hạng 1:Hiện nay mới có 01 Hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng, (còn thiếu 01 phóhiệu trưởng) Trường có 11 phân hiệu điểm trường, có điểm trường cách xaTrung tâm từ 18 đến 20 km, giao thông đi lại không thuận lợi (chủ yếu đi
Trang 11bằng đường dân sinh, đường liên thôn, nhiều thôn bản chưa có điện quốcgia và chưa có điện thoại) nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
- Cơ cấu giáo viên không đồng đều, chưa có giáo viên dạy chuyêntrách môn Âm nhạc, Thể dục 100% số giáo viên đều đạt chuẩn và trênchuẩn, song năng lực công tác thực tế chưa đồng bộ (60% giáo viên đượcđào tạo từ sơ cấp sư phạm hệ 9+3 tháng và 9+1 năm, sau đó được đào tạo
để nâng chuẩn), do đó nhận thức về kiến thức cơ bản và tư duy về đổi mớiphương pháp dạy học còn rất hạn chế ; một số giáo viên tăng cường (từvùng thuận lợi đến) tâm lý chưa thật yên tâm công tác; một số giáo viênlớn tuổi (diện tinh giản biên chế đến 2011) có thể hiện sức ì trong công tác,chậm đổi mới, chưa thực sự chú tâm tới công việc
- Cơ sở vật chất của nhà trường tuy tạm đủ phòng học 2 ca, song chủyếu là phòng học tạm, bàn ghế cũ không đúng quy cách Điểm trung tâm(trụ sở nhà trường) còn sử dụng chung với trường THCS Kiến Thiết (domới chia tách nên chưa có cơ sở vật chất riêng), thiếu phòng học, phòngchức năng, nhà công vụ, phòng thư viện – thí nghiệm nên chưa ứng đượcyêu cầu của việc dạy và học Do thiếu phòng học, trường phải học 2 ca nênrất khó khăn trong việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng họcsinh giỏi
- Chất lượng học sinh đầu vào rất thấp, thể hiện qua kết quả kiểm trachất lượng đầu năm của khối lớp 1
Tổng số Nhận biết về chữ cái và chữ số Khả năng nói Tiếng Việt
Đạt yêu cầu Chưa đạt YC Thành thạo Chưa thạo
Trang 12Từ khi thành lập tháng 5/2004, được sự quan tâm của cấp uỷ, chínhquyền địa phương và trực tiếp là Phòng GD ĐT Yên Sơn, dưới sự chỉ đạocủa Chi bộ Đảng, sự thống nhất của chính quyền - đoàn thể và các tổchuyên môn trong nhà trường Hàng năm chi bộ nhà trường đều đạt "Trongsạch – vững mạnh", nhà trường đạt "Khá", Công đoàn "Vững mạnh xuấtsắc", Liên đội "Mạnh cấp huyện" Có giáo viên đạt "Giáo viên giỏi cấphuyện" năm 2004-2005 ; 2005-2006, "Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiến"năm 2006-2007 Có học sinh đạt giải cấp huyện.
Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên tuyên truyền, giáo dụccho đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị ; triển khaiđầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng các cấp và các văn bản của nhànước, của ngành về công tác giáo dục Đặc biệt quán triệt thực hiện Chỉ thị06-CT/TW về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh" ; Chỉ thị số 33 /CT-TTg của Thủ Tướng chính phủ về "Nóikhông với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" ; cuộcvận động "Hai không" với 4 nội dung : "Nói không với tiêu cực trong thi cử
và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo
và việc học sinh ngồi nhầm lớp" trong năm học 2007-2008
Phối hợp với Công đoàn nhà trường xây dựng và phát động cácphong trào thi đua trong đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giáodục, tạo động lực thúc đẩy mỗi cá nhân cố gắng vươn lên trong công việc,
mà trọng tâm là phong trào "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạođức, tự học và sáng tạo" Động viên khuyến khích, khen thưởng những cánhân, tập thể có sáng kiến trong công tác nâng cao chất lượng giảng dạy ;tạo điều kiện cho những giáo viên có năng lực đi đào tạo nâng cao trình độtrên chuẩn để làm cốt cán cho các tổ chuyên môn (từ năm 2004 đến nay đã
và đang đào tạo được 5 giáo viên trên chuẩn, gồm Đại học 01, Cao đẳng04) Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên môntheo chu kỳ, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho giáo viên vào
Trang 13tháng 8 hàng năm và bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề,hội thảo, hội giảng, thăm lớp dự giờ để rút kinh nghiệm trong năm học.
- Kết quả về chất lượng đội ngũ giáo viên trong 3 năm học gần đây :Bảng 1 : Giới tính, độ tuổi
9/12 12/12 PT TC ĐH CĐ TC SC2004-
20 (A),
1 (C)2005-
21 (A),
1 (C)2006-
Bảng 3 : Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên
(Căn cứ QĐ số 06/2005/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ ban hành Quy định
về đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, giáo viên ph thông công l p)ổ thông công lập) ập)
Xếp loại về chuyênmôn, nghiệp vụ
Kết quả xếp loạichung
Tốt Khá TB Kém Tốt Khá TB Kém Tốt Khá TB Kém
Trang 14Bảng 4 : Kết quả xếp loại chuyên môn học kỳ I, năm học 2007-2008.
(C n c Q ăn cứ QĐ 14/2007/QĐ-BGD&ĐT về Chuẩn nghề nghiệp ứ QĐ 14/2007/QĐ-BGD&ĐT về Chuẩn nghề nghiệp Đ 14/2007/QĐ-BGD&ĐT về Chuẩn nghề nghiệp 14/2007/Q -BGD& T v Chu n ngh nghi p Đ 14/2007/QĐ-BGD&ĐT về Chuẩn nghề nghiệp Đ 14/2007/QĐ-BGD&ĐT về Chuẩn nghề nghiệp ề Chuẩn nghề nghiệp ẩn nghề nghiệp ề Chuẩn nghề nghiệp ệp GVTH)
- Chất lượng chuyên môn không đồng đều, nhiều giáo viên khôngdạy được lớp 4, 5 Việc tham gia thăm lớp, dự giờ trao đổi kinh nghiệm vớiđồng nghiệp còn hạn chế (một phần do các điểm trường cách xa nhau, giáoviên phải cắm bản)
- Công tác kiểm tra, đôn đốc của Ban giám hiệu chưa được thườngxuyên (do địa bàn rộng, thiếu CBQL, Hiệu trưởng đang theo học tại chức),nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề chưa phongphú (do phó Hiệu trưởng mới được bổ nhiệm, chưa có kinh nghiệm trongchỉ đạo)
Trang 15- Kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học của giáo viên còn nhiềuhạn chế, nhiều giáo viên ngại sử dụng đồ dùng, ít sử dụng đồ dùng khi lênlớp (đặc biệt là các lớp học tại thôn bản)
- Việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trườngchưa được thường xuyên, ý thức tự học, tự bồi dưỡng và cập nhật thông tincủa giáo viên chưa cao
- Giáo viên có năng lực chuyên môn còn hạn chế song ngại học hỏi,
cá biệt có người còn mang tính bảo thủ Nhiều giáo viên không dạy đượclớp 4, 5 do thiếu kiến thức cơ bản (trình độ ban đầu từ sơ cấp)
- Trường có nhiều phân hiệu, ở cách xa trung tâm nên việc dự giờ rútkinh nghiệm giữa các giáo viên chưa được thường xuyên Công tác chỉ đạo,kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên chưa quyết liệt (docòn thiếu CBQL, Hiệu trưởng vừa làm vừa đi học bồi dưỡng tại chức)
- Cơ sở vật chất thiếu thốn, thiếu các phòng chức năng cần thiết đểphục vụ cho công tác nghiên cứu, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên
- Trường thuộc vùng cao, cách xa trung tâm huyện 50 km, nên việc
tổ chức cho đội ngũ giáo viên đi học hỏi kinh nghiệm các đơn vị mạnhchưa thực hiện được (mới tổ chức được cho đội ngũ giáo viên cốt cán)
Từ thực trạng của đội ngũ giáo viên tiểu học nói chung và đội ngũgiáo viên trường tiểu học Kiến Thiết, Yên Sơn, Tuyên Quang nói riêng đặt
ra cho ngưòi cán bộ quản lý phải quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dưỡng,xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng mới đáp