1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Hình thành và phát triển năng lực hợp tác làm việc của học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ môn hóa học

130 5,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

thức sự phát triển của trí tuệ cựng cỏc kĩ năng tư duy, phương pháp nhậnthức, giáo dục đạo đức và sự chuyển biến thái độ hành vi.Như vậy các PPDH phải phát huy tính tích cực chủ động, sá

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta, đổi mới nền giáodục là một trong những trọng tâm của sự phát triển Công cuộc đổi mới nàyđòi hỏi nhà trường phải tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động và

sáng tạo Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã được Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII ghi rõ:

"Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng nhữngcon người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổquốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trịvăn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huytiềm năng của dân tộc và con người Việt nam, có ý thức cộng đồng và pháthuy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiệnđại, có tư duy sáng tạo có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp,

có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủnghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ"

Đối với giáo dục ở bậc trung học phổ thông, chúng ta đó cú sự đổi mới tolớn về chương trình đào tạo đú chớnh là sự ra đời của bộ sách giáo khoa mới vớinội dung và hình thức thể hiện mới Chính vì thế mà yêu cầu đổi mới PPDHcũng là một vấn đề cấp thiết của ngành giáo dục Định hướng dạy học tích cực làmột định hướng quan trọng đã được nước ta lựa chọn cho việc đổi mới PPDH và

đã được vận dụng trong việc đổi mới nhiều PPDH cụ thể khác nhau

Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào PPDHđược giáo viên lựa chọn Cùng một nội dung nhưng tuỳ thuộc vào PPDH

cụ thể trong dạy học thì kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri

Trang 2

thức sự phát triển của trí tuệ cựng cỏc kĩ năng tư duy, phương pháp nhậnthức, giáo dục đạo đức và sự chuyển biến thái độ hành vi.

Như vậy các PPDH phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạocủa học sinh có sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trongviệc phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh theo cá nhân hoặc họchợp tác theo nhóm sẽ góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tựhọc, học lẫn nhau từ đó tạo được niềm vui và hứng thú trong học tập củahọc sinh

Học hợp tác theo nhóm là một PPDH tích cực đã được nghiên cứu và

áp dụng có hiệu quả ở những nước phát triển Phương pháp này ở Việt Nam

đã được chú trọng nghiên cứu áp dụng trong đổi mới PPDH hiện nay Tuynhiên việc nghiên cứu mới được thực hiện ở việc áp dụng các cấu trúc chungcủa hoạt động học hợp tác

Với đặc tính của môn hóa học là một môn khoa học kết hợp giữa lýthuyết và thực nghiệm học sinh có thể tự tìm tòi khám phá kiến thức hoặclàm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ dưới sự điều chỉnh và hướng dẫn củagiáo viên thì việc áp dụng PPDH theo nhóm nhỏ bằng hoạt động học hợptác sẽ đem lại hiệu quả cao trong các tiết học Sự áp dụng các cấu trúcSTAD, TGT, Jigsaw của các nhà lớ luõn dạy học ở các nước phát triểnnày sẽ khắc phục được những nhược điểm cơ bản của phương pháp họctập theo nhóm và mang lại hiệu quả cao

Vì vậy chứng tôi chọn đề tài: "Hình thành và phát triển năng lực hợp tác làm việc của học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học phần hoá học vô cơ lớp 12 – THPT nâng cao”.

II Mục đích đề tài

Nghiên cứu vận dụng một số cấu trúc học hợp tác vào việc tổ chức hoạtđộng dạy học hợp tác cho học sinh trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 12 –

Trang 3

THPT – nâng cao nhằm góp phần đổi mới PPDH hóa học theo hướng dạyhọc tích cực.

III Nhiệm vụ đề tài

1 Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

+ Phương hướng đổi mới PPDH hóa học, các PPDH tích cực.

+ Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

2 Nghiên cứu chương trình hóa học THPT chú trọng chương trình vô cơ lớp

12 nâng cao

3 Nghiên cứu một số cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm nhỏ và khả

năng vận dụng các cấu trúc này trong việc tổ chức hoạt động học tập cho nộidung chương trình hóa học phần kim loại lớp 12 THPT nâng cao

4 Đề xuất các cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm cho một số nội dungbài dạy trong chương trình hóa học vô cơ lớp 12 nâng cao

5 Xây dựng giáo án bài dạy có tổ chức hoạt động học hợp tác theo - nhóm

cho các dạng bài

6 Bước đầu thực nghiệm sư phạm đánh giá sự phù hợp của các đề xuất vàtính hiệu quả của PPHHT

IV Giả thuyết khoa học

Nếu áp dụng các hoạt động học hợp tác theo các cấu trúc Jigsaw,STAD, TGT của các tác giả E.Aronson và R.Slavin trong sự kết hợp hợp

lý với các phương pháp dạy học tích cực khác sẽ làm tăng hứng thú họctập, phát triển được năng lực hành động, năng lực hợp tác học tập của họcsinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT

V Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp các cơ sở lý luậnliên quan đến đề tài nghiên cứu

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 4

+ Quan sát dự giờ tiết học của giáo viên có kinh nghiệm có sử dụng PPDHHT

trong một bài dạy hóa học phổ thông (phần kim loại lớp 12 THPT nâng cao)

+ Thăm dò lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về học hợp tác theo nhóm trong

dạy học hóa học

+ Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm bước đầu kiểm

nghiệm tính hiệu quả, khả thi của những đề xuất

3 Phương pháp xử lý thông tin: Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương

pháp thống kê toán học

VI Những đóng góp mới của đề tài

- Tổng quan cơ sở lí luận về học hợp tác và cấu trúc học hợp tác theo nhóm nhỏ.

- Vận dụng cấu trúc học hợp tác Jigsaw (của E.Aronson), STAD và TGT (củaR.Slavin) trong việc tổ chức các hoạt động hợp tác cho các bài dạy hóa họcphần kim loại lớp 12 – THPT nâng cao

- Thiết kế một số kế hoạch bài dạy cụ thể và thực nghiệm sư phạm đánh giáhiệu quả của phương pháp

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI 1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học [6], [21]

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trongNghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóaVIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụthể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biết là chỉ thị số 15(4 - 1999) Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tựhọc, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”

1.1.1 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học

1.1.1.1 Sự chuyển đổi nền kinh tế của đất nước đòi hỏi sự đổi mới giáo dục

Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta đó cú những sự chuyển biếnmạnh mẽ cả về chất và lượng Xu hướng phát triển xã hội, kinh tế đất nước đòihỏi ngành giáo dục phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho

xã hội phát triển, xã hội tri thức Vậy thế nào là xã hội tri thức

Xã hội tri thức là một xã hội trong đó khoa học công nghệ đóng vai trò

là lực lượng sản xuất trực tiếp Xã hội tri thức được đặc trưng bới các đặcđiểm sau:

- Tri thức là yếu tố then chốt của lực lượng kiến tạo xã hội hiện đại, lựclượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế

- Thông tin và tri thức tăng lên nhanh chóng và kéo theo sự lạc hậunhanh của tri thức và công nghệ cũ

Trang 6

- Sự trao đổi thông tin và tri thức được toàn cầu hóa nhờ sự hỗ trợ củacông nghệ thông tin.

- Cơ cấu xã hội thay đổi theo hướng đa dạng và linh hoạt

- Tổ chức và tính chất lao động nghề nghiệp được thay đổi người laođộng luôn phải thích nghi với những tri thức mới, công nghệ mới

- Con người là yếu tố trung tâm trong xã hội tri thức, là chủ thể kiến tạo

đã đặt ra cho giáo dục những yêu cầu cơ bản cần đạt được, cụ thể là:

- Giáo dục cần giải quyết mâu thuẫn: tri thức ngày càng tăng nhanh màthời gian đào tạo thì có hạn nờn luụn cú sự đòi hỏi đổi mới nội dung và đổimới PPDH chú trọng bồi dưỡng PP tự học

- Giáo dục cần đào tạo con người đáp ứng được những đòi hỏi của thịtrường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng hòa nhập

và cạnh tranh quốc tế

- Các phẩm chất của người lao động mà giáo dục đào tạo cần đặcbiệt chú ý là: năng lực hành động; tính tự lực và trách nhiệm, năng lựccộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, khả năng họctập suốt đời

Như vậy sự phát triển của xã hội tri thức đã đặt ra yêu cầu phải đổi mớigiáo dục để phù hợp với xu thế chung của sự phát triển mọi mặt của đất nước,bắt kịp với xu hướng phát triển mang tính toàn cầu hóa của thế giới

Từ các yêu cầu trên mà giáo dục nước ta xác định cần có sự đổi mới toàndiện về mục tiêu, nội dung, PPDH, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học

Trang 7

1.1.1.2 Thực trạng của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học

Nền giáo dục Việt Nam trong quá trình đổi mới của đất nước cũng đó

cú những bước chuyển mình đáng kể Song thực trạng giáo dục trong giaiđoạn hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, với sựphát triển ngày càng hiện đại của giáo dục thế giới Các phương pháp dạy họctruyền thống tuy đã khẳng định được những thành công nhất định, nhưng vẫncòn nhiều hạn chế Phổ biến vẫn là thuyết trình thiên về truyền thụ kiến thứcmột chiều áp đặt Thực trạng giáo dục hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề như:

+ Học sinh học tập thụ động do còn thiếu động lực học tập, tâm lý ỷ lại nhà trường, gia đình

+ Giáo viên còn dạy theo phương pháp thông báo, ít sử dụng các PPDH tích cực

+ Tiêu cực trong xã hội ảnh hưởng đến nhận thức và tâm lý thực dụng

và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc củangười học Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH trongnhà trường phổ thông

1.1.2 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học [6], [21]

Với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực và xu thế hội nhập hiện nay thì đổimới phương pháp dạy học có thể hiểu theo các hướng sau:

Trang 8

- Là sự cải tiến, hoàn thiện các PPDH đang sử dụng để góp phần nângcao chất lượng và hiệu quả của dạy học.

- Là việc bổ sung, phối hợp nhiều PPDH để khắc phục mặt hạn chế củacác PPDH đang sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra

- Là sự thay đổi PPDH đang sử dụng bằng các PPDH mới tối ưu, kếthợp với việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện; từ đó hìnhthành nờn cỏc “kiểu” dạy - học mới với mong muốn đem lại hiệu quả caohơn

Định hướng đổi mới giáo dục đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục(điều 24.2) đã đề cập ở trên Phương hướng đổi mới PPDH cô đọng ở hai nộidung như sau:

+ Đổi mới giáo dục hướng đến việc phát huy tính tích cực chủ động,

độc lập sáng tạo trong nhận thức học tập của HS Phát huy tính tích cực họctập của HS là nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trìnhdạy học

+ Trong dạy học HS được coi là chủ thể hoạt động, GV là người tổ

chức, hướng dẫn, giúp đỡ HS trong quá trình tìm tòi thu nhận kiến thức

Nguyên tắc này đã được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới

và được xác định là một trong những phương hướng đổi mới giáo dục phổthông Việt Nam

1.2 Cơ sở phương pháp luận cho việc đổi mới PPDH [6], [15]

Các quan điểm, tiếp cận làm cơ sở lí luận cho việc đổi mới PPDH gồm:

1.2.1 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Với ngành giáo dục nước ta thì cho dù đổi mới ở mức độ nào thì việcdạy - học cũng phải hướng đến: "Dạy - Học lấy học sinh làm trung tâm" vớicác tiêu chí sau đây:

Thứ nhất: Người dạy phải luôn luôn hướng đến người học, nắm được

đặc điểm, kiểu tư duy của người học, dạy cho người học cái họ cần, giáo dụccho họ cái họ cần, xã hội cần chứ không phải chỉ dạy cỏi mỡnh cú

Trang 9

Thứ hai: Hoạt động hóa người học - giao việc, bằng nhiều phương

thức tạo điều kiện buộc người học làm việc, người học phải là người chủ độngchiếm lĩnh tri thức bằng nhiều con đường khác nhau

Thứ ba: Hợp tác giữa các thành viên - đảm bảo sự thống nhất biện

chứng giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong dạy học

Thứ tư: Thực hiện có hiệu quả "học đi đôi với hành”, "lý luận gắn liền

với thực tiễn’’ khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của người học

Thứ năm: Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học truyền thông đa

phương tiện, góp phần huy động tối đa các giác quan của người học tham giavào quá trình dạy, học

Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm được đánh giá là tíchcực vì quan điểm này hướng việc dạy học chú trọng đến người học để tìm ranhững PPDH hiệu quả Quan điểm này đã chú trọng đến các vấn đề:

+ Về mục tiêu dạy học

Chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống xã hội Tôn trọng nhu cầu,

hứng thú, khả năng và lợi ích của HS.

+ Về nội dung.

Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức,năng lực giải quyết vấn đề học tập, thực tiễn hướng vào sự chuẩn bị thiết thựccho HS hòa nhập với xã hội

+ Về phương pháp:

- Coi trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự khám phá và giảiquyết vấn đề

Học sinh chủ động tham gia các hoạt động học tập

- Giáo viên là người tổ chức, điều khiển, động viên, huy động tối đa

vốn kiến thức, kinh nghiệm của từng HS trong việc truyền thụ kiến thức

+ Về hình thức tổ chức:

Không khí lớp học thân mật, tự chủ

Trang 10

Bố trí lớp học linh hoạt phù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm nộidung học tập.

Giáo án bài dạy linh hoạt, có sự phân hóa, phát triển năng khiếu cá nhân

+ Về kiểm tra đánh giá:

Giáo viên đánh giá khách quan

- Học sinh tham gia vào quá trình đánh giá

- Nội dung kiểm tra chú ý đến các mức độ nhận thức, tính đa dạng củavấn đề kiểm tra

+ Kết quả đạt được:

- Tri thức thu được vững chắc bằng con đường tự tìm tòi

- Phương pháp nhận thức: phát triển cao hơn, mức độ phương phápnắm bắt, phát hiện giải quyết vấn đề

- Tình cảm, thái độ, hành vi: tin tưởng vào bản thân, có trách nhiệm với

cá nhân, gia đình, xã hội

* Như vậy bản chất của dạy học lấy HS làm trung tâm là:

- Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học

- Chú trọng đến phẩm chất, năng lực, nguyện vọng, hứng thú của mỗi người

- Phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân để định hướng cho sự phát triển.Tuy nhiên đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm không cónghĩa là vai trò của người thầy trở nên mờ nhạt Trong một tài liệu giới thiệukhá đầy đủ về phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tác giả R.Batliner đã khẳng định ngay ở trang đầu: "giáo viên là yếu tố chủ chốt quyếtđịnh việc dạy và học có chất lượng"

1.2.2 Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học

Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học chú trong đến cácvấn đề:

- Day học thông qua các hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo củangười học

- Hình thành công nghệ kiểm tra đánh giá

Trang 11

- Sử dụng phương tiện kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin trongdạy và học.

Theo hướng hoạt động hóa người học các nhà nghiên cứu đề xuất nhằmđạt được những yêu cầu chủ yếu sau:

- HS phải được hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể hoạt động họctập đặc biệt là hoạt động tư duy

- Các PPDH hóa học phải thể hiện bằng phương pháp nhận thức hóa học

- Dạy HS phương pháp tự học, phương pháp tự nghiên cứu trong quátrình học tập

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người họcdựa trên quan điểm dạy học định hướng hành động Đây là quan điểm dạyhọc nhằm làm cho hoạt động trí óc và chân tay kết hợp với nhau chặt chẽtrong hoạt động học tập của HS Trong hoạt động học tập HS luụn cú sự phốihợp chặt chẽ và cân đối giữa tư duy và hành động, giữa lý thuyết và thực hànhđồng thời vận dụng tốt kiến thức vào cuộc sống

Các đặc điểm của quan điểm dạy học định hướng hành động:

- Là dạng dạy học mở: có thể thực hiện trong giờ học hoặc ngoài giờhọc thời gian học có thể dài ngắn tùy thuộc nội dung, chủ đề học tập

- Mang tính toàn thể: mọi HS đều phải tham gia các hoạt động học tậptheo cá nhân hoặc theo nhóm

- Có định hướng hứng thú: nội dung học tập được xây dựng theo chủ

đề, có chú trọng trên hứng thú của HS và HS có quyền chọn chủ đề cho mình

- Có định hướng vào sản phẩm: sản phẩm học tập là kết quả hoạt động

tư duy và hoạt động chân tay.sản phẩm học tập được xác định bằng sự thỏathuận giữa GV và HS (có cân nhắc giữa năng lực, thời gian, nội dung…)

- Có tính tích cực: dạy học thông qua các hoạt động tự giác, tích cực vàsáng tạo của người học

Từ các đặc điểm của dạy học định hướng vào hành động ta có thể đề ra

Trang 12

- Tổ chức các hoạt động học tập của HS tương tự quá trình nghiên cứukhoa học của các nhà hoá học.

- Thụng qua các hoạt động học tập trong các PPDH nêu và giải quyếtvấn đề phương pháp nghiên cứu, tổ chức cho HS hoạt động tự lực ở mức tối

đa để giải quyết nhiệm vụ học tập

- Khai thác nét đặc thù môn học hoá học tạo ra nhiều hình thức hoạt

động đa dạng phong phú của HS trong giờ học

- Tăng thời gian hoạt động của HS trong giờ học

- Tăng mức độ hoạt động trí lực, chủ động của HS trong hoạt động họctập…

Vai trò của GV trong quan điểm đổi mới PPDH này cũng có nhữngđiểm khác biệt so với các PPDH truyền thống Cụ thể vai trò và hoạt động của

GV trong giờ học là: người thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa

- Người thiết kế: lập kế hoạch giờ học, thiết kế hoạt động học tập theomục đích, nội dung xác định và chuẩn bị phương tiện, dự kiến các hình thức

tổ chức dạy học

- Người ủy thác: biến ý tưởng, dự định, kế hoạch dạy học của mìnhthành các nhiệm vụ học tập được HS chấp nhận và tự nguyện thực hiện mộtcách tự giác, tích cực

- Người điều khiển: điều khiển các hoạt động học tập của HS, độngviên trợ giúp, đánh giá các hoạt động học tập của HS

- Thể chế hóa: biến kiến thức riêng lẻ mang màu sắc cá nhân phụthuộc hoàn cảnh và thời gian của từng HS thành các tri thức khoa học của

xã hội

Như vậy để xây dựng phong cách học tập tự giác cho HS cần biến nhucầu xã hội thành nhu cầu nội tại của bản thân HS và phải tập luyện cho HSthông qua các hoạt động học tập

1.2.3 Quan điểm kiến tạo trong dạy học [6], [10], [16]

Trang 13

Theo Barandt: "Lý thuyết kiến tạo là một lý thuyết dạy học dựa trên cơ

sở nghiên cứu về quá trình học tập của con người và dựa trên quan điểm chorằng mỗi cá nhân tự xây dựng nên tri thức của riêng mình, không đơn thuầnchỉ là tiếp nhận từ người khác"

1.2.3.1 Một số luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo

Lý thuyết kiến tạo ra đời những năm 80 của thế kỷ XX cũng là một cơ

sở khoa học của dạy học hiện đại Nội dung của lý thuyết này đề cập đến một

số luận điểm:

Luận điểm 1, hoạt động nhận thức ở con người là quá trình tiếp nhận

thông tin từ ngoài vào, được chọn lọc trên cơ sở nhu cầu lợi ích cá nhân Đây

là một quá trình thu nhận tích cực Như vậy học là quá trình người học tự kiếntạo, tự xây dựng tri thức cho chính mình

Luận điểm 2, hoạt động nhận thức diễn ra trong thế giới hiện thực gắn

với hoàn cảnh cụ thể, với cá nhân cụ thể vì vậy khi nghiên cứu hoạt động họccần gắn với hoàn cảnh cụ thể

Luận điểm 3, học là quá trình mang tính xã hội, văn hóa và liên nhân

cách do vậy học không chỉ chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức, màcòn chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và sự tương tác giữa các cá nhân.Như vậy học là quá trình người học thể hiện ra bên ngoài những đặc điểm tâm

lý bên trong của mình

Lý thuyết kiến tạo nhấn mạnh: người học sẽ đạt được hiệu quả cao nhấtkhi họ chủ động tạo dựng kiến thức và sự hiểu biết cho mình, học tập là mộtquá trình tạo dựng và chuyển đổi kiến thức trong đó người học sử dụng kinhnghiệm của bản thân để kiến tạo kiến thức thì tốt hơn là nắm bắt kiến thứcdưới dạng có sẵn

Lí thuyết kiến tạo coi quá trình học tập là quá trình biến đổi nhận thứctức là quá trình sửa đổi, phát triển những khái niệm, ý tưởng có sẵn trong

người học

Trang 14

Quan điểm kiến tạo coi trọng mối liên hệ giữa kiến thức vốn có của HS

và kiến thức cần học, tạo điều kiện, cơ hội cho HS kiến tạo kiến thức chomỡnh trờn cơ sở kiến thức đó cú

Mục đích dạy học theo quan điểm này không chỉ truyền thụ kiến thức

mà chủ yếu là biến đổi nhận thức của HS, tạo điều kiện cho HS kiến tạo kiếnthức cho mình qua đó mà phát triển trí tuệ và nhân cách

1.2.3.2 Vai trò của GV theo quan điểm kiến tạo

- Hoạt động của GV theo quan điểm kiến tạo sẽ là: người tổ chức tạomôi trường học tập, động viên, dự đoán, chỉ dẫn, thúc đẩy hoạt động học tập,

cụ thể là:

- Hoạt động giúp HS: nắm bắt vấn đề học tập, tạo mâu thuẫn nhận thứcgiữa kiến thức vốn có của HS và kiến thức cần tiếp thu, kiến thức thực tiễn

quan sát được từ đó thực hiện hoạt động nhận thức một cách tích cực

Tạo môi trường học tập để thúc đẩy quá trình kiến tạo kiến thức ở HSnhư: tạo cơ hội để HS trình bày kiến thức vốn có, cung cấp tình huống có vấn

đề tạo cơ hội để HS suy nghĩ tìm ra cách giải quyết vấn đề (nêu giả thuyết, lập

kế hoạch giải ), động viên HS thể hiện, trình bày kiến thức thu nhận được,

tạo môi trường học tập khuyến khích HS tham gia tích cực vào quá trình tạodựng kiến thức, rèn luyện kĩ năng

Các chiến lược dạy học nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ các điều kiện họctập để đảm bảo cho người học:

- Học được cách lập luận, suy luận, cách giải quyết vấn đề

- Có kỹ năng ghi nhớ, thấu hiểu vấn đề và biết cách sử dụng kiến thức

đã hiểu

- Có sự linh hoạt trong nhận thức, tự biết điều chỉnh hoạt động nhậnthức để đạt hiệu quả tối đa

- Biết thể hiện, phản ánh sự quan tâm và linh hoạt trong nhận thức của

mình (qua sự trình bày trong nhóm, trong lớp ).

Trang 15

Như vậy lý thuyết kiến tạo trong dạy học cũng hướng tới việc tích cựchóa hoạt động của người học, đòi hỏi GV tạo ra được một môi trường học tập

để thúc đẩy sự biến đổi nhận thức trong học sinh thông qua hoạt động tíchcực, tìm tòi, độc lập chủ động trong học tập của HS

1.2.4 Quan điểm dạy học tương tác [10]

Dạy học tương tác là sự tác động qua lại giữa người dạy (giáo viên) vàngười học (học sinh) với các yếu tố khác trong hoạt động dạy học

Trong kiểu dạy học này giáo viên là người thiết kế, tổ chức, chỉ đạo vàkiểm tra quá trình học nhưng không "làm thay" học sinh Còn học sinh tự điềukhiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học của bản thân dưới sự điềukhiển sư phạm của giáo viên Hoạt động dạy và học thống nhất với nhau nhờ

sự cộng tác làm việc giữa GV và HS và giữa HS với HS trong lớp học giữa

HS với tài liệu phương tiên dạy học

Dạy học là quá trình tương tác hai chiều trong đó giáo viên và học sinhtham gia làm tăng giá trị và lợi ích của nhau Vì thế tương tác giữa giáo viên

và học sinh là tồn tại tất yếu trong quá trình dạy học Song sự tương tác trongdạy học là quá trình tương tác nhiều mặt, do đó không chỉ có sự tương tácgiữa giáo viên và học sinh mà còn bao gồm có cả sự tương tác giữa học sinh

với nhau trong hình thức học nhóm, nghiên cứu theo nhóm thảo luận lớp, tổ

hay giữa học sinh với tài liệu học tập, phương tiện dạy học Dạy học tương tácnhất thiết phải bao gồm sự hợp tác, sự trao đổi và biến đổi

Quan điểm tương tác là một hướng tiếp cận hoạt động dạy học, khôngchỉ dừng lại ở việc xác định đỳng cỏc yếu tố tham gia hoạt động dạy học, màcòn làm rừ cỏc chức năng riêng biệt của từng yếu tố và sự tác động tương hỗcủa chúng, đặc biệt là hai yếu tố dạy và học tạo thành một liên kết chặt chẽ.Tất nhiên hoạt động dạy học bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường nhấtđịnh (điều kiện, tình huống dạy học cụ thể) và đương nhiên môi trường nàytạo ra ảnh hưởng đến hoạt động dạy và hoạt động học, ảnh hưởng tới chất

Trang 16

1.3 Phương pháp dạy học tích cực [3], [6], [9]

1.3.1 Khái niệm

Phương pháp dạy học tích cực là những PPDH phát huy tính tích cực,chủ động sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt độnghóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vàoviệc phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vàongười dạy

Phương pháp dạy học tích cực thực chất là những phương pháp hướngtới việc giúp HS học tập chủ động tích cực, sáng tạo chống lại thói quen họctập thụ động

Phương pháp tích cực chú trọng đến hoạt động học, vai trò của ngườihọc trong quá trình dạy học theo các quan điểm, tiếp cận dạy học tích cực

1.3.2 Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

PPDH tích cực cú cỏc dấu hiệu cơ bản sau:

1 Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh

Trong phương pháp tích cực, người học là đối tượng của hoạt độngdạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học họ được cuốn hút vào các hoạtđộng học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo Trong quá trình hoạt động thunhận kiến thức HS thu nhận cả phương pháp nhận thức, biết hoạt động, muốnhoạt động và hình thành nhân cách người lao động tự chủ, năng động và sángtạo Thông qua đó, HS tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ khôngphải là thụ động tiếp thu những trí thức đã được giáo viên sắp đặt ra theo cáchsuy nghĩ của mình Từ đó HS vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắmđược phương pháp tìm ra kiến thức, kĩ năng đú, khụng rập theo khuôn mẫu cósẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo Dạy học theo cách này thìgiáo viên không chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn cách

thức hành động để thu nhận tri thức và kỹ năng cho HS.

2 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Trang 17

PPDH tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinhkhông chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu họctập Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyệncho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽtạo cho họ có được lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi người, kếtquả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay, người ta nhấn mạnhhoạt động tự học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ họctập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trongtrường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà mà tự học cả trong tiết học có sựhướng dẫn của giáo viên, bồi dưỡng năng lực tự học suốt đời.

3 Dạy học chú trọng tăng cường học tập cá thể phối hợp với học nhóm

PPDH tích cực chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập của

HS, hoạt động hợp tác trong tập thể nhóm, lớp qua tương tác GV HS, HS

-HS mà nắm kiến thức, cách tư duy, phối hợp hoạt động trong tập thể

Trong quá trình học tập, không phải mọi tri thức kỹ năng, thái độ đượchình thành bằng những hoạt động độc lập cá thể Lớp học là môi trường giaotiếp thầy trò, trò với trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trêncon đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận tronghọc tập, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định, hay bác bỏ Qua đóngười học nõng mỡnh lờn một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểubiết và kinh nghiệm của mỗi học sinh và của cả lớp chứ không phải chỉ dựatrên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của thầy giáo

4 Dạy học sử dụng các phương tiện trực quan, kĩ thuật dạy học hiện đại

Nếu trình độ kiến thức tư duy học sinh không thể đồng đều tuyệt đối,thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa vềcường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết

kế thành một chuỗi công tác độc lập Áp dụng phương pháp ở trình độ càngcao thì sự phân hóa càng lớn Việc sử dụng các phương tiện dạy học, ứng

Trang 18

dụng công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa họctập theo nhu cầu và khả năng mỗi học sinh.

PPDH tích cực có sự phối hợp rộng rãi các phương tiện trực quan nhất

là phương tiện nghe nhìn, CNTT đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học

tập (học theo năng lực, học theo nhu cầu ) giúp HS tiếp cận được với cácphương pháp hiện đại trong xã hội phát triển

5 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích đánhgiá thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điềukiện đánh giá thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy Trước đây, cóquan niệm giáo viên là người độc quyền đánh giá học sinh Nhưng trongPPDH tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự đánh giá để tự điềuchỉnh cách học của mình Liên quan đến điều này, giáo viên cần tạo thuận lợi

để học sinh được tham gia đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau PPDH tíchcực có sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá đa dạng, khách quan, tạo điềukiện để HS tự đánh giá lẫn nhau Nội dung kiểm tra cũng cần đa dạng, phongphú có sự trợ giúp của thiết bị kỹ thuật, CNTT Tự đánh giá đúng và điềuchỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống

mà mỗi thầy cô cũng như nhà trường phải trang bị cho học sinh

1.4 Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ - một phương pháp dạy học tích cực [3], [6], [9], [15], [24]

Trong xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc giathì năng lực hợp tác thực sự trở thành mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục vànhà trường

Một số lý thuyết khoa học gần đây đã làm sáng tỏ bản chất việc họcdưới cái nhìn mới Theo quan điểm tâm lý học lịch sử, L.X Vygụtxki cho rằngcác chức năng tâm lý cấp cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cáchgiữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong Chính vìvậy theo ông, trong một lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp hơn là

Trang 19

sự tự khám phá Theo Vygotsky: "Điều người học có thể làm qua hợp tác hômnay thì họ có thể làm một mình ngày mai" và học tập cùng nhau có thể pháttriển được kỹ năng nhận thức và kĩ năng xã hội Vấn đề quan trọng "khôngphải là đưa chân lý đến cho học sinh mà phải làm thế nào để lúc nào học sinhcũng biết đến cỏch tỡm đến chân lý" (J.J.Rousseau).

Theo quan điểm tâm lý học hoạt động, khi nghiên cứu bản chất tâm lýngười, đã chỉ ra rằng tâm lý hình thành hoạt động GS.VS Nguyễn Minh Hạcnhấn mạnh: "Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động dùng

phương pháp hoạt động thu hẹp sự cưỡng bức của nhà trường thành sự hợp

tác bậc cao Phương pháp giáo dục bằng hoạt động là dẫn dắt học sinh tự xây

dựng công cụ làm HS thay đổi từ bên trong Hoạt động cùng nhau, hoạt

động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa trò và trũ cú một tácdụng lớn lao Cần kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm Dạy học là

tổ chức các dạng hoạt động khác nhau cho học sinh, dạy học cần thay đổiphương thức cưỡng bức học sinh học tập bằng phương thức học tập hợp táccùng nhau

1.4.1 Khái niệm dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ [5 ],[9 ],[15 ],[18]

Học tập mang tính hợp tác là một chiến lược giảng dạy (teachingstrategy) trong đó người dạy sẽ tổ chức cho người học thành những nhóm nhỏ

để thực hiện các hoạt động như thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề, v.v.Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm

mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoànthành các hoạt động được giao (Jacobs & Han, 2002)

Dạy học theo hoạt động hợp tác là một hình thức tổ chức dạy học, trong

đó dưới sự tổ chức và điều khiển của GV, HS được chia thành từng nhóm nhỏliên kết lại với nhau trong một hoạt động chung, với phương thức tác độngqua lại của các thành viên, bằng trí tuệ tập thể mà hoàn thành các nhiệm vụhọc tập

Trang 20

Học hợp tác (HHT) là hình thức tổ chức hoạt động học tập có sự phụthuộc lẫn nhau của các thành viên trong nhóm để cùng làm việc hướng đếnmục đích chung là nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

HHT trong nhóm là HS trong một nhúm cựng thực hiện một nhiệm

vụ do giáo viên giao cho để đạt được mục đích học tập của giờ học

Phương pháp HHT cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ nhữngbăn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhậnthức mới Khi trao đổi, mỗi người nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ

đề nêu ra, xác định được những điều cần học hỏi thêm Giờ học trở thành quátrình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp thu thụ động từ GV

Học hợp tác (cooperative learning) là một quan điểm học tập rất phổbiến ở các nước phát triển và đem lại hiệu quả giáo dục cao HHT là một địnhhướng giáo dục mà trong đó học sinh cùng làm việc trong những nhóm nhỏgồm nhiều học sinh khác nhau và được xây dựng một cách cẩn trọng Quanđiểm học tập này yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp của học sinh vàoquá trình học tập, đồng thời yêu cầu học sinh phải làm việc cùng nhau để đạtđược kết quả học tập chung

Học sinh học bằng cách làm (learning by doing) chứ không học chỉbằng cách nghe giáo viên giảng (learning by listening) Quan điểm học tậpnày tạo nên môi trường hợp tác giữa thầy - trũ, trũ - trũ, học sinh sẽ là trungtâm của quá trình dạy học và giáo viên không độc chiếm diễn đàn Đồng thờiquan điểm học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗbình đẳng kiểu học hợp tác đang được áp dụng có hiệu quả ở tất cả các bậchọc và xuất hiện trong trong các môn học ở nhiều nước trên thế giới

1.4.2 Cấu trúc của quá trình dạy học hợp tác theo nhóm [7]

Một hoạt động học tập theo nhóm trong giờ học thường được tiến hànhtheo ba bước như sau:

+ Làm việc chung cả lớp (tương tác theo nhóm)

Trang 21

- GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức, tổ chức các nhóm làmviệc, phân bố thời gian hoạt động.

- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm: Để việc thảo luận hiệu quả GVcần xác định mục đích, chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện, ấn định thời gian, HSphải hiểu yêu cầu mục đích việc sắp làm, nắm các bước thực hiện và biếttrước thời gian cần thực hiện là bao lâu

+ Làm việc theo nhóm (tương tác HS - HS trong nhóm):

- Cỏc nhóm trao đổi trong nhóm để hiểu thấu nhiệm vụ phải làm

- Phân công nhiệm vụ học tập cho từng cá nhân trong nhóm

- Từng cá nhân làm việc độc lập

- Từng cá nhân thông báo kết quả làm việc, trao đổi thống nhất trongnhóm về kết quả nhiệm vụ được giao

- Cử đại diện (hoặc phân công) trình bày kết quả làm việc của nhóm

+ Thảo luận tổng kết trước toàn lớp (tương tác HS-HS) cả lớp:

- Đại diện cỏc nhúm lần lượt báo cáo kết quả làm việc nhóm

- Thảo luận đánh giá chung cả lớp

- GV tổng kết đánh giá, đặt vấn đề nghiên cứu tiếp Nếu kết quả thảoluận của cỏc nhúm chưa thống nhất giáo viên nêu vấn đề thảo luận chung cảlớp rồi mới đưa ra kiến thức hoàn thiện cuối cùng cho HS, đồng thời đánh giákết quả làm việc của cỏc nhúm

Sơ đồ tóm tắt cấu trúc hoạt động tương tác giữa GV và HS trong quátrình dạy học hợp tác theo nhóm được mô tả như sau:

Sơ đồ 1.1.Cấu trúc hoạt đông hợp tác theo nhóm nhỏ

Trang 22

Hoạt động của GV

Nêu vấn đề hướng dẫn HS

tự nghiên cứu

Tổ chức, điều khiển thảo

luận nhóm, giao việc

Tổ chức thảo luận lớp trao

đổi kết quả hoạt động các

Tự đánh giá, điều chỉnh hoạt động học tập

1.4.3 Những yêu cầu cần đảm bảo để phát huy tính tích cực hợp

tác làm việc trong nhóm [7]

1 4.3.1 Phân công nhóm học tập

a Khái niệm nhóm học tập - đặc điểm

+ Nhóm là tập hợp những cá thể từ hai người trở lên được phân chia

theo nguyên tắc nhất định, có tác động lẫn nhau để cùng thực hiện một nhiệm

vụ trong một thời gian xác định

Nhóm học tập được lập ra với mục đích xác định rõ ràng, chung cho cảnhóm, đó là việc học tập đạt kết quả cao hơn và hứng thú hơn khi học riêng lẻ

+ Nhóm học tập cú cỏc đặc điểm:

- Là một đơn vị, một bộ phận của tập thể lớp học

- Hoạt động của nhóm được thống nhất với nhau bởi cùng thực hiệnmột nhiệm vụ học tập chung, đây vừa là nguyên nhân và cũng là điều kiệncủa nhóm học tập

- Các thành viên trong nhóm không chỉ liên kết với nhau về mặt tráchnhiệm mà cũn cú mối liên hệ về tình cảm, đạo đức lối sống

Như vậy, nhóm học tập là phương tiện để giáo viên chuyển các tácđộng dạy học đến cá nhân học sinh Các tác động dạy học của giáo viên đếncác học sinh được khúc xạ qua nhóm Đối với học sinh, nhóm học tập không

Trang 23

chỉ là môi trường học tập tích cực (các em phối hợp với nhau để giải quyếtnhiệm vụ học tập, nơi các em giao tiếp chia sẻ) mà còn là đối tượng học tậpcủa học sinh (học giải quyết các mối quan hệ trong nhóm, trong cộng đồng,học cách lập kế hoạch, học các kỹ năng xã hội, PP nhận thức xã hội…).

b Sự phân công nhóm học tập

- Những căn cứ để phân công nhóm học tập:

Việc phân chia nhóm thường được dựa trên các cơ sở như:

+ Số lượng học sinh

+ Nội dung của bài học

+ Đặc điểm của học sinh

+ Mục đích dạy học

Cách chia nhóm hợp lý được tiến hành theo một tiêu chuẩn nào đó nhưbài học hoặc theo ý tưởng của giáo viên và cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên,như vậy sự phân nhóm cần đảm bảo sự linh hoạt theo ý tưởng, mục tiêu củagiáo viên

- Cỏc cách phân công nhóm học tập

- GV có thể phân công nhóm theo thời gian hoạt động cùng nhau HS

được phân chia thành nhóm thường xuyên hay cơ động

+ Nhóm thường xuyên (hay kiểu nhóm cố định):

Nhóm cố định là nhóm được tổ chức cho học sinh ngồi gần nhau, giảiquyết nhiệm vụ nhanh chóng trong vòng một vài phút, không cần xê dịch chỗngồi Kiểu nhóm này thuận tiện cho dạy học ở lớp đông học sinh hoặc không

có điều kiện xê dịch bàn ghế Học sinh hoạt động với nhau trong thời gian dài

có thể cả năm học thỡ cú đặt tên nhóm cụ thể

- Nhóm thương xuyên được tổ chức: 2,3 thậm chí có thể 4 học sinh ngồi gầnnhau, phía trên hoặc phía dưới nhau…

Trang 24

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ chia theo chỗ ngồi

+ Nhóm cơ động (di động - tạm thời): các thành viên trong nhóm hoạt

động với nhau theo yêu cầu mục tiêu của GV trong một tiết học, có thể thayđổi nhóm khi có hoạt động cần thiết

Loại nhóm này cần xê dịch chỗ ngồi, gom lại thành từng nhóm, có thể

3 hoặc 4 học sinh hoặc đông hơn, tùy giáo viên và hoàn cảnh lớp học

Nhóm di động có thể giải quyết nhiệm vụ phức tạp hơn, lâu hơn và cúcỏch chia nhóm đa dạng Không khí lớp học được thay đổi hẳn khi chia vàghộp nhúm Có thể giữ nguyên nhóm từ đầu giờ đến cuối giờ

Cách chia nhóm: tự chọn, xếp theo vần chữ cái, theo số thứ tự, theo

màu phát cho HS ngẫu nhiên

kỳ thời điểm nào ta cũng cú cỏc nhúm tiến hành các hoạt động khác nhau nhưng đến cuối giờ cỏc nhúm đều thực hiện xong mọi hoạt động học tập của mình Cách sử dụng của phương pháp này được thể hiện qua ma trận sau:

Trang 25

+ Nhóm "rì rầm": Yêu cầu cỏc nhúm học sinh (2-3 người) trao đổi

nhóm để trả lời một câu hỏi, giải quyết một vấn đề Giáo viên cung cấp các dữkiện liên quan Các hoạt động học tập có thể áp dụng với cỏc nhúm rì rầm: so

sánh và đối chiếu, tìm ra ưu và khuyết điểm, kiểm tra đánh giá lẫn nhau

+ Nhóm “trà trộn” (Cocktail): Được tổ chức giống như tiệc cocktail.

Học sinh đi tự do trong lớp tìm người thích hợp để trao đổi và hoànthành nhiệm vụ học tập của mình Với kiểu hoạt động nhóm này có tác dụngkích thích sự nhận thức, làm cho lớp học sinh động, học sinh có cơ hội hỏinhiều người (mà không ngại ngùng)

Nội dung làm việc: Tự kiểm tra bảng trả lời câu hỏi (không làm đượcthì hỏi bạn) để kiểm tra, xác minh kết quả của mình

+ Nhúm “xõy kim tự thỏp” hay “nộm tuyết”:

Đây là một hình thức mở rộng của nhóm "rì rầm" Sau khi tự thảo luậntheo cặp, hai cặp sẽ kết hợp lại thành nhóm 4 người để hoàn thiện một hoạtđộng có liên quan Nếu cần thiết cỏc nhúm 4 người sau đó lại được ghép tiếp

để tạo thành nhóm 8 người

Tổ chức theo hình thức “xõy kim tự thỏp” vấn đề học tập được giaocho cá nhân (hoặc từ nhóm nhỏ) được thống nhất dần để có một đáp ánchung Có thể áp dụng tốt cho các trường hợp: thống nhất nội dung ôn tập,tổng kết, lấy ví dụ vận dụng vào thực tế hay dung để so sánh, đối chiếu sự giải

Trang 26

Về số lượng người trong một nhóm:

Tùy theo hoạt động, nội dung hoạt động mà số người trong một nhóm

có thể thay đổi: nhóm 2 người, 3 người hoặc 4-6 người, 8 - 10 người

+ Với nhóm có nhiều HS thì sẽ cú cỏc ưu điểm:

- Học sinh càng tự tin hơn với những gì mình khám phá được.

- Cỏc nhóm càng dễ hiểu được đúng ý của đề bài, yêu cầu của thảo luận.

- Cỏc nhóm càng có nhiều kinh nghiệm bản thân để vận dụng.

- Giáo viên tốn ít thời gian hơn để quan sát theo dõi hoạt động cỏc nhúm

Song nhóm có nhiều HS có nhược điểm lớn là:

- Thời gian để cỏc nhúm đi đến quyết định chung càng dài và càng khó đạt

GV có sự phân công nhiệm vụ thật cụ thể cho các em

1.4.3.2 Phân công trách nhiệm trong nhóm [16 ], [18]

Phân công trách nhiệm trong nhóm cần rõ ràng, cụ thể: với nhóm từ 6người trở lên cần phân công nhóm trưởng, thư ký nhóm và các thành viên đều

có nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể trong một hoạt động nhất định, không ai là không

Trang 27

Đến khâu trình bày kết quả, nhóm trưởng trình bày hoặc bất kỳ mộtthành viên nào của nhóm qua đó để rèn kỹ năng phát biểu, trình bày vấn đềtrước đám đông.

+ Nhóm trưởng: phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên, điều khiển

hoạt động nhóm, yêu cầu các thành viên thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quảkhi cần

- Nhóm trưởng phải là người chuẩn bị nội dung: Phải xác định đúng mụctiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu vàcung cấp tài liệu cho từng nhúm viờn, phân công nhiệm vụ cho từng người và bốtrí chỗ ngồi cỏc nhúm viờn cho hợp lý để đảm bảo cỏc nhúm viờn trình bày nộidung của mình, phải nhìn thấy các thành viên khác và ngược lại (face to face)

- Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm bằng cáchtạo một bầu không khí thân thiện vào đề một cách sinh động, chân tình và thật

sự thoỏi mỏi

Trong buổi thảo luận: Người nhóm trưởng phải điều động được tất cảcỏc nhúm viờn tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phảibiết lắng nghe, khuyến khích các bạn rụt rè phát biểu, ngăn chặn những bạnnói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổithảo luận Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy củatừng người Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thànhviên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận

Nói chung, nhóm trưởng là người quan trọng, để lựa chọn một học sinhlàm nhóm trưởng thì người dạy phải biết quan sát thái độ và cách làm việccủa từng học sinh để lựa chọn Như vậy, nhóm trưởng là người đạo diễn, là

MC và là nhạc trưởng cho buổi thảo luận của nhúm, họ phải thể hiện tốt vaitrò của mình để kích thích cỏc nhúm viờn hoạt động nhưng không phải nhómtrưởng là người quyết định thành công cho việc thảo luận của nhóm

+ Thư ký: ghi kết quả thảo luận, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Trang 28

+ Các thành viên khác trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cực

vào các hoạt động của nhóm

+ Báo cáo kết quả hoạt động nhúm khụng nhất thiết phải là nhóm

trưởng và thư ký mà cũng có thể là một thành viên bất kỳ trong nhóm

1.4.3.3 Quản lý, theo dõi giám sát hoạt động nhóm của giáo viên

Tuỳ theo số HS trong nhóm mà sự phân công trách nhiệm trong nhóm

sẽ có thể bao gồm người phụ trách chung (nhóm trưởng), thư kí, người phảnbiện, người quan sát thời gian, người quản gia, người cổ vũ, người giữ trật tự,người báo cáo kết quả

Giáo viên giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm và theo dõi giám sáthoạt động của cỏc nhúm để có thể giúp đỡ định hướng, điều chỉnh kịp thời,đảm bảo cho hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng

Việc tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào giáoviên từ khâu chuẩn bị đến khi thực hiện bài dạy Vì vậy yêu cầu đặt ra đối vớigiáo viên như sau:

a Lập kế hoạch bài dạy:

Trước hết GV xác định mục tiêu và phải chắc chắn là hoàn toàn có thểđạt được các mục tiêu này thông qua sử dụng hoạt động nhóm Lựa chọn mộthoạt động mà học sinh có thể hoàn thành, đảm bảo hoạt động cụ thể, rõ ràng,

có bố cục chặt chẽ và ngôn ngữ diễn đạt thật trau chuốt

+ GV cần dự kiến:

- Cách chia nhóm, kiểu nhóm và số lượng nhóm

Nhiệm vụ sẽ giao cho cỏc nhúm hoạt động, cỏc nhúm giải quyết mộtnhiệm vụ hay mỗi nhóm giải quyết một nhiệm vụ khác nhau

- Thời gian cho các hoạt động

- Thời gian cho cỏc nhúm trình bày

- Các tình huống có thể xảy ra và khả năng giải quyết các vấn đề thảoluận của học sinh

Trang 29

- Chuẩn bị kỹ các câu hỏi nhất là những câu hỏi nhằm khuyến khíchhọc sinh suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn.

- Chuẩn bị chu đáo đồ dùng thiết bị dạy học Đặc biệt cần chuẩn bị các

đồ dùng và phương tiện có liên quan tới hoạt động nhóm như giấy khổ to,

băng dính, bút dạ, tranh ảnh

b Thực hiện kế hoạch bài dạy

Khác với hoạt động dạy học trước đây, dạy học theo hình thức chianhóm, vai trò của GV có sự thay đổi cơ bản cụ thể:

GV là người thiết kế tạo môi trường cho việc thực hiện phương phápdạy học tích cực, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạtđộng, gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của học sinh bằng kinhnghiệm của mình

Thông qua việc tổ chức hoạt động nhúm, cỏc kỹ năng sư phạm mở rộnghơn, đó là các kỹ năng có liên quan tới việc đưa ra các hình thức hoạt động,hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện, hoạt động và phát triển kỹ năng, phảnánh, trình bày được các quan điểm của mình

c Quản lý, giám sát và hỗ trợ hoạt động nhóm

Khi học sinh hoạt động nhóm, giáo viên cần thực hiện các hoạt động:

- Quan sát, theo dõi và kịp thời giúp đỡ cỏc nhúm giải quyết vấn đề,trực tiếp giải đáp thắc mắc khi có thắc mắc của nhóm

- Phỏt hiện cỏc nhúm hoạt động chưa có hiệu quả để kịp thời uốn nắn

d Tiếp nhận thông tin phản hồi

Trong quá trình dạy học theo nhóm, chúng ta có thể tiếp nhận thông tin

Trang 30

diện nhúm lờn trình bày trước lớp Thông qua những thông tin này, ta có thểđánh giá được kết quả học tập của các em và kịp thời uốn nắn, bổ sung kiếnthức cần tóm tắt lại cho cả lớp biết các em cần phải học được những gì quahoạt động nhóm đó là điều hết sức quan trọng

e Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động nhóm

Tổng kết về kỹ năng, thái độ làm việc, kết quả Điều quan trọng là giáo viêncần lấy ý kiến phản hồi từ cỏc nhúm, sau đó cùng thảo luận với cả lớp để tóm tắt lạinhững gì mà các em đã học được Thông thường thì thư ký của mỗi nhóm sẽ trìnhbày những phát hiện của nhúm mỡnh và giáo viên sẽ tóm tắt lên bảng

Như vậy việc nhận ra vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt độngnhúm giỳp giáo viên có sự chủ động trong việc tìm cách tổ chức hoạt độngnhóm một cách hiệu quả

1 5 Những ưu điểm của phương pháp hợp tác theo nhóm [9, 11, 13, 14]

Dạy học hợp tác theo nhóm được đánh giá là PPDH tích cực có nhiều

ưu điểm đó là:

a Mang lại hiệu quả học tập cao

Dạy học hợp tác theo nhóm là hình thức dạy học vô cùng hiệu quả vớinhiều mục đích, nội dung khác nhau và với nhiều đối tượng HS khác nhau,với nhiều tính cách khác nhau Học hợp tác có hiệu quả cao vì:

- Về động cơ học tập: có ưu thế về mối quan hệ tương tác với bạn học,học sinh có cơ hội để có sự hỗ trợ hai chiều kích thích lẫn nhau (có yếu tố thiđua, cạnh tranh nhau)

- Về nhận thức: Tạo cho HS cơ hội để trao đổi, khám phá, thu nhận trithức cho mình và sử dụng ngôn ngữ của các bộ môn

Trang 31

về phương pháp học tập kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, khả năng phân

tích, tổng hợp và khả năng giải quyết vấn đề

Học hợp tác theo nhúm đó chuyển trách nhiệm phải hiểu được nội dungbài học sang cho người học một cách tự nhiên và tạo ra động cơ thúc đẩy họcsinh học tập vì hoạt động trong nhúm cú yếu tố thi đua Khi học theo nhómhọc sinh sẽ thảo luận xoay quanh từng đề bài cụ thể Hoạt động này khôngnhững lý thú mà còn tạo nhiều cơ hội cho các em học hỏi Người học sẽ phải

xử lý tài liệu mới, sau đó tự mình tìm hiểu nó

b Phát triển kỹ năng hợp tác, kỹ năng xã hội cho học sinh

Phương pháp dạy học hợp tác theo nhúm giỳp hình thành, phát triển kỹnăng hợp tác làm việc và năng lực xã hội cho học sinh:

- Kỹ năng biết cộng tác làm việc là kỹ năng tối quan trọng đối với tất cảcác thiên hướng phát triển của từng cá nhân

- Khi thực hiện các nhiệm vụ trong nhóm sẽ giúp cho HS có khả nănggiao tiếp, khả năng nhận thức để thực hiện các nhiệm vụ học tập, giải thíchcho bạn bè làm phát triển kĩ năng xã hội, kĩ năng hợp tác làm việc…

- Hoạt động tập thể nhóm sẽ làm cho từng học sinh quen dần với sựphân công hợp tác trong lao động, học tập phát triển tình bạn, ý thức tổ chức

kỉ luật ý thức cộng đồng

- Học hợp tác theo nhóm tạo môi trường cho HS nhút nhát có điều kiệntham gia xây dựng bài học, cải thiện quan hệ giữa các HS với nhau, tạo cho lớphọc bầu không khí tin cậy và gắn bó hơn Hơn nữa hầu hết các hoạt động nhóm

đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và học sinh dạy lẫn nhau theo đú cỏc lỗi

hiểu sai đều được giải đáp mà thường lại là trong không khí rất thoải mái

c Học hợp tác luôn tạo không khí học tập sôi nổi bình đẳng và gắn bó

Trong PPDHHT nổi lên mối quan hệ giao tiếp giữa HS với HS Trong

hoạt động nhúm cú sự trao đổi thảo luận để tự sửa lỗi, HS dạy lẫn nhau trongkhông khí thoải mải và bình đẳng Thông qua thảo luận, tranh luận mà ý kiếncủa mỗi cá nhân được điều chỉnh qua đó mà người học tự nõng mỡnh lờn cả

Trang 32

về kiến thức và ý thức học tập Từ đó sẽ giúp HS có cơ hội thuận lợi làmquen với nhau khơi dậy sự gắn bó trong tập thể làm việc.

d Học hợp tỏc giúp cho giáo viên có cơ hội tận dụng ý kiến và kinh nghiệm của HS

Như vậy học hợp tác theo nhóm là một chiến lược dạy học mạnh mẽ vàlinh hoạt có ưu điểm nổi bật là làm cho phương pháp này trở thành nét đặctrưng cơ bản của dạy học hiện đại

1.6 Những hạn chế của học hợp tác theo nhóm [9 ], [13 ], [14]

Dạy học hợp tác theo nhóm được nhiều nước áp dụng và thể hiện nhiều yếu

tố của PPDH tích cực Song dạy học hợp tác theo nhúm cũn cú những hạn chế như:

+ Cỏc nhóm có thể đi chệch hướng thảo luận do một cá nhân nào đó nếu cố tình đưa ra những ý kiến điều khiển cả nhóm (sự chi phối nhúm, tỏch nhúm…)

+ Một số thành viên trong nhóm có thể ỷ lại, không làm việc, để mặc

các thành viên khác dẫn dắt cả nhóm hoặc thậm chí cả lớp nếu GV khôngtheo dõi sát sao và yêu cầu mọi thành viên trong nhóm phải có việc và cótrách nhiệm hoàn thành công việc (hiện tượng ăn theo)

+ Hoạt động nhóm cũng sẽ không có tác dụng khi giáo viên áp dụng

cứng nhắc quá thường xuyên hoặc thời gian hoạt động nhóm quá dài Mỗi tiếthọc chỉ nên tổ chức 1 - 3 hoạt động nhóm mỗi hoạt động cần từ 5 - 10 phút.Tối đa một tiết học chỉ nên dành 15 phút để tổ chức hoạt động nhóm (thảoluận nhóm)

1.7 Những nghiên cứu khắc phục nhược điểm của học hợp tác [12 ],[24]

Nhằm phát huy những ưu điểm sẵn có, đồng thời khắc phục những hạn

chế trong dạy học hợp tác, các nhà nghiên cứu đã chia thành hai trường pháichính: Trường phái cấu trúc (structural appoach) và trường phái nguyên tắc(learning together)

1.7.1 Nghiên cứu về cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm

1.7.1.1 Trường phái nghiên cứu về cấu trúc hoạt động học hợp tác

Trang 33

Trường phái cấu trúc nhấn mạnh các kết cấu đa dạng của học hợp tác Cáckết cấu này là một tổ hợp các hoạt động được sắp xếp, quản lý và ứng dụng tùythuộc vào từng hoàn cảnh dạy học cụ thể Điểm quan trọng nhất của trường pháicấu trúc là sự linh hoạt trong kết cấu của phần nội dung.

Công thức cơ bản của trường phái này là:

CẤU TRÚC + NỘI DUNG = HOẠT ĐỘNG NHểM

Trong đó phần cấu trúc đã được định sẵn và phần nội dung tùy thuộcvào hoàn cảnh dạy học Những nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất của trường pháinày là Elliot Aronson, Robert Slavin và Spencer Kagan

1.7.1.2 Cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson

a Cách tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw

Trong cấu trúc này thỡ cỏc thành viên hoạt động như sau:

- Cỏc nhóm có số thành viên như nhau (4- 6 người)

- Mỗi thành viên được giao một phần trong nội dung bài học

- Thành viên số 1 của tất cả cỏc nhúm được giao tìm hiểu kỹ phần nộidung như nhau (cùng chủ đề)

- Thành viên số 2, 3, 4 còn lại của tất cả cỏc nhúm được giao các nội

dung khác, như nhau cho cùng số

- Các thành viên của nhóm nghiên cứu cá nhân, chuẩn bị phần nội dungcủa mình

- Các thành viên cỏc nhúm cựng chủ đề (cùng nội dung) thảo luận vớinhau trong một khoảng thời gian xác định và trở thành nhóm chuyên gia củanội dung đú Cỏc thành viên của nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác củamình và giảng lại cho cả nhóm nghe phần nội dung của mình được phân công.Các thành viên trình bày lần lượt cho hết nội dung bài học

- GV tổ chức kiểm tra đánh giá sự nắm vững nội dung kiến thức trong

cả bài học cho từng cá nhân (cả lớp làm bài kiểm tra) Ta có thể mô tả cấutrúc Jigsaw ở bảng sau:

Trang 34

Bảng 1: Tóm tắt cấu trúc Jigsaw Bước làm việc 1 Phân

công công việc

2 Nhóm chuyên gia

3 Nhóm hợp tác

4 Bài làm cá nhân

5 Điểm nhóm kết hợp điểm

cá nhân

Chịu trách nhiệm

Thảo luận cùngchủ đề

Giảng bài cho nhau

Kiểm tra

Thành viên cùngchủ đề của từng nhóm thảo luận

Thành viên trở

về nhóm

và giảng bài cho nhau để từng thành viên hiểuhết các phần bài A,B,C,D

Kiểm tra cá nhân gồm tất

cả các thành phần ABCD

Từng thành viên không những hiểu biết về phần bài của mình

mà còn hiểu cảtoàn bộ bài học

b Cách đánh giá hoạt động nhóm

Đánh giá theo cá nhân và cả nhóm bằng cách:

- Chấm điểm bài kiểm tra cá nhân và tính điểm trung bình cộng (điểm nền)

- Tính điểm tiến bộ của cá nhân làm cơ sở tính điểm tiến bộ của nhóm

- Điểm tiến bộ của nhóm bằng trung bình cộng các điểm tiến bộ của các

cá nhân trong nhóm

+ Điểm tiến bộ cá nhân được tớnh trờn cơ sở điểm nền theo quy định

đã được thống nhất với HS Có thể tham khảo cách đánh giá theo bảng 2

Bảng 2: Cỏch tớnh điểm tiến bộ theo cấu trúc Jigsaw.

Bằng hoặc trên điểm nền từ 1 nên 2 điểm 2

Trang 35

Cao hơn điểm nên từ 3 điểm trở lên 3

Đạt điểm tuyệt đối (không tính đến điểm nền) 3

c Nhận xét đánh giá về cấu trúc

Cấu trúc này đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từngthành viên trong nhóm, loại bỏ gần như triệt để sự ăn theo (social loafing), sựchi phối (dominating) và sự tỏch nhúm (free-rider) Cấu trúc Jigsaw đượcđánh giá là một trong những cấu trúc học hợp tác ưu việt nhất và có hiệu quảcao nhất Môn hóa học ở THPT có thể áp dụng được cấu trúc này do tính hiệuquả về mặt thời gian cao và hệ thống điểm số linh hoạt Đặc biệt GV có thể ápdụng Jigsaw trong các tiết nghiên cứu kiến thức mới mà nội dung của nó gồmnhững phần tương đối độc lập với nhau

Trang 36

1.7.1.3 Cấu trúc STAD (Student Teams Achievement Division) của R.Slavin

a Hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD

Hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD được thực hiện như sau:

- Cá nhân làm việc độc lập về nội dung học tập được giao

- Thảo luận nhúm giỳp nhau hiểu thực sự kỹ lưỡng về nội dung học tập

- Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra lần 1(Bài tập vận dụng kiến thức mới)

- Học nhóm trao đổi về nội dung chưa hiểu kỹ qua bài kiểm tra lần1

- GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra lần 2 (Bài tập vận dụng kiến thứcmới ở mức độ nhận thức cao hơn) - Đánh giá kết quả cá nhân và kết quảnhóm bằng chỉ số cố gắng (sự tiến bộ trong 2 lần kiểm tra) của từng cánhân và cả nhóm

Cơ chế đánh giá trong cấu trúc STAD được tính theo kết quả của 2 lầnkiểm tra Ta có thể mô tả hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD cùng với cơchế đánh giá kết quả học tập của cá nhân, nhóm trong bảng sau:

Bảng 3: Cấu trúc STAD của R.Slavin

Học nhóm (nếu cần)

KT lần 2 (kết quả cá nhân)

Chỉ số

cố gắng

cá nhân

Điểm hoạt động nhóm Thành viên

1 nội dung

Thảo luận giúp nhau nắm vững nội dung học tập

7 4 9 6

Nhóm trao đổi lại những nội dung chưa nắm vững sau kiểm tra

7 7 8 8

0 3 0 2

5 Tổng điểm cố gắng của từng cá nhân

b Nhận xét đánh giá về cấu trúc

Trang 37

Tính ưu việt của cấu trúc STAD thể hiện ở cơ chế chấm điểm dựa trên

sự nỗ lực cá nhân chứ không phải sự hơn kém về khả năng

Từ cơ chế chấm điểm cho thấy một học sinh kém cũng có thể mangđiểm về cho cả nhóm dựa vào sự nỗ lực của bản thân giúp HS tự tin hơn vàtăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập

Cơ chế chấm điểm trong cấu trúc được đánh giá là một nội dung quantrọng trong quá trình phát triển các phương pháp học hợp tác trên thế giới

Theo cấu trúc này đã loại bỏ phần lớn các hiện tượng ăn theo, chi phối

và tỏch nhúm và đề cao sự đóng góp của HS yếu kém và nâng cao sự đónggóp này thành nhân tố quyết định kết quả của cả nhóm

1.7.1.4 Cấu trúc TGT (Team Game Tournament) của R.Slavin

a Cách tổ chức hoạt động

+ Cấu trúc này hoạt động nhóm cũng tương tự như cấu trúc STAD nhưng cơ

chế có sự đổi khác:

- GV chia nhóm theo khả năng học tập trong đó các thành viên cùng số (1, 2,

3, 4 ) ở cỏc nhúm cú sức học tương đương nhau.

- Các thành viên trong nhóm thảo luận, giúp nhau hiểu nội dung bài học

- Quá trình kiểm tra đánh giá (2 lần) được biến thành cuộc so tài nhỏ giữacác thành viên cùng số ở cỏc nhúm (cỏc thành viên cùng số làm cùng một

Trang 38

Bảng cấu trúc TGT của R.Slavin

Bước 3: Thi đấu (Các thành viên cùng số kiểm tra cùng 1 đề bài)

Bước4: Kiểm tra đánh giá dựa trên

sự nỗ lực giữa 2 lần kiểm tra (KT)

Kết quả Nhóm

Thành viên số 1

(Giỏi)

Các thành viên thảo luận và giúp đỡ nhau hiểu bài

Các thành viên số 1 của các nhóm thi đấu với nhau

KT1 KT2 Chỉ số

cố gắng

Điểm số

cố gắng của nhóm tổng bằng chỉ số nỗ lực cố gắng của các thành viên

Thành viên số 3

(Trung bình)

Các thành viên số 3 thi đấu

Thành viên số 4

(Kém)

Các thành viên số 4 thi đấu

b Nhận xét, đánh giá về cấu trúc

Cấu trúc này có những ưu điểm của cấu trúc STAD nhưng cũn cú thờmcỏc điểm mạnh như: Chú trọng đến sự tương đồng về học lực các thành viêntrong kiểm tra đánh giá và thể hiện sự công bằng của điểm số giữa các nhómNgoài ra tên tuổi của Slavin còn gắn với một cấu trúc học hợp tác nữa là cấutrúc Jigsaw II Đây là cấu trúc dựa trên nền móng cơ bản của cấu trúc Jigsawcủa E.Aronson nhưng lược bớt phần thảo luận cùng chủ đề và có tính đến chỉ

số cố gắng của từng thành viên trong phần kiểm tra đánh giá

1.7.1.5 Nghiên cứu của S.Kagan về cấu trúc hoạt động nhóm

S.Kagan tập trung nghiên cứu về các cấu trúc xây dựng tập thể nhóm

và rèn luyện các kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp Các thiết kế học hợp tác

do Kagan và các cộng sự sáng tạo ra có thể dễ dàng áp dụng trực tiếp vào bài

Trang 39

giảng và có thể biến hóa xoay chuyển một cách linh hoạt dựa vào nội dungcủa từng môn học Hàng trăm cấu trúc của S.Kagan được phát triển và biếnđổi nhưng đều có thể phân loại thành các hệ thống cấu trúc hoạt động nhúmchớnh sau:

+ Cấu trúc xây dựng nhóm (Team buiding)

Một trong những điều kiện tiên quyết tác động đến hiệu quả học tập là

sự đoàn kết gắn bó trong nhóm Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian đầu tưvào các hoạt động để nhóm xây dựng tinh thần đoàn kết tỷ lệ thuận với hiệuquả học tập Giáo viên không nên coi trọng các hoạt động này là sự lãng phíthời gian vì có vẻ như học sinh không trực tiếp tham gia vào các hoạt độnghọc Đặc biệt khi nhóm bao gồm người học không chơi thân với nhau, có xíchmích từ trước hoặc các nhiệm vụ học tập của nhóm dễ dàng gây tranh cãi (ví

dụ chọn bài học, thảo luận đối kháng ) thì việc sử dụng các hoạt động xây

dựng nhóm là điều kiện bắt buộc

+ Cấu trúc xây dựng lớp (Class buiding)

Sự đoàn kết gắn bó của một tập thể lớp theo quan điểm của S.Kagan làmôi trường nền quan trọng cho các hoạt động nhóm Khác với Slavin nhấn mạnhtính thi đua giữa các nhóm cùng một lớp, S.Kagan tạo ra khá nhiều cấu trúcmang đậm nét tương tác giữa các nhóm và do đó giảm thiểu tính cạnh tranh

Ngoài ra tính dân chủ và tôn trọng sự khác biệt cũng được thể hiện rõtrong các cấu trúc đối kháng của S.Kagan Bản chất tương tác bình đẳng củahọc hợp tác yêu cầu mỗi thành viên cảm thấy thoải mái khi bộc lộ ý kiến,quan điểm của mình trong một không khí tôn trọng hiểu biết của bạn bè

+ Cấu trúc kiến thức cần lĩnh hội (Mastery structures)

Kiến thức cần lĩnh hội bao gồm các loại kiến thức cần hiểu, cần nhớhoặc cần phân tích và tổng hợp Đây là dạng kiến thức chủ yếu trên lớp học

+ Cấu trúc kỹ năng suy luận (Thinking skills)

Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng điều quan trọng nhất của nhà

Trang 40

trường là dạy cho học sinh trong các buổi học kỹ năng khái quát, phân tíchsuy luận, phân loại phán đoán, áp dụng và đánh giá thông tin còn nội dungthông tin ngày càng bị dồn xuống vị trí thứ hai Nếu kiến thức cần lĩnh hộibao gồm các loại thông tin mà những câu trả lời thường tương tự giống nhau,thì kỹ năng suy nghĩ liên quan đến các thông tin mà câu trả lời thường không

cụ thể

+ Cấu trúc chia sẻ thông tin (Information shartng)

Trong xã hội hiện đại, con người chúng ta dành phần lớn thời gian đểtổng hợp phân tích thông tin và chia sẻ liên kết các thông tin này với bạn bèxung quanh Cấu trúc này giúp học sinh rèn luyện các phương thức chia sẻthông tin trong nội bộ nhóm và liờn nhúm

+ Cấu trúc kỹ năng giao tiếp (Communication Skills)

Với quan điểm cho rằng kỹ năng giao tiếp là mấu chốt chủ yếu trongthành công của mỗi cá nhân, Kagan đưa ra một loạt các cấu trúc học hợp tác

để khuyến khích quá trình giao tiếp tích cực và đưa ra quyết định nhóm giữacác người học

+ Cấu trúc kỹ năng xã hội (Social skills)

Các cấu trúc này giúp người học trở thành một công dân chuẩn mực,cú

ý thức trong xã hội thông qua các hoạt động nhóm với tình huống cụ thể nhưgiải quyết xung đột hay giúp đỡ nhau

Như vậy nhóm tác giả nghiên cứu theo trường phái này đã đề xuất nhiềudạng cấu trúc, các bước hoạt động nhóm khác nhau và đều hướng đến việc khắcphục sự chi phối nhóm hoặc hiện tượng "ăn theo", cũng như việc nâng cao tinhthần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của các thành viên trong nhóm để mọi ngườiđược dạy, được học lẫn nhau cả về phần kiến thức, phương pháp làm việc, kỹnăng xã hội trong không khí bình đẳng và tôn trọng nhau

1.7.2 Nghiên cứu về nguyên tắc áp dụng cho học hợp tác

Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là hai anh em Johnson.D.W vàJohnson.R.T, họ đã tổng kết thành 5 nguyên tắc vàng Theo quan điểm của

Ngày đăng: 24/04/2015, 18:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lờ Xuân Trọng - Nguyễn Xuân Trường - Trần Quốc Đắc – Đào Việt Nga – Cao Thị Thặng – Lê Trọng Tín- Đoang Thanh Tường (2007).Sách giáo khoa hoá học 12 nâng cao.Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa hoá học 12 nâng cao
Tác giả: Lờ Xuân Trọng - Nguyễn Xuân Trường - Trần Quốc Đắc – Đào Việt Nga – Cao Thị Thặng – Lê Trọng Tín- Đoang Thanh Tường
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2007
2. Lờ Xuân Trọng - Nguyễn Xuân Trường - Trần Quốc Đắc – Đào Việt Nga – Cao Thị Thặng – Lê Trọng Tín- Đoang Thanh Tường (2007).Sách giáo viên hoá học 12 nâng cao.Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên hoá học 12 nâng cao
Tác giả: Lờ Xuân Trọng - Nguyễn Xuân Trường - Trần Quốc Đắc – Đào Việt Nga – Cao Thị Thặng – Lê Trọng Tín- Đoang Thanh Tường
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2007
3. Trần Bá Hoành - Cao Thị Thặng - Phan Thị Lan Hương (2003). Áp dụng dạy và học tích cực trong mụn hoỏ học. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng dạy và học tích cực trong mụn hoỏ học
Tác giả: Trần Bá Hoành - Cao Thị Thặng - Phan Thị Lan Hương
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2003
4. Đặng Thị Oanh - Nguyễn Thị Sửu (2006). Bài giảng phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông
Tác giả: Đặng Thị Oanh - Nguyễn Thị Sửu
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
5. Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư, Phạm Đình Hiến, Cao Văn Giang, Phạm Ngọc Bằng (2007). Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm hoá học trung học phổ thông. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm hoá học trung học phổ thông
Tác giả: Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư, Phạm Đình Hiến, Cao Văn Giang, Phạm Ngọc Bằng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
6. Nguyễn Thị Sửu (2007). Đề cương bài giảng đối mới phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng đối mới phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Sửu
Năm: 2007
7. Lê Thị Thu Hà (2007). Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân. Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân
Tác giả: Lê Thị Thu Hà
Năm: 2007
8. Hoàng Lê Minh (2007). Tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán ở THPT. Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán ở THPT
Tác giả: Hoàng Lê Minh
Năm: 2007
9. Vũ Thị Hiên (2008). Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hoá học phổ thông nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông qua nhóm oxi lớp 10 – nâng cao. Khoá luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hoá học phổ thông nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông qua nhóm oxi lớp 10 – nâng cao
Tác giả: Vũ Thị Hiên
Năm: 2008
10. Đặng Thị Mùi (2006). Tổ chức dạy học nhúm mụn đại số cương ở trường cao đẳng sư phạm.Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học nhúm mụn đại số cương ở trường cao đẳng sư phạm
Tác giả: Đặng Thị Mùi
Năm: 2006
13. Geoffrey Petty (2003). Dạy học ngày nay, sách dịch của dự án Việt – Bỉ “Đào tạo giáo viên trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam . Nxb Stanley Thomes Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học ngày nay, sách dịch của dự án Việt – Bỉ "“Đào tạo giáo viên trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Geoffrey Petty
Nhà XB: Nxb Stanley Thomes
Năm: 2003
14. Trần Văn Đạt (2007). Sử dụng kiểu học hợp tác như một chiến lược dạy học nhằm thúc đẩy sự năng động của sinh viờn.Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tõm”.Trường Đại học An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng kiểu học hợp tác như một chiến lược dạy học nhằm thúc đẩy sự năng động của sinh viờn.Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tõm”
Tác giả: Trần Văn Đạt
Năm: 2007
15. Nguyễn Triệu Sơn khoa Toán (2007). Học tập hợp tác là một quan điểm học tập nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tự học và tinh thần hợp tác cho sinh viên. Báo cáo khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập hợp tác là một quan điểm học tập nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tự học và tinh thần hợp tác cho sinh viên
Tác giả: Nguyễn Triệu Sơn khoa Toán
Năm: 2007
17. Đặng Thị Phương Hà (2008). Tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác ở các lớp học ngoại ngữ.Bỏo cỏo khoa học, trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác ở các lớp học ngoại ngữ.Bỏo cỏo khoa học
Tác giả: Đặng Thị Phương Hà
Năm: 2008
23. Johnson, D. & Johnson, R. (1998). Học tập hợp tác và học thuyết tương thuộc xã hội (Cooperrative learning and social interdependence theory:Cooperative learning).www.co-operation.org/pages/SIT.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập hợp tác và học thuyết tương thuộc xã hội (Cooperrative learning and social interdependence theory: "Cooperative learning)
Tác giả: Johnson, D. & Johnson, R
Năm: 1998
11. Tài liệu hội thảo về đào tạo giáo viên và phương pháp dạy học hiện đại Khác
18. Võ Tiến Dũng (2008), Hoạt động nhóm và phương pháp đóng vai trong trong giảng dạy hoỏ học.Bỏo cỏo khoa học trường CĐSP Quảng Trị Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w