UBND HUYỆN GIÁ RAI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
Giá Rai, ngày 17 tháng 02 năm 2012
BÁO CÁO THAM LUẬN
Về việc thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học
Trong những năm qua tình hình học sinh bỏ học là nỗi lo, bức xúc của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là đối với ngành giáo dục – đào tạo Học sinh bỏ học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác phổ cập giáo dục, ảnh hưởng đến việcđào tạo nguồn lực và kế họach xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Giá Rai,sự cộng đồng trách nhiệm của các Đòan thể xã hội, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ,giáo viên Thời gian qua ngành giáo dục – đào tạo huyện Giá Rai đã có nhiều cốgắng duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học Nhờ đó, tỉ lệ học sinhbỏ học năm sau giảm hơn năm trước, đây là kết quả đáng mừng, đáng khích lệ Tuynhiên, so với nhu cầu thì tỉ lệ học sinh bỏ học vẫn còn nhiều, vẫn là vấn đề đángquan tâm cần phải tích cực khắc phục.
I THỰC TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC
Theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2006 –2007 đến năm học 2008 – 2009 tỉ lệ học sinh bỏ học ở cấp tiểu học dao động từ1,1% đến 1,3%, năm học 2009 – 2010 giảm xuống còn 0,16%, và từ đầu năm học2011 – 2012 đến cuối học kỳ 1 không có học sinh tiểu học bỏ học , tỉ lệ 0,01%; ởcấp THCS từ năm học 2006 – 2007 đến năm học 2008 – 2009 học sinh bỏ học daođộng từ 2,2% đến 2,4%, năm học 2009 – 2010 giảm xuống còn 1,16% và từ đầunăm học 2011 – 2012 đến nay học sinh bỏ học 28 em, tỉ lệ 0,14%.
Căn cứ vào số liệu trên, kết quả duy trì sĩ số học sinh có tiến bộ dần hàngnăm, sở dĩ tỉ lệ học sinh bỏ học giảm là do thời gian qua các ngành, các cấp, các địaphương đã phối hợp tích cực với Phòng Giáo dục và Đào tạo để phát hiện ngănchặn, vận động học sinh bỏ học trở lại trường theo sự chỉ đạo của Huyện ủy và Ủyban Nhân dân huyện.
Qua báo cáo thống kê, thời điểm học sinh bỏ học nhiều trong năm học là vàodịp trước và sau Tết Nguyên Đán Cụ thể ở năm học 2009 – 2010 tỉ lệ học sinh bỏhọc ở cấp tiểu học là 0,16% ; THCS là 1,16%; trong đó thời gian bỏ học trước vàsau Tết chiếm tỉ lệ hơn 67,51%
Việc duy trì sĩ số học sinh cũng cần phải quan tâm đến một số địa phương cóhọc sinh bỏ học nhiều như: xã Phong Thạnh, Phong Tân, Phong Thạnh Đông A,
Trang 2Tân Phong, thị trấn Hộ Phòng…
Điều đáng quan tâm là học sinh THCS bỏ học nhiều hơn cấp tiểu học cùngtrên một địa bàn xã khó khăn như: xã Phong Thạnh năm học 2009 – 2010 tỉ lệ họcsinh bỏ học ở cấp tiểu học chỉ là 0,07%, nhưng cấp THCS học sinh bỏ học lên tới9,01%, tương tự như vậy là các xã Phong Tân, Phong Thạnh Đông A…
Thực trạng về tình hình học sinh bỏ học của huyện Giá Rai vẫn là nỗi lo trăntrở trong suốt một thời gian dài của ngành giáo dục – đào tạo Đặc biệt là thời điểmtrước và sau Tết Nguyên Đán Trong 3 năm qua, cứ mỗi năm, sau khi nghỉ TếtNguyên Đán thì toàn ngành lại tập trung thời gian, công sức để rà soát, vận độnghọc sinh bỏ học trở lại trường.
II NGUYÊN NHÂN HỌC SINH BỎ HỌC
Học sinh bỏ học có nhiều nguyên nhân: học lực yếu kém, hoàn cảnh kinh tếgia đình khó khăn, nhận thức và trách nhiệm của cha mẹ học sinh về việc học tậpcủa con em còn hạn chế, xa trường đi lại khó khăn… mỗi học sinh bỏ học được xácđịnh một hoặc nhiều nguyên nhân Theo đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạoGiá Rai, học sinh bỏ học thường tập trung vào các nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Thứ nhất, là do các em các em có học lực yếu không theo kịp chương trình
dẫn đến chán học và bỏ học Đặc biệt từ khi toàn ngành giáo dục – đào tạo thực
hiện Cuộc vận động “Hai không” và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học
- Thứ hai, là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh phải nghỉ học Rất
nhiều gia đình cho học sinh bỏ học để theo cha mẹ đi làm ăn xa (đối với tiểu học)và đi làm thuê, làm ở các xí nghiệp (đối với THCS) nhất là thời điểm nghỉ tết, nghỉhè.
- Thứ ba, là nhận thức của một số bộ phận cha mẹ học sinh về tầm quan
trọng của tri thức và việc học tập còn hạn chế, nên không chịu cho con đi học vàbản thân học sinh không muốn học.
- Thứ tư, là một số cấp ủy Đảng, Chính quyền thiếu sự quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo về việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học Một bộ phận học sinh nghiệngames online thường xuyên trốn học đi đến bỏ học Công tác phối hợp giữa giađình và nhà trường còn hạn chế, giáo viên chủ nhiệm chưa làm tốt việc ngăn ngừavà chấn chỉnh tình trạng học sinh bỏ học…
Theo số liệu thống kê học sinh bỏ học do học lực yếu kém chiếm 14,14% cấptiểu học và 29,66% cấp THCS; hoàn cảnh gia đình khó khăn 31,74% cấp tiểu họcvà 37,74% cấp THCS; nhận thức của cha mẹ học sinh chiếm 17,88% cấp tiểu học
và 20,42% cấp THCS; còn lại là các nguyên nhân khác (lưu ý: một học sinh bỏ học
có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân).
III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Trang 3Muốn khắc phục học sinh bỏ học, điều quan trọng nhất là phải phân loạichính xác nguyên nhân học sinh yếu kém, học sinh có nguy cơ bỏ học, trên cơ sởđó mới đề ra những giải pháp mang tính khả thi Thời gian qua, ngành giáo dục –đào tạo Giá Rai đã tập trung chỉ đạo và thực hiện các giải pháp cơ bản sau đây:
1 Tăng cường công tác phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém
Được tiến hành sau khảo sát chất lượng đầu năm học, trên cơ sở thực hiệnnghiêm túc phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh để phân loại học sinh yếukém, bố trí biên chế lớp, phân công giáo viên có kinh nghiệm tâm huyết dạy phụđạo, theo dõi tình hình học tập tiến bộ của học sinh hàng tuần, hàng tháng; đặc biệtlà các thời điểm giữa học kỳ, cuối học kỳ để điều chỉnh công tác quản lý và phươngpháp giảng dạy, thường xuyên phối hợp cha mẹ để thông báo kết quả học tập củacon em Trong 3 năm qua, nhờ làm tốt công tác phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém,nên bình quân tỉ lệ học sinh yếu kém giảm 15% cấp tiểu học và 35% cấp THCS(kết quả cuối năm so với khảo sát chất lượng đầu năm).
2 Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường
Đây là giải pháp thế mạnh, thiết thực và có hiệu quả nhằm hỗ trợ giúp đỡ họcsinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn như: miễn đóng học phí, được cấp tập,viết, cặp, quần áo, sách giáo khoa, hỗ trợ mua bảo hiểm… Từ năm học 2007 –2008 đến nay đã tổ chức trao 243 suất học bổng trị giá 127.000.000 đồng cho họcsinh nghèo, trao tặng 124 chiếc xe đạp trị giá 109.000.000 đồng, cấp tiền cho họcsinh tiểu học và THCS diện hộ nghèo 140.000đ/tháng/em theo Quyết định112/2007/TTg, ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ tại 4 xã: thị trấn Giá Rai(ấp 4), Thị trấn Hộ Phòng (ấp 4), xã Phong Thạnh Đông A (ấp 1 và ấp 2) và các ấpthuộc xã Phong Thạnh Đông với số tiền: năm học 2009 – 2010 là 364.560.000đồng, năm học 2010 – 2011 (học kỳ 1) là 263.200.000 đồng Ngoài ra, Công Đoàn
Giáo dục huyện còn phát động phong trào “Nhà giáo Giá Rai nhận đỡ đầu học
sinh nghèo vượt khó” đã ủng hộ, giúp đỡ học sinh nghèo về vật chất và tinh thần
để các em nghèo yên tâm học tập.
3 Tham mưu với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện
Phòng GD & ĐT tham mưu để Huyện ủy, UBND huyện ban hành công vănchỉ đạo khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; phối hợp với các đoàn thể có liênquan với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, vận độngđể nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tậpcủa con em trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Những trường hợp học sinh bỏ học, Tổ công tác của xã, thị trấn đều trực tiếp xuốnggia đình vận động đi học trở lại ít nhất là một lần, có nơi Tổ công tác phải đi vậnđộng 3 lần, phụ huynh mới đồng ý cho học sinh trở lại trường.
4 Chỉ đạo đồng bộ các giải pháp
Trang 4Ngoài giải pháp phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém như: đổi mới công tácgiáo viên chủ nhiệm lớp – xét tặng danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi; phát huychức năng, nhiệm vụ Ban đại diện cha mẹ học sinh; xây dựng góc học tập ở nhà
thông qua phong trào “Tiếng kẻng học bài”; đẩy mạnh phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; nâng cao dạy nghề cho giáo viên
thông qua dự giờ, hội giảng, chuyên đề, sinh hoạt Tổ Chuyên môn… Nhờ đó, chấtlượng giáo dục có chuyển biến, học sinh lưu ban, bỏ học giảm.
Mặc dù đạt được những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận về giải phápkhắc phục tình trạng học sinh bỏ học Song, nhìn chung việc khắc phục tình trạnghọc sinh bỏ học còn gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ học sinh bỏ học là rất cao nếukhông có giải pháp mang tính khả thi Đây thật sự là khó khăn, thách thức củangành giáo dục – đào tạo Những khó khăn, hạn chế đó tập trung vào những yếu tốcơ bản như sau:
- Ngành giáo dục – đào tạo có trách nhiệm chính để nâng cao chất lượng dạyhọc, hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học Bên cạnh trách nhiệm này còn thuộc về ýthức bản thân học sinh và cha mẹ học sinh Phần lớn học sinh bỏ học là do nhậnthức của cha mẹ và bản thân học sinh về lợi ích của việc học tập; gia đình nghèođịa phương và nhà trường giúp đỡ, nhưng gia đình vẫn cho học sinh nghỉ học đểgiải quyết khó khăn trước mắt và cả bản thân học sinh không chịu đi học.
- Việc duy trì sĩ số học sinh, tập trung khắc phục tình trạng học sinh bỏ họcthì riêng ngành giáo dục – đào tạo không thể làm được mà phải có sự chung tay củatoàn xã hội, phải thay đổi nhận thức về xã hội hoá giáo dục và không nên khoántrắng trách nhiệm cho ngành giáo dục – đào tạo Để thực hiện tốt điều này phải cósự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp uỷ Đảng, Chính quyền và các Đoàn thể xãhội để cùng chăm lo tạo điều kiện cho học sinh đến trường.
- Một bộ phận giáo viên năng lực sư phạm còn hạn chế, phương pháp giảngdạy thiếu đổi mới, chưa kích thích học sinh hứng thú trong học tập, chưa có kinhnghiệm động viên giúp đỡ học sinh yếu ké, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chưaphát hiện để đề xuất và ngăn chặn kịp thời học sinh có dấu hiệu bỏ học
5 Về công tác ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học trong hè hàng năm
- Rà soát phân loại học lực học sinh cuối năm: căn cứ kết quả cuối năm, Hiệutrưởng chỉ đạo giáo viên phân loại và lập danh sách học sinh có nguy cơ bỏ họctrong hè gồm các đối tượng sau: học sinh lưu ban, học sinh yếu kém phải rèn luyệntrong hè, học sinh gia đình nghèo, học sinh ham chơi điện tử - lười học… Lưu ý:một học sinh có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân Do vậy, giáo viên chủ nhiệmcần phối hợp với giáo viên bộ môn phân loại thật chính xác từng đối tượng họcsinh.
- Đối với học sinh lưu ban: tuyên truyền, thuyết phục cha mẹ và học sinhchấp nhận lưu ban để thầy cô phụ đạo giúp đỡ trong hè và trong năm học mới 2011
Trang 5– 2012 các em mới có đủ kiến thức học lên lớp trên.
- Đối với học sinh yếu kém: tiến hành tổ chức các lớp phụ đạo giúp đỡ họcsinh có học lực yếu, kém (kể cả học sinh có học lực trung bình) Cấp tiểu học dạy 2môn Tiếng Việt và Toán, cấp THCS dạy 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ Phân cônggiáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết để dạy.
- Đối với học sinh gia đình nghèo: trước khi học sinh nghỉ hè phải thông báocho gia đình và học sinh biết trước nhà trường sẽ miễn, giảm các khoản thu, giúpđỡ sách vở, quần áo… kịp thời vào đầu năm học 2011 -2012.
- Đối với học sinh ham chơi điện tử - lười học: thông báo cho gia đình tăngcường các biện pháp quản lý, giáo dục học sinh trong hè Hiệu trưởng chỉ đạo giáoviên hướng dẫn học sinh dành thời gian ôn tập tại nhà, gia đình quản lý không chohọc sinh tham gia các trò chơi điện tử không lành mạnh.
6 Về công tác ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học trước và sau TếtNguyên đán hàng năm
- UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các ngành, Đoàn thể có liên quan, Bí thư Chi
bộ và Trưởng các ấp phối hợp chặt chẽ với Hiệu trưởng trường tiểu học và trunghọc cơ sở trên địa bàn để điều tra phân loại học sinh có nguy cơ bỏ học và đề ragiải pháp ngăn chặn kịp thời trước khi học sinh nghỉ Tết Nguyên Đán.
Đối với các trường tiểu học và đặc biệt là các trường trung học cơ sở có họcsinh bỏ học nhiều hơn cấp tiểu học, Hiệu trưởng cần khẩn trương thực hiện tốt mộtsố công việc như:
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn làm việc trực tiếpvới giáo viên chủ nhiệm lớp để giáo viên đánh giá kết quả học sinh sau kiểm trahọc kỳ I, có so sánh với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và kiểm tra định kỳgiữa học kỳ I; rà soát, đánh giá số học sinh yếu kém ở từng môn, phối hợp với giáoviên bộ môn phân loại chính xác nguyên nhân học sinh yếu kém, nguyên nhân họcsinh có nguy cơ bỏ học; mỗi em có thể có một nguyên nhân hay nhiều nguyên nhân(có so sánh với phân loại đầu năm) Mỗi lớp giáo viên chủ nhiệm phải lập danhsách báo cáo với Hiệu trưởng danh sách học sinh yếu kém, học sinh có nguy cơ bỏhọc.
- Trên cơ sở danh sách báo cáo của giáo viên chủ nhiệm lớp, Hiệu trưởng
thành lập Tổ công tác gồm các thành viên: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịchCông đoàn, giáo viên Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm… đến từng gia đìnhhọc sinh yếu kém, học sinh có nguy cơ bỏ học để tiếp xúc trực tiếp với cha mẹ họcsinh hoặc người đỡ đầu nuôi dưỡng trẻ nhằm trao đổi giải pháp giúp đỡ học sinhyếu kém, khắc phục học sinh bỏ học Dựa trên ý kiến nguyện vọng của cha mẹ họcsinh hoặc người đỡ đầu nuôi dưỡng, Tổ công tác tuyên truyền thuyết phục gia đìnhvề những chủ trương quan điểm của ngành đối với học sinh yếu kém, học sinh có
Trang 6hoàn cảnh khó khăn, học sinh đi học xa… Khi tiếp xúc cần có biên bản và mẫu camkết của phụ huynh không cho con bỏ học
- Sau khi đi trực tiếp từng hộ gia đình học sinh, Hiệu trưởng tổng hợp danh
sách học sinh có nguy cơ bỏ học trước và sau Tết báo cáo với Đảng uỷ, UBND xã.Đồng thời gửi danh sách và biên bản cam kết cho Bí thư Chi bộ và Trưởng ấp nắmđể theo dõi, phối hợp Hiệu trưởng cần nói rõ từng nguyện vọng của gia đình đểUBND xã, thị trấn có giải pháp khắc phục
- Hiệu trưởng phối hợp với Chủ tịch Công đoàn trường phân công mỗi cán bộ,
giáo viên (nêu tên cụ thể) có bảng đăng ký đỡ đầu (do nhà trường soạn mẫu) vớimục đích là không có học sinh bỏ học và giúp học sinh yếu kém Cán bộ - giáo viênnhận đỡ đầu phải nắm nguyên nhân học sinh, kết hợp với giáo viên chủ nhiệmxuống trực tiếp gia đình để tìm hiểu thêm nguyên nhân và làm quen với gia đình.Hiệu trưởng phân công Chủ tịch Công đoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp theo dõi việcthực hiện nhiệm vụ của cán bộ - giáo viên nhận đỡ đầu
Hết thời gian nghỉ Tết, những học sinh chưa đi học thì Tổ công tác, cán bộ giáo viên được phân công đỡ đầu và giáo viên chủ nhiệm lớp phải khẩn trương đếngia đình học sinh để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục Trong suốt học kỳ IInăm học, học sinh nghỉ học 01 ngày không có lý do, giáo viên chủ nhiệm phải báocáo Hiệu trưởng để cùng cán bộ - giáo viên nhận đỡ đầu nắm thông tin trực tiếp tạigia đình học sinh.
Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập Tổ công tác kiểm tra 10/10 xã, thị
về giải pháp duy trì học sinh bỏ học trước và sau Tết Nguyên Đán Yêu cầu Hiệutrưởng các đơn vị thường xuyên báo cáo những thuận lợi, khó khăn để lãnh đạoPhòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, giải quyết.
IV KẾT LUẬN:
Việc duy trì sĩ số học sinh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống họcsinh bỏ học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của toàn ngành Giáodục, bảo đảm cho việc duy trì và nâng cao chất lượng công tác Phổ cập giáo dục –thanh toán mù chữ một cách bền vững, đồng thời tác động tích cực đến việc tăngcường nâng cao chất lượng dạy học, góp phần nâng cao trình độ dân trí và chấtlượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIÁ RAI – BẠC LIÊU