Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
196 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC" PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nên rất cần nguồn nhân lực cao với khả năng lao động sáng tạo, năng động trên tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, giáo dục phải có sự thay đổi cơ bản để đáp ứng sự đòi hỏi tất yếu, khách quan của quá trình phát triển. Muốn làm được điều này thì người làm công tác quản lí trong nhà trường phải có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, nhằm tạo điều kiện để học sinh phát huy năng khiếu tiềm ẩn, đồng thời giúp trẻ khơi nguồn sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tiểu học. Trên nền giáo dục tiểu học có chất lượng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều nhân tài phục vụ cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngược lại, nhờ đó giáo dục cũng thêm đà phát triển mạnh. Đây là sự tương tác tất yếu giữa giáo dục với các quá trình Kinh tế – Xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, làm tiền đề cho bậc học tiếp theo cho nên trong quá trình giảng dạy cần quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo. Mục tiêu cơ bản là nhằm trang bị, hình thành cho học sinh chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cơ bản về thái độ mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Theo ông JacqueDelors chủ tịch UNESCO đã nêu lên 4 trụ cột sự học : “ Học để biết Học để làm Học để sống cùng nhau Học để khẳng định mình ” Nghị quyết TW2 khoá XIII đã khẳng định : “ Cùng với khoa học – công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. . .”. tư tưởng chiến lược này đã và đang vận hành mạnh mẽ trong hệ thống giáo dục của chúng ta. Từng lĩnh vực, từng cấp học, ngành học bước đầu đã đạt được những kết quả đáng mừng. Tuy nhiên thực tế giáo dục trong những năm qua vẫn bộc lộ những thiếu sót. Một trong những thiếu sót trong giáo dục hiện nay là: Lãnh đạo nhà trường trong công tác quản lí còn nặng về thành tích; việc đánh giá chỉ chú trọng về số lượng chưa chú ý đến chất lượng, chạy theo chỉ tiêu; năng lực giảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế chưa đáp ứng được với mục tiêu giáo dục… Tất cả những yếu tố đó làm cho chất lượng giáo dục, dạy học còn thấp so với mục tiêu xác định. Từ những yếu tố trên đòi hỏi việc quản lí nâng cao chất lượng dạy học là cần thiết. Người quản lí phải biết nghiên cứu từ thực trạng và nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu có tính khả thi nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài : “ Biện pháp quản lí nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học”. 2. Mục đích : 2.1 – Mục đích nghiên cứu : Đề tài nhằm tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động quản lí việc dạy học của giáo viên, học sinh ở trường tiểu học của Hiệu trưởng, thực trạng về chất lượng dạy và học để từ đó có cơ sở định hướng xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu : 3.1 – Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu những cơ sở lí luận cơ bản về hoạt động quản lí dạy và học trong nhà trường, làm luận cứ để phân tích, đánh giá những vấn đề về thực trạng nghiên cứu. 3.2 – Nhiệm vụ 2 : Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học và chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học. 3.3 – Nhiệm vụ 3 : Phân tích đánh giá thực trạng và những nguyên nhân tác động đến chất lượng Dạy – Học ở trường tiểu học hiện nay. 3.4 – Nhiệm vụ 4 : Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp và các biện pháp cụ thể mang tính tối ưu để nâng cao chất lượng Dạy – Học ở trường tiểu học hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Tập trung tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo quản lí hoạt động dạy học ở trường tiểu học. - Hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh ở trường tiểu học . 5. Phạm vi nghiên cứu: - Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học Nghĩa Chánh trong những năm gần đây, cụ thể là năm học 2011 – 2012. - Đội ngũ giáo viên và học sinh của trường tiểu học Nghĩa Chánh. 6. Phương pháp nghiên cứu : 6.1 – Phương pháp nghiên cứu lý luận : - Các lý thuyết về quản lí giáo dục nói chung. - Nghiên cứu các văn bản, tài liệu về công tác quản lí chuyên . 6.2 – Phương pháp điều tra : 6.2.1 – Đối với giáo viên : - Thực trạng dạy của giáo viên, tinh thần, thái độ trong việc thực hiện nhiệm vụ dược giao, - Tính hiệu quả trong công tác, đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ qua dự giờ, thanh kiểm tra. 6.2.2 – Đối với học sinh : - Nề nếp, việc thực hiện 4 nhiệm vụ học sinh, nội quy nhà trường, - Chất lượng 02 mặt giáo dục. 6.2.3 – Đối với Cán bộ quản lí : Kế hoạch và biện pháp chỉ đạo dạy học ở trường tiểu học, 6.3 – Phương pháp đàm thoại : Đặt vấn đề trao đổi biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học trực tiếp với giáo viên trong cuộc họp Hội đồng, sinh hoạt chuyên môn. Đối với học sinh trong các tiết hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp. 6.4 – Phương pháp thống kê : Thống kê các số liệu về chất lượng dạy và học của giáo viên – học sinh, 6.5 – Phương pháp tổng kết kinh nghiệm : Qua các số liệu, thông tin thu thập được để phân tích, đối chiếu, kiểm tra với thực tiễn từ đó rút ra những kinh nghiệm về việc thực hiện tổ chức quản lí nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học. PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: 1.1 – Những vấn đề chung về công tác quản lí nâng cao chất lượng dạy học. 1.1.1 – Một số khái niệm : + Quản lí giáo dục: Là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp với quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu chuẩn hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến đến trạng thái mới về chất là mục tiêu của quản lí giáo dục đó là mô hình mong muốn cần đạt tới của hệ thống giáo dục. + Quản lí trường học: Là tập hợp những tác động tối ưu như : cộng tác tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của chủ thể quản lí đến khách quan quản lí, tập thể cán bộ giáo viên, học sinh, các ban ngành đoàn thể trong nhà trường. + Quản lí dạy học: Là quản lí hoạt động dạy của thầy – hoạt động học của trò cùng với điều kiện cơ sở vật chất, các phương tiện thiết bị phục vụ dạy và học. Quản lí hoạt động dạy học cũng là quản lí quá trình dạy học vì những mục đích nhiệm vụ dạy học đều thực hiện đồng thời thống nhất nhau trong quá trình dạy của thầy và học của trò. Đặc trưng của quản lí quá trình dạy học: Là một hệ thống cân bằng động gồm nhiều thành tố tác động qua lại lẫn nhau, chế ước lẫn nhau với đời sống xã hội và môi trường giáo dục theo những quy luật và nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Tuy nhiên các chức năng kép của chúng thường xuyên tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau, sự thống nhất giữa dạy và học biểu hiện ở sự tác động qua lại lẫn nhau, đó là hoạt động cộng đồng hợp tác giữa dạy và học. Quản lí quá trình dạy học là làm cho các thành tố quá trình dạy học vận hành liên kết với nhau chặt chẽ, mang lại chất lượng và hiệu quả dạy học. Sơ đồ quản lí quá trình dạy học - Mục đích dạy học : Là cái đích mà quá trình dạy họcở trường phải đạt tới. - Nội dung dạy học : Nó được thể hiện cụ thể trong chương trình dạy học, trong kế hoạch dạy học, trong giáo án, trong sách giáo khoa và các tài liệu dạy học khác. - Phương pháp hình thức tổ chức dạy học : là con đường để thực hiện nội dung bài học. Mục đích dạy học Nội dung dạy học Giáo viên Cơ sở vật chất phương tiện dạy học Phương pháp hình thức tổ chức Học sinh + Biện pháp quản lí : Là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể trong một quá trình hoạt động. Có thể nói biện pháp quản lí là phương pháp, là con đường tổ chức, điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định và đi theo đúng hướng, mục đích. + Chất lượng giáo dục: Là một khái niệm phức tạp, bao gồm các đặc trưng cơ bản là: . Là một phạm trù mang tính lịch sử. . Là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố giáo dục. . Thể hiện trong sự phát triển đồng bộ của nhân cách con người. . Phản ánh sự phù hợp với mục tiêu GD – ĐT. + Quản lí chất lượng: Có nhiều quan niệm, theo tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng ( TCVN 5814 – 94 ), xác định: “ Quản lí chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lí chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện đúng thông qua các biện pháp thông qua như lập kế hoạch chất lượng, điều khiển và kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng ” ( Phát triển GD số 10 – 10/ 2003 ). 1.1.2 – Tác dụng tổ chức quản lí nâng cao chất lượng dạy học : Là làm cho các thành tố quá trình dạy học vận hành và liên kết với nhau chặt chẽ, mang lại chất lượng và hiệu quả cao nhất. Cụ thể là : – Vai trò của giáo viên phụ trách : Giáo viên phụ trách phải có tinh thần và trách nhiệm cao, tâm huyết, sáng tạo trong công tác giảng dạy, thường xuyên nhắc nhở, động viên, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các yêu cầu về học tập, thực hành của học sinh. – Vai trò của Ban Giám hiệu : Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng có trách trách nhiệm đôn đốc, rà soát việc thực hiện kế hoạch, nhắc nhở và kiểm tra đánh giá về công tác giảng dạy của từng giáo viên, chất lượng học sinh, quyết tâm làm tròn trách nhiệm từng bước nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. – Vai trò của các đoàn thể : Các đoàn thể trong nhà trường nhất là lãnh đạo Công đoàn, Tổng phụ trách đội phải luôn phối hợp tốt với Ban giám hiệu quyết tâm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, Hội cha mẹ học sinh và chính quyền, đoàn thể địa phương để việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường được thuận lợi và đi đến đồng thuận. 1.2 - Mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học: Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tốt. Mục tiêu này bám sát 2 yêu cầu cơ bản : - Học sinh thực hiện tốt các kĩ năng: Đọc, viết, tính toán và là phổ thông. - Phát triển nhân cách theo hướng toàn diện, hài hoà. 1.3 - Nhiệm vụ của người quản lí đối với hoạt động dạy học : Trong công tác quản lí nhà trường thì công tác quản lí hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh là rất quan trọng, phải có kế hoạch cụ thể, kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn. Nội dung quản lí phải cụ thể rõ ràng: Có 6 nhóm nội dung quản lí : * Nhóm 1: Thiết lập và thực hiện các loại kế hoạch dạy học gồm những vấn đề cụ thể: - Kế hoạch dạy học : Năm học, học kỳ, tháng, tuần. . . - Kế hoạch thực hiện chương trình, bộ môn. . . - Xây dựng thời khoá biểu ở các lớp. * Nhóm 2: Xây dựng và thực hiện nội dung nề nếp dạy học: Nhóm 2 Nhóm 4 Nhóm 1 ND QL Nhóm 6 Nhóm 5 Nhóm 3 - Quản lí việc thực hiện lên lớp của giáo viên: duyệt kế hoạch dạy học, biên soạn giáo án, chỉ đạo sử dụng đồ dùng dạy học. - Quản lí giờ lên lớp của giáo viên: chấm chữa bài và khâu đánh giá học sinh của giáo viên. - Công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh năng khiếu, tăng cường phụ đạo học sinh yếu ( tránh dạy thêm học thêm ). - Tổ chức các hoạt động ngoại khoá của từng bộ môn. - Nghe báo cáo, tự bản thân tổ chức hội thảo, tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt. - Chỉ đạo công tác thi và kiểm tra ( xét tốt nghiệp ). * Nhóm 3: Tổ chức hoạt động về phương pháp sư phạm, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ giáo viên: - Tổ chức chỉ đạo nội dung hoạt động ở các tổ chuyên môn. - Kế hoạch chỉ đạo dự giơ,ứ thao giảng, - Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên; trong đó có kế hoạch giáo viên tự bồi dưỡng ( BDTX – Học trên chuẩn ), - Tổ chức tham quan học tập trường tiên tiến, các cơ sở văn hoá, kĩ thuật, sản xuất. - Tổ chức việc tổng kết sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn, * Nhóm 4: Xây dựng sử dụng và bảo quản các phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học: - Tủ sách tự bồi dưỡng của giáo viên. - Phòng bộ môn, phòng chức năng, vườn trường, vườn sinh vật… * Nhóm 5: - Thiết lập sử dụng, bảo quản hồ sơ sổ sách, tài liệu dạy học ( danh bạ, học bạ, sổ điểm ), Tài liệu : Qui chế, chỉ thị, văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ, Sở, Phòng. - Các sổ sinh hoạt chuyên môn của tổ nhóm, sổ chủ nhiệm, sổ biên bản kiểm tra chuyên môn các cấp. - Các tài liệu chương trình, sáng kiến kinh nghiệm… * Nhóm 6: Thiết lập chỉ đạo nội dung và các cách thức hoạt động của những tổ chức có tính quy mô trong nhà trường: - Tổ chủ nhiệm: Hệ thống giáo viên chủ nhiệm lớp, - Hệ thống cán sự lớp, - Các lớp, tổ, cá nhân điển hình tiên tiến, - Sự phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, Sáu nhóm này có mối liên kết với nhau một cách chặt chẽ, nội dung nhóm này là mục tiêu của nhóm kia, vì vậy phải tiến hành tổ chức, đề ra biện pháp cụ thể, biện pháp quản lí tốt, biết sử dụng quản lí ứng với công việc đó, hướng những công việc đó hoạt động một cách đồng bộ, hợp lí thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học ở trong nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn : Trong thời gian gần đây, việc nâng cao chất lượng dạy học trường tiểu học Nghĩa Chánh đã có được những thành công nhất định như: - Số lượng, chất lượng học sinh đạt yêu cầu, học sinh giỏi ngày càng tăng. - Giáo viên có tinh thần tự học – tự rèn, trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. - Phụ huynh ở địa phương ngày càng quan tâm đầu tư cho sự học của con em mình. *Bên cạnh cũng còn một số mặt hạn chế: một số học sinh còn thiếu ý thức tự giác trong học tập; chưa có tinh thần tự học – tự rèn tích cực; một số phụ huynh còn khoán trắng [...]... thiết nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học - Đánh giá được thực trạng chất lượng giảng dạy - Ban giám hiệu có nhiều cố gắng trong công tác quản lí, có kế hoạch cụ thể và giải pháp thực hiện tối ưu, biết kết hợp tốt với các lực lượng giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học - Qua phạm vi đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu và nêu lên được cơ sở lí luận về quản lí nâng cao chất lượng. .. là hoạt động dạy học Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; việc tuân thủ các biện pháp trong quản lí đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học Hiệu trưởng phải nhạy bén trong mọi công việc, nắm vững cơ sở lý luận về quản lí hoạt động dạy học, xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình và có trách nhiệm cao Có biện pháp quản lí việc nâng cao chất lượng dạy của giáo... diện học sinh Cụ thể: Nhà trường còn nặng về dạy chữ hơn dạy người Không ít phụ huynh chưa đầu tư đúng mức cho việc học của con em mình, còn ỷ lại sự bao cấp của nhà nước Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy học CHƯƠNG III CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 Xây dựng thực hiện kế hoạch: Quản lí bằng kế hoạch là biện. .. về quản lí nâng cao chất lượng dạy học nói chung và ở trường tiểu học nói riêng, đã làm rõ được tầm quan trọng của Hiệu trưởng trong việc đề ra các biện pháp thực hiện Đề tài đã giải quyết được một số vấn đề cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học * Tồn tại của đề tài : - Bản thân lần đầu tiên tập làm quen với nghiên cứu công tác quản lí trường học nên gặp rất nhiều khó khăn,... giảng dạy ( kế hoạch tự phụ đạo học sinh yếu kém – Trẻ khuyết tật học hoà nhập ) có như thế mới nâng được chất lượng 2.3.2 Chất lượng học tập của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học: Nói đến chất lượng học sinh là nói đến : “ Đức – trí – thể mỹ ” , chất lượng học sinh tiểu học trong những năm gần đây tương đối mang tính ổn định Học sinh khá giỏi ngày càng tăng, tỉ lệ học sinh thực hiện 4 nhiệm vụ học. .. pháp quản lí việc nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, chỉ đạo tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất Vân động phối hợp cùng với các lực lượng xã hội góp phần thực hiện quá trình nâng cao chất lượng giáo dục 1.3 –Những bài học rút ra từ quản lí nâng cao chất lượng dạy học cần quan tâm: - Xây dựng thực hiện kế hoạch - Xây dựng đội ngũ... đổi mới phương pháp dạy học - Quản lí việc thực hiện nội dung chương trình dạy học - Chỉ đạo khâu soạn giảng - Chỉ đạo quản lí giờ dạy của giáo viên - Chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp - Chỉ đạo công tác chấm chữa bài học sinh - Chỉ đạo công tác kiểm tra học kỳ - Chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phu đạọ học sinh yếu - Chỉ đạo xây dựng, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học - Công tác... bài giảng về quản lí trường học – Nhà xuất bản giáo dục – Hà Nội 1984 2 Nguyễn Văn Lê - Quản lí trường học – Nhà xuất bản giáo dục 1996-1997 tập 1-2 3 Bộ giáo dục và đào tạo - Điều lệ trường học năm 2010 4 Phan Thế Sủng – Tài liệu quản lí trường học 5 Luật giáo dục – Hà Nội – 2005 6 Sổ tay trường học thân thiện học sinh tích cực 2008-2013 - Nhà xuất bản giáo dục 7 Tài liệu công tác quản lí hành chính... làm ăn xa… đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nhận thức hiểu biết của học sinh về các môn học, văn hóa xã hội Phương pháp học ở lớp và tự học ở nhà –Nhu cầu học tập của học sinh có tỉ lệ khá khá cao đã thể hiện được phần nào năng lực trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm, GV đã phát huy được tính tự học, tự rèn của học sinh 2.4 - Về Thực tế công tác quản lí hoạt động dạy học: 2.4.1 Ưu điểm... những giải pháp đề xuất trong đề tài chỉ được thử nghiệm trong phạm vi của một trường - Phần thu thập thông tin, tài liệu tham khảo còn hạn chế nên các giải pháp đưa ra còn cục bộ, chưa thể khẳng định đượchiệu quả của đề tài PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN 1 Kết luận chung: 1.1 – Ý nghĩa của công tác quản lí nâng cao chất lượng dạy học: Nâng cao chất lượng dạy học nhằm thực hiện tốt mục tiêu là giúp học sinh phát . học tập của học sinh ở trường tiểu học . 5. Phạm vi nghiên cứu: - Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học Nghĩa Chánh trong những năm gần đây, cụ thể là năm học 2011 –. động quản lí việc dạy học của giáo viên, học sinh ở trường tiểu học của Hiệu trưởng, thực trạng về chất lượng dạy và học để từ đó có cơ sở định hướng xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm quản. trạng quản lí hoạt động dạy học và chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học. 3.3 – Nhiệm vụ 3 : Phân tích đánh giá thực trạng và những nguyên nhân tác động đến chất lượng Dạy – Học ở trường