Tập trung huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp, giữ vững số lượng học sinh các lớp, chống bỏ học, xây dựng quỹ khuyến học ở địa phương nhằm kịp thời động viên khen

Một phần của tài liệu SKKN Biện pháp quản lí nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học (Trang 28 - 33)

lớp, chống bỏ học, xây dựng quỹ khuyến học ở địa phương nhằm kịp thời động viên khen thưởng những h?c sinh có thành tích và giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn – thiệt thòi, khuyết tật thì đánh giá riêng theo công văn số 998/ GD – ĐT.TH của Sở GD&ĐT Quảng Ngãi.

- Xác định rõ nhiệm vụ trong tập thể giáo viên ( Một Hội đồng hai nhiệm vụ ), Hiệu trưởng phân công bố trí nhiệm vụ cụ thể cán bộ giáo viên đứng cánh ở từng tổ. Phối hợp chặt chẽ với công an, tư pháp, bảo vệ chăm sóc trẻ em để xác định nhân khẩu tạm vắng, mới đến, mới sinh.

13.2 Phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng của xã hội:

Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Để giáo dục tốt học sinh thì cần phải đồng bộ phối hợp giữa các lực lượng xã hội và vận dụng tối đa sự hỗ trợ của các lực lượng với mục đích :

- Xã hội cùng góp sức vào sự nghiệp giáo dục.

- Tăng cường quản lí hoạt động học của học sinh, nhắc nhở động viên con em học tốt, ngăn ngừa chống bỏ học.

- Xây dựng quỹ khen thưởng kịp thời động viên, khích lệ các em có thành tích xuất sắc trong học tập và các phong trào thi đua.

- Xây dựng nhóm học tập, tổ tự quản tại khu dân cư sau giờ học ở trường, tránh tình trạng trẻ em liêu lổng sinh hư.

- Vận động nhân dân đóng góp kinh phí để hoàn thiện dần cơ sở vật chất trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Khi áp dụng các biện pháp trên vào công tác quản lí, chúng tôi thấy đạt được một số kết quả như sau:

* Thành công :

- Nhận định được tính cấp thiết nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học. - Đánh giá được thực trạng chất lượng giảng dạy.

- Ban giám hiệu có nhiều cố gắng trong công tác quản lí, có kế hoạch cụ thể và giải pháp thực hiện tối ưu, biết kết hợp tốt với các lực lượng giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học.

- Qua phạm vi đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu và nêu lên được cơ sở lí luận về quản lí nâng cao chất lượng dạy học nói chung và ở trường tiểu học nói riêng, đã làm rõ được tầm quan trọng của Hiệu trưởng trong việc đề ra các biện pháp thực hiện. Đề tài đã giải quyết được một số vấn đề cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học.

* Tồn tại của đề tài :

- Bản thân lần đầu tiên tập làm quen với nghiên cứu công tác quản lí trường học nên gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng, chưa hình dung ra hết mọi vấn đề của đề tài.

- Thời gian nghiên cứu ngắn, những giải pháp đề xuất trong đề tài chỉ được thử nghiệm trong phạm vi của một trường.

- Phần thu thập thông tin, tài liệu tham khảo còn hạn chế nên các giải pháp đưa ra còn cục bộ, chưa thể khẳng định đượchiệu quả của đề tài.

PHẦN THỨ BAKẾT LUẬN KẾT LUẬN

1. Kết luận chung:

1.1 – Ý nghĩa của công tác quản lí nâng cao chất lượng dạy học:

Nâng cao chất lượng dạy học nhằm thực hiện tốt mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân , tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam…

Nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cao trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập.

1.2 – Nhận định chung của người nghiên cứu:

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lí các hoạt động trong nhà trường nhất là hoạt động dạy học. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; việc tuân thủ các biện pháp trong quản lí đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học.

Hiệu trưởng phải nhạy bén trong mọi công việc, nắm vững cơ sở lý luận về quản lí hoạt động dạy học, xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình và có trách nhiệm cao. Có biện pháp quản lí việc nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, chỉ đạo tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất. Vân động phối hợp cùng với các lực lượng xã hội góp phần thực hiện quá trình nâng cao chất lượng giáo dục.

1.3 –Những bài học rút ra từ quản lí nâng cao chất lượng dạy học cần quan tâm:

- Xây dựng thực hiện kế hoạch. - Xây dựng đội ngũ giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng nề nếp hoạt động của tổ chuyên môn. - Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.

- Quản lí việc thực hiện nội dung chương trình dạy học. - Chỉ đạo khâu soạn giảng.

- Chỉ đạo quản lí giờ dạy của giáo viên. - Chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp.

- Chỉ đạo công tác chấm chữa bài học sinh. - Chỉ đạo công tác kiểm tra học kỳ.

- Chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phu đạọ học sinh yếu.

- Chỉ đạo xây dựng, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học. - Công tác xã hội hoá giáo dục.

2. Những ý kiến đề xuất:

Công tác quản lí nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học là việc làm mang tính cấp thiết, góp phần to lớn trong công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Vì vậy Đảng, nhà nước, các ngành, các cấp, xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến ngành giáo dục mà nhất là bậc giáo dục tiểu học.

Chú trọng nâng cao đời sống của giáo viên một cách thõa đáng, đặc biệt các chế độ chính sách đãi ngộ phải giải quyết kịp thời để họ an tâm mà tận lực vào sự nghiệp giáo dục góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

Nghĩa Chánh, tháng 02 năm 2012

NGƯỜI VIẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Sĩ Hồ - Những bài giảng về quản lí trường học – Nhà xuất bản giáo dục – Hà Nội 1984.

2. Nguyễn Văn Lê - Quản lí trường học – Nhà xuất bản giáo dục 1996-1997 tập 1-2. 3. Bộ giáo dục và đào tạo - Điều lệ trường học năm 2010.

4. Phan Thế Sủng – Tài liệu quản lí trường học. 5. Luật giáo dục – Hà Nội – 2005

6. Sổ tay trường học thân thiện học sinh tích cực 2008-2013 - Nhà xuất bản giáo dục 7. Tài liệu công tác quản lí hành chính và sư phạm của trường tiểu học.

Một phần của tài liệu SKKN Biện pháp quản lí nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học (Trang 28 - 33)