Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS

22 350 0
Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS PHẦN A : MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Phần V của báo chính trị Đại hội IX của Đảng đã đề cập đến 3 lĩnh vực cực kì quan trọng của đời sống xã hội là: " Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" [1].Ba lĩnh trên vào một phần của việc nhằm làm nỗi bật yếu tố con người với tư cách vừa là lĩnh vực, vừa là mục đích của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chúng ta thấy mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đều xuất phát từ mục đích vì con người, chăm sóc, bồi dưỡng giáo dục phát triển con người là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục là phải đào tạo và bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước những kiến thức cơ bản, tổng hợp toàn diện, có tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc; có phẩm chất đạo đức, lí tưởng XHCN, lòng nhân ái, ý thức tự tôn pháp luật, tinh thần hiếu học, có ý chí tiến thủ, không cam chịu nghèo nàn. Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó là cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện con người XHCN Việt Nam. Công tác giáo dục đạo đức có một vị trí quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa cơ bản cùng với các mặt giáo dục khác đào tạo học sinh thành những người có đủ phẩm chất và năng lực - đức và tài - những con người mới XHCN Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói " Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ". Vậy đạo đức mỗi con người là yếu tố quan trọng để xây dựng con người mới XHCN như nghị quyết của Bộ GD - ĐT có nêu rõ "Giáo dục đạo đức trong nhà trường là nhiệm vụ rất cấp bách hàng đầu không thể thiếu được "[ 2 ]. Việc rèn luyện đạo đức cho học sinh cần phải thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và nó có quan hệ mật thiết với tất cả mọi hoạt động trong nhà trường. Bởi vậy người cán bộ quản lí cần quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh bằng mọi hình thức. Vì trong giai đoạn hiện nay ở đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển thì đường lối phát triển kinh tế - xã hội hòa nhập với xu thế phát triển của thế giới, do ảnh hưởng điều kiện thực tế xã hội và nền kinh tế thị trường, do lượng thông tin đại chúng ngày càng rộng rãi trong các yếu tố tích cực thì còn những vấn đề tiêu cực nảy sinh. Học sinh ở trường THCS từ 11 - 14 tuổi, là lứa tuổi chuyển biến đột ngột ( chuyển biến độc đáo từ tình trạng trẻ con sang tình trạng người lớn ) cho nên nó hấp thụ tất cả các vấn đề, cũng có lúc chưa đủ lí trí để phân tích đúng sai, thích làm người lớn thường bằng việc hay bắt chước, dễ bị tác động của điều kiện khách quan đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hành vi đạo đức của các em, có những em từ học sinh ngoan ở Tiểu Học thì lên THCS hay vi phạm hành vi đạo Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS đức như : Vô lễ, đánh bậy, nói tục, trộm cắp làm theo ý thích mà không kiểm soát được mình. Là một cán bộ quản lí, tôi luôn trăn trở suy nghĩ với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong trường học như thế nào để góp phần xây dựng con người lao động mới XHCN. Việc nâng cao giáo dục đạo đức trong trường THCS là nhiệm vụ cần thiết trong nhà trường, giúp các em phân biệt các hành vi đúng, sai của đạo đức con người, các em tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức, xây dựng con người có phẩm chất đạo đức, lí tưởng XHCN. Đề tài này tìm cách tổng hợp những kiến thức từ các tư liệu, và việc vận dụng vào thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ những năm làm quản lí để đưa ra một số biện pháp cơ bản đối với người hiệu trưởng trong việc chỉ đạo công tác xây dựng đạo đức trong trường THCS, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường. II. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU. Công tác giáo dục đạo đức đã được đặt ra từ lâu, vì nó có vị trí quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa cơ bản lâu dài trong giáo dục con người toàn diện. Tuy nhiên đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường học nói chung cũng được nhiều trường học quan tâm. Song mỗi cấp học, mỗi vùng miền, địa phương nó có tính chất riêng của nó, vì thế kinh nghiệm và đúc rút kinh nghiệm nhằm hoàn chỉnh công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh THCS tại các trường THCS III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Góp phần nâng cao giáo dục toàn diện đào tạo học sinh có đủ phẩm chất và năng lực - đức và tài trở thành con người lao động mới để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh, sánh vai với các nước trên thế giới đúng theo mong muốn của Bác trước lúc ra đi. IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƢ LIỆU. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu từ lý thuyết. + Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp. + Phương pháp trao đổi kết hợp với tổng hợp kinh nghiệm. Nguồn tư liệu: - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Hà Nội 2001. - Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành T. W Đảng Cộng Sản lần thứ 2 khoá VIII - IX - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 1997. Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS - Văn kiện hội nghị lần thứ V BCHTW khoá IX - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - 2002. - Văn kiện hội nghị lần thứ VI BCH TW khoá IX - Nhà xuất bản chính trị quốc gia - 2002. - Luật Giáo dục - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1998. - Điều lệ trường trung học - Số 9364/THPT ngày 10/10/2000 - Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS. - Nhiệm vụ năm học 2004-2005 - Nhà xuất bản Giáo Dục - 2004. - Quản lí GD-ĐT chương trình dùng cho cán bộ quản lí trường THPT. - Đạo đức học (tập 1,2) G.BANDXEL ADZE - Nhà xuất bản Giáo Dục - 1985 - Tâm lí học ( tập 1,2 ) A.A XMIÊC NOOP chủ biên chính , Biên tập : Đặng Thị Huệ - Nhà xuất bản Hà Nội 1975. - Giáo dục học - Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt - Nhà xuất bản Giáo Dục - 1987 - Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục - Hà Thế Ngữ - Nhà xuất bản Giáo Dục - 1990 - Sổ tay người hiệu trưởng THCS - Biên tập Trần Mạnh Dũng - Nhà xuất bản GD -1982. PHẦN B: NỘI DUNG Chƣơng I. Lý luận chung về công tác đạo đức cho học sinh lứa tuôỉ THCS. Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, phát triển GD- ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy quá trình CNH - HĐH đất nước. Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngành GD -ĐT phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó cần tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh . Chúng ta đã biết thế kỷ XXI, là thế kỷ của nền khoa học công nghệ, của tri thức thì giáo dục đạo đức càng có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới XHCN có đủ khả năng để làm chủ tương lai đất nước. Trong bài nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, cấp III toàn Miền Bắc vào ngày 13/9/1958, Bác Hồ kêu gọi : " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"[3]. Đó chính là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân phải chăm lo, đến nay lời kêu gọi đó vẫn còn nguyên giá trị. Vì muốn có con người phát triển toàn diện cả đức lẫn tài, thì mỗi con người chúng Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS ta ngay từ khi mới sinh ra đã phải quan tâm chăm sóc dạy dỗ, rèn luyện phát triển một cách toàn diện để trở thành người lao động mới : đó là mục tiêu của chúng ta. Theo Hồ Chủ Tịch chủ trương giáo dục toàn diện: " Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ chủ nghĩa, văn hoá , kinh tế, lao động và sản xuất" ngoài ra khi bàn về công tác giáo dục thanh niên, Người nhấn mạnh " Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh xã hội ". Tư tưởng về giáo dục toàn diện của Hồ chủ tịch đã trở thành cơ sở lý luận cho các cuộc cải cách giáo dục đã và đang tiến hành ở nước ta. Trong nghị quyết TW 2 (khoá VIII) chỉ ra : Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ trẻ tha thiết, gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc ; CNH - HĐH đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỷ năng thực hành giỏi có tác phong công nghiệp, có tổ chức và kỉ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng XHCN vừa" hồng" vừa " chuyên" như lời dặn Bác Hồ. Tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 (khoá VIII), Hội nghị lần thứ 6 của BCHTW khoá IX đã đề ra cho giáo dục tập trung vào ba nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ thứ nhất là " Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tự tôn trọng pháp luật, lối sống văn hoá, tác phong công nghiệp, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ, lập thân lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn; Đào tạo lớp người năng động sáng tạo có sức khoẻ, có kiến thức, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên nắm bắt thành tựu mới về khoa học và công nghệ " [4] Như nghị quyết của bộ giáo dục và đào tạo có nêu rõ: Giáo dục đạo đức trong nhà trường là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu không thể thiếu được. Việc rèn luyện đạo đức, tác phong cho học sinh cần phải được tổ chức thực hiện thường xuyên và liên tục thông qua các hoạt động của nhà trường. I. Khái niệm về đạo đức: Đạo đức là phẩm chất, nhân cách của một con người, phản ánh ý thức, tình cảm, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với bản thân họ. Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của con người là quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá thể để chuyển hoá những nguyên tắc chuẩn mực, Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS giá trị đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức, đáp ứng yêu cầu xã hội. II. Quá trình giáo dục đạo đức. 1. Khái niệm và đặc điểm giáo dục đạo đức. 1.1. Khái niệm: Là một hành động có tổ chức, mục đích, kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực giá trị đạo đức theo yêu cầu xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. 1.2. Cấu trúc của quá trình giáo dục đạo đức. Theo tiếp cận lí thuyết hệ thống, lí thuyết hành động, quá trình giáo dục đạo đức có những thành tố sau : Mục đích, yêu cầu chuẩn mực giáo dục đạo đức, nội dung phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức, nhà giáo dục, người giáo dục, các điều kiện phương tiện, các mối quan hệ, kết quả giáo dục đạo đức. Mỗi thành tố trong hệ thống này có những nét đặc trưng riêng nhưng chúng tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm tối ưu hoá quá trình giáo dục đạo đức. 1.3. Những đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức. - Có sự gắn kết chặt chẽ giữa quá trình dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ. - Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Tính biện chứng phức tạp trong quá trình phát triển, biến đối về nhân cách học sinh về mặt đạo đức. -Tính lâu dài của quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức. - Tính đột biến và khả năng tự đột biến. - Phát triển thông qua hoạt động và giao lưu tập thể. - Tính cá thể hoá cao. - Sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng được giáo dục. 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức. 2.1. Vị trí. Là một bộ phận cấu thành quá trình giáo dục trong nhà trường THCS. Trong đó giáo dục đạo đức được xem là nền tảng vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS 2.2. Chức năng. - Làm cho học sinh thấm nhuần thế giới quan chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tính chân lí của kết quả giáo dục đạo đức. - Cũng cố niềm tin lẽ sống lí tưởng theo con đường XHCN. - Thấm nhuần chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có kỉ cương nề nếp, có nếp sống văn hoá trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội, con người. - Nhận thức đúng đắn, chuẩn mực và giá trị đạo đức xã hội XHCN, biến các giá trị đó thành ý thức, tình cảm, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hằng ngày. - Tuỳ theo đối tượng trong giáo dục để cụ thể hoá các nội dung trên như: Đối với thiếu nhi là năm điều bác hồ dạy thiếu niên nhi đồng, đối với thanh niên là năm điều bác dạy thanh niên. 2.3. Nhiệm vụ: Với tư cách là người cán bộ quản lý cần phải biết một cách sâu sắc những vấn đề chung của quá trình giáo dục đạo đức, từ đó có những định hướng, mục tiêu sát thực, xây dựng được những chương trình, kế hoạch khả thi và có những biện pháp tổ chức chỉ đạo thích hợp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý quá trình giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. 3. Đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS có liên quan đến giáo dục đạo đức. Học sinh ở trường THCS từ 11 - 14 tuổi, đặc trưng nổi bật của lứa tuổi này là sự " Nhảy vọt " về sinh lí liên quan đến hiện tượng dậy thì, phát dục kiến có sự thay đổi từ trẻ nhỏ thành người lớn, sự chuyển biến từ thơ ấu sang trưởng thành . Trong thực tế chúng ta thấy mới đây nó học tiểu học rất ngoan, lễ phép, nghe lời, nhưng bỗng nhiên lên THCS tuổi thiếu nhi hay cáu kỉnh, thô bạo, bướng bỉnh, vô kỷ luật hay lí sự. Trước đây nó tuân theo không điều kiện chỉ bảo, những yêu cầu của người lớn thì bây giờ nó có thái độ chọn lọc với những lời chỉ dẫn và yêu cầu đó, nó có thái độ phê phán, nó cho rằng những điều người lớn nói phải đầy đủ và có sức thuyết phục một cách lôgíc ( theo quan điểm của nó ); nó thường xuyên có ý kiến riêng, gây ngạc nhiên phiền lòng người lớn, nó thường quan niệm phóng đại về những quan điểm của mình, hay giận dỗi không thể giải thích được nên nảy sinh tính bướng bỉnh, tính nổi loạn, thô lỗ, khắt khe, có những khi mất trí, khuynh hướng tự phát triển không có kết quả, giam mình trong thế giới nhạy cảm chủ quan Tất cả những điều đó làm cho người làm công tác giáo dục phải cần quan tâm để giải quyết những xung đột nảy sinh trong con người của các em. Ngoài đặc điểm sinh lí đã nêu trên cũng cần hiểu rõ thể chất cũng ảnh hưởng đến tâm lí lứa tuổi này. Hiện nay sự phát dục được bắt đầu sớm hơn từ 1 - 2 năm so với chục năm về trước, điều đó Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS có liên quan đến sự phát triển tâm lí. Đặc biệt là hình thành trí tuệ, một số đặc điểm trí nhớ, trình độ trưởng thành về mặt đạo đức cái gì vốn có ở lứa tuổi này nó sẽ là cơ sở để tiếp tục phát triển lứa tuổi tiếp theo. Tuổi từ 11 - 14, là lứa tuổi phát triển mạnh, nhanh không đồng đều về thể chất như sự phát triển của xương chủ yếu là sự dài ra của các xương chân tay diễn ra mạnh, xương lồng ngực phát triển chậm điều đó gây ra một số tâm lí trẻ ý thức được sự lóng ngóng, vụng về của mình bằng những điệu bộ không tự nhiên, cầu kỳ, nó cố làm ra vẻ can đảm và đôi lúc thô bạo để người ta chú ý đến vẻ bên ngoài. Ngay trong sự phát triển của hệ thống tim mạch ở lứa tuổi này cũng không cân đối thể tích, tim tăng rất nhanh nên tim trở nên hoạt động mạnh hơn, đường kính các mạch máu phát triển chậm, điều đó thường dẫn đến một số rối loạn tạm thời nhưng chóng qua. Trong hoạt động về hệ thần kinh, học sinh dễ xúc động, dễ bực tức, nổi khùng Hệ thần kinh của nó chưa có khả năng chịu đựng, khi bị kích thích thường hay xảy ra tình trạng bị ức chế hay ngược lại. Một số học sinh do ảnh hưởng nên dẫn đến uể oải, thờ ơ, lơ đểnh, tản mạn, một số khác trở nên cáu kỉnh, mất bình tỉnh, bắt đầu vi phạm kỉ luật, đôi khi mắc phải hành vi đạo đức hoàn toàn không phải bản chất của chúng, điều đó nhiều khi đưa người làm công tác giáo dục vào chỗ bí, đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải hiểu rõ sự phát triển của thể chất tác động đến tâm lí lứa tuổi thì mới có thể hỗ trợ giúp các em tự điều chỉnh chính mình để vượt qua những trở ngại về yếu tố sinh lí, nếu không chính những người làm công tác giáo dục là người gián tiếp đẩy các em vào con đường vi phạm hành vi đạo đức và trở thành những học sinh hư hỏng. Ở lứa tuổi thiếu niên chúng tham gia ngày càng nhiều vào đời sống của người lớn, bước đầu đảm nhận một số công việc của người lớn, gánh vác ngày càng nhiều hơn trách nhiệm đối với gia đình. Thái độ của nó với những vấn xung quanh đối với chúng cũng thay đổi. Song sức mạnh tinh thần và thể chất của học sinh lứa tuổi này còn chưa đủ vững vàng làm đầy đủ các việc như người lớn, để thực hiện những kế hoạch " Người lớn " của mình. Chúng nhìn vào cuộc sống bằng con mắt hiếu kì, chúng muốn tìm hiểu tất cả, thích làm những người lớn, bồng bột hay bắt chước, hay bị tác động của điều kiện khách quan tác động đến chúng, chúng phải tự tìm cách giải thích những hiện tượng chúng chưa hiểu, chúng băn khoăn và cũng hấp dẫn, chúng có thể tìm ra những giải thích đúng thì sự việc xảy ra là hiển nhiên, có thể chúng tìm ra những lời giải thích sai dẫn đến chúng bi quan, chán chường, hoặc theo thói hư tật xấu mà không biết. Là nhà quản lí giáo dục, cần xây dựng cho các em một môi trường giáo dục trong lành để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng. 4. Nội dung giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội. 4.1. Nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức. Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh phổ thông luôn luôn cải tiến để góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nhân cách phát triển toàn diện đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cần tập trung vào những vấn đề sau : 4.1.1. Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học. Tăng cường việc giáo dục thế giới quan khoa học cho học sinh sẽ giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về thế giới hiện thực, có suy nghĩ đúng với niềm tin khoa học. Từ đó giúp các em tự biết phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội đang hàng ngày xảy ra trước mắt các em, các thang giá trị có những diễn biến không đơn giản, các em biết ủng hộ bảo vệ và làm theo cái đúng, phản đối và ngăn chặn cái sai, biết chống lại sự xâm nhập của thế giới quan, của giai cấp bóc lột, biết chống lại mê tín dị đoan và các tư tưởng duy tâm. 4.1.2. Tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho học sinh. Coi trọng xây dựng lí tưởng XHCN nhằm giúp các em có những ước mơ, hoài bão cao đẹp, có lối sống đúng đắn và phấn đấu trở thành người lao động chân chính, làm nghĩa vụ của người học sinh trong nhà trường, gia đình, xã hội . Đồng thời trong điều kiện hiện nay, cần giáo dục các em có ý thức và khả năng chống lại lối sống thực dụng, hưởng thụ, coi trọng vật chất, sống buông thả không có lý tưởng, có những biểu hiện thiếu đạo đức trong tư tưởng, tình cảm, hành động, mơ ước hão huyền thiếu căn cứ. 4.1.3. Giáo dục nâng cao lòng yêu nước XHCN : Giúp các em có ý thức sâu sắc lòng yêu nước, có tính cách mạng trong sáng, có tình cảm với Đảng, Bác Hồ, Tổ quốc, có tình cảm với gia đình, thầy giáo, bề bạn và với mọi người, có tinh thần quốc tế vô sản tự hào tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Có thái độ đấu tranh các biểu hiện tâm lí tự ti dân tộc, tư tưởng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sống buông thả, thờ ơ với gia đình, quê hương đất nước, sống vô trách nhiệm. 4.1.4. Tăng cường giáo dục ý thức lao động và tự lao động. Giúp các em nâng cao ý thức lao động, người lao động, sản phẩm lao động, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công, sẵn sàng tham gia các hoạt động lao động xây dựng trường, lớp, địa phương. Có ý vươn lên trong học tập, có động thái đúng đắn, tích cực, chăm chỉ, nỗ lực vươn lên làm chủ khoa học, để chọn ngành nghề theo yêu cầu xã hội, phù hợp với nguyện vọng và khả năng cá nhân. Có thái độ ngăm ngừa, khắc phục những biểu hiện sai trái như lười lao động, học tập, ỷ vào người khác, có tư tưởng làm ăn bất chính. 4.1.5. Tăng cương giáo dục pháp luật, kỷ luật. Góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng các em hiểu biết nghĩa vụ, quyền lợi của người công dân, người học sinh, giáo dục các em có ý thức và thói quen Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS sống, làm việc và học tập theo pháp luật, có kỷ luật ở mọi nơi, mọi lúc. Ngăn ngừa khắc phục tình trạng tự do, vô kỷ luật, thiếu ý thức chấp hành các nội qui nề nếp của nhà trường, tập thể lớp qui định, phạm pháp dưới nhiều hình thức ( ăn cắp, rượu chè, nghiện ngập, đánh nhau ), thờ ơ không giám đấu tranh với các hành vi phạm pháp. 4.1.6. Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hoá : Giáo dục học sinh biết yêu quí, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, họ hàng, những người xung quanh, thông cảm, chia sẻ, quan tâm giúp đỡ mọi người nhất là người già, người tàn tật, phụ nữ có thai, trẻ em Trong ứng xử lễ phép, tế nhị. lịch sự, dám đấu tranh với những biểu hiện coi thường, hạ thấp và chà đạp lên nhân phẩm. Ngăn ngừa, khắc phục những biểu hiện sai trái như ích kỷ, hẹp hòi, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, thờ ơ lạnh lùng với người khác, lời nói thô lỗ, thiếu lễ độ thiếu văn hoá trong các mối quan hệ xã hội. 4.2. Giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội. 4.2.1. Quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng. Các mối quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng cần có những phẩm chất như : Trung thành với lí tưởng chủ nghĩa cộng sản, XHCN, yêu nước, yêu XHCN theo tinh thần quốc tế vô sản, yêu hoà bình tự hào dân tộc, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, yêu Đảng, Bác Hồ. 4.2.2. Quan hệ cá nhân với lao động. Cần có phẩm chất : Yêu lao động, chăm chỉ học tập, say mê khoa học kỹ thuật, quí trọng người lao động và các thành quả lao động, di tích văn hoá. 4.2.3. Quan hệ cá nhân với bản thân. Biết tự trọng, thật thà, giản dị, khiêm tốn, kiên trì, dũng cảm, lạc quan. 4.2.4. Giáo dục đạo đức gia đình. Gia đình là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi con người, là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, ở đó có các mối quan hệ máu mủ, ruột thịt, tình cảm, trách nhiệm gắn bó các thành viên bằng sợi dây liên lạc lâu dài, là mối quan hệ huyết thống không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, thể hiện qua thái độ, hành vi ứng xử với người thân trong gia đình. 4.2.5. Giáo dục tình bạn. Tình bạn là loại tình cảm gắn bó tự nguyện giữa 2 hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, qua đó mỗi người tự tìm thấy ở bạn mình một cái tôi thứ 2, nhiều điều hoà hợp. Tình bạn là nhu cầu của mỗi con người trong giao tiếp xã hội, bất cứ ở lứa tuổi nào cũng có nhu cầu tình bạn với những đặc điểm khác nhau : Bạn khác giới, bạn cùng giới, cùng tuổi, bạn thân sơ, bạn cùng lớp, bạn cùng trường Trong nhóm bạn bè, mỗi người có thể Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS bộc lộ những tính cách, phẩm chất của mình, giúp họ hình thành, củng cố những thuộc tính tâm lí bền vững của cá nhân. Mỗi cá nhân cũng chịu ảnh hưởng bạn bè, có thể chơi bạn bè thì làm cho nhân cách đạo đức của mình ngày càng hoàn thiện, có thể chơi với bạn bè thì làm cho mình ngày càng hoen ố đi. Tình bạn chân chính cần phải được xây dựng trên nền tảng đạo đức chân chính, đó là sự trung thực, thẳng thắn, tự trọng, thông cảm vị tha, độ lượng, khoan dung, đối với nhau cùng vươn lên đến những giá trị nhân phẩm chân - thiện - mỹ, mang lại cho con người niềm tự hào, niềm tin, giúp họ vượt qua khó khăn về vật chất, tinh thần để vươn lên trong cuộc sống. 5. Hiệu trƣởng trƣờng THCS với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh. 5.1. Tổ chức cho cán bộ giáo viên, phụ huynh nghiên cứu để nắm vững yêu cầu, nội dung phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong các văn bản luật giáo dục, điều lệ nhà trường phổ thông, thông tư xếp loại hạnh kiểm. 5.2. Chủ động lên kế hoạch và hướng dẫn mọi người trên cương vị trách nhiệm của mình đề ra và thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh. 5.3. Đi sâu vào các hoạt động giáo dục để chỉ đạo hướng dẫn việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy các bộ môn. Hiệu trưởng phải chú ý xem xét và hướng dẫn giáo viên quán triệt yêu cầu giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy các môn học : giúp giáo viên khai thác những khía cạnh mang tính giáo dục chính trị tư tưởng, tình cảm, thái độ, niềm tin trong nội dung các bài học, giúp họ biết vận dụng một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và sâu sắc, đồng thời biết khắc phục những nhược điểm, thiếu sót thường xảy ra trong giáo dục đạo đức cho học sinh như đơn điệu, gò bó, máy móc, gượng ép, thô bạo , hoặc không dạy đạo đức với tất cả tấm lòng tâm hồn mình. 5.4. Coi trọng việc chỉ đạo công tác giáo dục học sinh cá biệt. Đặc biệt cần nắm vững tình hình học sinh cá biệt, những diễn biết tốt, xấu, các biện pháp giáo dục hàng ngày, thường xuyên góp ý kiến hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm tiến hành giáo dục rèn luyện số học sinh này. Hiệu trưởng phải có thái độ kiên quyết nhưng không coi nhẹ phương pháp tình cảm. 5.5. Xây dựng đội ngũ những người làm công tác giáo dục đạo đức tích cực, nhiệt tình, có năng lực. - Cùng với tổ chức Công đoàn xây dựng và chỉ đạo tốt phong trào " Mỗi giáo viên là một tấm gương sáng ", mỗi giáo viên đều làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh có kết quả. - Cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo đội làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho đội viên thông qua các hoạt động của đội như : Tổ chức giáo dục đội viên thực hiện 5 điêu Bác Hồ dạy, Sinh hoạt cac múa hát tập thể, tìm hiểu truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội, Bác Hồ kính yêu [...]... tốn, song so với trường THCS Hải Thượng đã có sự tiến bộ đáng kể, và đóng góp công tác giáo dục toàn diện trong trường cũng như trong xã hội PHẦN III ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TRƢỜNG THCS HẢI THƢỢNG NHỮNG NĂM TỚI Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS I Một số vấn đề, biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THCS trong... cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức" [5] Hiệu trưởng cần có sự phối hợp tốt việc giáo dục đạo đức học sinh trong và ngoài nhà trường thì mới đạt hiệu quả cao công tác giáo dục đạo đức học sinh Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Với những biện pháp cơ bản trên nếu được áp dụng cho những trường THCS, có những đặc điểm như trường THCS Hải Thượng chắc chắn... cho học sinh trường THCS thấy được trách nhiệm vai trò to lớn này Muốn công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường THCS đạt hiệu quả cao cần lưu ý một số biện pháp cơ bản sau : 1 Thành lập ban chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh 2 xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục đạo đức học sinh 3 Điều tra tình hình đạo đức học sinh ở từng khối lớp 4 Lên kế hoạch triển khai công tác giáo dục đạo đức cụ... đó mà thấy rõ trách nhiệm của mình với tổ quốc Giáo dục đạo đức thông qua môn học GDCD về các khái niệm tình bạn, nó đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Giáo dục đạo đức thông qua các môn học tự nhiên như Toán, Lí, Hoá, Sinh học, Công nghệ Thông qua môn học này, học sinh có được những hiểu biết về những... ở trường THCS về công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh và cũng mạnh dạn đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS, chắc chắn những biện pháp tôi bổ sung thì vẫn còn nhiều vấn đề tôi chưa đề cập đến Song trong thực tế áp dụng biện pháp chỉ đạo trên, bản thân tôi cũng thu được một số kết quả nhất định Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học. .. nâng cao giáo dục đào tạo của trường II Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức ở trƣờng THCS Hải Thƣợng 1 Trong trƣờng THCS thành lập ban chỉ đạo Ban chỉ đạo giáo dục đạo đức gồm có : - Hiệu trưởng : Trưởng ban - Phó hiệu trưởng Phó ban - Bí thư chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh : Phó ban - Giáo viên - TPT đội Thành viên - Giáo viên chủ nhiệm lớp : Thành viên - Ban thường trực hội cha mẹ học sinh: Thành... tưởng, hoàn bảo cho các em trở thành những người công dân phát triển toàn diện - Tăng cường kiểm tra rút kinh nghiệm hàng tháng, để điều chỉnh các hoạt động tháng sau cho phù hợp PHẦN C : KẾT LUẬN Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Hải Thượng Tôi đã rút ra cho mình được một số vấn đề Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở. .. từng lớp ở từng tháng 5 Đi sâu chỉ đạo hai tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên quán triệt giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy các bộ môn 6 Tập trung xây dựng kỷ cương trường học 7 Hoạt động giáo dục đạo đức ngoài giờ lên lớp cần có sự phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, lấy con người cụ thể ở địa phương để giáo dục đạo đức học sinh Kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh trong năm học cần... giáo dục ngoài giờ lên lớp Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần thực hiện quá trình giáo dục hướng các em vào mục tiêu giáo dục: chính trị, tư tưởng và tính tích cực xã hội, hình thành nhu cầu, hứng thú, thói quen tốt trong học tập, lao động, công tác xã hội và cách ứng xử có văn hoá ở mọi nơi, mọi lúc,rèn luyện Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS. . .Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Đặc biệt quan tâm xây dựng và chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học Hướng dẫn được giáo viên chủ nhiệm xây dựng được kế hoạch làm công tác chủ nhiệm một cách cụ thể theo theo từng đối tượng cụ thể của học sinh Nội dung chủ yếu của kế hoạch dựa vào nhiệm vụ năm học của trường, dựa vào nhiệm vụ của giáo viên . DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TRƢỜNG THCS HẢI THƢỢNG NHỮNG NĂM TỚI Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS I. Một số vấn đề, biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức. giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội. 4.1. Nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức. Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Công. học GDCD về các khái niệm tình bạn, nó đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Giáo

Ngày đăng: 23/04/2015, 16:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan