1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn đại học sư phạm Hoa văn hoa Sen trong Mĩ thuật nửa đầu thời kì Phong kiến ở Việt Nam

22 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 17,73 MB

Nội dung

Hoa văn hoa Sen trong Mĩ thuật nửa đầu thời kì Phong kiến ở Việt Nam a. PHầN Mở ĐầU 1. LÝ do chọn đề tài Đối với người Việt, hoa Sen luôn có vị trí và vai trò đặc biệt cả về tinh thần và văn hoá. Từ bao đời nay hoa Sen đã đi vào lòng người, đi vào cuộc sống và văn hoá của người Việt. Ngắm hoa sen chóng ta có thể thấy và nhận ra hình ảnh con người Việt Nam , mặc dù sinh ra trong bùn lầy nhưng hoa sen không bị ô nhiễm mà lại có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, vì hoa sen hễ mọc ở nơi nào thì sẽ làm nước đục nơi đó lắng trong. Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng nhụy vàng. Từ khi nở cho đến khi tàn không hề có ong bướm bén mảng tới qua bao giàng buộc để đến được chỗ khoáng đạt hư không, sen tiếp tục vuơn lên dưới ánh mặt trời, khai nụ kết hoa, khoe sắc và xông hương tràn ngập không gian. Sự hình thành của sen diễn ra theo quy luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ – hoa – hạt, hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục. Vì vậy, hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Bông sen cũng tượng trưng cho sù thanh cao, bất khuất của người quân tử, giữ chặt lòng mình trước cám dỗ của lợi danh, giữ cho mình sự trong sạch dù ở giữa chốn bùn nhơ. Từ ý nghĩa tâm linh Êy, bông hoa này đã đi vào tâm thức của người Việt Nam, trở thành hình tượng trong kiến trúc vào điêu khắc của người Việt xưa, trong nghệ thuật, trong văn học, Èm thực Cho đến tận hôm nay, khi bạn bè quốc tế đến với Việt Nam thì hình ảnh đầu tiên họ gặp là hình ảnh bông sen vàng trên những chuyến bay của Vietnamairline, hình ảnh biểu hiện cho sù khai sáng và hoàn mĩ, vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng, vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc, tượng trưng cho những con người Việt Nam dũng cảm kiên cường nhưng đôn hậu và cởi mở. Hiện nay ở nước ta, “Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Mỹ thuật nói chung và phân môn Trang trí nói riêng phải được đổi mới nội dung và thống nhất trong các trường ĐH, CĐ trong cả nước, nhằm tạo ra các giảng viên, giáo viên chuyên ngành cho các trường từ tiểu hoc, trung học cho đến CĐ, ĐH có kiến thức vững vàng và có khả năng truyền thụ những kiến thức chung một cách sáng tạo và đầy đủ nhất, góp phần đào tạo nên những con người mới toàn diện…”. [ Tr.3 giáo trình trang trí, NXB Đại học sư phạm, 2003 ] Nghị quyết 5 của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã đề ra những quan điểm và định hướng xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Giáo dục giá trị văn hoá truyền thống sẽ giúp học sinh, sinh viên tiếp thu các nền văn hoá thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. 1 Làm công tác giảng dạy môn Trang trí Mỹ thuật trong nhà trường tôi muốn giúp cho sinh viên biết tiếp thu sâu sắc hơn về giá trị vốn cổ dân tộc. Điều đó sẽ định hướng cho những hoạt động nghê thuật của sinh viên khi ra công tác. Trên cơ sở ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Hoa văn hoa Sen trong Mĩ thuật nửa đầu thời kì Phong kiến ở Việt Nam ” làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu Chọn và nghiên cứu “Hoa văn hoa Sen trong Mĩ thuật nửa đầu thời kì Phong kiến ở Việt Nam”, tôi mong muốn có thêm những đóng góp nhỏ bé đối với một biểu tượng văn hoá - nghệ thuật đặc sắc nhằm tôn vinh nền mĩ thuật truyền thống Việt Nam. Bổ xung về lý thuyết cho bài chép vốn cổ trong môn trang trí mỹ thuật và có thể giúp thêm cho việc biên soạn giáo trình và giảng dạy môn Trang trí Mỹ thuật cũng như đóng góp thêm một ý kiến khoa học để đồng nghiệp bàn luận và các em sinh viên tham khảo. Tìm hiểu giá trị về nghệ thuật tạo hình hoa văn hoa sen trong hội hoạ của các thế hệ ông, cha là tìm về những giá trị về văn hoá, tinh thần – giá trị bản sắc truyền thống của dân tộc Việt. Qua sự hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật tạo hình hoa văn hoa sen để gìn giữ nghệ thuật truyền thống và kho tàng hoa văn của Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về yếu tố trang trí hoa văn trên các công trình kiến trúc nửa đầu thời kì Phong kiến ở Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Hình ảnh hoa văn hoa sen trên các công trình kiến trúc cổ tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội 4. Phương pháp nghiên cứu Phân tích, so sánh, tổng hợp được áp dụng để tìm hiểu diễn biến của các mô - típ trang trí, từ đó thấy được những nét biến đổi của hoạ tiết theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Nghiên cứu tài liệu: sử dụng những tri thức liên nghành Giáo dục văn học, văn hoá học, văn hoá dân gian, sử học, khảo cổ học, tôn giáo hoc, dân tộc học nghệ thuật,…để nghiên cứu biểu tượng, thấy được cáI riêng và sức sống của hoạ tiết hoa sen trong quần chúng nhân dân. Gặp gỡ,trao đổi ý kiến của các giảng viên, Thạc sĩ, nhà phê bình mĩ thuật về sự hiểu biết hoạ tiết hoa sen trong mĩ thuật nửa đầu thời kì Phong kiến ở Việt Nam 5. Dự kiến đóng góp của đề tài Các kết quả nghiên cứu của tiểu luận trước hết là sự đóng góp vào kho tàng hoa văn Việt nam những kết quả thực tế qua tư liệu của tôi sẽ góp phần vào việc giảng dạy, và làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp. 2 6. Cấu tróc của tiểu luận Nội dung của tiểu luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoa văn hoa sen và sự phát triển hoa văn hoa sen Chương 2: Hoa văn hoa sen qua các triều đại nửa đầu thời kì Phong kiến ở Việt Nam Chương 3: Hình tượng hoa sen trong văn hoá Việt Nam A. Phần Nội dung Chương 1: Tổng quan về hoa văn hoa sen và sự phát triển hoa văn hoa sen 1.1 Tình hình phát triển hoa văn Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, hoa văn phục vụ cho việc trang trí là một nhu cầu lớn trong đời sống tinh thần của người dân Đại Việt thời bấy giờ. Người ta trang trang trí lên các công trình kiến trúc như các cung điện lầu gác, các chùa tháp, các đền miếu lăng mộ, các quán đạo, cầu cốngv.v…Người ta còng trang trí lên các đồ vật quen thuộc hằng ngày như bàn ghế, giường tủ, thuyền bè, xe cộ, quần áo, đồ gốm sứ v.v Thậm chÝ cả lên người như tục xăm hình lên thân thể. Có thể nói, trong đời sống hằng ngày hễ có nơi nào trống trải có liên quan đến cuộc sống của con người, có điều kiện là người ta trang trí ngay một đồ án hoa văn gì đó. Tuỳ theo chất liệu của đồ vật được trang trí mà người ta sử dụng các cách tạo hình khác nhau: đục chạm nếu là gỗ đá; đổ khuôn nếu là đồng; vẽ, khắc nếu là gốm sứ. Đề tài trang trí cũng có nhiều thể loại. Có loại mang tính chất thần thoại, cao siêu, không có trong thực tế cuộc sống mà chỉ do con người đặt ra như các hình rồng, phượng, tiên nữ v.v…mỗi hình loại đều được gắn vào những ý nghĩa mà tuỳ từng thời có khác nhau đôi chút do thay đổi quan niệm. Có loại có trong đời sống thực tế nhưng vẫn được con người lồng vào đó những ý nghĩa biểu tượng nhất định như hoa sen – biểu tượng của Phật giáo, hoa đồng tiền biểu tượng của hạnh phúc, giàu sang phó quý.v.v….Phần lớn ý nghĩa về các đề tài của hoa văn này được du nhập từ ngoài vào cùng với sự du nhập của một tôn giáo tín ngưỡng nào đó. Ví dụ ý nghĩa của hoa sen được truyền tụng cùng vơí sự du nhập của Phật giáo, ý nghĩa về hình kỳ lân được truyền tụng với sự phát triển của Nho giáo, cũng có trường hợp ý nghĩa biểu tượng của một loại đề tài nào đó từ ngoài khi du nhập vào nước ta nó đã kết hợp và bổ sung bởi các tín ngưỡng dân gian sẵn có trong nước để làm cho ý nghĩa và biểu tượng của đề tài đó được phong phú đa dạng thêm. Ví dụ như hoa văn hình rồng chẳng hạn. Nó vừa là biểu tượng vốn có trong dan gian nhưng dần dần về sau tiếp thu thêm nhiều yếu tố của rồng phương Bắc. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp hình được trang trí chỉ để phục vụ cho mét ý nghĩa đơn giản nào đó. Ví dụ như người ta vẽ hình chim nghịch lên đầu mũi thuyền vì chim nghịch là loài chim biển hay bắt cá ở ngoài khơi, không sợ sóng gió. Vẽ như vậy nhằm làm tăng dũng khí cho những người đi biển. Hoặc thích hình rồng vào đùi vì “Nhà ta vốn là người vùng hạ lưu đời đời ưa chuộng hùng dũng, thường thích rồng vào đùi, nếp nhà theo nghề võ nên thích rồng vào đùi để tỏ là 3 không quên gốc….”(Lời của thượng hoàng Trần Nhân Tông), “Đại Việt sử kí toàn thư,TII, 1972,H.6.” Tất nhiên, trong các đề tài hoa văn này cũng có những hình được trang trí hoàn toàn không mang mét ý nghĩa biểu tượng nào cả, mà chỉ là để cho đẹp, cho vui mắt mà thôi. Thường thường đây là những hoa văn về đề tài hiện thực có trong đời sống hằng ngày như: cỏ cây, hoa lá, chim muông, cá mó v.v…Loại hoa văn này thường là những tác phẩm dân gian, mà ngày nay chưa tìm thấy nhiều trên các di vật còn lại. Có thể đề tài dân gian này cũng có trong các kiến trúc và đồ vật ở các làng bản nhưng vì phần lớn chúng thuộc các chất liệu rẻ tiền, dễ bị huỷ hoại như gỗ tre nứa.v.v…nên ngày nay không còn. Hơn nữa cũng không loại trừ việc sử dụng hoa văn này giữa các tầng lớp xã hội cũng có sự ngăn cách, cấm đoán. Giai cấp thống trị mà đứng đầu là các vua chúa luôn luôn muốn giành riêng cho mình việc trang hoàng trang trí những hoa văn có ý nghĩa cao quý nên họ đã ban hành các sắc lệnh cấm đoán nghiêm ngặt. Chẳng hạn như năm 1118, triều đình nhà Lý đã ban hành sắc lệnh “Cấm những kẻ nô bộc của các nhà trong và ngoài thành không được thích dấu mực vào ngực và chân như kiểu cấm quân và thích rồng ở mình, ai sai phạm thì sung làm quan nô” “Đại Việt sử ký toàn thư,1972,h.249 ”. Các sắc lệnh tương tự cũng được các triều đại kế tiếp áp dụng rộng dãi để cấm đoán dân gian. Và cũng không phải chỉ phân biệt cấm đoán với dân gian, hoa văn còn đựơc dùng để phân biệt các cấp bậc cao thấp của quan lại và tôn thất, các quan văn võ: “…Tôn thất thì kiệu đầu đòn chạm phượng, tướng quốc thì kiệu đầu đòn chạm anh vũ(tức chim vẹt) sơn then, lọng màu tía. Từ tam phẩm trở lên thì kiệu đầu đòn chạm mây, lọng xanh. Từ tứ phẩm đến lục phẩm thì kiệu đầu đòn bằng đồng….” “Đại Việt sử ký toàn thư,1972,h.26”. Càng chức sắc càng cao thì được sử dụng những hoa văn càng có ý nghĩa cao quý.Năm 1396 Hồ Quý Ly đã cho phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao. Trên tiền giấy có in hình hoa văn, giá trị đồng tiền càng to thì hình hoa văn càng được trang trí trên nó càng có ý nghĩa cao quý.Qua đó chúng ta thấy thời gian này quan niệm về ý nghĩa các hoa văn từ thấp đến cao như sau:tờ 10 đồng vẽ rong,giấy 30 đồng vẽ sóng, giấy 1 tiền vẽ mây, giấy 2 tiền vẽ rùa, giấy 3 tiền vẽ lân, giấy 5 tiền vẽ phượng, giấy 1 quan vẽ rồng” “Đại Việt sử ký toàn thư,1972,h.217” Sang đến thời Lê sơ, vào các năm 1429,1446,1471,1500 và 1509 triều đình tiếp tục sử dụng trang trí hoa văn trên trang phục để phân biệt cấp bậc như: “ … bổ tử(của áo): các công tước trong hoàng thân dùng hình con Kỳ lân, quan nhất nhị phẩm về hàng văn dùng hình con Tiên hạc, về hàng võ dùng hình con sư tử, tam phẩm về hàng văn dùng hình con cấm kệ về hàng võ dùng hình con bạch thạch… ”. Các quan từ tứ phẩm đến ngũ phẩm: “ quan tứ phẩm về hàng võ dùng hình con hổ 4 về hàng văn dùng hình con công, ngũ phẩm về hàng võ dùng hình con báo, về hàng văn dùng hình con vân nhạn”…Còn các quan lục phẩm trở xuống, bổ tử(của áo): “về hàng võ dùng hình con voi, về hàng văn dùng hình con bạch nhàn….” “Việt sử thông giám cương mục,TII,1998,H.10 ”. Tất cả những điều đó chứng tỏ cha ông ta từ xa xưa chẳng những dùng hoa văn để trang trí là một nhu cầu mà còn biết sử dụng những tín hiệu của luật pháp của một sự tôn ti trật tự cần thiết trong xã hội. Hiện nay các di vật di tích nghệ thuật của giai đoạn này còn lại không nhiều. Do thời tiết mưa, nắng, khí hậu Èm thấp của xứ nhiệt đới cùng với năm tháng đã huỷ hoại hầu hết.Các di tích của hai triều đại Đinh và Tiền Lê cho đến nay chóng ta chưa phát hiện được thêm gì ngoài khu vực của hai vua Đinh và vua Lê ở Hoa Lư. Tại đây các nhà khảo cổ học đã tìm thất một lớp nên cung điện, với nhiều gạch và nhiều đồ nung khác. Hoa văn thời này chỉ mới thấy chủ yếu là trên các viên gạch và bệ sen. Thời Lý chỉ còn lại đến nay 26 phế tích và di chỉ mà trong đó có không Ýt nơi chỉ còn có một tấm bia hoặc một lớp nền. Hiện vật thời Lý còn lại là một số đồ đá và đồ đất nung. Những di tích này thường do triều đình hay tầng lớp quý tộc xây dựng. Bởi vậy những hoa văn trang trí trên các hiện vật này là những hoa văn mang tính chất chính thống quý phái và cao sang.Thời Trần thì số lượng di tích các nhà khảo cổ phát hiện được lên con sè 98. trong số này gần một nửa là các chùa làng, nơi mà dấu tích nghệ thuật còn để lại là một bệ tượng Phật bằng đá kiểu hoa sen hình hộp, và trong sè di tích di chỉ thời này có 4 nơi giữ được giấu tích kiến trúc bằng gỗ, số còn lại thường là hiện vật đá và đất nung. Di vật trong các di tích nghèo nàn, không hiếm di tích chỉ còn lại một tấm bia đá hay mấy viên gạch đất nung sứt mẻ. Hoa văn về thời này phong phú hơn, cả về đề tài cũng như số lượng. Đáng chú ý hơn là trong các bệ đá của chùa làng chúng ta bắt gặp một số đề tài của nghệ thuật dân gian, tuy chưa nhiều lắm.Thời Lê sơ tồn tại vẻn vẹn 100 năm, lại là thời kỳ có chủ trương hạn chế đạo Phật và đạo Lão nên các chùa, tháp các quán đạo không được xây dựng thêm. di tích còn lại cho đến nay mà các nhà khảo cổ học mới chỉ tìm thấy con số khiêm tốn là 20. Trong số này chiếm phần nửa là các lăng mộ các vua. Hiện vật ở các di tích này cũng không có gì ngoài một số đồ đá như bia và tượng ở lăng mộ, một số thành bậc cửa ở các cung điện. Hoa văn thời Lê sơ nghèo cả về hình và số lượng.Ngoài các di chỉ di tích, hiện nay chóng ta còn tìm được nhiều đồ gốm đẹp thời này. Chúng nhiều thể loại và kiểu dáng như bát đĩa, Êm chén, bình, lọ, chậu, ang, thạpv.v…Men và màu sắc của chúng cũng phong phú, phản ánh một kĩ thuật chế tác đã đạt trình độ cao.Thời Lý có loại gốm men màu bóng trong các nhà nghiên cứu quen gọi là gốm men ngọc. Người thợ khắc rạch các kiểu hoa văn vào phôi gốm sau đó tráng men kên trên rồi đưa vào lò nung. Men chảy đều, hoa văn hiện lên, hơi mờ ảo nhưng rất thú vị. Đề tài hoa văn ở đây chủ yếu là các cỏ, cây, hoa, lá, mây.Có một loại gốm khác, có từ thời Lý nhưng chủ yếu là phổ biến ở thời Trần, đó là loại gốm hoa nâu. Hoa văn ở đây không khắc vạch mà dùng bút vẽ lên trông rất hoạt và gợi cảm. Đề tài hoa văn này cũng phong phú. Chúng bao gồm hoa lá muông thú và cả sinh hoạt của 5 con người. Phần lớn đề tài hoa văn ở đây đều có ảnh hưởng của nghệ thuật dân gian.Thời Lê sơ xuất hiện loại gốm nhẹ, xương đất mỏng, có men nên màu trắng còn hoa văn màu xanh lam mà các nhà nghiên cứu gọi là gốm hoa lam. Gốm hoa lam cũng sử dụng nhiều bút vẽ hoa văn với nhiều đề tài phong phú.Loại gốm này được phát triển nhiều ở thời Mạc. Gốm thời Mạc đã đạt trình độ phát triển cao, nhiều sản phẩm nổi tiếng thế giới. Đáng tiếc là số còn lại hiện nay không còn nhiều, những đồ gốm thời Mạc còn lại này là do trao đổi buôn bán với nước ngoài và hiện đang nằm trong bộ sưu tập của các tư nhân và các bảo tàng lớn trên thế giới. Chính nhờ các hiện vật bày ở các bảo tàng này mà chúng ta hiểu thêm về những giá trị nghệ thuật của ông cha để lại.1.2 Hoa văn về các loài hoaTrong thế giới tự nhiên, hoa là sự kết tinh cái đẹp của cac loài thực vật và có sức hấp dẫn con người. Bởi vậy nên đề tài hoa đã được chú ý thể hiện rất nhiều trong nghệ thuật trang trí cổ truyền của các dân tộc trên thế giới. Nước nào cũng có nhiều loại hoa nhưng mỗi nước đều tìm chi mình một vài loài hoa tiêu biểu như Tuy líp của Hà Lan, Mẫu đơn của Trung Quốc, Anh đào của Nhật bản v.v…có loại như hoa sen thì lại khá phổ biến ở nhiều nước, nhất là những nước có dân chúng theo đạo phật. Người Trung Quốc chọn 4 loại hoa xuất sắc liệt vào “tứ quân tử” là Mai, Lan, cóc hay mẫu đơn. hoặc mỗi quý chọ một loại hoa tiêu biểu gọi là tứ quý hay tứ hữu. đó là Mai(Đông), lan(xuân), cúc(thu), trúc(hạ) hoặc cũng có nơi thay trúc bằng hoa sen.ở Việt Nam, đề tài này xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật trang trí cổ truyền. Ngay từ thời hậu kì đồ đá cũ, người Việt cổ ở Mai Pha đã biết rạch lên đồ gốm của mình những hoa văn 4 cánh kiểu hoa thị. Hoặc sang thời Phùng Nguyên cư dân Việt cổ vùng Hoa Lộc đã biết kẻ những hình hoa 4 cánh trang trí thành dãy dài hoặc một loại có đài to tròn ở giữa và các nhị như những chấm nhỏ bao quanh.Cho đến giai đoạn đầu thời kì Phong kiến độc lập này đề tài hoa đã có mặt trong nhiều văn hoá nghệ thuật. Nhiều loài hoa như hoa cóc, hoa mai, hoa sen….đã trở đi trở lại trong các bài thơ của các thi sĩ quý tộc thời này. các nhà thơ muốn thông qua những vẻ đẹp của loài hoa để nói lên tấm lòng thanh bạch, kiên định và tiết tháo của mình như một số nhà thơ lớn của Trung Hoa: Đào Tiềm, Khuất Nguyên đã từng làm.Còn về nghệ thuật tạo hình, các loài hoa như hoa sen, vốn là biểu tượng của đạo Phật nên hầu như ở đâu cũng có và thời nào cũng dùng nó vào việc trang trí. Có loài hoa như hoa mẫu đơn, có lẽ do không hợp khí hậu nên không trồng được ở Việt Nam, trong thơ ca kì này Ýt được nói đến, nhưng trong đồ án trang trí vẫn có mặt ở nhiều nơi. Còn hoa cóc, hoa mai ở thời này không những là đề tài ngâm vịnh của các thi sĩ tầng lớp quý tộc mà còn được các nghệ nhân thể hiện nhiều trong các đồ án trang trí. Một hình dáng đáng lưu ý là do tính cách điệu và tính ước lệ khá cao của nghệ thuật thời này nên ngày nay việc phân biệt hình mẫu hoa văn của các loại hoa gặp rất nhiều khó khăn. Các nghệ nhân thường bỏ hết lá, rồi biến chúng thành một chùm hoa dây, mỗi ô là một cách điệu, nên việc tách bạch ra từng loại không phải là việc dễ dàng. Bởi vậy trừ hoa sen là loại hoa có gương sen với những hạt tròn dễ nhận ra trên các đồ án, còn nữa các nhà nghiên cứu gọi gộp lại cả là hoa cóc. 6 Chóng ta có thể phân biệt một số đồ án các loại hoa như sau: Hoa sen: Như trên đã nói, nhờ có gương sen, trong gương lại có hạt nên dễ nhận ra. Hơn nữa dáng của các cánh hoa còng thon dài, thứ úp trong gương, thứ nở đều toả ra các phía. Hoa cóc: ở giữa là một hạt tròn nhỏ, bao quanh là nhiều cánh hoa tua tủa, cánh hoa mỏng, đầu cánh tròn thon. Các cánh hoa không chia thành lớp cố định. Đài hoa có một hoặc hai lớp mỏng, khác hẳn cánh hoa.Hoa mẫu đơn: cánh hoa to, đầu cánh lượn sóng và có nhiều gân nhỏ chạy dọc theo cánh. ở giữa là lớp cánh non úp xếp vào nhau chia khối tròn giữa thành ba hoặc bốn. Nó giống như bắp cảI, loại rau phổ biến ngày nay.Hoa mai: ở giữa là một chấm tròn, bao quanh chỉ là một lớp cánh. Số lượng cánh là 5, cũng có đồ án thành 6 hoặc 8 cánh, cánh tròn, ngắn, khác hẳn cánh cúc và mẫu đơn. Ngoài ra, còn có một số hình mẫu khác nữa như hoa lan, hoa quả Phật thủ, hoa cải đường, hoa phù dung… Nhìn chung, do tính cách điệu và tính ước lệ cao nên hình mẫu ở đây khác hẳn ngoài thực tế. Chúng đa được các nghệ nhân khai thác, phản ánh dưới nhiều góc độ bố cục khác nhau để tạo nên bộ mặt phong phú, đep đẽ và sang trọng cho nền nghệ thuật trang trí thời bấy giờ. 1.3 Hoa văn hoa sen trong các công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam không riêng gì ở Việt Nam mà dường như ở tất cả các nước châu á, ai ai cũng đều yêu thích và trân trọng một loài hoa tuy bình dị mà thanh cao, giản đơn nhưng quyến rũ, rất thực tế đời thường nhưng đồng thời cũng rất siêu thoát thiêng liêng: Hoa sen. Theo truyền thống Tây Tạng, hoa sen được dùng làm biểu tượng cho các luân xa trọng yếu trong con người. ở Thái Lan, cứ sau mỗi vụ mùa thu hoạch người ta thường tổ chức lễ hội “Loykrathong” bằng cách làm những chiếc thuyền trang hoàng đầy hoa sen và đèn cầy, thả trên sông để cám ơn thần nước. ở Trung Quốc, thì hoa sen còn mang nhiều ý nghĩa phong phú như: sự thanh khiết, nhân quả luân hồi (quá khứ - sen nở; hiện tại - đài sen; hiện tại – hạt sen.), sự hôn nhân (hai hoa nở cùng một bụi), sự nối truyền liên tục (hạt sen còn gọi là “tử” có nghĩa là “con”), và sự thịnh vượng, tiềm năng mạnh mẽ (hoa vươn lên khỏi mặt nước, lá xanh phủ rợp mặt hồ). Đối với người Việt, thì hình tượng hoa sen được nâng cao lên với ý nghĩa triết lý sống sâu sắc. ở đây, ý nghĩa càng thâm thuý hơn khi được các nhà nghệ nhân vận dụng những họa tíêt của hoa sen trong những công trình kiến trúc chùa tháp, đền đình…dưới nhiều phương thức tạo hình nghệ thuật khác nhau để tạo ra những bức phù điêu, những đường diềm hoa văn trang trí thật tuyệt mỹ, gây nhiều Ên tượng khó quên trong lòng mọi người. Dù là một phần nhỏ khiêm tốn bên những 7 công trình kiến trúc đồ sộ, hay lặng lẽ dưới những pho tượng Phật tôn nghiêm, nhưng ta vẫn nhận ra yếu tố quan trọng bên trong của các hoa sen là không thể thiếu, để tạo nên một tổng thể hài hoà, toàn mỹ. Có thể nói, sau nền mỹ thuật Đông Sơn thì nền mĩ thuật thứ hai phát triển mạnh và nổi bật đáng kể nhất là mĩ thuật thời Lý(1010 - 1225). Thời bấy giờ triều đình xem phật giáo là quốc giáo, các chùa tháp được xây dựng có nhiều kiến trúc đồ sộ trang nghiêm, cùng sự ra đời của những pho tượng Phật được tạc vào thời kỳ này rất đẹp, điều đó chứng tỏ trình độ mỹ thuật khá cao cuả cha ông ta thời bấy giờ. Hoà cùng với những kiệt tác và các công trình kiến trúc đó là những mô - típ hoa văn trang trí rất kỳ công và sống động, được các nghệ nhân thể hiện bên trong chùa, ngoài tháp hay trên cửa đình, kèo miếu….Đặc biệt nổi bật đáng kể là các mô - típ hoa sen. Điều này được minh chứng qua thực tế qua ngôi chùa Một Cột ( hay còn gọi là chùa Diên Hựu) – Hà nội, đứng lùi xa một chút chúng ta sẽ thấy cấu trúc chùa có hình dáng giống như một đoá sen vừa mới nở soi bóng xuống hồ Linh Chiểu. Không riêng gì chùa Một Cột, mà hầu như tất cả các ngôi chùa ờ thời kì này dưới mỗi chân cột là một hoa sen nở, được chàm trên bệ đá, trong mỗi cánh sen lại được trang trí “lưỡng long tranh châu” trông thật công phu, tỉ mỉ, sắc sảo không kém gì so với bệ sen dưới tượng Phật A Di Đà (ở chùa Phật Tích – Bắc Ninh). Những bệ sen ở tháp Chương Sơn (thuộc chùa Ngô Xá - Nam Hà) hay ở Hoàng Xá cũng là một trong những kiệt tác thời bấy giờ. Hoa sen không những trang trí ở bên ngoài lan can, như ở chùa Hương Lãng, phần chính của lan can là hình con chim thần đang đứng trên bông sen thật duyên dáng. ở chóp tháp Phật Tích có hình con chim thần đang đứng trên bông sen chứng tỏ một tài năng nghê thuật cực kì khéo léo. Ngoài những tác phẩm được thể hiện bằng chất liệu trên đá, hoa sen được chạm khắc trên gỗ còn độc đáo, tuyệt mĩ hơn, điển hình là các mô - típ hoa sen chạm khắc trên gỗ tại chùa Thầy(Hà Tây), chùa Ngọc Đình. Trong hầu hết di tích thời Lý được phát hiện, như ở Hà Nội, Hà Bắc (Bắc Giang – Bắc Ninh ngày nay), Hải Hưng cho đến Nam Hà…hình tượng nghệ thuật sáng giá nhất là hình ảnh con rồng, kế đó là sóng nước và hoa sen. Đa số những hình ảnh này là các mẫu trang trí thường làm nên phụ cho các tác phẩm chính, nhưng không vì đó mà các nghệ nhân xem nhẹ hay lãng quên đi sự tìm tòi, sáng tạo. Ngược lại, ta thấy các hoạ tiết hoa sen được thể hiện dưới nhiều dáng vóc, góc độ khác nhau thật tinh tế, sống động. Thỉnh thoảng ta lại gặp hoa sen đi với hoa cúc, những lúc này các nghệ nhân đã linh động uốn cong những cuống sen vốn cứng thẳng thành mềm mại hoà quện với dây hoa cúc, nhằm thể hiện được ý nghĩa cầu phúc cho con người luôn sống trong sự hoà hợp bình yên. Điều đáng tiếc thời gian và chiến tranh đã tàn phá đi rất nhiều những sản phẩm nghê thuật quý giá. 8 H×nh 1 - a. Lo¹i 16 c¸nh trªn g¹ch Các hoạ tiết hoa sen chỉ được tìm thấy phần lớn trong tổng thể kiến trúc của một số chùa còn tương đối nguyên vẹn, như hoa sen chạm gỗ ở chùa Bối Khê (Hà Tây), Chùa Thái Lạc (Hưng Yên). Bệ đá hoa sen vẫn luôn là loại hình nghệ thuật luôn được nhân dân ta ưa chuộng, Cuối thời Trần một số bệ đá hoa sen có ghi niên đại như ở chùa Hương Trai (Hà Tây), chùa Quế Hương(Hà Tây) và một số bệ không ghi niên đại như ở chùa Hào Xá, chùa Thầy, chùa Thanh Sam. Đó là những khối hộp chữ nhật đồ sộ làm bệ chung cho các tượng Tam thế, được đặt ở phần chính diện nơi tôn nghiêm nhất trong chùa. Bố cục chung của bệ gồm ba phần: phần trên vẫn là đoá sen nở xoè cánh, giữa là chỗ trang trí bốn con chim thần to khoẻ ngự ở bốn góc, bốn mặt thì chạm rồng, mây và hình ảnh hoa sen lại được trang trí thêm ở đây, phần cuối cùng của bệ đá là đế cũng được chạm khá công phu và trau chuốt. Tất cả các hoạ tiết hoa sen trang trí thời Trần đều toát lên một vẻ đẹp hiện thực, chắc khoẻ, hợp với mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội, hình tượng hoa sen đã dần dần trở thành vẻ đẹp văn hoá đặc thù của dân tộc ta. Chất hào hoa vương giả nơi cung đình, hay thanh cao huyền bí trong chốn thiền môn vốn thường được thể hiện ở thời Lý thì nay lại rất chân chất bình dị trong đền miếu, đình làng, với các thể loại trang trí khác cũng không cầu kì lắm. Sang thời Lê sơ (1427 - 1527) giai đoạn nàyNho giáo bắt đầu phát triển cực thịnh, vương quyền lấn áp thần quyền, cho nên nền mĩ thuật này chỉ biểu hiện tập trung ở các lăng vua, và hoa sen đã có thêm đất để nảy nở, góp phần tô điểm thêm nét đẹp văn hoá dan gian, điển hình là hoa sen trang trí trên thành bậc của điện Lam Kinh (Lam Sơn – Thanh Hoá). Vào năm 1527 nhà Mạc thay nhà Lê chấm dứt thời hoàng kim của Nho giáo, tư tưởng mọi người thoáng đạt hơn, xu hướng trước kia nay được phát triển, một số mô - típ hoa văn ở thời Trần đã vắng bóng vào thời Lê thì nay lại xuất hiện, như ở bệ đá chùa Mễ Sở (Hải Hưng), hình chim phượng cổ cao như đang nhảy múa trên nền dây leo có hoa sen nở. Rõ nét, sắc sảo hơn là mô - típ hoa sen chạm khắc ở chùa Hoa Yên (Quảng Ninh), chùa Thiên Phúc (HảI Dương). Vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVII những đề tài sinh hoạt dân gian bắt đầu xuất hiện trong các đình, đền. Lúc này hình ảnh hoa sen lại hiện diện dưới dáng dấp mộc mạc, bình dị, gần gũi với cuộc sống làng quê.Dù ở chùa hay ở đình hoa sen đều mang mét ý nghĩa tích cực, cao đẹp, nếu có khác chăng là những cánh sen trang trí ở chốn thiền môn đem đến cho chóng ta một cảm giác thiêng liêng, huyền bí hơn, còn hoa sen trang trí ở đình lại nổi bật đường nét mang tính thôn dã, hiền hoà, rất đỗi thân thương. Bức “Tắm đầm sen” chạm gỗ ở Đông Viên, Hà Tây và tác phẩm “Hoa sen chim cá” ở đền vua Lê là một minh chứng. Dẫu chỉ là những đường nét chạm nổi chắc khoẻ mang tính hiện thực thô sơ, song đủ đánh động vào lòng người một cách hào hứng, vui tươi trong sinh hoạt thường ngày dưói làng quê.Đầu thế kỉ thứ XIX, do ảnh hưởng văn hoá phương Tây nên trong các ngành mĩ thuật truyền thống đã hiện diện thêm một số hoạ tiết hoa văn hào 9 nhoáng mới lạ. Vào cuối nhà Nguyễn những nét chạm khắc dân gian lại bắt đầu phát huy cùng với sự dung hoà giữa Phật giáo và Đạo giáo, từ đây chúng ta bắt đầu phát hiện thêm nhiều kiểu mẫu mới, như những hình ảnh se loan, giá phượng, vui chín ngà, sư tử, lẫn trong ván in vẫn còn nét thẩm mĩ dân gian sâu sắc. Và mô - típ hoa sen vẫn là một trong những đồ án trang trí khá quan trọng mang đậm sắc màu văn hoá dân gian. Ngày nay, vì yêu cầu của đời sống công ngiệp, thế nên phong cách và kiểu dáng trong trang trí mĩ thuật có phần biến đổi tân tiến hơn, đường nét và bỗ cục khoa học hơn nhưng vẫn giữ được tốt chất tao nhã, dản dị, cổ kính của người xưa để lại. Tháp “Cửu phẩm liên hoa” (hoa sen chín phẩm) ở chùa Cổ Lễ (Nam Hà) xây dựng năm 1926 là một ngôi tháp đẹp, hoa văn hoa sen trang ở trường Thiền Viện Vạn Hạnh – Học Viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Thiên Ân… trông thật hoàn hảo, là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật xưa và nay. Tuy nhiên khách quan mà nói thì trong thời đại công nghiệp, hầu như tất cả các công trình kiến trúc nhà cửa, chùa đền….đều được xây dựng bằng xi măng cốt thép, các hoa văn trang trí cũng đồng chất như vậy, nên có phần hạn chế về mặt thể hiện. Chất liệu xi măng đã tạo cho chóng ta một cảm giác hơi bị khô khan, thiếu đi sự mềm mại. Hơn nữa một số mô - típ hoa sen trang trí ở phần lan can hay phong gió của chùa, phần lớn được đổ khuôn sẵn, công đoạn làm nguội thì có khi không được kĩ càng lắm, các đồ án hoa văn thiếu đi sự đầu tư sáng tạo, có lẽ do yêu cầu hay tầm nhìn còn hạn chế mà chúng ta đã quên rằng: hoa văn trang trí là một trong những bộ phận thiết yếu làm tăng thêm vẻ mỹ quan và khẳng địng giá trị văn hoá con người.Như vậy hoa văn hoa sen trong trang trí là hiện thân của cái đẹp, cái thầm mĩ, đó là kết quả của sự dung hoà đồng điệu giữa tinh thần Phật giáo và tinh thần dân tộc Việt Nam. Nó thực sự bổ Ých thiết thực cho cuộc đời, là một nét đẹp văn hoá truyền thống, sinh động, hài hoà, luôn có mặt và gần gũi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.Chương 2: Hoa văn hoa sen qua các triều đại nửa đầu thời kì Phong kiến ở Việt NamNhư đã nói ở những phần trên ở Việt Nam, đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình, hầu như ở thời nào cũng được các nghệ nhân thể hiện trong các đồ án trang trí của nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hoá của cộng đồng. Sen được khai thác, phản ánh dưới nhiều góc độ bố cục khác nhau, xuất hiện hằng xuyên theo chiều dai của lịc sử dân tộc qua những công trình kiến trúc cổ.2.1 Hoa sen trong mĩ thuật thời Đinh – Tiền Lê Cho đến nay vết tích văn hoá vật chất của thời Đinh – Lê hiện nay chóng ta chưa phát hiện được gì nhiều ngoài một số đất nung tai khu vực đền vua Đinh và đền vua Lê. ở đây các nhà khảo cổ học đã tìm thấy vết tích của các lớp nền nhà mà có lẽ xưa kia thuộc cung điện của triều đình, trong đó chủ yếu là các viên gạch lát nên cỡ lớn. Trang trí trên các viên gạch này ngoài đề tài chim phượng còn có đề tài về hoa sen. Đồ án về các hoa sen ở đây gồm 4 loại. 2.1.1 Loại hoa văn hoa sen 16 cánh (Hình 1 - a) 10 [...]... cú tờn l Lng Sen, v cú l hoa sen p nht khi c vớ vi hỡnh tng Bỏc H, ngi cha gi dõn tc, v lónh t kớnh yờu ca chỳng ta: 19 "Thỏp Mi p nht bụng sen Vit Nam p nht cú tờn Bỏc H" 3.2 Hỡnh tng hoa sen trong m thut 3.2.1 hoa sen trong iờu khc 3.2.2 Hoa sen trong kin trỳc 3.2.3 Hoa sen trong hi ho 3.3 Hoa sen trong vn hoỏ m thc Vit Nam: T nh hng ca hoa sen trong i sng tinh thn m ngi dõn Vit Nam ó a sen lờn nh... Loại đầu ống ngói khụng cú ht sen 4 loi ỏn hoa sen trờn l nhng ỏn khỏ p, chng t tuy cỏc thi inh - Tin Lờ ngn ngi nhng cng ó sỏng to ra nhng sn phm cú du n c trng trong lch s m thut nc nh 2.2 Hoa vn hoa sen thi Lý ừy l thi k m Pht gio pht trin mnh, c coi nh quc giỏo, nờn hoa sen c ng dung rt nhiu Ngi ta lm cỏc i hoa sen , cỏc b tng pht bng hoa sen, cỏc kin trỳc hỡnh hoa sen Trong ngh thut trang trớ, hoa. .. ó l rng v mt s hoa sen, lỏ sen ni lờn mt nc Hoa sen gm mt bỳp sen cha n, cỏc cỏnh sen vn xp bú li Cũn mt hoa khỏc thỡ ó sp tn gng sen l hn v ch cũn mt vi cỏnh hoa sen na m thụi Cựng vi hoa sen cú c lỏ sen Lỏ sen õy cng b cc theo kiu nghiờng hi chch, thy rừ c cung lỏ Cũn phớa trờn lỏ cng un ln súng C hoa sen v lỏ sen u rt gn gi vi hỡnh nh lỏ sen, hoa sen tht m chỳng ta gp ngoi i, t kiu cỏch cho n... Bo tng Lch s H Ni, hoa sen li b cc thnh hoa dõy un ln cong trũn u C mi ụ trng l mt hoa sen, b cc theo li nhn nghing, cỏnh hoa ra hai phớa nh cỏc gm hoa nừu khc Dừy hoa ny cú nhiu lỏ, cú lỏ nh mt cỏnh sen, cú lỏ li ging lỏ ca hoa cỳc trụng rt sinh ng 2.4 Hoa vn hoa sen thi Lờ s Thi Lờ s o pht b hn ch, cỏc chựa thỏp khụng phỏt trin nhiu nhng hoa sen vn l loi ti c chỳ ý nhiu Hoa sen khụng nhng c trang... Cỏc hoa sen õy c th hin theo li nhỡn nghiờng, trang trớ mt trong ca lũng bỏt Cung hoa quay vo tõm vũng trũng ca long bỏt, c mt bụng sen li cú mt bụng cỳc Chỳng hon ton c lp vi nhau Tng cng cú 3 hoa sen v 3 hoa cúc Hoa sen õy gm nhiu cỏnh cha n, ụm kớn ly gng sen v hai cỏnh ngoi cựng n rng ra hai phớa B cc ca cỏc hoa sen õy trit tuõn th s cõn xng ng i khụng nhng trong ton b ỏn m ngay c trong tng hoa. .. trong tng hoa một 2.3 Hoa vn hoa sen thi Trn Sang thi Trn, hoa sen vn tip tc cú mt trờn cỏc ỏn trang trớ ca cỏc kin trỳc v hin vt Nhng ỏn chỳng ta thy cú thi Lý , sang thi Trn vn c cỏc ngh nhõn khai thỏc nh hoa sen chõn ct, hoa sen cỏc vt thiờngỏng chú ý l trờn mt s gm hoa nõu thi k ny xut hin cỏc ỏn hoa sen v cú phong cỏch sinh ng 14 i Sen th k 11-12 2.3.1 Loi ỏn hỡnh hoa sen chõn ct Loi ỏn... bụng hoa sen Hoa sen õy ó c cỏch iu cao Cỏc cỏnh sen th hin nh cỏc du ngoc, tng ụi ng i nhau, theo li nhỡn nghiờng, n gin v rnh mch Mi bụng hoa ch cú 6 cỏnh sen v mt chỳt nhy hng trờn dim b tng ỏy ca thỏp t nung ng Minh cng thy cú hoa sen un ln trong khung hoa dõy hỡnh sin rt p nhng hoa sen õy gm nhiu lp cỏnh sen chen chúc nhau thnh mt khi ni cm nh nhng phự iờu ch khụng cũn l hoa vn na 2.3.5 ỏn hoa. .. sang (uyờn ng), xa l (cỏ hoỏ rng) li xut hin nhng lỏ sen, hoa sen rt thc nh v cú trong cuc i, phi chng tỏc gi mun gn nhng c m trờn kia vi i thc nuụi cho mỡnh mt nim tin no ú vo tng lai Chng 3: Hỡnh tng hoa sen trong vn hoỏ Vit Nam 3.1 Hỡnh tng hoa sen trong vn hc ngh thut Khi núi n Sen, L ngi Vit Nam chc hn ai cng thuc cõu ca dao: "Trong m gỡ p bng sen Lỏ xanh bụng trng li chen nh vng Nh vng bụng trng... ỏn hoa sen trờn bc n Nam Giao (Hỡnh 3.k) Nu nh hoa sen trờn cỏc thnh bc in Kớnh Thiờn, in Lam Kinh v Vn Hình 3.k - Thành bậc Đàn Nam Giao Miu H Ni, ó i vo cỏch iu cao, thỡ riờng thnh bc n Nam Giao (H Ni) ta li gp mt phong cỏch gn gi vi hin thc Tỏc gi chm m sen vi nhiu lp súng xỏo ng, cú ụi chim uyờn ng ang ựa dn, cú hai con cỏ ang hoa rng: uụi vn l cỏ, u ó l rng v mt s hoa sen, lỏ sen ni lờn mt nc Hoa. .. Tuy cỏch iu khỏ cao nhng ỏn hoa vn hoa sen ny cú b cc thuc loi p nht Nú va cõn i li va n gin trong ng nột m vn mụ t c cỏc dỏng v riờng ca hoa sen 2.2.4 Loi ỏn hoa sen trờn gm men ngc (Hỡnh 2.e) õy l ỏn hoa vn hoa sen trang trớ trong lũng mt chic bỏt men ngc, hin vt c trng by ti Bo tng Lch s H Ni Bỏt vo loi nh, cú mu men ng hi sang mu vng nõu sm Ngh nhõn gm khc chỡm hỡnh hoa vn xng t, sau ú trỏng men . Hoa văn hoa Sen trong Mĩ thuật nửa đầu thời kì Phong kiến ở Việt Nam a. PHầN Mở ĐầU 1. LÝ do chọn đề tài Đối với người Việt, hoa Sen luôn có vị trí và vai trò đặc biệt cả về tinh thần và văn. luận Nội dung của tiểu luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoa văn hoa sen và sự phát triển hoa văn hoa sen Chương 2: Hoa văn hoa sen qua các triều đại nửa đầu thời kì Phong kiến ở. bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ" 3.2. Hình tượng hoa sen trong mĩ thuật 3.2.1 hoa sen trong điêu khắc 3.2.2 Hoa sen trong kiến trúc 3.2.3 Hoa sen trong hội hoạ 3.3 Hoa sen trong văn

Ngày đăng: 23/04/2015, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w