1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua xe ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Á Châu

46 675 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 349,5 KB

Nội dung

Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua xe ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Á Châu bao gồm: lý luận chung về hoạt động cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân; thực trạng cho vay mua ô tô tại ngân hàng ACB; giải pháp mở rộng cho vay mua ô tô tại ngân hàng ACB

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua xe

ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân

Hàng TMCP Á Châu

Giáo viên hướng dẫn : Pgs Ts Trương Thị Hồng Sinh viên thực hiện : Võ Phương Diệu

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ̀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA KHCN 6

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY MUA ÔTÔ PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG ĐỐI VỚI KHCN TẠI ACB 18

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP Á CHÂU 18

2.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHCN 22

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG ĐỐI VỚI KHCN 25

2.4 ĐÁNH GIÁ VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHCN .26

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHCN TẠI ACB.32 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ CỦA ACB TRONG THỜI GIAN TỚI 32

3.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM 33

3.3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI ACB 34

3.4 Kiến nghị 39

KẾT LUẬN 45

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế nước ta những năm gần đây khá phát triển Hoạt động của ngànhngân hàng là một trong những ngành có đóng góp đáng kể Trong đó, tín dụng ngânhàng là bộ phận quan trọng đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế trêncác lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Trong điều kiện hiện nay, việc nângcao chất lượng và hiệu quả của sử dụng vốn, của nghiệp vụ tín dụng là điều không thểthiếu nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của mỗi ngân hàng

Ngày nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao,cùng với đó là sự tăng trưởng không ngừng của nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, nhu cầu đilại của người dân cả nước Trên thị trường hiện nay, nhu cầu mua xe ô tô và vay vốn đểmua xe ô tô khá lớn Bên cạnh đó, thị trường xe ô tô đang nóng dần trở lại với vô sốcác mẫu mã xe phong phú, với nhiều mức giá cả khác nhau, cả từ nguồn nhập khẩu lẫnsản xuất trong nước, càng thúc đẩy người tiêu dùng muốn được nhanh chóng sở hữumột chiếc ô tô như mong ước, cho bản thân hay cho cả gia đình Trước tình hình đó,nhu cầu sản phẩm cho vay mua ô tô phải được đáp ứng sao cho phù hợp hơn với nhucầu hiện tại của khách hàng là hết sức cần thiết Điều này cũng chứng tỏ sự nhanhnhạy, đáp ứng kịp thời những thay đổi liên tục của thị trường cũng như nhu cầu vayvốn để mua ô tô ngày càng lớn từ các khách hàng cá nhân và khách hàng doanhnghiệp

Khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 7/11/2006 giảm hàng rào thuế quan đối vớicác mặt hàng, đặc biệt là ôtô được nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều Qua quátrình tìm hiểu em thấy nhu cầu mua ôtô ngày càng tăng và Ngân hàng tham gia vào lĩnhvực này để hỗ trợ các khách hàng khi họ có nhu cầu vay mua ôtô mà chưa đủ vốn, hoạtđộng này làm tăng tiện ích cho khách hàng và mang lại cho nền kinh tế một sự pháttriển nhất định.Vì vậy em chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua xe ô

tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Á Châu” Đây là một trong nhữngsản phẩm của hoạt động tín dụng tiêu dùng nên nghiên cứu vấn đề này giúp em hiểu rõhơn về hoạt động tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài: Nếu như người ta thường nói, ngân hàng là doanh

nghiệp của mọi doanh nghiệp, là mạch máu của nền kinh tế, là trung tâm giao lưu củamuôn vàn hệ thống pháp luật, là lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và phức tạp, thì tín dụng

cá nhân là một bộ phận quan trọng làm nên ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng TMCP

Để phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập, hoạt động kinh doanh của các ngânhàng TMCP ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang dần hình thành nên xu hướngkinh doanh chính bao gồm:

- Từng bước nâng cao năng lực tài chính

- Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán

lẻ dựa trên nền tảng công nghệ cao

- Xây dựng chiến lược hướng tới khách hàng

- Phát triển mạng lưới và các kênh phân phối

Điểm nổi bật trong xu hướng kinh doanh của hầu hết các NHTM hiện nay làhoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ Đối tượng khách hàng bán lẻ mà các NHTMnhắm đến là nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập từ trung bình ổn định trở lên và cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ Tạm thời bỏ qua đối tượng khách hàng doanh nghiệp do nằmngoài giới hạn nghiên cứu của đề tài, nhóm khách hàng cá nhân được xem là một thànhphần cơ bản trong xu hướng kinh doanh bán lẻ của các NHTM hiện nay

Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm KHCN thườngchiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với KHDN, việc phân tích và thẩmđịnh đối với KHCN cũng tương đối đơn giản, vì vậy các NHTM thường đặt nặng vấn

đề quản trị hiệu quả tín dụng đối với nghiệp vụ dành cho KHDN nhiều hơn Tuy nhiên,khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với NH của các KHCN ngày càng gia tăngthì việc quan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng KHCN là yêu cầu tấtyếu trong chiến lược cạnh tranh của các NHTM, phù hợp với xu hướng kinh doanhNHBL Nhìn vào tình hình hoạt động cho vay của các TCTD tiêu biểu là của cácNHTM trong thời gian qua, ta thấy có những kết quả bước đầu đáng khích lệ, tuy nhiên

nó cũng còn nhiều mặt tồn tại cần giải quyết và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt độngcủa công tác này Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụngân hàng đối với KHCN nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan

Trang 5

tâm đặc biệt của các nhà quản trị NHTM Sở dĩ như vậy vì hoạt động cho vay luôn làhoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho NHTM và đồng thời cũng là hoạtđộng gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất Trên cơ sở lý luận học được tại trường vàkinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại Ngân Hàng TMCP Á Châu– PGD Chợ Đầm tôi tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài : “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua xe ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Á Châu”.

2 Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu hoạt động tín dụng cho vay mua xe ô tô và

hiệu quả của nguồn vốn ngân hàng, từ đó rút ra nhận xét và kiến nghị góp phần nângcao hiệu quả hoạt động tín dụng này

3 Đối tượng nghiên cứu: Xuất phát từ mục tiêu của đề tài, đề tài chọn đối

tượng nghiên cứu không phải tất cả các chủ thể trong quan hệ cho vay với ngân hàng

mà chỉ tập trung vào đối tượng cụ thể là KHCN Mặt khác cũng chỉ đề cập đến hoạtđộng cho vay đối với đối tượng này

4 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng của

NHTM nói chung, thực trạng cho vay mua ôtô đối với KHCN của ACB và những giảipháp mở rộng cho vay mua ôtô

5 Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp

biện chứng và lôgic khái quát tổng quan, phân tích luận giải vấn đề, đồng thời sử dụngphương pháp phân tích thống kê hoạt động kinh tế để phân tích lý luận và luận giảithực tiễn Đặc biệt sử dụng phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh khái quát và tổnghợp, sử dụng chỉ số thống kê để phân tích

6 Kết cấu của đề tài:

Chuyên đề này bố cục gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ sở về hoạt động cho vay tiêu dùng của KHCN.

Chương 2: Thực trạng về hoạt động cho vay mua ôtô đối với khách hàng cá nhân tại ACB.

Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua ôtô đối với khách hàng cá nhân tại ACB.

Trang 6

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ̀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

TIÊU DÙNG CỦA KHCN.

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cho vay tiêu dùng

Hoạt động kinh tế́ bắt đầu trên thế giới này từ khi có con người Ý thức cơ bảnđầu tiên của mọi sinh vật là ý thức về sự sống và cái chết Một cách rất bản năng, conngười thời cổ hiểu rằng, để tồn tại, người ta phải hoạt động để kiếm cái ăn, cái uống

Dù sống đơn bộ hay sống bầy đàn, điều trước tiên người ta phải làm là tránh sự đe dọacủa cái chết Trong các đe dọa bị cái chết tước đoạt như đói khát, kẻ thù, thú dữ, tậtbệnh, thiên tai , thì đói và khát là loại đe dọa thường xuyên nhất Và để thoát khỏi sự

đe dọa này người ta phải làm việc Ngày nay chúng ta gọi những công việc hoặc nhữnghoạt động nhằm tạo ra nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống, cho sinh hoạt và phát triển làhoạt động kinh tế

Vào thuở bình sinh của nhân loại, hoạt động kinh tế diễn ra trong từng cá nhânhoặc từng nhóm nhỏ của gia đình, ở đó sản phẩm được dùng chung và số thừa được cấtgiữ Mỗi người, hoặc mỗi nhóm tự tạo ra mọi thử mà mình cẩn Sản phẩm thừa hoặcđược dự trữ hoặc đem cho Hầu như không có trao đổi Đây là chế độ tự cung tự cấpkiểu cá nhân hoặc gia đình, khi con người còn sống trong hang, chưa có chữ viết vàthậm chí chưa có ngôn ngữ

Chính sự phình to của dân số đã đẻ ra nhu cầu sống cộng đồng Với dân số ngàycàng đông và kiếm ăn trở nên khó khăn hơn, người ta bắt đầu ý thức rằng ngoài sự chết

do đói và khát mang đến, kẻ thù và những thiên tai cũng là những mối đe dọa khôngkém nguy hiểm Để thoát khỏi sự đe dọa này, sống chung với nhau là điều tốt vì nhiềungười đoàn kết nhau bao giờ cũng bảo vệ mình và mọi người tốt hơn trường hợp mỗingười sống một cách riêng rẽ Cộng đồng ra đời trên nền tảng đó và bắt đầu phát triển.Cuộc sống mới với những quan hệ khác, sinh hoạt khác ngoài thói quen cá nhân, làmxuất hiện các loại nhu cầu mới: thống nhất về tiếng nói, chữ viết Đồng thời quan hệlẫn nhau trong cộng đồng đã tạo ra sự thông cảm, giảm bớt nghi kỵ, thù hằn và thói

Trang 7

quen cô lập sinh hoạt Ăn chung, làm chung dẫn đến việc người ta bắt đầu dùng của dư

để cho những người cùng sống vay, hoặc dùng nó để trao đổi cái khác mà họ không có

Hoạt động trao đổi bắt đầu, chấm dứt cuộc sống tự cung tự cấp cá nhân Vàothời gian thứ nhất, trao đổi bó hẹp trong khuôn khổ cộng đồng và nhỏ bé, chủ yếu trêncác sản phẩm thừa và không hề có những cá nhân hay nhóm chuyên làm công việc này

Sự bành trướng của cộng đồng thành xã hội là động lực chính chuyển hóa quá trìnhtrao đổi (mà David Hume gọi là trao đổi thiện chí) này thành một loại hình thương mại.Khi cộng đồng còn nhỏ, người ta chung sống với nhau dựa vào nhu cầu bảo vệ, niềmtin và sự kính trọng Trong cộng đồng, người lớn tuổi nhất đương nhiên trở thành lãnhđạo vì kinh nghiệm sống, hiểu biết thiên nhiên và con cháu đông đảo của ông tạo nên.Khi cộng đồng ngày càng bành trướng, mối dây huyết thống và niềm tin lẫn nhaukhông còn đủ sức kiềm tỏa con người biết kính trọng và tôn phục người khác, do cóquá nhiều nguồn gốc người và thành phần người khác nhau Nhu cầu cấp bách để cộngdồng được tồn tại là phải có những ràng buộc nhất định để các cá nhân không đượcxâm hại đến quyền lợi người khác, không được làm điều gì xấu cho cá nhân khác vàcộng đồng, không được làm rạn nứt niềm tin và sự đoàn kết của cộng đồng Các ước lệbắt đầu phát sinh thế dần chỗ của niềm tin, sự tự giác và đạo đức cá nhân Cộng đồngcàng lớn, các ước lệ càng được chi tiết hóa và cụ thể hóa thành thưởng và phạt Đồngthời nhu cầu có người lãnh đạo thống nhất để duy trì các ước lệ cũng được biểu hiện.Khi vai trò lãnh đạo bắt đầu có, để phục vụ cho công việc chung, lãnh đạo cần có ngườigiúp việc và phương tiện Pháp luật và các thiết chế xã hội khác bắt đầu phát sinh từ

đó Xã hội càng phát triển, guồng máy tổ chức của nó càng trở nên cụ thể và phức tạp.Nhu cầu trao đổi ngày càng lớn khi quá trình chuyên môn trở nên chi tiết hơn

Vì mỗi người không thể tự tồn tại được với duy nhất loại sản phẩm do mình làm

ra, mà cần phải có một số sản phẩm khác do các cá nhân còn lại tạo thành, mọi ngườiphải trao đổi sản phẩm cho nhau để cùng tồn tại một cách đầy đủ hơn và tốt hơn Quátrình trao đổi trở nên tinh vi dần với việc bắt đầu hình thành giai cấp trong xã hội Đã

có sự xuất hiện của một số cá nhân trong cộng đồng chuyên đi làm công việc trao đổisản phẩm của người này cho người khác, mà ngày nay chúng ta gọi là buôn bán.Ở một

số vùng, tổ chức xã hội chưa phát triển, chưa có phân công lao động và chuyên môn

Trang 8

hóa, con người hầu như vẫn tồn tại theo kiểu tự cung tự cấp là chính và trao đổi nếu có,cũng chỉ là loại trao đổi thiện chí theo cách nói của David Hume Trong những cộngđồng phát triển trước nói trên, buôn bán và sản xuất được giải quyết trực tiếp qua hìnhthức lấy hàng hóa trao đổi hàng hóa hay “Barter” Mấu chốt cơ bản để hoạt động Hàngđổi hàng hay Barter được tiến hành, là phải có sự trùng lắp nhau về nhu cầu giữa haitác nhâu hay hai người muốn trao đổi (Double Coincidence of Wants).

Nghiên cứu những chứng tích xa xưa nhất trong các trường ca và sử thi nhưIliade và Odyssée của Homere hay sử thi Bhagavad Gita của Ấn độ, chỉ thấy có 1 sốlượng rất ít sự tồn tại của tình trạng, mà ngày nay chúng ta gọi là cho vay lấy lãi trongmột vài nhóm người Chủ yếu là cho vay và trả bằng sản vật Vàng bạc hay một số kimloại khác đã được biết đến Tuy nhiên lúc này cộng đồng chưa xem là của cải

Đến giai đoạn khoảng 3500 năm trước Công nguyên, đã có một vài cộng đồng

sử dụng các loại phương tiện trung gian trao đổi tuy mức độ phổ biến chưa rộng Từthời gian này cho đến 1800 năm trước Công nguyên, tư liệu cho biết đã có một vài hoạtđộng mang tính chất khá tương tư như tín dụng ngân hàng thời nay Tín dụng tiêu dùng

ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Đây là một hình thức khá phổbiến hiện nay đặc biệt là ở môt số nước phát triển trên thế giới Tuy nhiên hình thứcnày còn khá mới mẻ ở Việt Nam Chúng ta đã quen với việc mua hàng hóa tiêu dùng

có giá trị từ vài triệu lên đến vài trăm triệu được trả trực tiếp bằng tiền mặt nhưng việcnày là rất hiếm hoi ở nước ngoài Bởi vì ở nước ngoài việc thanh toán hầu hết đượcthực hiện thông qua hệ thống ngân hàng

Để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng (muasắm hàng hóa) của mình, các ngân hàng sẽ cho vay tiêu dùng bằng tiền hay hàng hóa.Người được hưởng tín dụng tiêu dùng không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản nào

mà chỉ cần chứng minh được thu nhập Người vay tín dụng sẽ phải trả một phần gốc vàlãi hàng tháng Hạn mức tín dụng căn cứ vào thu nhập bình quân của người đó Thờihạn của tín dụng tiêu dùng từ 1 năm đến 5 năm

Trang 9

1.1.2 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng Cho vay tiêudùng là một khái niệm chỉ mối quan hệ về kinh tế trong đó ngân hàng chuyển chokhách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) với những điều kiện mà hai bên đãthỏa thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ cókhả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn

1.1.3 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng

 Đặc điểm về đối tượng cho vay tiêu dùng

Nhu cầu vay tiêu dùng là khá phổ biến do đối tượng của loại hình cho vay này làmọi cá nhân trong xã hội từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhậptrung bình và thấp với nhiều nhu cầu phong phú và đa dạng

 Đặc điểm về mục đích cho vay tiêu dùng

Nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình không phải xuất phát

từ mục đích kinh doanh Nhu cầu đó có thể xuất phát từ việc: mua nhà, sửa chữa nhà,xây dựng, mua sắm phương tiện, đồ dùng, hay các nhu cầu du lịch, học hành hoặc giảitrí

 Đặc điểm về nhu cầu và quy mô cho vay tiêu dùng

Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phải phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế,bên cạnh đó còn phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập và trình độ học vấn Khi nềnkinh tế thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùnglại càng cao Những người có thu nhập khá và tương đối đều sẽ tìm tới cho vay tiêudùng bởi họ có khả năng trả được nợ

Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn

 Đặc điểm về rủi ro của cho vay tiêu dùng

Các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao vì bên cạnh sự ảnh hưởng củacác yếu tố khách quan như môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội nó còn phải chịu tácđộng của những nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân khách hàng

Trong cuộc sống, chúng ta không thể lường trước được hết hậu quả do nhữngrủi ro khách quan như suy thoái kinh tế, mất mùa, thiên tai… Đặc biệt, hoạt động cho

Trang 10

vay tiêu dùng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, nhất là khi nền kinh tế rơi vào tình trạngsuy thoái Khi đó, người tiêu dùng sẽ không thấy tin tưởng vào tương lai và cùng vớinhững lo lắng về nguy cơ thất nghiệp, họ sẽ hạn chế việc vay mượn từ ngân hàng.

Ngoài ra, cho vay tiêu dùng còn chịu một số rủi ro chủ quan như tình trạng sứckhoẻ, khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình…Điều đó tạo nên rủi ro lớn cho ngânhàng, hơn nữa thông tin tài chính của đối tượng này rất khó đầy đủ và chính xác hoàntoàn Mặt khác yếu tố đạo đức của cá nhân người tiêu dùng cũng là nhân tố tác độngtrực tiếp vào việc trả nợ cho ngân hàng, hay số lượng các khoản vay tiêu dùng là rất lớntrong khi đó số lượng CBTD ngân hàng lại có hạn cũng sẽ tạo nên rủi ro cho ngânhàng

 Đặc điểm về lãi suất cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro rất cao vì người vay có thể bị chết, ốm hoặc bị mấtviệc, ngân hàng sẽ khó thu được nợ Một số khoản cho vay với thời hạn dài Do hoạtđộng cho vay trả góp có độ rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất caonhất trong khung lãi suất của ngân hàng

 Đặc điểm về nguồn trả nợ của các khoản cho vay tiêu dùng

Khách hàng trích nguồn thu nhập từ lương, thu nhập từ hoạt động kinh doanh củamình (không phải là từ kết quả sử dụng những khoản vay đó)

1.1.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng

- Tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập

và phân tán rủi ro cho ngân hàng

 Đối với khách hàng

- Được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và đặc biệt là đối với cáckhoản chi tiêu có tính cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế

Trang 11

- Đối với thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, tín dụng tiêu dùng giúp họ có đượcmột cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết,tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái

Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì cho vay tiêu dùng rất tai hại vì nó có thể làm chongười đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêutrong tương lai

 Lợi ích đối với kinh tế – xã hội

Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hoá dịch vụ trongnước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuynhiên, nếu không được dùng đúng như vậy thì có thể làm giảm khả năng tiết kiệmtrong nước

- Thứ nhất, đối với doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai vềhiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượngngày càng lớn Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phânphối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinhtế

- Thứ hai, cho vay tiêu dùng thúc đẩy thành phần tiêu dùng và do đó gia tăngcầu trong nước, trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội, hạn chế sự phụ thuộc vào cầunước ngoài, do đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững hơn

- Thứ ba, góp phần xoá bỏ vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp – tiết kiệm ít – sảnlượng thấp

- Thứ tư, cho vay tiêu dùng thúc đầy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và từ đólàm tăng thu nhập, tạo khả năng tiết kiệm, mở rộng cơ hội huy động vốn và phát triểncác dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng

1.1.5 Các hình thức cho vay tiêu dùng

1.1.5.1 Căn cứ theo mục đích vay

 Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortgage Loan): Là loại cho vay nhằm tàitrợ cho nhu cầu mua sắm xây dựng hoặc cải tạo nhà cửa của khách hàng

là cá nhân hay hộ gia đình

Trang 12

 Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Nonresidential Loan): Là loại cho vay tài trợ choviệc trang trải các khoản chi phí mua sắm xe cộ,đồ dùng gia đình, chi phí họchành…

1.1.5.2 Căn cứ theo phương thức hoàn trả

 Cho vay trả góp (Installment Consumer Loan):

Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ gốc và lãi chongân hàng nhiều lần theo kì hạn nhất định trong thời hạn cho vay Phương thức nàythường áp dụng cho các khoản vay không đủ khả năng thanh toán hết 1 lần số nợ vay

Khi cho vay trả góp cần quan tâm tới các vấn đề:

+ Loại tài sản được tài trợ: Thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn nếu tài sảnhình thành từ vốn vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu với họ một cách lâu dài trong tươnglai Do đó, ngân hàng nên tài trợ cho những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền

+ Số tiền phải trả trước: Khi mua tài sản ngân hàng thường yêu cầu khách hàngphải thanh toán trước một phần giá trị tài sản nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng Sốtiền trả trước ít hay nhiều phụ thuộc vào loại tài sản thị trường tiêu thụ về tài sản đóngay sau khi sử dụng

+ Chi phí tài trợ: Chi phí này phải được trang trải được chi phí vốn, rủi ro + Điều khoản thanh toán: Số tiền thanh toán mối kì giá trị của tài sản tàitrợ không được thấp hơn số tiền tài trợ còn lại,kỳ hạn phải thuận lợi cho việc trả nợcủa khách hàng, thời hạn tài trợ không quá dài

+ Số tiền khách hàng phải trả thanh toán cho ngân hàng phải phù hợp với khả năng về thu nhập, hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng

 Cho vay từng lần:

Vay từng lần, hay còn gọi là vay theo món là hình thức vay, theo đó người vay

sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vayxác định Ưu điểm của hình thức này là thủ tục rõ ràng, ngân hàng chủ động trong việccho vay Nhưng nhược điểm là thủ tục rườm rà, doanh nghiệp không linh động trong

Trang 13

việc sử dụng vốn do phải lập hồ sơ cho từng lần vay, chỉ thích hợp với doanh nghiệp cónhu cầu vốn không định kì

 Cho vay theo hạn mức tín dụng:

Vay hạn mức tín dụng: người vay chỉ lập hồ sơ 1 lần cho nhiều khoản vay, ngânhàng cấp cho khách một hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số Đây làhình thức vay tiên tiến, có nhiều ưu điểm, lợi ích cho doanh nghiệp như chủ động vốn,thủ tục đơn giản nhưng không phổ biến ở Việt nam do các doanh nghiệp không cónhu cầu vốn thường xuyên, hành lang pháp lí chưa chặt chẽ dẫn đến việc ngân hàngkhó xử lí trong việc phạt nợ quá hạn vì vậy ngân hàng ít cung cấp dịch vụ này

 Các phương thức cho vay khác:

Tùy theo tình hình thực tế, ngân hàng còn áp dụng các phương thức cho vay sau:

- Cho vay theo dự án đầu tư - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻtín dụng - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng - Cho vay hợp vốn - Cho vaytheo hạn mức thấu chi - Các phương thức cho vay khác

1.1.5.3 Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ

 Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan):

Khái niệm: Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàngmua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụcho người tiêu dùng

Ưu điểm:

+ Cho phép ngân hàng tăng nhanh về dư nợ cho vay tiêu dùng

+ Giúp ngân hàng giảm được chi phí trong cho vay tiêu dùng

+ Là nguồn gốc của việc mở rộng mối quan hệ với khách hàng và các hoạt độngkhác của ngân hàng

+ Trong trường hợp có quan hệ với các công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêu dùnggián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp

Nhược điểm:

Trang 14

+ Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu do

đó có khả năng lừa đảo, giả mạo, xuyên tạc nhiều hơn so với vay trực tiếp

+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịuhàng hóa

+ Kỹ thuật và nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao

 Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan):

Khái niệm: Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đótrực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này

Ưu điểm:

+ Ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của nhân viên tín dụng vì quyết định của nhân viên tín dụng ngân hàng thường có chất lượng cao hơn nhân viêntín dụng của cửa hàng bán lẻ

+ Hoạt động của nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việctạo ra các khoản cho vay có chất lượng cao trong khi nhân viên của công ty bán lẻthường chỉ chú trọng đến việc bán được nhiều hàng Bên cạnh đó tại các điểm bán hàngcác quyết định tín dụng thường đưa ra rất vội vàng

+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp

+ Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng có rất nhiều lợi thế phátsinh có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả hai phía khách hàng lấn ngân hàng

1.1.6 Cho vay khách hàng cá nhân

Trang 15

- Các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng được sử dụng cho việcphân tích thì không chính xác, không rõ ràng và không chắc chắn Điều đó làm cho rủi

ro lớn hơn so với cho vay KHDN

- Có những phương thức cho vay trong đó nguồn trả nợ không gắn liền với mụcđích sử dụng tiền vay, phổ biến là vay hỗ trợ sinh hoạt tiêu dùng cá nhân

 Mục đích:

- Đáp ứng nhu cầu vốn vay để thực hiện các phương án kinh doanh

- Đáp ứng nhu cầu vốn cho sinh hoạt tiêu dùng cùa cá nhân

 Lợi ích:

Đối với Ngân hàng:

- Góp phần đa dạng hóa các sản phẩm cho vay của ngân hàng

- Thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng

- Phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay (khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau, nhu cầu vốn vay đa dạng, phong phú.)

Đối với khách hàng:

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho ản xuất, kinh doanh và tiêu dùng

- Có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn nguồn trả nợ phù hợp với chi phí thấp.Được ngân hàng cung ứng các dịch vụ tiện ích gắn liền với các khoản

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM

 Nhóm các nhân tố vi mô

Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng tới lượng cho vay tiêu dùng Ngânhàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuận tiện giaodịch với khách hàng hay không Uy tín của ngân hàng cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởngtới lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng

Trang 16

Yếu tố góp phần nhỏ tới thành công của cho vay tiều dùng là các chính sách, quyđịnh của ngân hàng Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay cóchu đáo hay không, đó là các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linhhoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định về thờihạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán Thủtục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dàibao lâu, nếu thời gian thẩm định quá dài thì khách hàng sẽ không muốn chờ đợi và tìmtới các ngân hàng khác.

Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng mang tính quyết định thànhcông của cho vay tiêu dùng Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn tốt thì mớithẩm định chính xác khách hàng và dự án vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.Cán bộ tín dụng cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, nhiệt tìnhgiúp đỡ, chi bảo khách hàng các thủ tục cần thiết

Muốn hoạt động cho vay tiêu dùng được nhiều khách hàng biết tới thì ngân hàngcần có chính sách marketing phù hợp Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động thôngtin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của các hoạt động thông tin quảngcáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nói chung cũng như lợi ích,chính sách về cho vay tiêu dùng nói riêng

Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho vay tiêudùng Nếu ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ dấn tới việc giải quyết các thủ tục đượcnhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng và việc quản lý

hồ sơ khách hàng cũng được thuận tiện hơn Bên cạnh vấn đề về công nghệ, ngân hàngcần có các quy định, nội quy làm việc thưởng phạt nghiêm minh, quản lý tốt để tạođộng lực làm việc cho cán bộ nhân viên ngân hàng, tác động đến phong cách làm việccủa nhân viên

Tất cả các nhân tố vi mô nói trên đều là những nhân tố thuộc về nội tại ngân hàng

có tác động tới cho vay tiêu dùng Ngoài những nhân tố đó còn phải kể tới nhân tốkhách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng, đó là đạo đứckhách hàng cũng như rủi ra của hoạt động cho vay tiêu dùng Nếu như khách hàng làngười có đạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt, rủi ra cho vay tiêu dùng thấp thì sẽ kích thích

Trang 17

ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, các quy định cho vay cũng

sẽ không quá khắt khe Ngược lại nếu khách hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn quánhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng

Một ngân hàng muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì cần tính tới tất cảcác nhân tố vĩ mô và vi mô kể trên

 Nhóm nhân tố vĩ mô

Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng như môitrường kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế của nhà nước, sự cạnh tranh giữa các ngânhàng, môi trường pháp lịch sử, yếu tố văn hóa

Trước hết cần phải kể tới đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động Nơi đó làthành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thìnhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà nhữngngười nông dân chỉ quanh năm ngày tháng biết tới ruộng vườn, thậm chí còn khôngbiết tới hoạt động của ngân hàng

Kế đến là các thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu vaytiêu dùng Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủ tiềnmới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắm cộng vớitâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các thủ tục hành chính rườm ra Chính vì thếnhu cầu vay của người dân còn thấp

Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng Nếu nền kinh tếphát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thìhoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạnchế những rắc rối có thể xảy ra

Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giậtkhách hàng thì cho vay tiêu dùng của các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn Các quyđịnh pháp lý của ngân hàng Nhà nước và Chính phủ có thể khuyến khích và cũng cóthể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng Đó là các quy định nhưquy định của NHNN khống chế các NHTM trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có,quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có…

Trang 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY MUA ÔTÔ PHỤC VỤ ĐỜI

SỐNG ĐỐI VỚI KHCN TẠI ACB 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP Á CHÂU

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tàichính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt độngNHTM tại Việt Nam Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đã được thành lập theoGiấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB

do Ủy ban Nhân dân Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACBchính thức đi vào hoạt động

Với tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược cổ đông, nhân viên ACB đồng tâm bám sáttrong suốt hơn 17 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minhrằng đó là các định hướng đúng đối với ACB Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàngkhẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vựcbán lẻ Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:

- Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB Những người sáng lậpACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ mộtnguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và

đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnhtranh, ACB hướng về KHCN và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thậntrọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (chovay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng)

- Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của ViệtNam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa Năm 1997, ACB bắt đầu tiếpcận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hainăm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện Năm 1999,ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệthống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch Năm

2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trongnửa đầu thập niên 2000 Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và

Trang 19

hỗ trợ Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo.Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp HCM) Việctái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lýtheo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng;quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

- Giai đoạn 2001 – 2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thốngcông nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngânhàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giaodịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung Năm 2003, ACB xây dựng hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩntrong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanhtoán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở Năm 2005, ACB và Ngân hàngStandard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành

cổ đông chiến lược của ACB ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đạihóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thếphần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tíchhợp với nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM

- Giai đoạn 2006 đến 2009: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

Hà Nội vào tháng 11/2006 Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạtđộng, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tàichính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nângcấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vàovận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu ACB phát hành 10 triệu

cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng Năm 2008,ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express vềséc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB ACB tăng vốn điều lệ lên6.355 tỷ đồng ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạpchí Euromoney trao tặng tại Hong Kong

- Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồnnhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định

Trang 20

hướng bán hàng Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch Hệ thống chấm điểm tíndụng đối với KHCN và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức Hệthống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai Và lần đầu tiên tại Việt Nam,chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009 ” do 6tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia,Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker).

- Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhấtViệt Nam 2010 từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, TheAsian Banker và Global Finance

2.1.2 Thị phần và khả năng cạnh tranh của ACB

Thị phần tổng tài sản của riêng Ngân hàng ACB so với tổng phương tiện thanhtoán của Ngành ngân hàng đến 30/9/2010 khoảng 7,2% Bên cạnh đó, thị phần tín dụngcủa ACB khoảng 3,87%, tăng 0,33% so với đầu năm và khoảng 0,14% so với cùng kỳnăm trước; và ACB tiếp tục nắm giữ thị phần tín dụng cao hơn so với các ngân hàngđồng đẳng Về huy động tiền gửi khách hàng, thị phần của ACB đến thời điểm30/09/2010 là 6,5%

2.1.3 Mục tiêu chiến lược

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầukhách hàng và hướng tới khách hàng

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảmbảo cho sự tăng trưởng được bền vững

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn

cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chínhvững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh cònchưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam

- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyênnghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệuquả Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống mộtcách xuyên suốt ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa

Trang 21

- Chiến lược tăng trưởng ngang:

+ Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động

+ Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược

+ Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập

- Chiến lược đa dạng hóa

2.1.4 Vị thế hiện tại và mục tiêu nhắm đến của ACB đến 2010-2015

ACB đang có vị trí dẫn đầu trong khối các NHTMCP, hiện nay ACB là ngânhàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành, có tổng tài sản lớn nhất trong khốiNHTMCP và thứ 5 trong ngành (sau 4 NHTMNN)

Mục tiêu của ACB là tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong khối NHTMCP trong suốt

5 năm tiếp theo ở các chỉ tiêu: tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với tốc độ tăngtrưởng bình quân của ngành), chỉ số tài chính (duy trì ở mức an toàn cao, trong đó ROEcần đạt 25% đến 30%), chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, cácchỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chấtlượng dịch vụ tốt ACB sẽ tiếp tục là NHTMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất trongkhối NHTMCP và dần rút ngắn khoảng cách đối với các NHTMNN Nếu cácNHTMNN tiếp tục tăng trưởng bình quân như các năm vừa qua và ACB duy trì tốc độtăng trưởng cao gấp 1,6 lần tốc độ tăng trưởng chung của ngành (tốc độ tăng trưởngtổng tài sản của ngành ngân hàng Việt Nam 2010-2015 dự kiến khoảng 22%), thì sauđến năm 2015 ACB có thể trở thành đuổi kịp một NHTMNN về quy mô Tăng trưởngbền vững, mà trước hết là nguồn vốn huy động, là mục tiêu quan trọng nhất trong vòng

5 năm tới của ACB

Tăng trưởng đối với ACB là nắm bắt thị phần mục tiêu bao gồm dân cư, cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các thành phần kinh tế này có tiềm năng thu nhập vàtăng trưởng cao nhất và sẽ ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc tăngtrưởng kinh tế Dự kiến tới năm 2015 tổng tài sản của ACB sẽ đạt 34.5 tỷ USD (với tỷgiá bình quân năm 2015 dự kiến là 24.887) Tổng tài sản của ACB khi đó đòi hỏi mộtnguồn vốn tối thiểu (để đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR = 8%) đối ứng vào khoảng38,400 tỷ đồng (trên 1.5 tỷ USD), nếu tỷ lệ và cơ cấu cho vay của ACB như hiện nay

Trang 22

Quy mô này tương đương quy mô của ngân hàng khu vực và giúp ACB có đủnăng lực cạnh tranh sau khi ngành tài chính ngân hàng Việt Nam hoàn toàn mở cửa.

2.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHCN

Trong dư nợ cho vay trả góp của các NHTM, cho vay trả góp mua ôtô thườngchiếm từ 30% đến 70% tổng dư nợ cho vay trả góp tùy theo từng ngân hàng Cho vayđối với cho vay trả góp mua ôtô hứa hẹn thu được doanh số cao hơn nữa trong thờigian tới đây khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO Chúng ta cùng tìmhiểu về loại cho vay mua ôtô mà hình thức áp dụng là cho vay trả góp này

2.2.1 Cho vay mua ôtô đối với khách hàng cá nhân

Vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồnvốn giúp khách hàng mua xe ô tô phục vụ cho nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanhvới tài sản thế chấp bằng chính xe mua

2.2.2 Đặc điểm hoạt động cho vay mua ôtô đối với KHCN

2.2.2.1 Đối tượng khách hàng

- Cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam

- Độ tuổi từ 18 trở lên

- Có thu nhập ổn định, đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng

2.2.2.2.Yêu cầu đối với xe mua

Trang 23

- Thời gian cho vay: tối đa 48 tháng.

- Loại tiền vay: VND

- Lãi suất: theo lãi suất quy định hiện hành của ACB

- Lãi suất cạnh tranh tính trên dư nợ thực tế (dư nợ giảm dần)

- Mức cho vay: căn cứ nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ, tối đa 70% giá trị xemua

- Phương thức trả nợ: lãi trả hàng tháng và

+ Vốn trả góp đều; hoặc

+Vốn trả góp bậc thang

- Phương thức giải ngân:

 ACB giải ngân tiền vay mua xe của khách hàng trực tiếp cho bên bán xesau khi bên bán xe có giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe của cơ quan cảnh sátgiao thông và gửi giấy đề nghị thanh toán cho ACB

 Bên mua xe hoàn tất thủ tục đăng ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thếchấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, mua Bảo hiểm thế chấp

 Khi có giấy chủ quyền xe: ACB gửi thư đề nghị cơ quan Cảnh sát nơi cấpgiấy đăng ký xe (cà vẹt xe) để phong trả

- Trả nợ trước hạn: phạt trả nợ trước hạn theo quy định của ACB

2.2.3.4 Điều kiện vay:

- Có nguồn thu nhập ổn định và đủ khả năng trả nợ cho khoản vay từ các nguồnsau: lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê nhà/đất hoặc xe, góp vốn, cổ tức

- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ACB)

- CMND, hộ khẩu/ KT3 của người vay và người bảo lãnh (nếu có)

- Chứng từ liên quan đến xe mua và tài sản thế chấp

- Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương

Ngày đăng: 23/04/2015, 08:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w