1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số gải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam - techcombank chi nhánh tân sơn nhất

71 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 671,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.- Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại: 1.1.1.- Khái niệm về Ngân hàng: Theo điề

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA XE Ô

TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH

TP.Hồ Chí Minh, 2011

Trang 3

Khoa Kế Toán-Tài Chính-Ngân Hàng PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên được giao đề tài:

NGUYỄN DU THÀNH PHÁT MSSV 107403170 Lớp

07DKT2

Ngành Kế Toán

Chuyên ngành Kế Toán – Kiểm Toán

Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CHO VAY MUA XE Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ

THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT

Các dữ liệu ban đầu: Phát triển từ Báo Cáo Thực Tập

Các yêu cầu chủ yếu

Kết quả tối thiểu phải có 1)

2)

3)

4)

Ngày giao đề tài /….…/…… Ngày nộp báo cáo….…/ …./….…

TP HCM, ngày……tháng……năm………

Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và số liệu trong luận văn tốt nghiệp được thực hiện tại Phòng Tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank-Chi nhánh Tân Sơn Nhất không sao chép bất kỳ nguồn khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Du Thành Phát

Trang 5

Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM đã hết lòng dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong thời gian em theo học tại trường.

Cảm ơn cô Võ Tường Oanh đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn Giám Đốc Chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất đã tiếp nhận cho em thực tập và tạo mọi điều kiện cho em hòa nhập thực tế tại ngân hàng.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh, chị trong chi nhánh đã giúp em tìm hiểu những kiến thức thực tế trong tín dụng và cách vận dụng những gì đã học vào thực tiễn từ đó đúc kết được kinh nghiệm cho công việc của em sau này.

Xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất của em!

TP.Hồ Chí Minh – ngày 05, tháng 08, năm 2011

Sinh viên : Nguyễn Du Thành Phát

Trang 6

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.- Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại: 1

1.1.1.- Khái niệm về Ngân hàng: 1

1.1.2.- Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng thương mại: 1

1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại: 2

1.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại: 4

1.2.- Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân Hàng 8

1.2.1.- Khái niệm 8

1.2.2.- Chức năng và vai trò của tín dụng Ngân Hàng 9

1.2.3.- Đặc điểm của tín dụng Ngân Hàng 11

1.2.4.- Một số nguyên tắc cơ bản của tín dụng NHTM 12

1.2.5.- Phân loại tín dụng Ngân Hàng 12

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT VÀ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA XE Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG 2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 14

Trang 7

2.2.2 Sơ đồ tổ chức của Chi Nhánh – Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh 16

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 17

22.4 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh 19

2.2.5 Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của Chi Nhánh trong năm 2011 20

2.2.6 Các nghiệp vụ kinh doanh của Chi Nhánh 20

2.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay mua xe ô tô tại Chi Nhánh 21

2.3.1 Giới thiệu vài nét về hoạt động cho vay mua ô tô 21

2.3.2 Đối tượng cho vay 22

2.3.3 Các hình thức đảm bảo 22

2.3.4 Thời hạn vay – hạn mức vay 24

2.3.5 Lãi suất cho vay – nguyên tắc giảm lãi suất 25

2.3.6 Hồ sơ vay vốn 26

2.2.7 Quy trình cho vay 28

2.3.8 Ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm 33

2.4 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh 35

2.5 Thực trạng hoạt động cho vay mua xe ô tô đối với cá nhân tại Chi Nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất trong 3 năm 2008 – 2009 – 2010 38

Trang 8

2.6 Tình hình dư nợ cho vay mua xe ô tô tại Chi Nhánh 49

2.7 Tình hình thu nợ của chi nhánh 51

2.8 Đánh giá về thực trạng cho vay mua xe ô tô tại Chi Nhánh 54

2.8.1 Thành công 54

2.8.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 55

2.9 Kết luận cuối chương II 58

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA XE Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM _ CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT 59

3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động cho vay mua xe ô tô tại Chi Nhánh trong thời gian tới 59

3.2 Tiềm năng phát triển của thị trường ô tô ở Việt Nam: 60

3.3 Một số giải pháp khắc phục những tồn tại để hoạt động cho vay mua xe ô tô tại Chi Nhánh đạt hiệu quả cao 61

KẾT LUẬN 63

Trang 9

NHTM: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TTKST & HTKD: TRUNG TÂM KIỂM SOÁT TÍN DỤNG VÀ HỖ TRỢ KINH DOANH

Trang 10

Sơ đồ tổ chức -16

Sơ đồ: Quy trình cho vay mua xe ô tô -24

Bảng: Tình hình huy động vốn tại Chi Nhánh -28

Sơ đồ: Biểu điễn tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại Chi nhánh -36

Biểu đồ: Biểu diễn tình hình vốn huy động tại Chi nhánh qua 3 năm -38

Bảng: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của Techcombank Tân Sơn Nhất 2008-2010 -39

Biểu đồ: Biểu diễn dư nợ cho vay mua ô tô / tổng dư nợ cho vay -40

Bảng: Doanh số cho vay mua ô tô đối tại Chi nhánh -43

Biểu đồ: Biểu diễn doanh số cho vay mua ô tô so với tổng doanh số cho vay -44

Bảng: Tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay mua ô tô tại Chi nhánh -45

Biểu đồ: Biểu diễn doanh số cho vay mua xe ô tô so với tổng doanh số cho vay của Chi nhánh -46

Bảng: Doanh số thu nợ của hoạt động cho vay mua ô tô -49

Biểu đồ: Cơ cấu doanh số thu nợ cho vay mua ô tô tại Chi nhánh -50

Bảng: Nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay mua xe ô tô tại Chi nhánh -52

Biểu đồ: Biểu diễn tỷ lệ nợ xấu của hoạt động cho vay mua ô tô -53

Bảng: Tốc độ tăng trưởng của nợ xấu khi cho vay mua ô tô cá nhân tại Chi nhánh 54

Trang 11

ngành ngân hàng là một trong những ngành có đóng góp đáng kể Trong đó, tín dụng ngân hàng là bộ phận quan trọng đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Trong điều kiện hiện nay, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của sử dụng vốn, của nghiệp vụ tín dụng là điều không thể thiếu nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của mỗi ngân hàng.

Ngày nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, cùng với đó là sự tăng trưởng không ngừng của nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, nhu cầu đi lại của người dân cả nước Trên thị trường hiện nay, nhu cầu mua xe ô tô và vay vốn để mua xe ô tô khá lớn Bên cạnh đó, thị trường xe ô tô đang nóng dần trở lại với vô số các mẫu mã xe phong phú, với nhiều mức giá cả khác nhau, cả từ nguồn nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước, càng thúc đẩy người tiêu dùng muốn được nhanh chóng sở hữu một chiếc ô tô như mong ước, cho bản thân hay cho cả gia đình Trước tình hình đó, nhu cầu sản phẩm cho vay mua ô tô phải được đáp ứng sao cho phù hợp hơn với nhu cầu hiện tại của khách hàng là hết sức cần thiết Điều này cũng chứng tỏ

sự nhanh nhạy, đáp ứng kịp thời những thay đổi liên tục của thị trường cũng như nhu cầu vay vốn để mua ô tô ngày càng lớn từ các khách hàng cá nhân

và khách hàng doanh nghiệp.

Tân Bình là quận có dân số đông, nằm ở vị trí quan trọng của TP, là đầu mối giao thông, là một trong những cửa ngõ quốc tế của cả nước cùng với sự phát triển đó các khu công nghiệp được hình thành, tập trung nhiều doanh nghiệp với các ngành nghề khác nhau và lực lượng lao động dồi dào

Ngân hàng chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất hiểu rằng khả năng

di chuyển thuận tiện mang lại nhiều lợi thế cho khách hàng Đó chính là lý do tại sao các ngân hàng phát triển sản phẩm cho vay mua xe ô tô nhằm giúp

Trang 12

trên nên em quyết định chọn đề tài: “Hoạt động c ho vay mua ôtô tại Ngân

Hàng TMCP Kỹ Thương Chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất” nhằm giới

thiệu cụ thể hơn về hoạt động cho vay mua xe ô tô và đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

2 Kết cấu đề tài

Nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng thương mại.

Chương 2 : Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi Nhánh Tân Sơn Nhất và thực trạng về hoạt động cho vay mua xe ô tô tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi Nhánh Tân Sơn Nhất.

Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua xe ô tô tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi Nhánh Tân Sơn Nhất.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu hoạt động tín dụng cho vay mua xe ô tô và hiệu quả của nguồn vốn ngân hàng, từ đó rút ra nhận xét và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng này.

4 Phạm vi ngiên cứu

Nội dung chủ yếu vào hoạt động cho vay mua xe ôtô tại Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trong luận văn có sử dụng phương pháp thu thập và phân tích các số liệu từ:

- Thông tin báo chí, Internet.

- Một số tài liệu, bảng báo cáo từ Hội Sở và của Chi Nhánh của Ngân Hàng.

Trang 14

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÍN

DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.- Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại:

1.1.1.- Khái niệm về Ngân hàng:

Theo điều 20 luật TCTDVN (luật số 02/1997/QH) ban hành ngày 26/12/1997 thì :

 Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định củaluật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làmdịch vụ ngân hàng với các nội dung như nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tíndụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán

 Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, trong đó hoạt độngngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với những nội dungthường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng cácdịch vụ thanh toán

1.1.2.- Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng thương mại:

Giống như các loại hình doanh nghiệp khác , NHTM cũng là một đơn vị hoạtđộng với mục tiêu sống còn là lợi nhuận Tuy nhiên,do hoạt động kinh doanh trênlĩnh vực khá là đặc biệt (lĩnh vực tiền tệ) nên nó có một số điểm khác biệt vớinhững doanh nghiệp hoạt động trên những lĩnh vực, ngành nghề khác :

- Tiền vừa là phương tiện kinh doanh vừa là mục đích kinh doanh đồng thờicũng là đối tượng kinh doanh

- Vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn của người khác, hoạt động theo cơ chế

"đi vay để cho vay"

- Hoạt động chứa nhiều rủi ro do quan hệ với nhiều khách hàng và trên nhiều lĩnhvực

- Sản phẩm của ngân hàng về bản chất là sản phẩm dịch vụ trong đó có một số sảnphẩm đặc biệt: tín dụng(quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn) tạo ra nhiều điểmriêng có cho ngân hàng

Trang 15

- Tính liên kết của hệ thống trong quá trình kinh doanh giữa các ngân hàng luôn

có mối quan hệ hợp tác liên kết

- Giữa các sản phẩm của ngân hàng có mối quan hệ hết sức chặt chẽ nên khó cóthể tách riêng từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm để đánh giá kết quả và hiệu quảkinh doanh trực tiếp

1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại:

1.1.3.1 Trung gian tài chính

Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM, góp phần thúc đẩy sự phát triểncủa nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, hiện tượng thừa vốn nơi này, thiếuvốn nơi khác ngày càng trở nên phổ biến hơn Xảy ra hiện tượng này, là do cơ chếhoạt động của mọi doanh nghiệp trong xã hội đều tuân theo công thức T-H-T’, do

đó sẽ làm cho tại một thời điểm tiền sẽ thừa khi doanh nghiệp bán thành phẩm vàthiếu khi mua nguyên vật liệu chuẩn bị sản xuất Trước tình hình đó, NHTM xuấthiện trong vai trò là cầu nối giữa các đầu mối tài chính trong nền kinh tế, giữa nơithừa vốn với nơi thiếu vốn đã giải quyết một cách hài hoà mâu thuẫn đó

Như vậy, NHTM không chỉ thực hiện chức năng này đối với các doanh nghiệp,

cá nhân, tổ chức kinh tế mà còn là một trong những phương tiện kết nối giữaNHTW với nền kinh tế trong việc đưa các chính sách tài chính, tiền tệ của chínhphủ và NHTW vào điều tiết nền kinh tế, đồng thời ngược lại cũng thông qua cáchoạt động của NHTM các thông tin từ nền kinh tế được phản hồi một cách trungthực và rõ ràng nhất tạo điều kiện cho các cơ quan hữu quan nhà nước có đượcnhững chính sách thích hợp trong việc điều tiết nền kinh tế, giúp đất nước đạt đượcnhững mục tiêu đề ra

NHTM với chức năng này đã góp phần thực thi các chính sách của NHTW củachính phủ, huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thúc đẩy quátrình luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế

Trang 16

1.1.3.1 Trung gian thanh toán

Chức năng này được thể hiện thông qua các hoạt động thanh toán và chi trả giữacác khách hàng với nhau theo sự uỷ thác của họ như: thu hộ, chi hộ Khi thực hiệnchức năng này, NHTM đã tạo nên các công cụ lưu thông tín dụng và quản lý cáccông cụ đó, như sec, UNT, UNC, thẻ thanh toán góp phần giảm lượng thanh toánbằng tiền mặt từ đó sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho xã hôi có liên quan trong đó

có chi phí phát hành, in ấn, vận chuyển tiền mặt

Thực hiện chức năng này ngân hàng vừa là người cung cấp phương tiện thanhtoán đặc biệt là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, trung gian thu chi hộ,thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng đồng thời là người bảo quản tiềnbạc cho khách hàng

1.1.3.2 Tạo tiền cho nền kinh tế

Chức năng này là hệ quả dẫn tới của việc thực hiện hai chức năng trên củaNHTM, các hoạt động “đi vay” để “cho vay” của hệ thống các NHTM mang lại khảnăng tạo tiền cho nền kinh tế, thông qua các bút tệ tiền được nhân lên nhiều lần vàkhả năng tạo tiền của hệ thống được thể hiện thông qua hệ số nhân mức cung tiền

1.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại:

1.1.4.1 Các nghiệp vụ tài sản nợ (nguồn vốn):

Đây là các nghiệp vụ giúp hình thành nên nguồn vốn cho ngân hàng để phục

vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm:

- Vốn huy động: Là vốn của các cá nhân, tổ chức khác nhau trong nền kinh tế mà

ngân hàng thu hút được để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình với tráchnhiệm hoàn trả cả gốc và lãi đúng thoả thuận Đây là nguồn vốn chiếm tỉ trọng rấtlớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Bao gồm các nguồn :

+ Nguồn tiền gửi

* Từ các tổ chức kinh tế

** Tiền gửi không kỳ hạn : Là một khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân

hàng với thoả thuận là có thể rút ra bất cứ lúc nào và không xác định được thời hạngửi, thường thì đây là các khoản khách hàng gửi vào chờ thanh toán, phục vụ cho

Trang 17

việc kinh doanh tạo sự tiện lợi cho hoạt động thanh toán trong kinh doanh của đơn

vị, cá nhân chứ không phải là một khoản tiền gửi với mục đích để dành

** Tiền gửi có kỳ hạn (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng ): đây là loại tiền gửi mà

khách hàng và ngân hàng đã có thoả thuận về thời gian gửi, lãi suất, số tiền gửi từ

đó ngân hàng có thể chủ động được trong việc chi trả của mình Đồng thời, đây làhình thức mà khách hàng thường chọn để gửi những khoản tiền tạm thời chưa sửdụng hay để dành nhằm mục đích sinh lời

** Tiền gửi ký quỹ : Đây là loại hình khách hàng gửi tiền vào nhằm mục đích

thuận lợi cho hoạt động thanh toán sec, L/C

** Tiền gửi chuyên dùng: Là nguồn tiền gửi do ngân sách cấp cho các đơn vị

hành chính sự nghiệp mà ngân hàng phải để riêng theo yêu cầu với những mục đíchxác định

* Từ cá nhân

** Tiền gửi trên tài khoản cá nhân : Mục đích gửi của khách hàng thường là

để đảm bảo an toàn hay thuận lợi trong thanh toán bằng cách sử dụng các dịch vụ

do ngân hàng cung cấp

** Tiền gửi tiết kiệm : Bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và tiền gửi tiết

kiệm không kì hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn : Giống như tiền gửi có kì hạn, đây là các khoản tiền

mà các cá nhân gửi vào với mục đích hưởng lợi tức, kì hạn được xác định trước,thường là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng

Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn Đây cũng là loại tiền gửi giúp khách hàng hưởng

lợi tức nhưng kì hạn thì không xác định

** Tiền gửi có mục đích : Là loại tiền gửi được các cá nhân xác định mục

đích trước khi gửi , tiền gửi tiết kiệm giáo dục, mua nhà, mua xe

** Tiền gửi tiết kiệm có báo trước : Giống như loại tiền gửi không kì hạn

nhưng khách hàng muốn rut ra phải báo trước cho ngân hàng một khoảng thời giantheo thoả thuận trước khi gửi, loại này có lãi suất cao hơn tiền gửi không kì hạn

Trang 18

* Từ kho bạc nhà nước: Các chi nhánh của kho bạc thường có một phần

vốn chưa sử dụng nên gửi vào ngân hàng để sinh lời và đảm bảo an toàn vốn

* Từ các tổ chức tín dụng khác: Các ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ

thống thường có quan hệ đại lí với nhau, mở tài khoản thanh toán nhằm thực hiệncác khoản thu - chi hộ cho khách hàng, đặc biệt là sử dụng trong các phương thứcthanh toán không dùng tiền mặt, UNT, UNC hoặc thực hiện thanh toán liên ngânhàng

+ Nguồn vốn huy động thông qua các chứng chỉ tiền gửi

* Phát hành kỳ phiếu: Đây là dạng huy động có tính chất không thường

xuyên, có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm có cùng kì hạn Việc phát hành kì phiếuphải có kế hoạch và ngân hàng chỉ phát hàng khi thiếu vốn trong việc cân đối vốn

* Phát hành trái phiếu ngân hàng : Là dạng huy động có tính chất là một

khoản đi vay của các thành phần dân cư trong xã hội với mục đích xác định trước.Việc xác định thời hạn dựa vào mục đích sử dụng và phương pháp trả lãi

+ Vốn vay từ ngân hàng trung ương và từ các tổ chức tín dụng khác trong và

ngoài nước nhằm mở rộng quy mô , bổ sung vốn dự trữ hay đảm bảo các khoảnthanh toán

- Vốn tự có Bao gồm :

+ Vốn điều lệ

+ Lợi nhuận chưa chia

+ Các quỹ dự phòng của ngân hàng

Đây là khoản vốn chiếm tỉ trọng không lớn và được sử dụng để đầu tư vào tài sản

cố định( như trụ sở của ngân hàng, trang thiết bị, máy móc ), tuy chiếm tỉ trọngkhông lớn nhưng đây là nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ,củng cố sự tồn tại của ngân hàng trước những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra, khẳngđịnh vị thế Đây là khoản vốn mà ngân hàng có thể toàn quyền sử dụng vào bất cứlĩnh vực nào được pháp luật cho phép

- Vốn khác

+ Vốn uỷ thác :

Trang 19

Là nguồn vốn của các cá nhân và tổ chức trong nước, nước ngoài trao cho ngânhàng và uỷ thác cho các ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh, tài trợ chomột đối tượng, chương trình, dự án theo những điều kiện mà người uỷ thác quy định

Tài sản cố định của ngân hàng: Thường chiếm tỉ trọng nhỏ

trong tổng tài sản có của ngân hàngnhư trụ sở, máy móc thiết bị, phương tiện vậnchuyển

Tài sản ngân quỹ : Quy mô của tài sản này thường phụ thuộc

vào nhu cầu chi trả tiền gửi, cho vay, chi tiêu Bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền dựtrữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước , tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nhà nước,tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng khác

Các khoản cho vay: Đây là tài sản chủ yếu, sử dụng vốn nhiều

nhất, tồn tại dưới dạng các khoản dư nợ cho vay với mục đích tìm kiếm lợi nhuậnqua chênh lệch lãi suất nhưng xác suất rủi ro lớn

Các khoản đầu tư : Đây là các khoản đầu tư với mục đích là

tăng tỉ suất sinh lợi của đồng vốn, phân tán rủi ro, như: đầu tư chứng khoán, kinhdoanh vàng bạc đá quý

`

1.1.4.3.- Các nghiệp vụ trung gian:

Đây là những dịch vụ mở rộng của ngân hàng, sự đa dạng của nó cho phép hỗ trợcác hoạt đông cho ngân hàng, khai thác nguồn vốn , mở rộng nghiệp vụ đầu tư, tạothu nhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền lãi, hoa hồng Bao gồm:

 Thanh toán hộ

Trang 20

 Mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý, các tài sản khác

 Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty cổ phần trong việc phát

hành cổ phiếu , trái phiếu

1.2.- Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân Hàng

1.2.1.- Khái niệm

1.2.1.1.- Khái niệm tín dụng:

- Về hình thức: tín dụng là một quan hệ "vay - mượn" kinh tế(phân biệt với

vay mượn dân sự)

- Về nội dung: tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng vốn

từ người cho vay sang người đi vay với những điều kiện nhất định để sau một khoảnthời gian nhất định theo thoả thuận vốn sẽ được hoàn trả với một lượng giá trị danhnghĩa lớn hơn ban đầu (gồm cả gốc lẫn lãi) Chính vì vậy, một trong những nguyêntắc của tín dụng là cho vay có mục đích và người cho vay có quyền kiểm soát quátrình sử dụng vốn của người đi vay

1.2.1.2.- Khái niệm tín dụng Ngân Hàng:

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng mà trong đó chủ thể tham gia có ít

nhất một ngân hàng đóng vai trò là chủ thể đi vay (tín dụng đầu vào) hay chủ thểcho vay (tín dụng đầu ra) Do đó, trong một thời điểm ngân hàng có thể là người đivay đồng thời cũng là người cho vay nên thường gọi là tín dụng hai đầu, được thểhiện thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay

1.2.2.- Chức năng và vai trò của tín dụng Ngân Hàng

1.2.2.1.- Chức năng của tín dụng Ngân Hàng :

Chức năng tập trung và phân phối các nguồn tài chính trong nền kinh tế thông qua quan hệ tập trung trong mua vốn và phân phối trong bán vốn.

Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, hay nóimột cách cụ thể hợn là sự vận động của vốn từ những cá nhân, doanh nghiệp có vốntạm thời chưa sử dụng sang những chủ thể cần vốn cho hoạt động kinh doanh.Nghĩa là nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phầnvốn tiền tệ để đáp ứng kịp thời cho những nhu cầu từ hoạt động sản xuất, tiêu dùng

Trang 21

Trong nền kinh tế thị trường, phân phối tín dụng qua các ngân hàng chiếm vịtrí quan trọng nhất.Tín dụng ngân hàng huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thờinhàn rỗi trong quá trình tái sản xuất và các khoản tiền để dành lẻ tẻ trong các tầnglớp dân cư trong xã hội, để hình thành nên quỹ cho vay, trên cơ sỏ đó cho vay đốivới những nơi cần bổ sung thêm vốn Cả hai mặt huy động và phân phối đều dựatrên nguyên tắc hoàn trả

- Chức năng sinh lời :

Ngân hàng hoạt động theo định chế ngân hàng trung gian, đồng vốn được sửdụng nhiều lần dẫn đến lợi ích theo đó cũng tăng cao

Thông qua ngân hàng, đồng tiền sẽ luân chuyển nhanh hơn, tức là tốc độvòng quay của vốn tăng lên dẫn tới hiệu quả sinh lời của đồng vốn tăng theo, hơnnữa làm cho chi phí tiền mặt cho lưu thông giảm Ngoài những tác dụng trên thìngân hàng còn là một đơn vị kinh doanh nên giống như các doanh nghiệp khác thìmục tiêu sinh lời luôn đặt lên hàng đầu và là yếu tố sống còn của ngân hàng mà mọiquyết định hay kế hoạch đều phải tính tới

- Chức năng kiểm soát và phản ánh tổng hợp các mặt hoạt động của nền kinh tế.

Đứng trên giác độ vi mô : Thông qua tín dụng ngân hàng, ngân hàng có thể

kiểm soát việc sử dụng vốn trước trong và sau khi vay của khách hàng để có nhữnghành vi ứng xử, biện pháp xử lí kịp thời đem lại hiệu quả cao cho đồng vốn

Đứng trên giác độ vĩ mô : Thông qua cung tín dụng Chính Phủ biết được sự

tăng trưởng sản lượng, công ăn việc làm và mức lạm phát của nền kinh tế, kiểm soátđược sự lành mạnh về tài chính của các công dân

1.2.2.2.- Vai trò của tín dụng Ngân Hàng :

- Thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng thông qua việc cung ứng kịp thời,đầu tư nguồn vốn cho các đơn vị kinh tế

- Góp phần làm thay đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng một nền kinh tế phát triểnđồng đều theo đúng mục tiêu đã đặt ra

- Góp phần củng cố kế hoạch quản lý kinh tế ở các đơn vị, tăng cường hoạtđộng hạch toán kinh tế

Trang 22

- Góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông toàn xã hội

- Giúp mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Qua các yếu tố trên, chứng tỏ tín dụng ngân hàng đã và đang tạo điều kiện chokinh tế nước ta phát triển, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, đồng thờigóp phần tích cực vào công cuộc đổi mới kinh tế, đáp ứng mọi yêu cầu của thời đại,nhất là khi nước ta đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO

1.2.3.- Đặc điểm của tín dụng Ngân Hàng

 Huy động vốn và cho vay đều dưới hình thức tiền tệ : Đây là loại hìnhtín dụng phổ biến, linh hoạt và phù hợp với mọi đối tưọng trong nền kinh tế quốcdân Ngân hàng qua hoạt động huy động vốn đã tạo nên một quỹ vốn nhàn rỗi vàsãn sàng cho vay với những ai cần vốn để bổ sung hay trả nợ bằng những cơ chếthích hợp

 Thông qua hoạt động này giúp nổi bật vai trò trung gian của ngânhàng trong quá trình huy động vốn và cho vay

 Vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với

sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội Trong nền kinh tế thịtrường ngày nay, vốn tín dụng được xem là yếu tố tất yếu của của mọi doanhnghiệp, nó tham gia vào quá trình sản xuất như là một yếu tố đầu vào cần thiết phải

có và nó cũng có thể là đầu ra mong muốn của mọi doanh nghiệp Tuy nhiên, trongnhiều trường hợp, vốn tín dụng lại không tham gia vào quá trình sản xuấ, tách rờivới sản xuất tức là không có sản phẩm hữu hình, như hoạt động tái chiết khấu , cầm

cố thế chấp các loại giấy tờ có giá, trái khoán, trái phiếu

1.2.4.- Một số nguyên tắc cơ bản của tín dụng NHTM

- Nguyên tắc cho vay có mục đích

Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng,một khoản tín dụng khi được cung ứng ra bên ngoài phải là một khoản tín dụng hợppháp với mục đích rõ ràng, và có các bằng chứng chứng minh cụ thể, bởi vì đâykhông chỉ là vấn đề pháp luật mà nó còn là vấn đề rủi ro cho ngân hàng, Đảm bảo

Trang 23

nguyên tắc này giúp ngân hàng có được căn cứ để thẩm định yêu cầu vay vốn, xemxét tính khả thi và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng

- Nguyên tắc đảm bảo

Việc đảm bảo tiền vay phải được thực hiện theo đúng quy định của Chính Phủ Thường thì ngân hàng căn cứ mức độ tín nhiệm của khách hàng vay và tính chất củakhoản vay để yêu cầu khách hàng vay vốn có hay không có tài sản đảm bảo, đây lànguồn trả nợ cuối cùng của khách hàng trong trường hợp ngân hàng không thu được

nợ, có như vậy ngân hàng mới chủ động trong việc thu hồi nợ

1.2.5.- Phân loại tín dụng Ngân Hàng

1.2.5.1.- Theo thời hạn:

Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn dưới 12 tháng, dùng để bù đắp thiếu hụt

vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân

Tín dụng trung hạn: Thời hạn 1- 5 năm thường được sử dụng mua

sắm tài sản cố định, mở rộng kinh doanh

Tín dụng dài hạn: Thời hạn trên 5 năm nhằm đáp ững các nhu cầu dài

hạn như xây dựng nhà ở, mua sắm thiết bị, phương tiện có giá trị lớn

1.2.5.2.- Theo mục đích sử dụng vốn:

Cho vay đầu tư: Cung cấp để phục vụ cho sản xuất kinh doanh

Cho vay tiêu dùng: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, sửa

chữa nhà cửa, xe cộ

Trang 24

1.2.5.3.- Theo hình thức đảm bảo:

Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản : Là loại hình tín dụng được ngân

hàng cung cấp trên cơ sở tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ

ba bằng tài sản

Tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản (tín chấp) : Ngược với tín

dụng có đảm bảo tài sản bằng tài sản, việc cho vay được dựa vào uy tín, năng lực tàichính của khách hàng, tính khả thi của dự án

1.2.5.4.- Theo đối tượng của tín dụng:

Tín dụng bằng tiền, là loại tín dụng thông thường nhất, việc cho vay

và trả nợ vay đều bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Tín dụng bằng tài sản, việc cấp tín dụng cho khách hàng được ngân hàng cấp bằng tài sản theo thoả thuận , hiện nay phổ biến là hình thức cho thuê tài chính.

1.4 Kết luận cuối chương I:

Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàngthương mại dùng làm nền tảng cho toàn bộ bài viết về sau

Trang 25

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA XE Ô TÔ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH

TÂN SƠN NHẤT

2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

- Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam có tên viết tắt là Techcombank

- Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, đến cuốitháng 6/2010 ngân hàng có tổng tài sản đạt trên 107.910 tỷ đồng

- Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phầnVới mạng lưới gần 230 chi nhánh, phòng giao dịch trên hơn 40 tỉnh và thànhphố trong cả nước Techcombank hiện phục vụ trên 1 triệu khách hàng cánhân, gần 42.000 khách hàng doanh nghiệp

 Các cột mốc lịch sử

 Từ năm 1994 đến năm 1995: Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng

 Năm 1996: Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng

 Năm 1999: Tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng

 Năm 2001: Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng

 Năm 2002: Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng

 Năm 2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỷ đồng

 Năm 2005: Tăng vốn điều lệ lên 1506 tỷ đồng

 Năm 2007: Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD

 Năm 2009: Tăng vốn điều lệ lên 9737 tỷ đồng

 Năm 2010: Tăng vốn điều lệ lên 6.932 tỷ đồng

2.2 Giới thiệu về Chi Nhánh Tân Sơn Nhất

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi Nhánh

Trang 26

- Ngày 27 tháng 4 năm 2004, Hội đồng quản trị Ngân Hàng TMCP KỹThương Việt Nam quyết định thành lập phòng giao dịch trực thuộc Chinhánh Techcombank Tân Bình với tên gọi “ Phòng giao dịchTECHCOMBANK Tân Sơn Nhất” Trụ sở của Chi nhánh được đặt tại số 26Hồng Hà, phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Tân Sơn Nhất chính thức đi vàohoạt động từ năm 2005 do Ông Văn Đức Phương giữ chức vụ giám đốcphòng giao dịch Techcombank Tân Sơn Nhất là đơn vị hạch toán phụ thuộccủa hệ thống Techcombank Việt Nam Phòng giao dịch đã chuyển tải đượcnguồn vốn đến tận tay người dân có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanhcũng như tiêu dùng , bởi một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao,100% đã có bằng đại học trở lên và nhiều kinh nghiệm thực tế

- Ngày 10/05/2007 phòng giao dịch Techcombank Tân Sơn Nhất dời trụ sở về

số 12 Hồng Hà, phường 2, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

- Ngày 01/06/2007, căn cứ vào Nghị định số 58/2001/NĐ-CP NGÀY24/08/2001 của Chính Phủ và Thông tư hướng dẫn số 07/2002/TT-LTNGÀY 06/05/2002 về việc quản lý và sử dụng con dấu, phòng giao dịchTechccombank Tân Sơn Nhất đã đăng ký mẫu dấu riêng

- Tháng 11/2009 Phòng giao dịch có sự thay đổi nhân sự cụ thể là chức vụgiám đốc được giao lại cho Ông Võ Thế Nhân đảm nhiệm

- Đầu năm 2010, căn cứ vào quyết định của ban lãnh đạo ngân hàng TMCP

Kỹ Thương tất cả các Chi nhánh của Techcombank đổi thành Chi nhánh đanăng, còn tất cả các phòng giao dịch của Techcombank đổi thành Chi nhánhchuẩn Kể từ ngày 1/1/2010 phòng giao dịch Techcombank Tân Sơn Nhấtđược đổi thành Chi nhánh chuẩn với tên gọi “ Chi nhánh Techcombank TânSơn Nhất”

- 20/05/2010 Chi nhánh bổ nhiệm Ông Nguyễn Lê Hoàng đảm nhiệm chức vụgiám đốc của Chi nhánh

Trang 27

- Tính đến cuối năm 2010 tổng vốn huy động của Chi nhánh đạt 300.800.000

tỷ và có tổng dư nợ tín dụng 78.000.000 tỷ

- Techccombank Tân Sơn Nhất là đơn vị hạch toán phụ thuộc của hệ thốngTechcombank Việt Nam Chi nhánh đã chuyển tải được nguồn vốn đến tậntay người dân có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùngbởi một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, 100% đã có bằng đạihọc trở lên và nhiều kinh nghiệm thực tế

2.2.2 Sơ đồ tổ chức của Chi Nhánh – Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh

Hình 1: Sơ đồ tổ chức

Cơ cấu tổ chức

 Ban giám đốc: Giám đốc

 Phòng kinh doanh: 4 người (3 nhân viên tín dụng cá nhân và 1 nhân viên tíndụng doanh nghiệp)

 Phòng kế toàn giao dịch và ngân quỹ: 9 người (6 kế toán viên, 1 thủ quỹ và 2kiểm soát viên)

 Nhân viên khác: 1 nhân viên lái xe và 3 nhân viên bảo vệ

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

NGÂNQUỸ

KẾ TOÁN

GIAO

DỊCH

Trang 28

 Giám đốc :

- Lập và tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động kinh doanh của Chi nhánh căn

cứ trên sự phê duyệt của ban giám đốc Chi nhánh đa năng

- Thực hiện các phê duyệt của Chi nhánh trong thẩm quyền, tuân thủ theođúng các quy định cuả Techcombank

- Lập kế hoạch cung cấp và quản lý các nguồn lực cho hoạt động của Chinhánh, bao gồm cả nhân lực và vật lực, cụ thể:

 Xây dựng kế hoạch nhân sự và kiến nghị tuyển dụng đủ người

 Có kế hoạch đào tạo tại chỗ và cử đi đào tạo đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụcho nhân viên

 Bổ sung nhân viên, phân công luân chuyển phù hợp nhằm đạt hiệu quả caonhất

 Động viên khích lệ nhân viên và định kỳ đánh giá kết quả công tác của nhânviên

 Kiến nghị khen thưởng kỷ luật cho nhân sự tại Chi nhánh

- Chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động xây dựng văn hóa bán hàng nóiriêng và văn hóa kinh doanh nói chung tại Chi nhánh theo các chương trìnhcủa Ban Giám đốc Chi nhánh đa năng

- Tổ chức đội ngũ, lập kế hoạch, trực tiếp tham gia, hỗ trợ và giám sát triểnkhai việc:

 Thu thập thông tin, xây dựng và mở rộng cơ sở khách hàng, đại bàn kinhdoanh

 Gặp gỡ và tư vấn thuyết phục khách hàng mới có tiềm năng sử dụng sảnphẩm và dịch vụ của Techcombank một cách triệt để và hiệu quả

 Chăm sóc gìn giữ cơ sở khách hàng hiện có, gợi mở nhu cầu và khai thác tối

đa khách hàng hiện có

- Quản lý và phát triển đội ngũ bán hàng:

Trang 29

 Xây dựng các chiến lược đao tạo và trực tiếp tham gia phát triển đội ngũbán hàng

 Giám sát tiến độ và hỗ trợ công việc của nhóm bán hàng đảm bảo đạt đượcmục tiêu bán hàng cho cả đội ngũ

 Sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có để nâng cao năng suất và hiệu quả làmviệc toàn đội ngũ

 Đảm bảo một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp với tinh thầnphối hợp nhóm hiệu quả

 Sử dụng hiệu quả hệ thống đánh giá cá nhânTheo dõi, quản lý và phối hợpvới các bộ phận liên quan thu hồi các khoản nợ của khách hàng

- Quản lý kế toán, kho quỹ:

 Quản lý và kiểm soát công tác hạch toán kế toán, các hoạt động thanh toán,công tác kho quỹ tại Phòng giao dịch theo đúng quy định của Techcombank

- Quản lý rủi ro, tuân thủ:

 Quản lý rủi ro, tuân thủ để đảm bảo an toàn kinh doanh cho PGD; tổ chứchoạt động kinh doanh theo đúng quy định nội bộ cũng như các quy định pháplý

 Quản lý chất lượng:

 Giám sát đảm bảo chất lượng dịch vụ bán lẻ tại PGD Đảm bảo các hoạtđộng cải tiến, khắc phục phòng ngừa có hiệu quả để không ngừng nâng caochất lượng dịch vụ

 Giám sát, Hỗ trợ và trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết phàn nànkhiếu nại của Khách hàng theo đúng quy định của Techcombank

- Quản lý thông tin thị trường:

 Thông tin, báo cáo kịp thời diễn biến tình hình thị trường và hoạt động củaPGD với Ban Giám đốc Chi nhánh và Khối Bán Lẻ theo đúng thẩm quyềnbáo cáo

 Lập báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc Chinhánh, Giám đốc Điều hành các hoạt động bán lẻ khu vực

Trang 30

 Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Ban Giám đốcChi nhánh

 Thực hiện các công tác thanh toán bù trừ trong hệ thống ngân hàng

 Thu thập, xử lí, cung cấp ,bảo quản, lưu trữ toàn bộ số liệu của chi nhánhphục vụ cho công tác đièu hành của ban giám đốc

 Thống kê số lượng khách hàng mở thẻ, hạch toán thẻ và hỗ trợ phòng kinhdoanh

- Thủ quỹ:

 Thực hiện các chức năng thu chi kiểm đếm tiền, quản lý tài sản thế chấp, tàisản cầm cố, xuất nhập chứng từ có giá, quản lý tiền mặt tại ngân hàng

2.2.4 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh

- Chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất hoạt động theo quy chếTechcombank Việt Nam theo quy định của pháp luật Chức năng của ngânhàng là chuyên doanh và quản lý thị trường đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ

- Tổ chức thực hiện tiếp nhận huy động, cho vay trong khuôn khổ, điều lệngân hàng Techcombank theo chính sách và chế độ của nhà nước

- Nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm và một số hoạt động theo quy định củaTechcombank Việt Nam

- Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán cho các pháp nhân trong nước

Trang 31

- Đại diện cho Techcombank Việt Nam trong những vấn đề lien quan đếnchức năng, nhiệm vụ của ngành tại quận Tân Bình.

2.2.5 Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của Chi Nhánh trong năm 2011

- Năm 2011 được xác định là năm bứt phá trong chiến lược phát triển của Chinhánh, hướng tới hoàn thành hỗ trợ cho thương hiệu Techcombank với mụctiêu để ngân hàng Techcombank trở thành “Ngân hàng tốt nhất và Doanhnghiệp hàng đầu Việt Nam” vào năm 2014

- Năm 2011, Chi nhánh đặt mục tiêu tăng trưởng cao, đặc biệt về lợi nhuận,tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay khách hàng Ngoài ra, Chinhánh còn tập trung cho việc phát triển cơ sở khách hàng và sản phẩm, nângcao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ hiện đại thông qua việcđẩy nhanh quy hoạch, thiết kế, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông qua HộiSở

2.2.6 Các nghiệp vụ kinh doanh của Chi Nhánh

- Huy động tiền gửi dưới mọi hình thức

- Dịch vụ thu đổi ngoại tệ, thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại tệ giaongay, có kỳ hạn hay hoán đổi

- Chuyển tiền nhanh trên toàn quốc, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền phi mậudịch

- Cho vay vốn lưu động, dự án trung và dai hạn, cho vay theo hạn mức tíndụng

- Cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thi trường vàđầu tư trang thiết bị nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập nền kinh tế

- Cho vay kinh doanh hộ cá thể, cổ phần hoá, kinh doanh chứng khoán, chovay tiêu dùng, cho vay nhà mới, ôtô xịn, du học

- Cấp hạn mức ứng tiền nhanh, cho vay cầm cố sổ tết kiệm, giấy tờ có giá

2.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay mua xe ô tô tại Chi Nhánh

Trang 32

2.3.1 Giới thiệu vài nét về hoạt động cho vay mua ô tô

- Trên thị trường hiện nay, nhu cầu mua xe ô tô và vay vốn để mua xe ô tô khálớn Bên cạnh đó, thị trường ô tô đang ấm dần trở lại phong phú về chủngloại và giá cả, cả từ nguồn nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước, càng thúc đẩyngười tiêu dùng muốn được nhanh chóng sở hữu một chiếc ô tô như mongước, cho bản thân hay cho cả gia đình Trước tình hình đó, nhu cầu điềuchỉnh sản phẩm và quy trình cung cấp dịch vụ cho vay mua ô tô sao cho phùhợp hơn với nhu cầu hiện tại của khách hàng là hết sức cần thiết Điều nàycũng chứng tỏ sự nhanh nhạy, đáp ứng kịp thời những thay đổi liên tục củathị trường cũng như nhu cầu vay vốn để mua ô tô ngày càng lớn từ các kháchhàng cá nhân

- Dịch vụ cho vay mua ô tô của Techcombank chủ yếu nhắm đến đối tượngcác khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang có nhu cầu sở hữu ô tô nhưngđang bị hạn chế về nguồn vốn tức thời Với gói dịch vụ mới được điều chỉnh,Techcombank muốn mang đến các trải nghiệm mới về chất lượng dịch vụvới cam kết bảo đảm mang lại cả những lợi ích về mặt cảm tính và lợi ích vềmặt lý tính cho khách hàng của mình

- Chương trình tín dụng bán lẻ “Ô tô xịn” của Techcombank dành cho kháchhàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua ô tô Khi tham gia, khách hàng sẽđược giới thiệu tham gia bảo hiểm cho chiếc xe ô tô của mình tại Bảo hiểmBảo Việt với những điều khoản, biểu phí ưu đãi

2.3.2 Đối tượng cho vay

- Đối với cá nhân

 Đối tượng: công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, đủnăng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

 Nơi cư trú: có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn

Trang 33

 Thu nhập: > = 2,5 triệu đồng / tháng

 Vốn tự có: 20% - 30% tổng nhu cầu vốn

 Tình trạng xe: chiếc ô tô muốn mua phải còn tốt và có nguồn gốc rõ ràng

- Đối với doanh nghiệp

 Đối tượng: là pháp nhân, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội

 Nơi cư trú: có phương án kinh doanh và dự án đầu tư có tính khả thi

 Thu nhập: đủ năng lực tài chính để thanh toán nợ

 Vốn tự có: 20 - 30% tổng nhu cầu vốn

 Tình trạng xe: chiếc ô tô muốn mua phải còn tốt và có nguồn gốc rõ ràng

2.3.3 Các hình thức đảm bảo

- Tài sản thế chấp cần có thuộc sở hữu của khách hàng vay vốn

- Tài sản đảm bảo chính là chiếc xe muốn mua (nếu là xe đã qua sử dụng thìgiá trị còn lại tối thiểu là 80% giá trị sử dụng)

- Được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

Việc định giá nhà và quyền sử dụng đất được áp dụng theo các quy định củaTCB về định giá tài sản đảm bảo, TCB chỉ xem xét cho vay không quá 70% giátrị tài sản đảm bảo được định giá Đối với tài sản thế chấp là các căn hộ tại cáccăn nhà chung cư cao tầng buộc phải mua bảo hiểm vật chất với mức tối thiểu là80% giá trị của tài sản đảm bảo được định giá, đối với tài sản đảm bảo là chiếc

xe muốn mua thì khách hàng phải mua bảo hiểm vật chất trong suốt thời hạnvay, số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng 160% giá trị khoản vay (đối với lần vay đầutiên) từ năm thứ hai trở đi khách hàng phải mua mức bảo hiểm tối thiểu là 160%tổng dư nợ khoản vay

Trang 34

2.3.4 Thời hạn vay – hạn mức vay

hay xe mới có linh kiện

nhập khẩu từ Trung Quốc

50% (thể nhân)

Xe ô tô tải (hạn mức tối

đa tùy theo xuất xứ xe)

60% (Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,Châu Âu)

50% (Việt Nam, TrungQuốc)

(Nguồn: Hướng dẫn hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân)

Trang 35

2.3.5 Lãi suất cho vay – nguyên tắc giảm lãi suất

Lãi suất thỏa thuận Lãi suất trần

Vay mục đích tiêu dùng Vay mục đích kinh doanh

Lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm

thường 12 tháng (lĩnh lãi cuối kỳ) +

(Nguồn: Hướng dẫn hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân)

- Giám đốc vùng được phép giảm tối đa 5% tính trên lãi suất vay tối thiểu

- ( Ví dụ: Lãi suất = 18%  mức giảm tối đa = 5% * 18% = 0,9%)

- Ban giám đốc khu bán lẻ được phép giảm từ 5% đến 10% tính trên lãisuất vay tối thiểu

 Mức giảm chỉ áp dụng cho kỳ cố định đầu tiên, không áp dụng cho các kỳ điềuchỉnh về sau

 Các trường hợp khác trình tổng giám đốc phê duyệt

- Đối tượng không được áp dụng giảm lãi suất:

Ngày đăng: 17/02/2014, 21:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ tổ chức - một số gải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam - techcombank chi nhánh tân sơn nhất
Hình 1 Sơ đồ tổ chức (Trang 25)
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay mua xe ô tô - một số gải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam - techcombank chi nhánh tân sơn nhất
Sơ đồ 1 Quy trình cho vay mua xe ô tô (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w