Tính toán chi phí:

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án quản lý chất thải rắn đô thị. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam (Trang 31 - 35)

Nghiên cứu so sánh lợi ích và chi phí của hoạt động can thiệp liên quan đến thu gom rác thải từ các thùng rác công cộng và chôn lấp rác thải. Sự can thiệp đó bao gồm:

3. chi phí vốn;

4. chi phí vận hành và bảo trì (bao gồm cả chi phí biến đổi có liên quan với các nhân viên, quản lý và nâng cấp và chi phí phụ trội);

5. chi phí ẩn (chi phí cơ hội cho việc sử dụng đất và các cơ sở khác để thực hiện dự án);

6. chi phí giao dịch liên quan thực hiện các hành động can thiệp

Các nguồn dữ liệu cho các ước tính chi phí bao gồm chi phí thực tế dựa trên các nghiên cứu thí điểm, dự toán sử dụng dữ liệu lịch sử và ý kiến các chuyên gia cùng với các nguồn dữ liệu thứ cấp khác. Một số dự toán chi phí trước đó đã được xác nhận trong chuyến thăm Dhaka vào tháng Giêng năm 2007 và được điều chỉnh điều chỉnh cho năm 2007.

Dự toán chi phí cho các hành động can thiệp dựa trên những yếu tố sau đây: • Dự án thí điểm của WC tại Mirpur ở Dhaka City đã có thể sử dụng ba tấn chất

10Tk đến 15Tk/hộ/tháng, và 675 kg phân hữu cơ được sản xuất mỗi ngày bằng cách xử lý 3 tấn chất thải.

Dựa trên kinh nghiệm từ các thử nghiệm thành công và dự toán chi phí, một mô hình trong toàn thành phố đã được phát triển để tạo ra một công suất 30 tấn phân bón cây trồng trong mỗi mười khu của thành phố bao gồm 12.000 hộ gia đình (mỗi hộ gia đình thải là 2,5 kg). Vốn bao gồm tiền thuê đất, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc và cả lao động có tay nghề và không có tay nghề. Vận hành và bảo trì các mục bao gồm nguyên liệu thô, bảo dưỡng, năng lượng và lao động.

• Thông tin chi tiết về vốn và chi phí dự toán vận hành cho các hoạt động trên 10 năm được đưa ra trong Bảng 1. Mô hình có thể làm giảm lượng chất thải phát sinh 66%. Trong giai đoạn đầu của dự án, Thành phố vẫn quản lý 34% chất thải còn lại và các chất thải phát sinh. Hội đồng thành phố tính tổng chi tiêu cho lương, phụ cấp, hóa đơn tiện ích và sửa chữa và chi phí bảo dưỡng ước tính khoảng 1.53 tỉ Tk trong năm 2007-2008. Do không có bảng kê chi tiết, ước tính sử dùng 34% của ngân sách này để chôn lấp chất thải còn lại từ các thùng rác công cộng.

• Do không có báo cáo chi tiết, rất khó để ước tính chi phí giao dịch của việc thực hiện mô hình này, nó có khả năng giảm 16,67% khối lượng quản lý chất thải bởi thành phố. Trong một doanh thu hàng năm, ước tính chi phí là 2.38 tỉ Tk trong năm 2007 - 2008, ngân sách của thành phố cho đào tạo là 31 triệu Tk. Việc thực hiện mô hình quản lý chất thải mới được giả định là cần phải dành 50% chi tiêu của thành phố cho đào tạo trong 5 năm đầu và 25% cho các năm sau cho các mục đích sau đây:

2. giáo dục, đào tạo và phát triển nhận thức của người dân đối với chất thải riêng biệt và hợp tác với người thu gom chất thải;

3. thiết kế, xem xét và thực hiện các quy trình pháp lý; 4. giám sát và đánh giá của các hành động can thiệp.

• Chi phí tài sản và tài nguyên đã được sử dụng bởi Hội đồng thành phố. Do không có báo cáo chi tiết, ước tính 10% chi phí của 15.3 triệu Tk (đối với tiền lương và phụ cấp, năng lượng và sửa chữa bảo dưỡng) được giả định là vẫn được thành phố sử dụng cho việc quản lý các thùng cộng đồng và các bãi chôn lấp (ví dụ tiền thuê và bảo trì cơ sở hạ tầng). Dự tính vào khoảng 5% tổng chi

phí. Tổng kinh phí cho vốn đầu tư và chi phí vận hành bảo dưỡng cho thời hạn 10 năm ước tính là 566,67 triệu Tk và cũng được cung cấp trong bảng 2. Tổng chi phí của các hành động can thiệp được ước tính là 1,802.17 triệu Tk.

Bảng 2. Tổng chi phí quản lý chất thải rắn tại thành phố Dhaka trong 10 năm (triệu TK) Các mục Chi phí (triệu Tk) Vốn các hạng mục:  Nguồn nhân lực Có tay nghề cao Ko có tay nghề

 Giá thuê đất cho các nhà máy phân compost  Chi phí xây dựng nhà máy phân compost  Thiết bị và máy móc

Tổng số vốn đầu tư chi phí

Vận hành bảo dưỡng các hạng mục:

 Ko có kĩ năng lao động  Lao động có tay nghề cao  Tiện ích (điện, nước, …)  Bảo trì

 Nguyên liệu

Tổng số hoạt động và chi phí bảo trì

Chi phí giao dịch Chi phí tiềm ẩn

Chi phí hoạt động của Hội đồng thành phố Dự phòng Tổng chi phí 6 10.5 9.4 46.51 8.0 80.41 435 27.46 4.92 3.49 15.3 486.26 116.25 243.84 829.06 46.34 1,802.17 2.2.3.4. Tính toán lợi ích: Lợi ích bao gồm:

• Doanh thu bán hàng từ phân bón • Phí thu gom rác thải

• Tránh được các chi phí giảm thải khí nhà kính

• Tiết kiệm được các chi phí: giảm không gian bãi chôn lấp, giảm chi phí thu gom và vận chuyển rác thải

Nghiên cứu này ko tính toán các lợi ích như:

• Cải thiện đất và khả năng sinh sản của đất thông qua việc giảm phân bón hóa học và tăng sử dụng phân compost

• Lợi ích về sức khỏe, môi trường và xã hội từ việc cải thiện cảnh quan, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm

Sau đây là các tính toán: • Doanh thu từ phân bón:

Rác thải chuyển đổi thành phân hữu cơ có thể thay thế phân hóa học nhằm tăng năng suất đất và cây trồng. Mô hình này không chỉ có kết quả trong sản xuất phân hữu cơ mà còn có tác dụng giảm phát thải khí mê tan từ bãi rác.

Mỗi 30 tấn rác thải có thể sản xuất ra 6.75 tấn phân hàng ngày tương đương với 225 kg phân hữu cơ từ 1 tấn rác thải. Với mức giá 6Tk/kg trong năm đầu tiên có thể kiếm được 0.15 triệu Tk từ 10 nhà máy ở thành phố Dhaka, và đến năm thứ 10 thì tăng lên 1.10 triệu Tk. Tổng doanh thu từ phân hơn 10 năm ước tính 4.92 triệu Tk. (Giả định giá phân bón là không đổi tức là thị phần phân compost trong nước là không đáng kể, và giá thị trường ko thay đổi trong thập kỉ này)

• Phí thu gom rác thải:

Phí hàng tháng là 10Tk trong năm đầu doanh thu là 18 triệu Tk và năm thứ 10 là 42.44 triệu Tk.

• Doanh thu từ bán các sản phẩm tái chế:

Thực hiện tái chế rác thải, chủ yếu do các bà nội trợ và người thu gom phế liệu. Người nhặt rác chỉ thu gom các phế liệu vô cơ còn để lại các chất hữu cơ, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.

Hiện nay, 11% chất thải được tái chế. Người ta tính toán rằng khoảng 10% chất thải phát sinh có thể tái chế. Ước tính trung bình giá thị trường là 62.55$/1 tấn chất thải tái chế được sử dụng trong nghiên cứu này.

• Tiết kiệm chi phí giảm khí thải nhà kính:

Giảm thiểu chất thải tại nguồn cũng như tái chế, sản xuất phân bón được xem là cách hiệu quả nhất của việc giảm khí thải nhà kính. Sản xuất phân bón có thể làm giảm lượng khí mê tan thoát ra từ các bãi chôn lấp.

WC ước tính 1 tấn phân compost có thể làm giảm 0.5 tấn khí nhà kính 1 năm. Chính phủ Úc (1997) ước tính 1 kg chất thải rắn phát thải 0.17 kg khí mê tan (mặc dù còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khí hậu và các yếu tố môi trường). Theo cơ chế phát triển sạch của Liên Hợp Quốc, WC có thể bán chứng chỉ phát thải với giá 11$/1 tấn khí mê tan. Ước tính cho 0.17 tấn khí mê tan/1 tấn rác thải giảm đi và mức giá 1360Tk cho 1 tấn mê tan thì chi phí giảm được là 926 triệu Tk trong vòng 10 năm.

• Chi phí tiết kiệm

Hiện nay thành phố (2005) mất khoảng $38 để quản lý 1 tấn chất thải rắn từ khâu thu gom đến xử lý. Với cách quản lý mới này có thể giảm chi phí nhờ giảm khối lượng chất thải. WC ước tính chi phí trung bình là 820Tk/tấn và 3 tấn phân có thể tiết kiệm 1095m2 đất hàng năm. Tuy nhiên, những bãi rác hiện nay đều đã bão hòa, vì vậy chi phí tiết kiệm nhờ giảm không gian chôn lấp gần như là không. 330 tấn chất thải có thể được cắt giảm nhờ vậy tiết kiệm được chi phí thu gom và xử lý. Tổng chi phí tiết kiệm là 270000 Tk mỗi ngày.

Bảng 3. Tổng doanh thu kiếm được trong 10 năm

Các mục Doanh thu (triệu Tk)

Doanh thu từ phân compost (6Tk/kg) 4.92 Phí thu gom rác (15Tk/tháng) 286.87 Doanh thu từ sản phẩm tái chế 1,548.6

Tổng doanh thu 1,840.39

Chi phí tránh được 926

Chi phí tiết kiệm được 738.98

Tổng lợi ích 3,535.4

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án quản lý chất thải rắn đô thị. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w