Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án quản lý chất thải rắn đô thị. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam (Trang 66 - 67)

Chất thải là sự đồng hành tất yếu trong mọi hoạt động kinh tế cũng như phát triển. Ngày nay, khi tiến bộ khoa học và công nghệ đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, lượng chất thải rắn ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng không ngừng của sản xuất và tiêu dùng trong xã hội. Sự gia tăng của chất thải là tác nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm chất lượng môi trường nghiêm trọng, đe dọa sự bền vững trong phát triển. Để khắc phục và kìm hãm sự phát sinh của chất thải rắn chúng ta phải đi theo hai hướng:

− Một là giải pháp công nghệ nằm giảm thiểu, hạn chế lượng chất thải thải ra môi trường

− Hai là bằng các giải pháp quản lý đối với chất thải trong suốt quá trình phát sinh và vận động của của chất thải.

Trên thế giới hiện nay, quản lý tổng hợp chất thải rắn đang là một cách tiếp cận được nhiều nước áp dụng, đây được coi là một phương thức quản lý thích hợp nhất đối với các nước có thu nhập trung bình và các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi. Quản lý tổng hợp chất thải bao gồm các giải phấp mang tính chiến lược giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lượng và chôn lấp. Nguyên tắc chung cho mọi cách tiếp cận trong quản lý chất thải rắn là sử dụng hiệu quả và tối ưu các tính năng hữu dụng của chất thải trước khi trả lại môi trường.

Ở Việt Nam hiện nay cũng đang thực hiện quản lý chất thải rắn theo xu hướng chung của thế giới đó là giảm thái, tái chế, tái sử dụng, và chôn lấp. Tuy nhiên, chôn lấp vẫn là hình thức xử lý chủ yếu, điều này gây ứ đọng rác thải và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một số kiến nghị được đưa ra trong thời gian tới đối với Việt Nam đó là:

− Trước hết phải thay đổi nhận thức của người dân trong tiêu dùng, hướng họ tới việc tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường và ít rác thải.

− Giáo dục, thay đổi ý thức người dân cũng như các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các bệnh viện trong việc xả rác ra môi trường.

− Thực hiện triệt để và có hiệu quả việc phân loại rác tại nguồn, từ đó sử dụng hiệu quả và tối ưu các tính năng của chất thải rắn trước khi thải ra môi trường như đưa vào các nhà máy làm phân hữu cơ hay thu hồi năng lượng.

− Thực hiện chôn lấp hợp vệ sinh và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án quản lý chất thải rắn đô thị. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w