Tính toán lợi ích:

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án quản lý chất thải rắn đô thị. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

• Giá trị của các vật liệu tái chế ở đây chỉ tính toán số tiền thu được từ những người thu gom rác.

Nếu fwp, fwr, f wg, fpl và fm là giấy, vải vụn, thủy tinh, nhựa và kim loại được thải ra, và Pp, Pr, Pg,Ppl và Pm là giá tương ứng của chúng thì:

bi = Wa (Pp fwp + Pr fwr + Pg fwg + Ppl fpl + Pm fm)

Xấp xỉ 100 nghìn người nhặt rác nhặt được 12 kg rác thải 1 ngày. Bảng dưới chỉ ra sự khác nhau giữa tái sử dụng vật liệu bởi người nhặt rác với giá trị của nó. Người nhặt rác chỉ nhận được 1 nửa giá những người bán buôn có được trên thị trường. Mỗi ngày, người nhặt rác đóng góp $18769.33 tới $37505.22 cho nền kinh tế. Trong 1 năm tương đương với $6.85 triệu tới $13.7 triệu. Người nhặt rác đã cung cấp 1 dịch vụ tuyệt vời cho xã hội bằng cách thu thập những vật liệu có thể tái sử dụng. Bảng 1. Giá trị của các vật liệu tái chế

Vật liệu Tỉ lệ (%) Khối lượng nhặt được bởi 1người/ngày (kg) Giá trị ước tính thấp (Rs/tấn) Giá trị ước tính cao (Rs/tấn) Tổng giá trị tính được cho ước tính thấp (Rs/ngày) Tổng giá trị tính được cho ước tính cao (Rs/ngày) Thủy tinh 2 1.29 80 100 10009.6 12512 Giấy và bìa cứng 8 4.83 400 1000 200192 500480 Nhựa 5 5.57 1500 3000 469200 938400 Kim loại 1 0.86 3500 5500 218960 344080 Tổng 898362 1795472

Từ các dữ liệu trên ta tính toán chi phí vứt bỏ 1 tấn rác thải. Do phụ thuộc vào lợi ích của vật liệu tái chế, chi phí xử lý mỗi đơn vị trong khoảng từ 1094.247 Rs ($39.79) tới 1760.739 Rs ($36.79). Chi phí xử lý bình quân mỗi đơn vị bao gồm chi phí ẩn và lợi ích được tính ra là Rs. 1832.493 ($38.29), cao hơn giá trị được tính bằng cách sử dụng định giá thông thường là 1532.86 Rs ($32.02).

2.2.2.6. Nhận xét:

Khác nhau về kết quả giữa phương pháp định giá thông thường và định giá có chi phí ẩn và lợi ích là 6$ trên 1 tấn chất thải được xử lý. Hệ thống quản lý CTR đã không tính đến các chi phí ẩn này, dẫn đến ko làm rõ được chi phí lợi ích để quản lý

hiệu quả. Lợi ích từ tái chế rác thải là rất lớn, tính toán trong nghiên cứu này mới chỉ tính đến hiệu quả kinh tế từ những người thu gom vật liệu tái chế.

Ngoài những nguyên nhân có thể chỉ rõ bằng tính toán, những nguyên khác khác cũng không kém quan trọng trong sự chưa hiệu quả của hệ thống này, đó là:

• Sự phối hợp kém giữa các giai đoạn thu gom, vận chuyển và xử lý

• Phân bổ ngân sách không hợp lý: trên 70% ngân sách dành để trả lương cho nhân viên

• Phân bổ nhân lực không hợp lý: định mức công việc cho các cấp độ khác nhau của nhân viên không hợp lý, không có tiêu chí phân bổ mà ngẫu nhiên, tạo những lỗ hổng trong hệ thống.

Và sự không hợp lý của từng giai đoạn cũng dẫn đến sự không hiệu quả của hệ thống:

− Thu gom: quét rác thủ công, thu gom và phân bổ lực lượng lao động không hợp lý dẫn đến năng suất lao động thấp. Thiết kế, kích thước và khoảng cách giữa các thùng rác đáp ứng đủ và không phù hợp với nhu cầu thực tế. Trung bình 1 thùng được cung cấp cho 2500 người sử dụng, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài đổ rác ra sân sau hoặc cống rãnh. Sự tham gia và hợp tác của cộng đồng trong vấn đề thu gom rác thải là rất nhỏ. Khảo sát được thực hiện bởi NEERI chỉ ra rằng công dân khiếu nại họ không được tham gia vào việc quyết định về loại hình hệ thống đưa vào sử dụng, công suất, vị trí, tần suất làm sạch các thùng rác,…

− Vận chuyển: không giống các thành phố khác, Mumbai dựa trên lộ trình ngẫu nhiên. Ko thiết kế các lộ trình một cách khoa học làm vận chuyển chất thải không hiệu quả và lãng phí một số tiền lớn trên các quãng đường trùng lặp. Và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khi những phương tiện vận chuyển rác đi qua các khu vực đông dân cư làm ô nhiễm không khí. Vấn đề này khá nghiêm trọng vì một phần xe vận chuyển được thuê từ các công ty tư nhân (có quan điểm lợi ích tư nhân cao hơn lợi ích xã hội). Để cải thiện hiệu quả, một cuộc đối thoại liên tục cần được duy trì nhằm cân bằng giữa bảo vệ môi trường và công việc vận chuyển.

− Xử lý: chỉ một phần nhỏ rác thải được xử lý trong khi hầu hết được đổ tại các bãi rác mở. Gần như 95% chất thải rắn tại Mumbai được xử lý bằng cách đổ tại các bãi mở. Có 4 bãi chôn lấp nhưng 1 bãi đã phải đóng cửa do sự phản đối

của người dân, 3 bãi còn lại đang hoạt động, nhưng những bãi này cũng đã sắp đầy.

Khác với các nước đã phát triển, quản lý chất thải rắn ở Mumbai được quản lý bởi Hội đồng thành phố mà không có sự tham gia của tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, với hiệu quả ngày càng thấp khi mà lượng thải ngày càng lớn thì sự tham gia của tư nhân và các tổ chức phi chính phủ sẽ sớm xảy ra. Xu hướng có sự tham gia của khu vực tư nhân đã bắt đầu gần đây với sự xuất hiện của công ty tư nhân Excel. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Excel tham gia sản xuất phân ủ bằng cách ủ hiếu khí chất thải. Sau đó, một số tổ chức phi chính phủ tham gia vào sản xuất phân tổng hợp, được thực hiện thử nghiệm tại một số địa phương, các tổ chức này giúp đỡ xây dựng các nhà máy, sử dụng những người thu gom rác thải để thu gom rác từ các hộ gia đình. Đã có 3 nhà máy đi vào hoạt động với công suất thấp nhất là 1,5 tấn và có thể lên đến 5 tấn. Ngân sách cho quản lý chất thải là từ thuế, do vậy quản lý chất thải rắn có thể phải đối mặt với khủng hoảng ngân sách bất cứ lúc nào, vì vậy sự tham gia của khu vực tư nhân và cộng đồng là rất cần thiết để trẻ hóa hoạt động này.

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án quản lý chất thải rắn đô thị. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w