Giới thiệu về nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án quản lý chất thải rắn đô thị. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

• Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mối quan hệ Cộng đồng, Chính quyền và Khu vực tư nhân trong công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Dhaka, Bangladesh.

• Tác giả: Khorshed Alam, Trường Kế toán, Kinh tế và Tài chính, Khoa Kinh doanh, Đại học Nam Queensland, Toowoomba, Queensland 4350, Australia Email: alam@usq.edu.au

2.2.3.2. Nội dung

Thành phố Dhaka tạo ra khoảng 3.500 tấn chất thải/ngày. Trong số này, 1.800 tấn được thu gom và chôn lấp bởi Hội đồng thành phố, 1300 tấn không được thu gom, 300 tấn được tái chế bởi những người nhặt rác, và 100 tấn được tái chế tại các điểm tập trung. Hội đồng thành phố thu được khoảng 50% chất thải rắn nhưng không có bãi chôn lấp hợp vệ sinh để xử lý. Chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ thu gom được được chôn tại bãi rác duy nhất ở Matuail. Phần lớn được đổ vào các bãi nằm trong và xung quanh thành phố Dhaka. Chất thải rắn được coi là một nguồn quan trọng của ô nhiễm, bệnh tật và suy thoái môi trường bao gồm cả lũ lụt cục bộ thông qua làm tắc nghẽn các cống và kênh rạch. Điều này nêu lên 1 vấn đề nghiêm trọng trong một

thành phố nơi 30% dân số sống ở khu ổ chuột và chỉ có 22% trong số này đổ rác vào các thùng rác thải đô thị.

Thất bại của Hội đồng thành phố trong việc cung cấp dịch vụ quản lý chất thải rắn hiệu quả cho người dân đã dẫn đến sự ra đời của một số tổ chức cộng đồng để lấp đầy khoảng trống. Kết quả là dịch vụ quản lý chất thải rắn cải thiện đáng kể, nhưng vấn đề lớn về sức khỏe và môi trường vẫn ko thay đổi. Tổ chức cộng đồng này đề ra chương trình thu gom rác thải tại nhà một lần hàng tháng (từ 10 – 25 Tk/tháng). Nhờ đó cung cấp một dịch vụ thu gom chất thải tại nhà cho người dân, nhưng quản lý và xử lý chất thải từ các thùng rác công cộng và khu vực bãi rác vẫn không thay đổi. Các tổ chức cộng đồng hoạt động thiếu sự hỗ trợ và hợp tác của chính quyền. Cả Hội đồng thành phố và tổ chức cộng đồng đều không xem xét giải pháp giảm thiểu chất thải và phục hồi tài nguyên và chính vì vậy vấn đề của một trong những thành phố đông dân cư nhất thế giới vẫn chưa được giải quyết.

Lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường từ giảm thiểu chất thải và tái chế là rất lớn và nổi lên như là phương pháp quản lý chất thải rắn ưa thích ở nhiều nước. Tuy nhiên, trong cách tiếp cận của Hội đồng thành phố, các khái niệm về sự giảm thiểu và tái chế ko được đề cập. Tương tự, các tổ chức cộng đồng tập trung vào thu gom rác thải tại nhà dân, nhưng khái niệm 4R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và phục hồi) lại vắng mặt.

Waste Concern (WC) một tổ chức phi chính phủ, thử nghiệm phương pháp tiếp cận quan hệ hợp tác bằng cách liên kết tất cả các bên liên quan tham gia quản lý chất thải để cải thiện dịch vụ và nâng cao điều kiện sống. Các phương pháp tiếp cận truyền thống về quản lý chất thải rắn dựa trên khái niệm "thu gom – vận chuyển - chôn lấp", trong khi cách tiếp cận mới chứng minh rằng tái chế và sản xuất phân bón từ chất thải có thể là một lựa chọn khả thi để biến chất thải thành tài nguyên và đạt được tính bền vững. Mục đích của phương pháp này là để các hộ gia đình tham gia phân loại chất thải tại nguồn và hợp tác với người thu gom rác thải, qua đó trở thành một phần của quá trình phục hồi tài nguyên. Điều này không chỉ làm giảm lượng chất thải cuối cùng phải xử lý, mà còn tạo ra một lượng đáng kể vật liệu có thể tái chế và phân hữu cơ. Khu vực tư nhân cũng tham gia vào việc thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắn, sản xuất và tiếp thị vật liệu tái chế và phân hữu cơ. Vai trò của khu vực công được thu hẹp trong thực hiện và giám sát các chiến lược can thiệp và quản lý bãi rác. Dựa trên thành công của thử nghiệm này, việc nhân rộng thử nghiệm của WC trên toàn thành phố Dhaka có thể cải thiện đáng kể quản lý chất thải rắn, do đó khôi phục

không khí và nước ô nhiễm, giảm nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe và khối lượng chất thải cần xử lý.

Phân tích này, dựa trên các chương trình thí điểm thành công tại mức độ vi mô ở ngoại ô Dhaka, từ đó xây dựng một mô hình vĩ mô cho thành phố và cung cấp một bản phân tích kinh tế về lợi ích xã hội của nó. Phân tích cho thấy những lợi ích kinh tế của mô hình lớn hơn nhiều so với chi phí theo nhiều kịch bản khác nhau.

Nghiên cứu so sánh lợi ích và chi phí của hoạt động can thiệp liên quan đến thu gom rác thải từ các thùng rác công cộng và chôn lấp rác thải. Sự can thiệp đó bao gồm:

- Giảm thiểu chất thải và tái chế thông qua việc phân loại rác tại nguồn - Phục hồi tài nguyên thông qua sản xuất phân bón

- Đốt phần còn lại tại các bãi chôn lấp

Nghiên cứu này không xem xét tùy chọn quản lý chất thải khác như đốt rác thải và chuyển đổi thành năng lượng. Sản xuất phân bón được coi là thích hợp nhất cho các thể chế hiện tại ở Dhaka nhờ yêu cầu đầu tư thấp và tiềm năng tạo ra lợi ích khác như tạo việc làm mới và cơ hội kinh doanh nhỏ cho gia đình thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án quản lý chất thải rắn đô thị. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w