TIÊM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG ÔTÔ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua xe ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Á Châu (Trang 32)

VIỆT NAM

Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam vẫn có khả năng phát triển ngành công nghiệp ô tô. Vấn đề là chúng ta cần phải xây dựng lại kế hoạch phát triển và xây dựng chính sách, chọn hướng thu hút đầu tư đúng.

Theo các dự đoán của viện Goldman–Sachs và ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam là nước có kinh tế phát triển mạnh nhất vùng Á châu trong giai đoạn từ đây đến năm 2025. Với đà phát triển 7 – 8% mỗi năm, GDP năm 2013 của Việt Nam sẽ tương đương với GDP của Philippines 2006, và năm 2017 GDP của Việt Nam sẽ tương đương với GDP Thái Lan năm 2006.

Năm 2006, số xe của Philippines là 2,5 triệu và Thái Lan có 5,2 triệu. Số xe Việt Nam năm 2007 là 0,7 triệu. Như vậy, trên lý luận thuần kinh tế, thị trường ô tô Việt Nam có tiềm năng phát triển gần 2 triệu xe trong 5 năm tới và 4,5 triệu trong 10 năm. Một thị trường khổng lồ có thể hấp dẫn nhiều tập đoàn ô tô quốc tế.

Nếu phát triển hạ tầng cơ sở theo kịp phát triển kinh tế, thị trường ô tô Việt Nam sẽ lên tới 5 triệu xe trong 10 năm tới

Vấn đề đặt ra cho chúng ta là làm sao khai thác tiềm năng này, xây dựng những cơ sở cho sự phát triển một công nghiệp ô tô Việt Nam ?

Hiện tại tiềm năng này còn bị hạn chế bởi khả năng phát triển hạ tầng cơ sở. Năm 2005, với 550 USD/đầu người mỗi năm, Việt Nam có trung bình 1 xe cho 156 người. Nhưng theo thống kê quốc tế, những nước có GNP/đầu người ở mức độ từ 500 – 1.000 USD có trung bình 1 xe cho 37 người. Như vậy tiêu thụ ô tô ở Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng. Việt Nam có nhiều khả năng để lôi cuốn đầu tư đại quy mô của các tập đoàn quốc tế.

Để không phí phạm những tiềm năng, chúng ta cần phải quản lý giai đoạn chuyển tiếp để xây dựng những nền tảng cơ bản cho sự phát triển tương lai của công nghiệp ô tô Việt Nam. Nghĩa là một mặt đề ra một kế hoạch quy mô và nhiều tham vọng về phát triển hạ tầng cơ sở và thị trường ô tô nhằm gây chú ý và lôi cuốn đầu tư thiết kế và sản xuất tại Việt Nam; mặt khác quản lý tối ưu giai đoạn hạn chế phát triển thị trường bằng cách giữ giá xe cao, đồng thời có những biện pháp ưu tiên phát triển ở những vùng có mật độ xe chưa cao :

– Giá xe cao : đánh thuế nhập cao hoặc/và đưa quy chế môi trường từ Euro 2 lên Euro 4 rồi 5; biện pháp thứ hai nhằm hiện đại hoá xe ô tô ở Việt Nam ( năm 2012, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ áp dụng Euro 5 ) và giảm ô nhiễm ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

– Ưu tiên phát triển những vùng mật độ xe còn thấp (nông thôn và cao nguyên) với những chính sách đặc thù để đóng góp vào phát triển các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng và khai thác những vùng hẻo lánh. Thí dụ điển hình trên thế giới là Mỹ đã dùng hữu hiệu ô tô như một công cụ để phát triển và khai thác tất cả mọi vùng của nước này.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua xe ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Á Châu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w